Những rào cản và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
lượt xem 3
download
Bài viết "Những rào cản và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng" tập trung phân tích thực trạng, những khó khăn thách thức và giải pháp tháo gỡ cho kinh tế tư nhân Hải Phòng phát triển thực sự trở thành động lực cho nền kinh tế thành phố. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những rào cản và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 679 NHỮNG RÀO CÂN VÀ GIÂI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG TS. Nguyễn Văn Thông Khoa Lý luận Chính trị Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Trong thời kỳ đổi mới, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đề ra chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, lợi thế thành phố... Những thành tựu đạt được của kinh tế tư nhân Hải Phòng những năm qua đã khẳng định vai trò động lực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn vì có nhiều rào cản. Với mục tiêu không ngừng thúc đẩy kinh tế tư nhân Hải Phòng có cơ hội phát triển và thực sự phát triển thành động lực quan trọng trong nền kinh tế trước hết phải nhìn rõ những rào cản mà thành phần kinh tế này vướng mắc, tìm ra nguyên nhân và những giải pháp thực tế, khả thi. Do đó, phạm vi bài viết khai thác lợi thế phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng, tìm ra những khó khăn tồn tại và giải pháp phát triển. Từ khóa: Kinh tế tư nhân Hải Phòng; doanh nghiệp; BARRIERS AND SOLUTIONS FOR PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG Abstract: During the renovation period, thoroughly grasping the central viewpoint of the Central Government, Hai Phong City Party Committee proposed guidelines and solutions for developing the private economy to promote the potential and advantages of the city ... Achievements Achievements of the private economy in Hai Phong over the years have affirmed the role of private economic dynamics for the city economy. However, during the growth process, the development of Hai Phong's private economy revealed many limitations and difficulties because of many barriers. With the goal of constantly promoting the Hai Phong private economy to have the opportunity to develop and actually develop into an important driving force in the economy, firstly, it is necessary to clearly see the barriers that this economic sector encounters. out the cause and practical solutions, feasible. Therefore, the scope of the article exploits the advantages of Hai Phong's private economic development, finding out existing difficulties and development solutions. Key words: Hai Phong private economy; enterprise; I. MỞ ĐÆU Hải Phòng là thành phố có vị trí địa chính trị và địa kinh tế thuận lợi, đặc biệt, Hải phòng là thành phố cảng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch lớn ở miền Bắc, một
- 680 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đa dạng. Điều kiện tự nhiên của Hải Phòng thực sự là lợi thế cho kinh tế tư nhân phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ thành phố vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt Nghị quyết số 10-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII coi kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế, Đảng bộ thành phố tích cực triển khai cụ thể hoá thành những chương trình, mục tiêu phù hợp với thực tế địa phương, từng bước tháo gỡ những khó khăn và bước đầu khắc phục khủng hoảng, đạt những tăng trưởng nhất định. Tuy nhiên, gần 20 nghìn doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng ngày nay đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng nhiều thách thức bởi những rào cản từ cơ chế chính sách với doanh nghiệp tư nhân thiếu ổn định, chi phí kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, tâm lý xã hội không muốn thành lập doanh nghiệp… Do đó, phạm vi bài viết tập trung phân tích thực trạng, những khó khăn thách thức và giải pháp tháo gỡ cho kinh tế tư nhân Hải Phòng phát triển thực sự trở thành động lực cho nền kinh tế thành phố. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng 1.1. Những kết quả đã đạt được của kinh tế tư nhân Hải Phòng trong những năm qua Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, năm 2018, cùng gần 20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân…số doanh nghiệp thành lập mới tăng cả về số lượng và quy mô vốn: có 1.559 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới; 6.006 doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bao gồm chuyển đổi); 137 doanh nghiệp giải thể và 1.246 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Số lượng hồ sơ đăng ký trực tuyến tiếp tục tăng, cụ thể là hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trực tuyến đạt 85,76% so với tổng số hồ sơ đã thực hiện, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tuyến là 67,75% so với tổng số hồ sơ đã thực hiện. Thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng hợp nhất toàn công ty mẹ đạt hơn 17 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu hợp nhất ước đạt gần 1.132 tỷ đồng, tăng 10,7 % so với cùng kỳ [9; tr. 12]. Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục chọn Hải Phòng để đầu tư các dự án lớn. Năm 2017, Hải Phòng thu hút vốn FDI đạt trên 2,4 tỷ USD, tăng 152,84% so với cùng kỳ. Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017, Hải Phòng xếp vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Lần đầu tiên, Hải Phòng nằm trong top 10 PCI cả nước và dẫn đầu chỉ số thành phần đào tạo lao động, lĩnh vực mà thành phố luôn duy trì được điểm số cao trong 5 năm liền. Năm 2018, thu nội địa của thành phố đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó cộng đồng các doanh nghiệp đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73%. Hải Phòng coi thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố [1; tr.8].
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 681 Hải Phòng có kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 – 2019 và các năm tiếp theo. Thành phố phấn đấu nâng vị trí xếp hạng trong top 3 – 5/63 tỉnh, thành phố cả nước. Theo đó, 10 chỉ số thành phần PCI được cải thiện, khắc phục và cải thiện mạnh mẽ hạn chế của 3 chỉ số bị giảm điểm đến năm 2017. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc cải thiện các chỉ số thành phần chỉ số PCI. Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp với sức bật đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn như: Nomura, Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP… Thành phố đã đề ra những cơ chế mở, thu hút các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, như hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… 2.1. Những khó khăn thách thức của kinh tế tư nhân Hải Phòng Sau một phần ba thế kỷ phát triển, khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng tuy có nhiều thành tựu bước đầu nhưng cũng gặp không ít khó khăn từ rào cản chính sách, quan điểm nên chậm chuyển động. Kinh tế tư nhân hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ; những doanh nghiệp tư nhân đầu đàn rất ít và chủ yếu vẫn đang tập trung vào bất động sản, xây dựng và đầu tư tài chính... Khó khăn của khối doanh nghiệp tư nhân vẫn là đất đai và sự bấp bênh của quyền sử dụng đất; vấn đề thuế, thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, trách nhiệm quản lý hướng dẫn của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng còn hạn chế, hoạt động của các tổ chức hiệp hội chưa phát huy hiệu quả về nghề nghiệp; cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp thông qua các trung tâm chuyên trách còn yếu… Những doanh nghiệp xuất nguồn từ Hải Phòng có rất ít thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thương trường; tính tự phát, manh mún, thiếu mục tiêu phát triển bền vững. Một số doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp yếu, trình độ quản lý hạn chế, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ nên vi phạm về điều kiện an toàn lao động, về môi trường, về chế độ lao động và việc làm, mua bán hóa đơn, chứng từ giả; sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; lập dự án một đằng hoạt động một nẻo để chiếm dụng đất đai…. Chi phí kinh doanh cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Chi phí vận tải cao (chi phí vận chuyển 1 container từ Cảng Hải Phòng về Hà Nội gấp 3 lần chi phí từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam). Chi phí nhân sự cũng là một gánh nặng lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động chỉ đạt 4-5%.
- 682 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng của người lao động không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp. Theo thống kê có khoảng 9% tổng số các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động có kỹ năng phù hợp và 67% trong số các doanh nghiệp này cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các lao động có đủ kỹ năng như yêu cầu. Hơn 70% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa và các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn cho rằng, nguyên nhân chính của khó khăn trong tuyển dụng là do thiếu lao động có kỹ năng. Tồn tại trên đây là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về thống kê số lượng doanh nghiệp ở Hải Phòng, giữa lũy kế đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế, phản ánh bất cập trong công tác hậu kiểm. Nhiều doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động, không phát sinh thuế hoặc thành lập doanh nghiệp để chộp giật, đánh một quả nào đó rồi thôi, hoàn thành xong vai trò của nó rồi chấm dứt. Hoặc có những doanh nghiệp “ma”, làm ăn phi pháp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp dừng hoạt động và phá sản hàng năm ở Hải Phòng đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gặp khó khăn không chỉ trong cạnh tranh thị trường, mà còn bị hạn chế trong cả tiếp cận các nguồn lực xã hội, cũng như các chính sách ưu đãi của Nhà nước so với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Đa số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Trong khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng tồn tại các doanh nghiệp chậm lớn hoặc không thể lớn. Theo thống kê của thế giới, các doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu hình thành thì sau 5 năm có khoảng 95% sẽ thất bại, chỉ sống sót được 5%. Từ 5% đó họ mới tăng trưởng lên 15, 20 năm. Do vậy, số doanh nghiệp hiện nay tồn tại trên 150 năm trên thế giới rất hiếm. Đó là một trong những yếu tố để thấy rằng muốn lớn cũng không thể lớn được vì lý do nguồn lực và năng lực. Tất cả các doanh nghiệp đều bị một giới hạn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể phát triển được tới đâu thì doanh nghiệp sẽ tăng trưởng lên tới đó. Người đứng đầu là “cái nóc của cả cái bình”, nếu họ không tự phát triển, không tự thay đổi tư duy thì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ là người kìm hãm doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, là trình độ lao động của nguồn nhân lực và khoa học kỹ thuật, công nghệ của từng doanh nghiệp cũng là một thách thức rất lớn. Mặc dù, các doanh nghiệp đã rất cố gắng nhưng không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Yếu tố quan trọng nhất là tiếp cận nguồn vốn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn sẽ rất khó khăn so với những doah nghiệp lớn. Đã là doanh nghiệp nhỏ thì nguồn vốn tự có rất hạn chế, còn nguồn vốn đi vay thì doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận bởi khi khởi nghiệp, vấn đề chứng minh năng lực, tài sản thế chấp cũng như về sự đảm bảo đối với các ngân hàng sẽ khó khăn hơn so với doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và phát triển. Tại sao ở Hải Phòng có những số hộ kinh doanh cá thể không muốn thành lập doanh nghiệp? Có nhiều ý kiến cho rằng khi thành doanh nghiệp thì chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp rất lớn, tức lãi suất của doanh nghiệp chỉ vài % trong khi hiện nay chi phí ngoài cho doanh nghiệp lên đến 8 -10%. Khi bắt đầu làm doanh nghiệp thì vấn đề thuế chặt chẽ hơn, các doanh nghiệp quan hệ trong – ngoài, chưa kể các cơ quan như Hội Cựu
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 683 chiến binh, Chất độc màu da cam, các cơ quan, đoàn thể vận động doanh nghiệp tài trợ, ảnh hưởng rất niều đến chi phí ngoài cũng như hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Một điều nữa, khi là hộ kinh doanh cá thể thì vấn đề chi tiêu tiền mặt, đóng thuế khoán ít hơn. Họ bỏ ra số vốn đầu tư chỉ khoảng 100 đồng nhưng lợi nhuận lên đến 30%. Nhưng khi lên thành doanh nghiệp, chi phí ngoài gần 10% nhưng lợi nhuận lại rất ít. Do đó, có tình trạng các cơ sở sản xuất tư nhân, gia đình lớn hơn các doanh nghiệp tư nhân nhưng họ không muốn thành lập doanh nghiệp. Họ sợ khi lớn rồi thì sẽ bị nhiều ban ngành để ý, cũng như chính sách thuế sẽ khó khăn hơn. Chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân thiếu ổn định: Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay là ở các quy định về thủ tục hành chính và con người thực hiện các thủ tục đó đang trói các doanh nghiệp trước các cơ hội phát triển. Môi trường kinh doanh đang là rào cản đối với các doanh nghiệp tư nhân, thực tế có nhiều doanh nghiệp tư nhân không muốn lớn vì càng lớn càng bị để ý, bị làm khó và tốn nhiều chi phí không chính thức. Nếu không mất chi phí không chính thức sẽ thua thiệt trong cạnh tranh, cơ hội thị trường. Môi trường kinh doanh ổn định và phải có một định hướng rõ ràng để cho doanh nghiệp có thể lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn và định hướng cho doanh nghiệp mình đi tới đích đang là một hạn chế đối với doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng. Chính phủ cũng như các nhà hoạch định chính sách phải nhận thấy vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mới xây dựng được hành lang pháp lý phù hợp, dài hạn hay ngắn hạn để doanh nghiệp bám theo đó hoạch định cho mình. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển được. Hội nghị ở VCCI về vấn đề đánh giá Nghị quyết 19-2018/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016, đánh giá là theo yêu cầu của Chính phủ phải giảm 50% điều kiện kinh doanh, nhưng qua khảo sát thực tế, chỉ cắt giảm được khoảng 40% điều kiện kinh doanh đã được quyết định phải giảm bớt. Trong khi đó, vẫn có 58% doanh nghiệp phải xin những giấy phép con, theo Luật Đầu tư thì yêu cầu chỉ có 243 ngành nghề là phải kinh doanh có điều kiện, chủ yếu là ngành nghề có nguy cơ xâm phạm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung làm ở những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòn, an ninh và lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân không đầu tư, còn lại hàng nghìn lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân có thể làm. Hơn nữa, trong số doanh nghiệp còn phải xin phép, 42% doanh nghiệp nói rằng: “Chúng tôi xin được giấy phép rất khó khăn”. Do đó, thể chế không chỉ là ra văn bản, mà cần tổ chức thực hiện, đưa quyết định thực sự đi vào cuộc sống . 2. Những giái pháp phát triển để kinh tế tư nhân Hải Phòng thực sự là động lực phát triển kinh tế Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố đến năm 2020, toàn thành phố “có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ
- 684 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%”[8; tr.16]. Cùng với tăng về số lượng, kinh tế tư nhân Hải Phòng sẽ đóng vai trò nòng cốt cho nền kinh tế, được đặt trong trung tâm của các yếu tố ảnh hưởng dài hạn đến tăng trưởng. Do đó, các giải pháp cho kinh tế tư nhân phát triển cần được triển khai quyết liệt, như: phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; hiệu quả sử dụng tài nguyên, chất lượng nguồn nhân lực, cải cách thể chế… 2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Ngày 01/01/2018, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua chính thức có hiệu lực. Thông qua luật này không phải để doanh nghiệp đi đòi vốn nhà nước, mà đòi một chính sách, niềm tin của nhà nước tạo ra cho họ để họ dám đầu tư hoặc dám kêu gọi thu hút đầu tư. Không có niềm tin thì không bao giờ làm được chuyện đó. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua thể hiện sự quan tâm của Nhà nước về mặt chính sách đối với doanh nghiệp, trong đó tư tưởng hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân được coi là nòng cốt cùng với các doanh nghiệp khác được đưa vào Nghị quyết số 10-NQ/TW. Đây là thành công lớn về mặt quan điểm về chính trị cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy việc hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ những ngăn cản về mặt thể chế đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt, ngày 12/11/2018 Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP). Rõ ràng, Luật của chúng ta đang hoàn thiện nhưng những văn bản dưới luật, cụ thể là những giấy phép hiện còn rất nhiều vấn đề. Vì thế, những nỗ lực để hoàn thiện hệ thống pháp luật này vẫn cần phải ưu tiên. Trên thực tế doanh nghiệp muốn bán được hàng không chỉ đối mặt với cạnh tranh trong nước mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt trên thế giới. Do đó, doanh nghiệp cần phải thể hiện được năng lực, hiệu quả và có thể phát triển được trong điều kiện thể chế thông thoáng, nhanh gọn, hiệu quả. Các cấp chính quyền của Hải Phòng nỗ lực xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ đồng hành tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Theo Báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng: Thời gian trung bình xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở là 2,46 ngày, đối với các hồ sơ có tính chất đơn giản chỉ còn khoảng 1,5 ngày đến 2 ngày. Trung bình thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giảm xuống còn dưới 2,5 ngày làm việc. Thời gian giải quyết thủ tục đầu tư đối với các nhà đầu tư trong nước giảm trên 60%, đối với dự án đầu tư nước ngoài giảm khoảng 30%. Điều này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và khẳng định việc cải cách thủ tục hành chính đã đi vào thực chất của Sở và của thành phố Hải Phòng. Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện nhiều hoạt động tăng cường năng lực ngành công nghiệp phụ trợ. Sở cũng tổ
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 685 chức nhiều hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân lực, tiết kiệm chi phí, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại của Nhật Bản... Cùng với đó, Sở đã và đang tiến hành khảo sát đẩy mạnh hoạt động kết nối doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn cho doanh nghiệp về các thủ tục đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các Tổ công tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong tháng 7/2018, Sở đã chủ trì tổ chức hoạt động kết nối đầu tư, kinh doanh giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ và doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics trong nước. Công tác phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan chức năng trong việc quản lý đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập cũng được thực hiện nghiêm túc, trong đó đặc biệt chú trọng việc chuẩn hóa, số hóa dữ liệu của doanh nghiệp, đảm bảo lưu trữ, quản lý đồng bộ, phối hợp tốt với các cơ quan quản lý liên ngành, góp phần minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư quán triệt chương trình công tác năm 2018 của UBND thành phố Hải Phòng tới các phòng, đơn vị trực thuộc. Ban hành Kế hoạch số 03/KH-KHĐT ngày 15/1/2018 triển khai nhiệm vụ năm 2018, trong đó đã phân công rõ trách nhiệm của từng phòng, đơn vị đối với từng nhiệm vụ. Tính đến hết năm 2018, tổng số nhiệm vụ UBND thành phố giao Sở thực hiện là 1.905 nhiệm vụ, Sở đã hoàn thành 1.605 đầu việc và đang thực hiện là 300 đầu việc. Tham mưu cho UBND thành phố giao kế hoạch tổng vốn đầu tư công năm 2018 là 12.531,99 tỷ đồng [8; tr.6]. UBND Thành phố cũng chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Cụ thể, trong năm 2018, Sở đã tổ chức 40 khóa đào tạo, thu hút 1.600 học viên tham gia, đạt 100% so với kế hoạch. Thực hiện kế hoạch hậu kiểm năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ động phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình thủ tục đăng ký doanh nghiệp; quá trình quản lý hoạt động kinh doanh tại địa phương, tình hình chấp hành các nghĩa vụ thuế... Đến hết năm 2018, Sở sẽ thực hiện 839 lượt yêu cầu giải trình tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 178 doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính sách chỉ là sự khởi đầu, sau chính sách còn hàng trăm câu chuyện khác. Chính sách có tốt đến đâu nhưng người trực tiếp thực thi chính sách không hành động tích cực cũng sẽ là rào cản của các doanh nghiệp. “Chỉ một cán bộ khó ở, doanh nghiệp cũng gặp rắc rối!”. Một hình ảnh “đau nhưng đúng” được ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017. Do vậy phải xem lại hành động của chính những người thực thi các quy định pháp lý đó. Chính phủ đang xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Ở đây không chỉ là sự thay đổi về mặt chính sách mà phải làm thế nào để nâng cao tính hành động, tính hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế.
- 686 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Doanh nghiệp đang kỳ vọng vào nỗ lực xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ của Hải Phòng để chính sách không chỉ nằm trên giấy, giúp môi trường kinh doanh thay đổi theo hướng cởi mở hơn, mà hoạt động thu hút đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực thiết thực và chọn lọc hơn. Công tác xúc tiến đầu tư thực hiện chuyên nghiệp, ưu tiên thu hút dự án có hàm lượng công nghệ cao, khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công tư để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng của thành phố Hải Phòng. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm mạnh những giấy phép, những thủ tục không cần thiết và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc về tiếp cận đất đai … 2.2. Nỗ lực từ chính các doanh nghiệp Khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng thiếu hụt lao động có kỹ năng, năng suất lao động còn thấp. Cách thức quản trị hiện nay của nhiều doanh nghiệp còn theo kiểu gia đình, ít tiếp cận quản trị hiện đại, thông lệ quốc tế. Tình trạng doanh nghiệp thành công dựa vào quan hệ không lành mạnh với giới hoạch định chính sách, khai thác lợi thế đất đai, tài nguyên… ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hệ quả là doanh nghiệp khu vực tư nhân kém chịu sức ép cạnh tranh. Hơn 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng phải có giải pháp nâng cao năng lực nội tại. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hỗ trợ để doanh nhân có thể nâng cao được năng lực nội tại của mình. Năng lực nội tại của doanh nghiệp bao gồm: Nhân lực; Quản trị; Công nghệ; Sự cạnh tranh. Quản lý lao động là mấu chốt nhất để hình thành nên những doanh nghiệp lớn, chứ không phải là vốn. Nếu quản lý được lao động, chắc chắn sẽ hút được vốn về, quan hệ tốt sẽ kéo được công nghệ về tạo được niềm tin. Nếu doanh nghiệp kiên cường, vượt lên chính mình, nếu muốn trở thành người khổng lồ thì phải trèo lên vai người khổng lồ. Người chủ doanh nghiệp phải là một người lãnh đạo chứ không phải chỉ là một ông chủ có tiền thì doanh nghiệp sẽ lớn nhanh. Đây là thành công từ những chủ doanh nghiệp là những lãnh đạo có tầm như: các dự án khổng lồ hàng nghìn tỷ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư của VinGroup với khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hả; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… Nói đến doanh nghiệp tư nhân, người ta thường nói đến quyền tự chủ, quyền tự định đoạt, quyền tự chịu trách nhiệm trước hoạt động kinh doanh của mình bằng tất cả những tài sản mình có. Chính vì vậy, vai trò quan trọng của người chủ doanh nghiệp rất quan trọng, thể hiện sự quyết đoán, nhanh nhạy, hành động phản ứng nhanh trong cơ chế thị trường. Nhờ hành lang pháp lý, nhiều doanh nghiệp đã có thành công nhất định trong thương trường như Vin group, Hoàng Huy, TH True milk... Do đó, một doanh nghiệp nhỏ muốn thành lớn phải có những yếu tố:
- PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 687 Thứ nhất, phải có “gen”, có những doanh nghiệp hơn trăm năm truyền thống của họ từ đời ông cha, cả quá trình tích lũy lâu dài. Thứ hai, là “dinh dưỡng”, đó là vốn, công nghệ, lao động. Thứ ba, là môi trường, quan trọng nhất là môi trường chính sách. Thứ tư, là doanh nghiệp đó phải chống được “bệnh tật”, bản thân doanh nghiệp đó phải liêm chính, không “đấu đá triệt hạ lẫn nhau” giữa các doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp tư nhân cần phải chuẩn bị gì để tận dụng được các cơ hội? Đó là tự chuẩn bị cho mình nội lực về nguồn lực lao động, trình độ lao động, khoa học kỹ thuật. Cũng như chúng ta phải đặt ra các các kế hoạch, chiến lược ngắn hạn đến dài hạn để chúng ta có những bước phát triển bám sát những định hướng của Chính phủ. Để mỗi bước đi của doanh nghiệp phải chắc chắn, bền vững. Từ nhân lực, năng lực quản trị, kế hoạch kinh doanh phải được hoạch định rõ ràng. 2.3. Phải giữ gìn và phát triển thương hiệu Việt: Những năm qua, Hải Phòng đã chứng kiến một số doanh nghiệp lớn, tạo nên tên tuổi, thương hiệu như Big C, bánh kẹo Kinh đô sớm “bỏ cuộc chơi”, nhượng lại cho nước ngoài. Còn ngược lại đối với VinGroup, Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Khu vực 3, Công ty TNHH một thành viên Hải Linh và Công ty TNHH Thuốc lá Hải Phòng… bên cạnh xây dựng thương hiệu đã có, họ còn cố gắng giữ gìn, phát triển thương hiệu Việt, đó là sự thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp, cần phải quan tâm tới chất lượng, nghiêm túc đầu tư cho sản phẩm mới cạnh tranh được trên thị trường. Bên cạnh đó, phải thay đổi chính sách quản lý doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay, như vấn đề đạo đức kinh doanh cần nâng cao hơn. Tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiếp cận thông tin thị trường. Có cơ chế để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và đầu tư vào các nước đã ký các hiệp định thương mại và đầu tư, loại bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cần có chính sách cải thiện kết nối giữa các trung tâm chuỗi cung ứng lao động Việt Nam với các đối tác thương mại bên ngoài. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin đã gây khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân. Để có những thông tin có giá trị về thị trường, tiếp cận được với thị trường cần phải có sự hỗ trợ, hợp tác và giúp đỡ từ phía Nhà nước. III. KẾT LUẬN Có thể thấy, chủ trương của Đảng phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới thể hiện rõ nhận thức tư duy lý luận về yêu cầu phát triển kinh tế nhiều thành phần, đồng thời nhấn mạnh giải pháp tháo gỡ khuyến khích cho kinh tế tư nhân phát triển. Đây là đòn bẩy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam nói chung và là cơ sở lý luận quan trọng giúp Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- 688 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Với mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, chủ trương nhất quán của Đảng bộ là “Chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã để tạo sự phát triển đột phá cho thành phố” [7, tr.5]. Với tư duy năng động, cơ chế rõ ràng và triết lý kinh doanh, cùng sự trưởng thành của đội ngũ doanh nghiệp tư nhân, Hải Phòng đã dần có những thương hiệu được xác lập và cái nhìn của xã hội về doanh nghiệp tư nhân đã thay đổi. Họ nhìn vào các doanh nghiệp cụ thể, cách làm cụ thể, doanh nhân cụ thể, với tư duy cụ thể và đóng góp xã hội rất cụ thể, thiết thực. Và do đó, vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong hệ thống xã hội được xác lập rõ hơn và một cách rất tự nhiên. Nhìn ra những tồn tại, đồng hành và cùng tháo gỡ những rào cản tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Hải Phòng phát triển là mong muốn không chỉ bản thân các doanh nghiệp mà còn là quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân thành phố. Trên tất cả, các doanh nghiệp Hải Phòng cần một môi trường hay hệ thống với ba trụ cột chính, đó là nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và môi trường xã hội. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (24/1/2019), Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1-11-2016, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 7. Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020. 8. Thủ tướng chính phủ (06/7/2018), Quyết định số 821/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 9. UBND thành phố Hải Phòng (21/9/2017): Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 44- Ctr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam
9 p | 88 | 14
-
Xuất khẩu hàng hóa sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA: Thách thức về rào cản và giải pháp
15 p | 69 | 13
-
Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
21 p | 84 | 9
-
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp
8 p | 67 | 9
-
Rào cản pháp lý khi thực hiện quyền được trợ giúp và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của lao động di cư nội địa
6 p | 56 | 5
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và một số gợi ý đối với phát triển loại hình doanh nghiệp này ở Hải Phòng
8 p | 27 | 5
-
Hoạt động đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam trong chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế
9 p | 24 | 5
-
Bảo đảm quyền tham chính của phụ nữ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
12 p | 40 | 5
-
Rào cản và giải pháp phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
4 p | 35 | 5
-
Kinh tế tư nhân - Một động lực quan trọng và cơ bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam
15 p | 49 | 5
-
Nâng cao năng lực quản trị vượt qua rào cản trong xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc
16 p | 31 | 4
-
Quản lý tài chính đối với đại học công lập: Một số vướng mắc và những giải pháp đề xuất
3 p | 84 | 4
-
Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Rào cản và giải pháp (TS. Hoàng Thu Trang)
9 p | 28 | 4
-
Ảnh hưởng của rào cản phi thuế đối với hàng nông sản và những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
12 p | 55 | 3
-
Áp dụng hệ thống quản lý tích hợp tại các doanh nghiệp: Những khó khăn và một số giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy triển khai áp dụng
14 p | 25 | 2
-
Kinh tế tư nhân, thành tựu và những rào cản thách thức
15 p | 20 | 2
-
Xây dựng khung đánh giá khả năng truy cập mở nhằm khắc phục những rào cản trong thực thi chính sách phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số tại Việt Nam
13 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn