intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nhu cầu của trẻ đã bị xâm phạm như thế nào? - Phần 1

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân ảnh hướng đến sự phát triển tâm lý / nhân cách của trẻ khi trưởng thành, trong đó có việc những ứng xử của cha mẹ đã ít nhiều xâm phạm vào nhu cầu căn bản của trẻ, tước đoạt đi những nhu cầu đáng ra trẻ phải được hưởng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nhu cầu của trẻ đã bị xâm phạm như thế nào? - Phần 1

  1. Những nhu cầu của trẻ đã bị xâm phạm như thế nào? - Phần 1 Có nhiều nguyên nhân ảnh hướng đến sự phát triển tâm lý / nhân cách của trẻ khi trưởng thành, trong đó có việc những ứng xử của cha mẹ đã ít nhiều xâm phạm vào nhu cầu căn bản của trẻ, tước đoạt đi những nhu cầu đáng ra trẻ phải được hưởng. Mỗi chúng ta, khi sinh con đều có một mong muốn giản dị rằng có thể dạy con nên người và phát triển tốt nhất tiềm năng của trẻ. Tuy mong muốn mang tính phổ biến, nhưng để đạt được điều này không hề dễ dàng với bất cứ ai. Trong qua trình nuôi dạy trẻ, mỗi một nền văn hóa, vùng miền, gia đình khác nhau lại có các cách chăm sóc trẻ khác nhau. Sự khác biệt chăm sóc còn thể hiện ở từng người mẹ trong mỗi thời điểm khác nhau với mỗi đứa con, và ngay cả với cùng một đứa trẻ. Cách chăm sóc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực – là người trưởng thành hay không trưởng thành, mạnh mẽ hay yếu đuối, tự tin hay tự ti, tự quyết hay phụ thuộc … tương lai của trẻ ra sao phụ thuộc rất nhiều vào những chăm sóc đầu đời.
  2. Ảnh: Getty images Như chúng ta đã biết, một trẻ trai được sinh ra thì không phải mặc nhiên sau này sẽ trở thành một người đàn ông; và không phải một trẻ gái được sinh ra tự nhiên sẽ trở thành một người phụ nữ. Mà để trở thành đàn ông hay phụ nữ, các em phải được giáo dục giá trị sống, định hướng giới, ngoài ra còn phụ thuộc vào các quá trình tập nhiễm, bắt chước, đồng nhất hóa về giới xảy ra tốt hay không (phụ thuộc chủ yếu vào cha mẹ) và xã hội xung quanh định dạng giới cho em ở mức độ nào (nhìn nhận em có nam tính hay không, nữ tính ít hay nhiều). Sống cùng trong một xã hội và lớn lên cùng một thời điểm, vậy tại sao vẫn có những cá nhân thực sự trưởng thành, cống hiến cho xã hội vô cùng có ý nghĩa, nhưng ngược lại cũng có không ít cá nhân kém trưởng thành, là gánh nặng, gây cản trở sự phát triển tốt đẹp của xã hội, gây đau khổ cho người khác và cho chính bản họ? Khi suy nghĩ chín chắn, hầu hết các em đều mốn mình là người tốt, tự tin, sáng tạo, tự quyết, có ích cho xã hội… nhưng các
  3. em lại không biết sở hữu các đức tính trên bằng cách nào khi mà người quyết định đến sự hình thành cấu trúc nhân cách, đến sự trưởng thành của các em lại không hoàn toàn là các em mà là từ những chăm sóc đầu đời mà em nhận được. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hướng đến sự phát triển tâm lý / nhân cách của trẻ. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu khai thác những ứng xử của cha mẹ đã ít nhiều xâm phạm vào nhu cầu căn bản của trẻ, tước đoạt đi những nhu cấu đáng ra trẻ phải được hưởng. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cũng là nguyên nhân làm mất cân đối đời sống tâm lý trẻ. 1. Trẻ không được yêu thương đúng mức trong thời ấu thơ Nhiều người mẹ tin rằng trẻ sơ sinh không biết gì, do đó để người khác thay mình chăm sóc con (bà ngoại, người giúp việc…); họ cho rằng sau sinh mẹ cần được nghỉ ngơi, vì mẹ đang rất đau đớn và mệt mỏi sau một thời gian dài mang thai và sinh nở. Tuy nhiên các nhà khoa học chỉ ra rằng, gắn bó đầu đời giữa trẻ với mẹ có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý thể chất của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy trẻ được mẹ ôm ấp, yêu thương trong thời gian này sẽ được tăng cường sự nhạy cảm của các giác quan – nền tảng cho trẻ nhận biết các kích thích từ thế giới, giúp tăng cường phát triển tiềm năng trí tuệ, trẻ vui vẻ hơn khi giao tiếp và đặc biệt ít bị bệnh tật, phát triển tốt về chiều cao, cân nặng.
  4. Be luôn cảm thấy an toàn, dễ chịu khi được mẹ bế bồng. Ảnh: Getty images Khi mang bầu, trẻ và mẹ là một, tình trạng cộng sinh cho trẻ nhiều trải nghiệm gắn kết quen thuộc. Khi trẻ ra đời, sự cắt đứt về quan hệ cơ thể sinh học trực tiếp (dây rốn) đã tao nên một sự chia tách đầu đời, một sự mất mát lớn đối với trẻ. Để tiếp tục phát triển bình thường, trẻ cần hai mối quan hệ nữa từ người mẹ là quan hệ gián tiếp giữa hai cơ thể (thông qua ôm ấp, vuốt ve, bú mớm, chăm sóc…) và quan hệ xã hội mẹ con (nói chuyện, âu yếm, cười, giao tiếp…). Do vậy, nếu vì một lý do nào đó không thể diễn ra hai mối quan hệ sau, trẻ sẽ cảm thấy bất an. Khi người khác chăm sóc, trẻ không còn cảm nhận thấy nhịp tim, tiếng nói và những cử chỉ quen thuộc, mất đi nhịp sinh học thân quen của mẹ, khiến trẻ có cảm giác khác lạ lẫm, lo âu, sợ hãi. Đồng thời, khi sinh con, về mặt bản năng người mẹ rất nhạy cảm với những phản ứng của trẻ, sự nhạy cảm này giúp người mẹ đoán biết chính xác các nhu cầu, đòi hỏi, các biểu hiện
  5. cảm xúc bình thường / bất thường ở trẻ. Nếu bị mất đi chức năng chăm sóc này, trẻ luôn cảm thấy bực bội dẫn đến các ức chế tâm lý. 2. Ép trẻ đi vệ sinh Thông thường trẻ em mới sinh cho đến 1 tuổi, việc đi tiêu, tiểu tự nhiên mà không phải tuân theo giờ giấc và quy định của người lớn mà tùy theo các phản xạ sinh học tự nhiên và theo ý muốn của trẻ. Đây là một nhu cầu căn bản mà bất cứ ai cũng phải tôn trọng. Trẻ có thể thoải mái và thích thú khi nào trẻ muốn và không muốn (đi) mà không cần tuân theo bất cứ quy định đúng đắn nào. Khi nói về chủ đề này, hiện nay không ít bà mẹ đã vô tình hay cố ý xâm phạm vào nhu cầu của trẻ, họ luôn hướng tới sự sạch sẽ theo cách nhìn của người lớn (tuân thủ các quy định của cá nhân hay gia đình); họ cho rằng trẻ cần đi vệ sinh đúng giờ, cần tập cho trẻ vệ sinh ở nhà trước khi đi đến trường, trẻ phải đi vệ sinh đúng nơi quy định, tập cho trẻ có thói quen từ nhỏ… Việc tập cho trẻ đi vệ sinh sạch sẽ không hoàn toàn sai trái, nhưng nếu chúng ta không quan tâm đến thời điểm phù hợp cho từng nội dung tập, mà tập quá sớm sẽ dẫn đến các cảm giác khó chịu, ức chế tâm lý ở trẻ, xâm phạm vào nhu cầu căn bản của trẻ, tước đi một sự thích thú ở trẻ. Trẻ có thể bị táo bón từ nguyên nhân này. 3. Người lớn xâm phạm vào nhu cầu muốn giao tiếp của trẻ Cũng như người lớn, trẻ em thích giao tiếp với một số người và không giao tiếp với một số người, đó là nhu cầu liên kết của trẻ. Trong cuộc sống, trẻ được tương tác với những người khác ngoài gia đình vừa là nhu cầu vừa là sự trải nghiệm cần thiết, hoạt động giao tiếp giúp trẻ nhận biết bản thân hoàn
  6. chỉnh hơn, cung cấp cho trẻ khả năng ứng phó – giải quyết vấn đề trong cuộc sống hiện tại và tương lai, giúp trẻ dễ dàng vượt qua stress trong cuộc sống sau này. Giao tiếp không đầy đủ sẽ làm mất đi sự nhạy cảm trong phát triển trí tuệ nói chung, đặc biệt là trí tuệ cảm xúc. Giao tiếp sẽ giúp bé phát triển trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ cảm xúc. Ảnh: Getty imges. Việc bảo vệ trẻ trước các nguy hiểm có tác nhân môi trường là điều cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, trong cuộc sống, một số bậc phụ huynh có những suy nghĩ thái quá và cho rằng môi trường xung quanh là nguy hiểm như: trẻ con rất dễ bị lây bệnh bởi người khác, sợ bụi, dơ bẩn, nắng, gió, sợ môi trường xã hội bên ngoài không tốt… nên tuyệt đối giữ trẻ trong phòng, không bao giờ (hoặc rất ít khi) cho trẻ ra ngoài. Ngoài ra việc không cho trẻ ra ngoài còn một số lý do có nguyên do từ chính cha mẹ: cha mẹ là người khép kín, trẻ bị khuyết tật, cha mẹ không chấp nhận con, không yêu con, có nhiều bí mật gia đình cần che giấu, cha mẹ tự ti…
  7. Việc cấm đoán từ cha mẹ trong nhiều nội dung sinh hoạt của trẻ là cần thiết, tuy nhiên nếu không cân nhắc kỹ và xây dựng mục tiêu định hướng, các bậc cha mẹ có thể làm mất các cơ hội phát triển giao tiếp của trẻ, tước đi nhu cầu được giao lưu của trẻ. 4. Người lớn xâm phạm vào nhu cầu không muốn giao tiếp Ngoài việc thiếu nhu cầu giao tiếp, một số trẻ còn phải chịu một tình trạng chăm sóc trái ngược lại là: bị giao tiếp quá nhiều. Nghĩa là, trong cuộc sống, ngoài việc trẻ cần giao tiếp với người khác thì có những lúc trẻ rất cần một khoảng thời gian tự chơi một mình. Quá trình này giúp cho trẻ trạng thái cân bằng để phát triển. Xâm phạm vào nhu cầu này của trẻ thường là những bậc cha mẹ có những vấn đề tâm lý, họ không thể không gây sự chú ý cho trẻ vì nhu cầu được giao tiếp ở chính họ, trầm trọng hóa các phản ứng của trẻ như một tín hiệu được giúp đỡ và luôn giúp đỡ trẻ ngay cả khi trẻ không muốn. Đồng thời trẻ con là một báu vật trong nhà nên ai cũng muốn giành giật sự quan tâm chăm sóc để nhận được sự cổ vũ của các thành viên khác trong gia đình, vợ chồng mâu thuẫn thường tranh giành đồng minh – là những đứa trẻ, quá khứ bị bỏ rơi hay nỗi ám sợ mất con làm cho người mẹ không rời con nửa bước. Hậu quả là trẻ luôn luôn phải giao tiếp; và với tình trạng thường xuyên bị đặt trong tình huống phải giao tiếp này thì (ngoài khi ngủ ra) lúc nào trẻ cũng phải căng ra để giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và sợ hãi, sợ chính những người thân của mình, có khi là cả người mẹ. Nhu cầu an toàn của trẻ bị tước đoạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1