intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những sai lầm thường gặp dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thực tế, không phải trẻ em cứ sống trong cảnh nghèo khó là bị suy dinh dưỡng. Mà rất nhiều cháu bị suy dinh dưỡng nặng là do bà mẹ và gia đình chưa biết cách nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng cho biết: sự hiểu biết của bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của trẻ. Bác sĩ cho biết, hiện có nhiều sai lầm của các bà mẹ khi nuôi con mà các bà mẹ nên tránh để nuôi dưỡng con tốt hơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những sai lầm thường gặp dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

  1. Những sai lầm thường gặp dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ
  2. Trên thực tế, không phải trẻ em cứ sống trong cảnh nghèo khó là bị suy dinh dưỡng. Mà rất nhiều cháu bị suy dinh dưỡng nặng là do bà mẹ và gia đình chưa biết cách nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng cho biết: sự hiểu biết của bà mẹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn của trẻ. Bác sĩ cho biết, hiện có nhiều sai lầm của các bà mẹ khi nuôi con mà các bà mẹ nên tránh để nuôi dưỡng con tốt hơn. Dinh dưỡng trong năm đầu Sai lầm mà các bà mẹ hay mắc phải là thường pha sữa quá loãng (theo thống kê chiếm đến 96,6%), chỉ có 3,4% là pha đúng liều lượng và vì vậy trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong giai đoạn trẻ từ 6- 12 tháng, các sai lầm trong giai đoạn này chủ yếu liên quan đến thức ăn dặm của trẻ. Hiện theo thống kê, thời điểm bắt đầu cho ăn dặm sau 7 tháng chỉ có 11,18%. Còn trước 4 tháng tuổi là 32,89%. Từ 4-6 tháng là 55,92%.
  3. Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ vào khoảng từ 4-6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm làm chúng không tận dụng được sữa mẹ đồng thời dễ gây rối loạn tiêu hoá dẫn đến suy dinh dưỡng. Chính vì thiếu dầu mỡ trong thức ăn dặm nên bột của trẻ nghèo năng lượng. Nếu chỉ lấy nước rau quấy bột cho trẻ mà không dùng xác rau sợ trẻ mắc cổ, sợ không tiêu hoá được trong khi tiền sinh tố A chỉ có trong lá rau đậu cộng với việc thiếu dầu mỡ cần thiết cho sự hấp thu beta caroten làm cho nhiều trẻ bị thiếu vitamin A dẫn đến khô loét giác mạc. Một sai lầm khác thường gặp là các bà mẹ cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, không cho trẻ ăn xác thịt, cá... trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Kiêng khem quá hoá... bệnh Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít, không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đủ cho trẻ.
  4. Trung bình trẻ cần ăn từ 4-5 chén cháo đậu hoặc cơm tán mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn nên ăn theo người lớn nên ăn theo 2-3 bữa là đủ, trong khi dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối... Trẻ em 2 tuổi có nhu cầu bằng phân nửa người trưởng thành. Các bà mẹ cũng nên tránh sai lầm vì cho rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp vì sau 2 tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt. Trẻ biếng ăn thường được khuyên là dứt sữa để ăn khá hơn, thực ra đây là sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa, tình trạng suy dinh dưỡng càng suy sụp do trẻ vẫn biếng ăn lại bị mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày. Chỉ nên ngưng bú khi trẻ đã ăn được nhiều khoảng 4- 5 chén mỗi ngày. Một số bà mẹ lại kiêng khem quá mức khi trẻ bị tiêu chảy, ban đỏ làm cho trẻ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng rất nặng, thậm chí dẫn đến khô loét giác mạc gây mù lòa, trẻ cần tiếp tục cho ăn
  5. khi bị bệnh và ăn tăng cường sau mỗi đợt bệnh để lấy lại sức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2