intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những tai nạn làm chết con, mẹ nên biết.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹ hãy bỏ túi danh sách những tai nạn dễ gặp và các mẹo giúp bảo vệ con yêu nhé. Trẻ em thời nào cũng vậy, luôn có những trò nghịch ngợm và dễ dẫn đến tai nạn ngay cả khi bạn chỉ giữ con trong nhà. Một khi bé yêu của bạn đã biết lẫy, biết bò rồi biết đi, bé sẽ nảy sinh cảm giác tự do, muốn khám phá. Bé hay chạm vào các đồ vật, nhét chúng vào trong miệng hay thậm chí còn leo trèo trong nhà....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những tai nạn làm chết con, mẹ nên biết.

  1. Những tai nạn làm chết con, mẹ nên biết
  2. Mẹ hãy bỏ túi danh sách những tai nạn dễ gặp và các mẹo giúp bảo vệ con yêu nhé. Trẻ em thời nào cũng vậy, luôn có những trò nghịch ngợm và dễ dẫn đến tai nạn ngay cả khi bạn chỉ giữ con trong nhà. Một khi bé yêu của bạn đã biết lẫy, biết bò rồi biết đi, bé sẽ nảy sinh cảm giác tự do, muốn khám phá. Bé hay chạm vào các đồ vật, nhét chúng vào trong miệng hay thậm chí còn leo trèo trong nhà. Chỉ một tích tắc thôi là tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, mẹ hãy bỏ túi danh sách những tai nạn dễ gặp để bảo vệ con yêu nhé Ngã Ngã là tai nạn phổ biến nhất, chiếm tới 44% các trường hợp chấn thương trong gia đình. Đối với trẻ sơ sinh, nguy cơ lớn nhất khi các con biết lật lẫy đó chính là lăn ra khỏi mép giường, cũi hoặc ghế sofa. Trẻ mới biết đi thì thậm chí càng nguy hiểm hơn. Ở độ tuổi ham khám phá, con rất hay trèo leo lên các đồ vật trong nhà, thậm chí bị ngã từ ban công, cầu thang hoặc cửa sổ. Để phòng tránh, mẹ cần: - Khi đặt con nằm trên giường hoặc cũi luôn phải có thanh chặn ở hai bên. Nếu có thể, hãy dùng giường thấp kiểu Nhật thay vì giường có chân cao. - Không để bàn hay ghế gần cửa sổ và ban công
  3. - Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào. Nếu để mở, mẹ hãy lắp thêm dây cố định sao cho cửa không mở quá 10cm. - Đảm bảo các thanh chắn cầu thang đủ hẹp để con không thể lách qua. - Nếu nhà có ban công hở, hãy lắp thêm lưới kín hoặc lồng sắt để đảm bảo an toàn. Mẹ cần cẩn thận khi con tự leo cầu thang (ảnh minh họa) Hóc, ngạt và nghẹt thở Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay thường nuốt, hít và cho các đồ vật nhỏ như viên bi, cúc áo, hạt đậu hay các đồ chơi nhỏ vào mũi, miệng gây hóc và ngạt thở. Mẹ cần chú ý: - Giữ các đồ vật nhỏ như thuốc, cúc áo, bi…ra xa tầm tay trẻ em - Chọn đồ chơi cho con có kích thường phù hợp với độ tuổi
  4. - Cẩn thận với các dây phơi quần áo, dây vòng cổ hay dây túi. Trẻ rất có thể sẽ với nghịch, quấn lấy và bị nghẹt thở. - Chăn, màn cũng nên để xa tầm tay của trẻ em. - Giữ động vật, đặc biệt là mèo ra xa phòng ngủ của con. Nếu chúng nhảy vào cũi hay giường của con và nằm sai vị trí, con sẽ có thể bị ngạt. - Khi cho con ăn, nên nghiền nhuyễn, bào hoặc cắt miếng nhỏ, vừa miệng để tránh hóc Những chú mèo tưởng chừng đáng yêu cũng có thể khiến con bạn ngạt thở (ảnh minh họa) Bỏng
  5. Làn da mỏng manh nhạy cảm của trẻ em rất dễ bị bỏng. Bỏng cũng là một trong những tai nạn gây ra tỷ lệ từ vong lớn nhất ở trẻ nhỏ . Ngay cả việc uống nước nóng cũng có thể gây tổn thương cho con. Mẹ cần cẩn thận: - Tắt các thiết bị làm nóng ngay sau khi sử dụng xong. Các vật dụng này bao gồm: Bếp, máy đun nước, bàn là, máy sẩy, máy sưởi, lò nướng…. Giữ chúng và dây nối ở ngoài tầm với của trẻ em là tốt nhất. - Một số gia đình thường dùng phích nước để trong phòng nhằm pha sữa cho con. Các mẹ nên chuyển phích nước ra ngoài, cũng không nên đặt lên cao. Trẻ có thể với được và bị phích nước rơi vào người. - Luôn đặt cốc nước nóng, cháo hay thức ăn nóng ngoài tầm với của trẻ. Không nên sử dụng khăn trải bàn vì con có thể kéo khăn gây đổ. - Trước khi tắm cho con cần kiềm tra nhiệt độ nước cẩn thận. Không cho trẻ tự tắm và chỉnh nhiệt độ khi bình nóng lạnh đang còn bật. - Nếu có thể, không nên cho trẻ chạy vào bếp. - Nước đun sôi trong vòng 15 phút sau khi tắt bếp vẫn có khả năng làm bỏng da bé. Mẹ cần đặt xa tầm tay trẻ. Ngộ độc
  6. Trẻ em tuổi khám phá hay thường cho nhiều thứ vào miệng gây ngộ độc. Đứng đầu trong “danh sách” các sản phẩm gây ngộ độc cho trẻ nhỏ là nước hoa, mỹ phẩm, nước rửa bát và các loại thuốc. Biệu hiện ngộ độc ở trẻ bao gồm đau bụng, khó thở, nôn mửa, da tái xạm. Để phòng tránh ngộ độc ở trẻ nhỏ, mẹ cần: - Giữ các sản phẩm có hóa chất ra khỏi tầm tay trẻ, có thể để trong tủ và khóa lại như nước lau kính, nước rửa bát, nước tẩy, bột giặt… - Để các loại hóa chất đụng trong lọ ban đầu. Ví dụ: Mẹ không nên để thuốc diệt kiến vào trong vỏ chai coca cũ. Trẻ sẽ tưởng nhầm là thức uống được. - Tránh mua các loại cây lá độc hại để trong nhà. Hoa quả và rau cần được rửa sạch trước khi cất tủ. Chấn thương mắt Ngón tay, đũa ăn, dĩa hay thậm chí cả cành cây nhỏ trong nhà cũng có thể là nguyên nhân gây chấn thương ở trẻ nhỏ khi các con vô tình chọc vào mắt. Mẹ cần cất những vật dụng kia ra xa tầm tay trẻ, luôn cắt móng tay cho con và cho cả bản thân thật sạch sẽ. Nếu trẻ bị chọc vào mắt, mẹ cần ngay lập tức đưa con đến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài những tai nạn phổ biến kể trên, trẻ nhỏ thường còn hay gặp phải những rắc rối với các ổ điện và dây cắm trong nhà, kẹp tay vào cửa hay cho tay vào cánh quạt
  7. khi đang quay. Cần chú ý bảo đảm để con yêu tránh xa những vật dụng tiềm tàng nguy hiểm như vậy. Tuy nhiên mẹ cũng nên nhớ, đừng quá bao bọc trẻ trong môi trường vô trùng, nếu chưa bị đau, trẻ sẽ không học được cách tự bảo vệ mình. Hãy chỉ nên để con biết nóng, biết đau và biết “chừa” trong giới hạn cho phép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2