intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thành tựu và đóng góp của semla trong phát triển chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường tại việt nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

155
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo này được tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình hợp tác song phương giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí đất đai và môi trường (Chương trình SEMLA) nhằm xác nhận những kết quả đạt được và sự đóng góp của Chương trình đối với các hoạt động tăng cường năng lực trong quản lý đất đai và môi trường nói chung, trong phát triển chính sách và pháp luật về môi trường nói riêng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thành tựu và đóng góp của semla trong phát triển chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường tại việt nam

  1. Chương trình Hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về Tăng cường năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường Những thành tựu và đóng góp của SEMLA trong Phát triển Chính sách và Pháp luật Bảo vệ Môi trường tại Việt Nam Tháng 1-2009
  2. Mục lục 1. GIỚI THIỆU ........................................................................... 3 2. ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA CÁC ĐÓNG GÓP CỤ THỂ .................... 3 2.1. Hỗ trợ việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ................................ ....................... 3 2.2. Hỗ trợ việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2005 ................... 4 2.3. Hỗ trợ việc xây dựng các quy định về Đánh giá Môi trường chiến lược (ĐMC) ......... 4 2.4. Hỗ trợ xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại về môi trường........................ 5 2.5. Hỗ trợ việc xây dựng chính sách và pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường ......... 6 2.6. Hỗ trợ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn môi trường (TCMT) ................................ ......... 8 2.7. Hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ chế quản lý chất thải, chất thải nguy hại.............. 10 2.8. Hỗ trợ việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển dịch vụ môi trường và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường .................................................................. 10 2.9. Hỗ trợ việc xây dựng diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường trong KCN.................. 12 2.10. Hỗ trợ việc quy định lồng ghép các yêu cầu về môi trường trong các văn bản pháp luật khác .............................................................................................................................. 13 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG..................................... 15
  3. 1. GIỚI THIỆU Báo cáo này được tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình hợp tác song phương gi ữa hai Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí đất đai và môi trường (Chương trình SEMLA) nhằm xác nhận những kết quả đạt được và sự đóng góp của Chương trình đối với các hoạt động tăng cường năng lực trong quản lý đất đai và môi trường nói chung, trong phát triển chính sách và pháp luật về môi trường nói riêng. Ti ến sỹ Vũ Thu Hạnh- Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế (Trường Đại học Luật Hà Nội) l à chuyên gia trong nước được lựa chọn để ti ến hành các hoạt động:  Rà soát các hoạt động hỗ trợ của SEMLA đối với công tác xây dựng và phát tri ển chính sách và pháp luật li ên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tại Việt Nam trong thời gian qua;  Đánh giá mức độ tiếp thu của Việt Nam trước sự hỗ trợ của SEMLA trong những lĩnh vực nêu trên;  Kiến nghị những nội dung cần được tiến hành trong thời gian tới. Báo cáo được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các báo cáo kết quả cụ thể của từng hoạt động được Chương trình SEMLA hỗ trợ và được cung cấp bởi các cơ quan, đơn vị trực tiếp triển khai các hoạt động phát triển chính sách và pháp luật môi trường, tập trung vào một số nội dung: Tăng cường hiệu lực pháp luật bảo vệ môi trường, rà soát và xây dựng các dự thảo hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, phát triển các công cụ kinh tế, kỹ thuật phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường (Thuế, phí môi trường, tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đánh giá môi trường chiến l ược,...), các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường, mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ môi trường, hỗ trợ xây dựng chính sách quản lý chất thải nguy hại... 2. ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA CÁC ĐÓNG GÓP CỤ THỂ 2.1. Hỗ trợ việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2005 [1] Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005 và có hi ệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đến nay, việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cũng như phổ biến Luật đến các cấp, các ngành cũng như các thành phần kinh tế đã được triển khai sâu rộng. Bên cạnh ngân sách được cấp hàng năm cho công tác này, sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tài chính của SEMLA đã góp phần đưa Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn đi vào cuộc sống, tăng cường nhận thức của cộng đồng về thực thi pháp luật cũng như những kỹ năng bảo vệ môi trường. Công tác “Tổng kết, đánh giá 3 năm thực hiện Chiến l ược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và “Tổng kết, đánh giá 1 năm thực hiện Nghị quyết li ên tịch giữa Bộ TN&MT với các tổ chức đoàn thể nhân dân” đã thể hiện rõ điều này. [2]. Thông qua vi ệc tổng kết, đánh giá tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, các giải pháp về tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và phối hợp gi ữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với các Bộ, ngành, đị a phương cũng như các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính chị xã hội đã được đề xuất. Bên cạnh đó, 3
  4. cần có sự hỗ trợ về tài chính ở mức cần thiết cho tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để triển khai các hoạt động đã được ký kết trong Nghị quyết liên tịch. 2.2. Hỗ trợ việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 [1]. Chương trình SEMLA được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009), trong đó giai đoạn khởi động từ tháng 11/2004 đến tháng 6/2006, giai đoạn thực hi ện từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2009. Do vậy sự hỗ trợ trực tiếp của SEMLA đối với phát triển chính sách và pháp luật môi trường chủ yếu tập trung vào vi ệc xây dựng các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, như:  Hỗ trợ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ môi trường, bảo vệ môi trường nhằm thu hút đầu tư khi Vi ệt nam l à thành viên của tổ chức Thương mại thế giới;  Hỗ trợ xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm duy trì, nhân rộng các mô hình cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường;  Hỗ trợ xây dựng và ban hành một số quy chuẩn kỹ thuật về môi trường: Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, chất l ượng nước ngầm, chất lượng nước vùng đới bờ, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các quá trình nuôi trồng thủy sản, nước thải từ ngành dệt...  Hỗ trợ xây dựng các định mức phục vụ cho thu phí bảo vệ môi trường; phí bảo vệ môi trường đối vớ khí thải, mô hình thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ;  Hỗ trợ việc hình thành cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường;  Tăng cường năng lực cho các cán bộ l àm công tác qu ản lý môi trường về thực thi các ti êu chuẩn môi trường/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và ki ểm tra, đánh giá tình hình tuân thủ các ti êu chuẩn môi trường trên thực tế tại một số điểm nóng về môi trường thuộc các vùng phát tri ển kinh tế trọng đi ểm...).  Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về phục hồi môi trường sau khi khai thác khoáng sản. 2.3. Hỗ trợ việc xây dựng các quy định về Đánh giá Môi trường chiến lược (ĐMC) [1]. Đánh giá môi trường chiến lược được phát triển trên cơ sở các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy định từ Luật Bảo vệ môi trường 1993. Tuy l à vấn đề pháp lý không mới nhưng đây l ại là nội dung rất khó hình dung và áp dụng trên thực tế so với hoạt động đánh giá tác động môi trường đối với một dự án đầu tư cụ thể. [2]. Sự hỗ trợ của SEMLA góp phần l àm sáng tỏ những vấn đề kỹ thuật trong việc áp dụng quy định của pháp luật môi trường về đánh giá môi trường chiến l ược. Kết quả đạt được l à:  Dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch sử dụng đất Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.  Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật về Đánh giá môi trường chiến lược.  Dự thảo Tờ rơi gi ới thiệu về Đánh giá môi trường chiến lược. 4
  5.  Dự thảo Khung hợp tác và đi ều phối về xây dựng năng lực Đánh giá môi trường chiến lược.  Đề xuất hỗ trợ kỹ thuật Chương trình đào tạo tập huấn về Đánh giá môi trường chiến lược. [3]. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của SEMLA, các hoạt động tập huấn về Đánh giá môi trường chiến lược còn được triển khai rộng khắp ở các tỉnh miền Trung và miền Nam (tại Nghệ An, Đồng Nai…) 2.4. Hỗ trợ xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại về môi trường [1]. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra l à vấn đề pháp lý mới, có nhi ều điểm phức tạp và khó áp dụng trên thực tễ tại Việt Nam. Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã có một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do l àm ô nhi ễm môi trường gây nên và quy định cách thức xác định thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ và tài sản của con người. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã dành riêng một mục (Mục 2 Chương 14) quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. Trách nhiệm của Chính phủ l à hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường. [2]. Sự hỗ trợ của SEMLA trong hoạt động xây dựng Nghị định hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được thể hiện qua các hoạt động: Một l à, nghiên cứu cơ bản về các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và trách nhi ệm bồi thường thi ệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Hai l à, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc xác định thiệt hại và trách nhi ệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Ba là, khảo sát thực tiễn bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại một số địa phương; Bốn l à, xây dựng các quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhi ễm, suy thoái môi trường; Năm là, tổ chức nhiều cuộc hội thảo về tham vấn chuyên gia về cách thức xác định thiệt hại đối với môi trường. [3]. Đến thời điểm này, Dự thảo Nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đ ã được Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và trình Chính phủ để ban hành trong thời gian tới. Theo đó, những nội dung chính được đề cập như sau:  Thu thập số liệu ô nhiễm, suy thoái môi trường, gồm các nội dung cụ thể: i) Thu thập và lưu giữ số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi trường; ii) Thu thập số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi trường để tính toán thi ệt hại; iii) Hồ sơ lưu giữ số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi trường.  Tính toán thi ệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra, gồm các nội dung cụ thể: i) Nguyên tắc tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra; ii) Cơ sở tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra; iii) Tính toán thi ệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra theo công thức: T  T N  T Đ  T HST  T HD (Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với một khu vực địa lý được tính bằng tổng các thiệt hại: Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường nước với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với môi trường đất với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với hệ sinh thái tự nhi ên với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với loài hoang dã).  Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, gồm các nội dung cụ thể: Xác định đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và trách nhi ệm bồi thường 5
  6. thi ệt hại; trách nhiệm của các bên liên quan trong vi ệc xác định đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. [4]. Sở dĩ quá trình soạn thảo Nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra tương đối dài là do có một số nội dung còn gây nhi ều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các nhà hoạch định chính sách. Ví dụ, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉ giới hạn ở việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhi ên hay bao gồm cả thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người? Có thể xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra đối với tất cả các thành phần môi trường hay chỉ giới hạn ở một số thành phần môi trường? Việc xác định đối tượng gây ô nhiễm trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm bởi nhiều người gây nên được tiến hành như thế nào? Có những thuận lợi, khó khăn nào trong vi ệc áp dụng các công thức tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên?... 2.5. Hỗ trợ việc xây dựng chính sách và pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường Hỗ trợ xây dựng Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải [1]. Không như đa số các quốc gia khác, xây dựng Luật không khí sạch ngay từ thời kỳ đầu của quá trình hình thành và phát tri ển hệ thống pháp luật về môi trường. Tại Vi ệt Nam, đến thời điểm này vẫn chưa có Luật về không khí sạch. Tuy nhi ên, vi ệc tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm nói chung, kiểm soát ô nhi ễm không khí nói ri êng cũng đã bước đầu được quan tâm, thể hiện qua việc xây dựng các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. [2]. Được sự trợ giúp của SEMLA, năm 2007, hoạt động nghi ên cứu cơ sở luận và thực tiễn xây dựng Dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đã ti ến hành. Kết quả nghi ên cứu cho thấy việc xây dựng Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải tại Việt Nam tại thời điểm này là hoàn toàn có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. [3]. Đến thời điểm này, Dự thảo Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đã được hoàn chỉnh, với những nội dung chính như sau:  Đối tượng chịu phí l à bụi lơ lửng (TSP), khí l ưu huỳnh đioxit (SO2), khí các oxit nitơ (NOx) và khí cacbon oxit (CO) phát tán ra môi trường từ việc chế bi ến nguyên vật liệu, đốt nhi ên li ệu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và giao thông vận tải l à đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.  Đối tượng nộp phí, gồm: tổ chức, cá nhân là chủ các phương tiện giao thông cơ gi ới sử dụng xăng dầu; tổ chức, cá nhân l à chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng máy móc, thiết bị, phương ti ện để chế biến nguyên vật liệu, đốt cháy nhi ên li ệu phát tán ra môi trường các chất gây ô nhiễm. Miễn trừ trách nhiệm nộp phí đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhi ên li ệu đốt cháy phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày.  Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải l à khoản tiền tổ chức, cá nhân phải nộp khi chế biến nguyên vật liệu, đốt cháy nhi ên li ệu phát tán ra môi trường 1 (một) kg chất gây ô nhiễm quy định. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải cao nhất dự tính áp dụng l à 7000đồng/kg đối với các chất gây ô nhiễm là SO2 (lưu huỳnh dioxit) và CO (cacbon oxit); mức thấp nhất dự kiến áp dụng l à 1.000đồng/kg đối với bụi lơ lửng. [4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. 6
  7. [6]. Mối li ên hệ giữa các quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải với quy định về Phí xăng dầu trong Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 của Chính phủ cũng đã được giải quyết trong Dự thảo Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. [7]. Đặc biệt, năm 2008, SEMLA còn đóng góp to l ớn trong hoạt động “Hỗ trợ thử nghi ệm tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải” với mục ti êu nhằm xem xét khả năng chấp nhận của công đồng doanh nghiệp và tính khả thi của chế độ phí để góp phần hoàn thiện Nghị định và Thông tư, với việc tiến hành các hoạt động điều tra việc sử dụng nhi ên li ệu, phát thải và tính phí bảo vệ môi trường của các ng ành sản xuất gây ô nhiễm không khí như ngành nhi ệt điện, ngành xi măng, ngành vật liệu xây dựng, ngành hóa chất, ngành sản xuất gang thép, ngành chế biến thực phẩm, ngành sản xuất giấy và các ngành công nghi ệp khác. Đây được xem là hoạt động rất có giá trị nhằm góp phần đảm bảo tính khả thi của các quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải sẽ được ban hành. Hỗ trợ xây dựng Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn [1]. Sự hỗ trợ của SEMLA đối với việc xây dựng Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được thể hiện qua các hoạt động sau: Một là, ti ến hành nghiên cứu cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn cho vi ệc ban hành chế độ phí đối với chất thải rắn, trong đó tập trung nghi ên cứu thực trạng và tình hình quản lý chất thải rắn ở Vi ệt nam, các căn cứ pháp lý và kinh nghi ệm quốc tế trong việc thu phí; Hai l à, đề xuất chế độ phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn qua việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; [2]. Kết quả của các hoạt động trên được thể hiện qua các đề xuất về chế độ phí với phương pháp tính phí dựa trên khối lượng của chất thải rắn và mức phí tương đối hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời cũng xác định rõ cơ chế thu, nộp phí, quản lý và sử dụng nguồn phí. Đặc biệt còn có hoạt động thử nghiệm tính phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, và Dự báo về số phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Các đề xuất đều thể hiện rõ quan đi ểm nhất quán l à nhằm mục đích khuyến khích việc phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng chất thải. [3]. Ngày 29/11/2007 Chính phủ đã ban hành Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, theo đó những nội dung chính được xác định như sau:  Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn l à chất thải rắn thông thường và ch ất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).  Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn l à các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí (trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo ti êu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật).  Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghi ệp, l àng nghề: không quá 40.000 đồng/tấn; đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/tấn. Hỗ trợ xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ [1]. Đã ti ến hành nghiên cứu: i) Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng, thực hiện cơ chế quản lý và thu phí đối với sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ; ii) Đặc 7
  8. tính và tác động tiềm năng đối với môi trường và sức khoẻ con người của sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ (nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, pin, ắc quy đã qua sử dụng, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghi ệp…); iii) Thực trạng tại Việt Nam về thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ trong các lĩnh vực ti êu dùng, sản xuất hàng hoá, tái chế, cung cấp dịch vụ môi trường; iv) Phân tích cơ cấu sản phẩm trong nền kinh tế Việt Nam và dự báo xu hướng sản phẩm đã qua sử dụng; v) Kinh nghi ệm quốc tế trong quả lý các sản phẩm đã qua sử dụng. [2]. Các kết quả nghi ên cứu nêu trên được thể hiện trong Dự thảo báo cáo về luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ1. Hỗ trợ xây dựng chế độ thuế bảo vệ môi trường [1]. Tại các quốc gia khác, thuế bảo vệ môi trường được xem là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao trong quản lý và b ảo vệ môi trường. Việt Nam hiện cũng đã nhận thức được vai trò to l ớn của công cụ này và đ ã quy định về thuế môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường 2005. Theo đó “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường”. [2]. Được sự hỗ trợ của SEMLA, các nghi ên cứu cơ bản về thuế môi trường đã được tri ển khai, trong đó tập trung nghi ên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng thuế bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu đã xác định rõ sự cần thiết khách quan phải xây dựng thuế môi trường, căn cứ vào: i) Thực trạng môi trường và nhu cầu về chi đầu tư bảo vệ môi trường hiện nay; ii) Yêu cầu của phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế; và iii) Yêu cầu của công tác quản lý môi trường. Kết quả nghi ên cứu cũng chỉ rõ thuế môi trường l à loại thuế “nhằm” vào các đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và tạo lập quỹ để cải tạo môi trường. [3]. Đến thời điển này, các công tác chuẩn bị cho việc xây dựng Luật thuế môi trường đã được triển khai. Ban soạn thảo, Ban bi ên tập Luật thuế môi trường đã bước đầu được thành l ập và đi vào hoạt động. 2.6. Hỗ trợ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn môi trường (TCMT) Đóng góp của SEMLA vào công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn môi trường được thể hiện qua 3 nhóm hoạt động: Một l à, rà soát sửa đổi các ti êu chuẩn môi trường hiện hành (để có cơ sở sửa đổi các ti êu chuẩn hiện hành, SEMLA cũng đã hỗ trợ cho các hoạt động nghi ên cứu cơ bản như phân tích hi ện trạng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam, chỉ rõ những ưu đi ểm và hạn chế của từng loại ti êu chuẩn; tham khảo hệ thống ti êu chuẩn nước ngoài; xác định các căn cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn…); Hai l à, xây dựng, thẩm định và ban hành mới một số quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCMT) cho các ngành, lĩnh vực đặc thù; Ba là, hướng dẫn việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường vào thực tiễn công tác bảo vệ môi trường; Bốn l à, nghiên cứu xây dựng ti êu chuẩn đánh giá ô nhiễm mùi bằng phương pháp nhạy cảm khứu giác tại Việt Nam. Cụ thể như sau: [1]. Năm 2005, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 7440: 2005- Tiêu chuẩn thải cho ngành nhi ệt điện. Tiếp đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định bắt buộc áp dụng ti êu chuẩn trên. Vi ệc xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn TCVN 7440: 2005 được xem l à kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, nghi êm túc gi ữa Bộ Khoa học- Công nghệ và Bộ Tài nguyên- Môi trường nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, tốc độ phát triển của ngành sản 1 Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với các sản phẩm đã qua sử dụng hoặc thải bỏ cần xem xét đến các quy định theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Pháp lệnh về phí năm 2001.. 8
  9. xuất nhiệt điện, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. [2]. Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, thay thế các tiêu chuẩn được ban hành vào năm 1995 và một số ti êu chuẩn được ban hành vào năm 20012. [3]. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường3. Cũng trong năm này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục ban h ành 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường4. [4]. Kết quả của hoạt động nghi ên cứu xây dựng ti êu chuẩn đánh giá ô nhiễm mùi bằng phương pháp nhạy cảm khứu giác được đánh giá l à góp phần đáng kể vào vi ệc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xung đột trong lĩnh vực môi trường. Hoạt động này được tiến hành với những nội dung chính sau: Một l à, thu thập, phân tích kinh nghiệm của thế giới về phương pháp tiêu chuẩn để xác định mùi bằng nhậy cảm khứu giác và tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm mùi (gi ới hạn tối đa cho phép) đối với các lọai nguồn ô nhiễm khác nhau; Hai l à, đi ều tra, khảo sát và thử nghi ệm phương pháp xác định mùi bằng nhậy cảm khứu giác theo phương pháp đã chọn; Ba l à, xây dựng dự thảo phương pháp tiêu chuẩn để xác định mùi bằng nhậy cảm khứu giác phù hợp với điều kiện Việt Nam; Bốn l à, xây dựng dự thảo tiêu chuẩn đánh giá ô nhi ễm mùi (giới hạn tối đa cho phép) phù hợp với điều kiện Việt Nam đối với các loại nguồn chính; Năm l à, tổ chức lấy ý kiến về bản dự thảo ti êu chuẩn và trình ban hành [5]. Ưu đi ểm lớn nhất của công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nêu trên là đã xây dựng được nhiều ti êu chuẩn, quy chuẩn môi trường cho các ngành, lĩnh vực đặc thù, đồng thời còn chú ý đến các quy định về hệ số quản lý và lộ trình áp dụng cụ thể đối với từng ti êu chuẩn, quy chuẩn. Điều này đã góp phần làm tăng chất l ượng và tính khả thi của hệ thống ti êu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam. [6]. Ngoài ra, SEMLA còn hỗ trợ cho các hoạt động tập huấn, phổ biến các tiêu chuẩn môi trường cho 64 tỉnh thành, với thành phần chính l à đại biểu từ các Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp trong nước, liên doanh và nước ngoài; Ban quản lý các khu công nghi ệp, các trung tâm quan trắc môi trường và các Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện… 2 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006, gồm: (1) TCVN 5937: 2005- Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh thay thế cho TCVN 5937: 1995; (2) TCVN 5938: 2005- Chất lượng không khí- Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh, thay thế cho TCVN 5938: 1995; (3) TCVN 5939: 2005- Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các ch ất vô cơ, thay thế cho TCVN 5939: 1995, TCVN 6991: 2001, TCVN 6992: 2001 và TCVN 6993: 2001; (4) TCVN 5940: 2005- Chất lượng không khí- Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ, thay thế cho TCVN 5940: 1995, TCVN 6994: 2001, TCVN 6995: 2001 và TCVN 6996: 2001; (5) TCVN 5945: 2005- Nước thải công nghiệp- Tiêu chuẩn thải, thay thế cho TCVN 5945: 1995. 3 Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008, gồm: (1) QCVN 01: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; (2) QCVN 02: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; (3) QCVN 03: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất; 4 Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008, gồm: (1) QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chu ẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; (2) QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng n ước ngầm; (3) QCVN 10: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; (4) QCVN 11: 2008/BTNMT- Quy chu ẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; (5) QCVN 12: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; (6) QCVN 13: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; (7) QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; (8) QCVN 15: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất.. 9
  10. [7]. Như vậy, trong 4 năm qua, với sự trợ giúp của SEMLA, đã có….. tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành, góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác quả quản lý, ki ểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. 2.7. Hỗ trợ xây dựng và phát triển c ơ chế quản lý chất thải, chất thải nguy hại [1]. Mặc dù các quy định về quản lý chất thải đã được đề cập tương đối rõ trong Luật Bảo vệ môi trường 2005, song các quy định cụ thể về việc thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ sau sử dụng hoặc thải bỏ còn phải được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Sự hỗ trợ của SEMLA trong việc thử nghiệm “Xây dựng và thử nghiệm mô hình thu hồi sản phẩm pin- ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ” có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng các quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ sau sử dụng hoặc thải bỏ của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đạt được của sự hỗ trợ l à:  Nghiên cứu, xây dựng và đánh giá mô hình thu hồi sản phẩm pin-ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ở Việt Nam;  Lập phiếu điều tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy về mô hình thu hồi sản phẩm pin, ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.  Xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi pin, ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; [2]. Đến thời điểm này, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi thu hồi pin, ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ đã được xây dựng. 2.8. Hỗ trợ việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển dịch vụ môi trường và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường [1]. Chủ trương xã hội hóa bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 20055 và trong nhi ều văn bản pháp luật khác. [2]. Trong khuôn khổ chương trình “Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường”, SEMLA đã hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai các dự án “Xây dựng cơ chế chính sách phát tri ển dịch vụ môi trường” và “Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường”6, với những nội dung chủ yếu như sau: - Địa điểm triển khai các dự án Bảo vệ môi trường ở cơ sở theo mô hình đi ểm nhân rộng được tiến hành tại các tỉnh Hà Tây, Hà Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu; An Giang, Đắk nông, Nghệ An, Bình Dương... với các nội dung chính: i) Họp bàn tri ển khai hoạt động với UBND xã; ii) Xây dựng Hương ước thí điểm tại các thôn của xã7; iii) Xây dựng mô hình vệ sinh môi trường tại các hộ dân; iv) Nhân rộng cho những thôn còn l ại; - Đã ti ến hành đi ều tra, đánh giá, tổng kết các mô hình dịch vụ môi trường nông thôn, l àng nghề và đề xuất cơ chế, chính sách nhân rộng. - Đã áp dụng các nhiều mô hình thí điểm thực hiện cơ chế phát triển dịch vụ môi trường. Cụ thể là: i ) Xử lý nước thải cho một cụm dân cư; ii ) Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn; iii ) Kiến nghị xử lý rác tại Đăk Nông; iv) Nhà vệ sinh; v) Xử l ý chất thải chăn nuôi; vi) Trang trại nông nghiệp bền vững về môi trường; vii) Chia nhỏ để xử lý và phân cấp đầu tư xây dựng và quản lý vận hành l ấy hộ gia 5 Tại các i u 20, i u 23, i u 54, i u 116 (khuy n khích phát tri n d ch v b o v môi tr ng), Điều 124 (Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác bảo vệ môi trường). 6 Yêu cầu chính của Chương trình này là không được lẫn, trùng lặp với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. 7 Ví dụ như Hương ước Bảo vệ môi trường thôn Tà Vải, xã Ngọc Đường, thị xã Hà Giang. 10
  11. đình là đơn vị cơ bản; viii) Bảo vệ môi trường tiên ti ến trong cộng đồng dân cư Đồng bằng sông Cửu Long; ix) Bảo vệ môi trường ti ên ti ến trong cộng đồng ở khu vực trung du, miền núi; x) Dịch vụ môi trường nông thôn, l àng nghề... - Đã ti ến hành đi ều tra, đánh giá, tổng kết các mô hình dịch vụ môi trường nêu trên và đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp nhân rộng. - Đã xác định được những nguyên tắc cơ bản của cơ chế, chính sách phát tri ển dịch vụ môi trường và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, gồm:  Tạo sân chơi công bằng và bình đẳng cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế theo hướng “Dịch vụ nào người dân muốn l àm và làm hi ệu quả thì ưu tiên, ưu đãi và tạo điều kiện tối đa, không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình tổ chức” và ưu tiên phương thức cộng đồng tham gia, đồng thời đề cao vai trò, trách nhi ệm quản lý của chính quyền địa phương;  Coi dịch vụ môi trường l à một loại hình kinh doanh mang tính chất công ích, cung cấp cho xã hội loại hàng hoá đặc biệt, đồng thời xác định sự hỗ trợ của Nhà nước tập trung nhiều hơn vào khuyến khích phát triển dịch vụ xử lý chất thải. - Đã xác định được những nội dung cụ thể của cơ chế cơ chế, chính sách phát tri ển dịch vụ môi trường và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, gồm:  Khuyến khích hình thành thành và phát tri ển mọi hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn theo nguyên tắc bình đẳng và hi ệu quả;  Khuyến khích sự li ên kết, phối hợp trong hoạt động, tạo sự phân công lao động hợp lý giữa các loại hình hoạt động nhằm phát huy thế mạnh của từng loại hình tổ chức;  Xác định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi, lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ môi trường với tư cách là dịch vụ công ích.  Xác định rõ các ưu đãi (về cơ sở vật chất, tài chính, đất đai, phí, lệ phí, thuế, tín dụng, công nghệ môi trường, ....) đối với các dịch vụ môi trường  Xác định rõ các quy định về quản lý tài chính của các tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường, trong đó có phần tài chính được ngân sách nhà nước cung cấp (nếu có), hỗ trợ, phần tài chính được thu (phí), phần tài chính do kinh doanh (chủ yếu l à nghĩa vụ về thuế).  Các quy định về quản lý nhà nước đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường, như về thẩm quyền cấp phép, thu hồi đăng ký hoạt động; ban hành các tiêu chuẩn về chất l ượng dịch vụ, về mức thu phí dịch vụ; giám sát, ki ểm tra, thanh tra;  Các quy định về phân công trách nhi ệm tổ chức thực hiện, trong đó có sự phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan với các địa phương.  Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay tồn tại sự chồng chéo cũng như ”khoảng trống” trong quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường nói chung và dịch vụ môi trường nói riêng. - Đã đề xuất nhiều ý kiến li ên quan đến chính sách, pháp luật về môi trường nói chung, như: i) Quy định về ĐTM đối với các bãi chôn l ấp chất thải sinh hoạt; ii) Quy định về sử dụng các nguồn tài chính cho công tác xử lý chất thải; iii) Các chính sách ưu đãi cần được thể hiện rõ hơn… - Đã ki ến nghị nhiều nội dung li ên quan đến xây dựng cơ chế chính sách áp dụng đối với mô hình tự quản, như: i) Khung cơ chế đối với mô hình tự quản thì khá rõ nhưng mô hình dịch vụ còn mờ nhạt và còn lúng túng; ii) Cần l àm rõ những nội dung liên quan đến hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường như hỗ trợ thế nào? hỗ trợ cái gì? tỷ lệ hỗ trợ ra sao?; iii) Các chính sách hỗ trợ về đất đai cũng cần được l àm rõ... 11
  12. 2.9. Hỗ trợ việc xây dựng diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường trong khu công nghiệp [1]. Xây dựng một mô hình chia sẻ thông tin môi trường trong các khu công nghi ệp ở Việt Nam, với mục đích hỗ trợ các khu công nghiệp và các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp cải thiện những hoạt động môi trường của mình trong một đối thoại mở với các bên, gồm cơ quan có thẩm quyền về môi trường các cấp, cộng đồng dân cư, nhà đ ầu tư… Kết quả của dự án thí điểm l à một mô hình chia sẻ thông tin môi trường khu công nghiệp dưới dạng một phiên bản trang web về môi trường. [2] Trong dự án thí điểm, việc thử nghiệm diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường dưới dạng website, hai khu công nghiệp (KCN Sonadezi tỉnh Đồng Nai và KCN Thăng Long, Hà Nội) sẽ góp phần xây dựng mô hình trang web môi trường, và quản trị trang web cho riêng bản beta của trang web. - Trang web môi trường gồm 9 phần: Phần 1: Giới thiệu về trang web môi trường gồm những thông tin chung Phần 2: Thông tin và dữ liệu môi trường cụ thể về hiện trạng môi trường KCN và các vùng xung quanh Phần 3: Tin tức môi trường và l ịch công tác: cung cấp tin tức li ên quan đến các vấn đề môi trường trong và xung quanh KCN cũng như danh sách các sự kiện có liên quan đến môi trường. Phần 4: Công nghệ và Dịch vụ Môi trường: cung cấp thông tin về công nghệ môi trường mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và các KCN có thể áp dụng để cải thiện hoạt động quản lý môi trường. Phần 5: Thông tin về mua bán chất thải trong Khu Công Nghiệp: Thông tin về chất thải "tái chế" từ khu công nghiệp, vì thế các đối tượng có quan tâm muốn mua có thể li ên hệ với "nhà máy". Phần 6: Ứng phó với biến đổi khí hậu: Cung cấp thông tin bao nhiêu khí nhà kính mà khu công nghi ệp phát thải ra, và những gì cần l àm để giảm phát thải khí. Phần 7: Pháp luật môi trường: Cung cấp thông tin về pháp luật môi trường có liên quan như Luật, Nghị định, kế hoạch BVMT, tiêu chuẩn môi trường, phí môi trường… Phần 8: Li ên kết với các trang web khác Phần 9: Đường dây nóng về môi trường: Cung cấp cho các đối tác một kênh giao ti ếp trực ti ếp (đường dây nóng) với ban quản lý KCN hoặc công ty quản lý hạ tầng nhằm có được câu trả lời nhanh chóng cho đề nghị, yêu cầu, thắc mắc của mình… - Lợi ích của Diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường trong KCN- cho các Cơ quan quản lý môi trường: Đơn gi ản hóa công tác báo cáo và giám sát các hoạt động môi trường của ngành công nghi ệp, ví dụ của Cục BVMT và các Sở TNMT Một hệ thống đơn gi ản và hiệu quả-chi phí đảm bảo các ngành công nghi ệp có thể tiếp cận trực tiếp thông tin chính sách, pháp luật và các tiêu chuẩn cũng như xu hướng và tin tức về quan trắc môi trường. Có những cơ hội để tạo doanh thu từ một số chức năng của Diễn đàn. Các công ty cung cấp dịch vụ xử lý hay tái chế rác có thể quảng cáo dịch vụ của mình trên trang web và trả chi phí. Một số chức năng đã đề xuất như mua bán rác thải cũng có thể hỗ trợ tài chính để vận hành Di ễn đàn. - Các đối tượng có li ên quan của Diễn đàn chia sẻ Thông tin Môi trường trong KCN: Những ngành công nghi ệp hiện có trong KCN Công ty quản lý và hạ tầng KCN UBND tỉnh và huyện Cơ quan quản lý môi trường (trung ương và địa phương) Cộng đồng dân cư xung quanh (người dân và công nhân) Các nhà đầu tư ti ềm năng. 12
  13. - Kết quả dự án đã đề xuất rằng diễn đàn chia sẻ thông tin được đặt tại trang web của KCN và được điều phối, quản lý bởi cơ quan quản lý KCN, với sự hỗ trợ thông tin đầu vào của các đối tác khác. Trang web phải l à một hệ thống thông tin toàn di ện về các vấn đề môi trường, nhưng đồng thời phải l à một diễn đàn trao đổi gi ữa các bên và là một kênh cho các quy trình và thủ tục hành chính. Có thể được gọi l à Cơ chế một cú nhấn (One-click-shop). Các đơn vị QLKCN Các cộng đồng sống xung quanh KCN Các DN trong Trang Web chia sẻ thông tin khu CN Các cơ q uan có thẩm quyền về QLMT cấp tỉnh Các CQ có thẩm quyền QLMT cấp TW 2.10. Hỗ trợ việc quy định lồng ghép các yêu cầu về môi trường trong các văn bản pháp luật khác [1]. Hỗ trợ quá trình l ấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp (Thực hiện Điều 36 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Điều 29 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về Quản lý khu công nghiệp). Kết quả l à đã xây dựng được dự thảo Quy chế được hoàn thi ện để trình ban hành trong quý II – III năm 2009 với một số nội dung chính:  Chương 1: Quy định chung với các điều khoản li ên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, các nguyên tắc quản lý và bảo vệ môi trường, trách nhiệm của các bên liên quan.  Chương 2: Bảo vệ môi trường trong giai đoạn lập quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp với các nội dung li ên quan đến công tác lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghi ệp.  Chương 3: Bảo vệ môi trường trong giai đoạn xét duyệt các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong đó l àm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan trong và ngoài khu kinh tế, khu công nghi ệp.  Chương 4: Quản lý và b ảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trong đó xác định các điều kiện và quy trình bảo vệ môi trường để thực hiện các giai đoạn, trách nhiệm của từng đối tượng. 13
  14.  Chương 5: Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của khu kinh tế, khu công nghi ệp, cụm công nghiệp với các nội dung li ên quan đến bảo vệ môi trường nước, không khí, quản lý chất thải rắn...  Chương 6: Quan trắc, thông tin và báo cáo môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy định cho tất cả các giai đoạn hoạt động.  Chương 7: Trách nhi ệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.  Chương 8: Ki ểm tra, thanh tra, khi ếu nại, tố cáo.  Chương 9: Đi ều khoản thi hành. 14
  15. 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG [1]. 4 năm qua là khoảng thời gian mà chính sách và pháp luật môi trường có những bước phát triển lớn mạnh cả về số l ượng và chất lượng. Tuy nhi ên, so với đòi hỏi của thực tế, so với sự phức tạp ngày càng tăng về tính chất và mức độ của các tác động kinh tế, xã hội đến môi trường thì hệ thống chính sách và pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn bộc lộ khá nhiều điểm bất cập, cần thiết phải được tiếp tục hoàn chỉnh trong thời gian tới. [2]. Được sự hỗ trợ quý báu và thi ết thực của Chương trình SEMLA, một số chính sách và pháp luật về môi trường đã được ban hành và phát huy hi ệu lực trong cuộc sống, số khác đang trong giai đoạn xây dựng hoặc nghiên cứu tiền khả thi. Chúng cần phải được tiếp tục phát triển và hoàn thi ện. Cụ thể l à:  Đối với chính sách thuế và phí trong lĩnh vực môi trường: Thực tế cho thấy công cụ kinh tế đang ngày càng chi ếm ưu thế trong quản lý và bảo vệ môi trường. Các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn đã bước đầu phát huy hiệu quả trên thực tế. Các Luật thuế môi trường, Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải, đánh giá sức tải môi trường, hạn mức ô nhiễm, ký quỹ môi trường cần phải sớm được xây dựng và ban hành.  Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường: Tương ứng với sự gia tăng các hành vi gây hại cho môi trường phải l à sự gia tăng các bi ện pháp ngăn chặn và xử lý. Nghị định về xác định thiệt hại do ô nhi ễm, suy thoái môi trường cần phải sớm được ban hành làm căn cứ cho vi ệc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do l àm ô nhi ễm, suy thoái môi trường gây nên. Ngoài ra, cũng cần có các hướng dẫn kỹ thuật về quy trình khởi kiện các hành vi xâm hại môi trường để thuận tiện cho việc áp dụng các quyền của người dân trong lĩnh vực này.  Đối với các hoạt động li ên quan đến Đánh giá môi trường chiến lược: Cần sớm có các hướng dẫn kỹ thuật cho việc áp dụng các quy định về Đánh giá môi trường chiến l ược, đặc biệt năm 2010 l à năm các kỳ của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội được lập, thẩm định và phê duyệt.  Đối với hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Cần phải được tiếp tục phát tri ển theo hướng quy định ngày càng cụ thể, phù hợp hơn đối với đặc đi ểm của các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt cần quan tâm đến vi ệc tập huấn cho các đối tượng li ên quan trong vi ệc áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thủ tướng Chính phủ cần sớm ban hành các quy định về việc thu hồi pin, ắc quy hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ;  Đối với cơ chế quản lý chất thải, chất thải nguy hại: Cần quan tâm xây dựng và phát triển các quy định về quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải cho phù hợp với tính chất, đặc điểm và mức độ tác động đến môi trường của chúng.  Đối với chính sách chính sách phát triển dịch vụ môi trường và khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường: Đây l à một chính sách lớn của nhà nước, đồng thời phù hợp với xu h ướng hội nhập kinh tế quốc tế. Cần sớm nhân rộng các mô hình đã đạt kết quả cao trong giai đoạn thí điểm, cũng như tạo điều kiện cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này (theo lộ trình cam kết với WTO) để Việt Nam có thể tham khảo các kinh nghiệm quý trong vi ệc phát triển dịch vụ môi trường của các nước đi trước, thông qua 15
  16. vi ệc quan tâm phát triển các chính sách ưu đãi đối với hoạt động dịch vụ môi trường, đến quyền và l ợi ích của các chủ thể tham gia. [3] Ngoài ra, l ộ trình xây dựng các văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực môi trường đến năm 2020 cũng đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến8. Đây cũng sẽ là cơ sở cho việc tiếp tục phát triển chính sách và pháp luật trong lĩnh vực này. Cụ thể l à:  Khuôn khổ: (1) Các Luật môi trường; (2) Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050;  Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường: o Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học: (1) Nghị định hướng dẫn thi hành luật Đa dạng sinh học; (2) Nghị định về an toàn sinh học; (3) Nghị định về quản lý các khu bảo tồn và hệ sinh thái tự nhi ên; (4) Nghị định về quản lý các loài quý hi ếm cần được bảo vệ; (5) Nghị định về đánh giá các nguồn gen và chia sẻ lợi ích; (6) Kế hoạch hành động về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đến 2020; (7) Kế hoạch hành động về bảo vệ và sử dụng bền vững các khu vực rừng ngập nước đến 2020. o Phòng ngừa và ki ểm soát ô nhiễm môi trường: (1) Luật về Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường; (2) Luật tái chế chất thải; (3) Luật quản lý chất thải nguy hại; (4) Luật về Khí sạch; (5) Chiến l ược quốc gia về giảm thi ểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; (6) Chiến lược quốc gia về sản xuất sạch hơn; (7) Nghị định về Kiểm soát ô nhiễm nguồn n ước; (8) Nghị định Ki ểm soát ô nhiễm đất; (9) Nghị định về Kiểm soát ô nhi ễm tiếng ồn; (10) Nghị định về Kiểm soát độ rung; (11) Nghị định về An toàn Phóng xạ và Hạt nhân; (12) Nghị định về đóng gói và tái chế rác; (13) Nghị định về thu gom và xử lý ắc quy; (14) Nghị định về phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững; (15) Nghị định về phát triển công nghiệp tái chế; (17) Nghị định về giảm thi ểu, tái sử dụng và tái chế nước thải; (18) Nghị định về khuyến khích sản xuất sạch hơn. o Phục hồi ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường: (1) Kế hoạch hành động về phục hồi các khu vực ô nhiễm/suy thoái môi trường đến 2020; (2) Kế hoạch hành động về cải thiện sông, hồ ở các khu đô thị Việt nam đến 2020; (3) Các cơ chế và công cụ bảo vệ môi trường. o Đầu tư, tài chính, tổ chức, thông tin và nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường: (1) Nghị định về hỗ trợ và trợ cấp cho bảo vệ môi trường; (2) Nghị định về tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghi ệp; (2) Quyết định của Bộ trưởng Bộ TNMT về quy chế giám sát, báo cáo và cung cấp thông tin môi trường. o Cưỡng chế thực hiện Luật Bảo vệ môi trường: (1) Nghị định sửa đổi Nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; (2) Nghị định xử phạm vi phạm hành chính về đa dạng sinh học; (3) Quyết định của Bộ trưởng Bộ TNMT về ban hành tiêu chuẩn môi trường. o Các công cụ kinh tế về bảo vệ môi trường: (1) Luật Thuế môi trường; (2) Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; (3) Nghị định thu phí chất thải rắn đối với hộ gia đình; (4) Nghị định thu phí đối với CO2 và cơ chế thanh toán với các bên liên quan; (5) Nghị định về phí đối với các nguồn lợi về đa dạng sinh học; (6) Nghị định về nhãn sinh học; (7) Nghị định khuyến khích sử dụng các sản phẩm xanh; (8) Nghị định về áp dụng cơ chế chi trả cho phục hồi môi trường từ các hoạt động khai thác nước ngầm; (9) Nghị định về đánh giá thiệt hại môi trường; (10) Nghị định hướng dẫn bồi thường thi ệt hại môi trường; (11) Quyết định về áp dụng thí điểm cơ quan quản lý phát thải. 8 Đề xuất của Viện Chiến lược và chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (đang được xin ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, chuyên gia trong nước và quốc tế). 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1