intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nguyên nhân khiến bé sụt cân.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bé sụt cân do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại", bác sĩ Lê Phương cho biết. Xin chào bác sĩ! Con gái em đã 25 tháng, cách đây 3 tháng cháu nặng 13kg, nhưng 3 tháng trở lại đây, cháu lại sụt mất 0,5 lạng, chỉ còn 12,5kg. Trong khi cháu ăn uống vẫn bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nguyên nhân khiến bé sụt cân.

  1. Những nguyên nhân khiến bé sụt cân
  2. "Bé sụt cân do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại", bác sĩ Lê Phương cho biết. Xin chào bác sĩ! Con gái em đã 25 tháng, cách đây 3 tháng cháu nặng 13kg, nhưng 3 tháng trở lại đây, cháu lại sụt mất 0,5 lạng, chỉ còn 12,5kg. Trong khi cháu ăn uống vẫn bình thường. Chế độ ăn của cháu như sau: buổi sáng cháu ăn 1 bát cơm cháo hoặc phở và ăn 1 hộp sữa chua. Buổi trưa cháu đi học nên ăn ở trường, kèm theo 1 hộp sữa tươi và 1 hộp váng sữa sau khi ngủ dậy. Buổi chiều về 6h em cho bé ăn 1 bát cơm nhão. Tối 8h30 cháu uống 200ml sữa và đi ngủ. Vậy xin bác sĩ cho em hỏi: cháu ăn như thế đã được chưa? Nguyên nhân tại sao bé lại sụt cân không có lý do? Bé đang có biểu hiện biếng ăn vì bây giờ mỗi lần ăn cơm bé ăn mất 30 phút dù ngày trước em cho ăn cháo thì không lâu như vậy. Em xin cảm ơn! (Hồng Nga - phamhongnga...@yahoo.com)
  3. Ảnh minh họa Trả lời: Chào bạn! Bé sụt cân do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại, bé nhà bạn sụt cân có thể do một số nguyên nhân sau: - Do thay đổi môi trường sống: Đang ở nhà với bố mẹ, bé được gửi đi mẫu giáo, thay đổi người chăm sóc... là nguyên nhân khiến khiến trẻ "khủng hoảng" và sụt cân, lý do: Trẻ lạ thầy, lạ bạn dẫn đến buồn bã, trầm cảm. Bé quen với cách sinh hoạt ở nhà, chưa thích nghi được với môi trường mới, nề nếp ở trường học, dẫn đến sợ sệt, tinh thần bất ổn.
  4. Sự khác biệt về chế độ ăn uống, khẩu vị cũng khiến bé bỏ ăn. Trường hợp khi đi học bé bị sụt cân, nhưng bác sĩ nói bé vẫn khỏe mạnh, mẹ không cần quá lo lắng. Bạn nên cung cấp cho cô giáo nhiều thông tin về con mình, để cô có thể chăm sóc bé hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần động viên tinh thần, nhờ cô giáo khuyến khích bé tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Sau một thời gian bé sẽ hoà nhập được và ăn uống bình thường trở lại. - Ngoài ra có thể do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Càng lớn, trẻ càng vận động nhiều, nên nhu cầu về năng lượng càng phải cao hơn. Bạn phải mắm được điều này để có kế hoạch bổ sung, năng lượng hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của bé. Giai đoạn từ 2 – 4 tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ là 110calo/kg cân nặng, trong đó có các thành phần đạm, béo, đường, bột với tỉ lệ: 15:20:65. Trong giai đoạn này, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào ngày nhất định trong tháng và lưu lại kết quả để theo dõi tình trạng sức khỏe của con và kịp điều chỉnh.
  5. Năm năm đầu đời là giai đoạn cơ thể trẻ phát triển mạnh và nhu cầu dinh dưỡng phải luôn thay đổi. Bữa cơm ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn như: bột , béo, đạm, và các chất dinh dưỡng bổ sung. Bạn có thể gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về thể trạng của con. Nếu bé sụt cân không kèm theo các biểu hiện như bỏ ăn, sốt cao, khóc thì bạn chỉ cần bổ sung chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cho cháu là được. Chúc bé hay ăn chóng lớn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2