intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG TIẾN BỘ CHỐNG LẠI LOẠN NHỊP TIM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tim là một loại cơ có nhiệm vụ làm máu lưu thông trong cơ thể, mang máu đến phổi để được tái cấp oxy rồi đưa máu trở lại cơ thể. Để được như vậy, cơ thể có một bơm được cấu tạo bởi 4 xoang, hai tâm nhĩ và haì tâm thất. Sự co bóp của chúng được chi phối bởi một loại máy tạo nhịp (pacemaker) tự nhiên, được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gởi những luồng điện đến các phần khác nhau của tim. Một điện tâm đồ phản ánh hoạt động điện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG TIẾN BỘ CHỐNG LẠI LOẠN NHỊP TIM

  1. NHỮNG TIẾN BỘ CHỐNG LẠI LOẠN NHỊP TIM NHỮNG ĐIỂM MỐC CƠ. Tim là một loại cơ có nhiệm vụ làm máu lưu thông trong cơ thể, mang máu đến phổi để được tái cấp oxy rồi đưa máu trở lại cơ thể. Để được như vậy, cơ thể có một bơm được cấu tạo bởi 4 xoang, hai tâm nhĩ và haì tâm thất. Sự co bóp của chúng được chi phối bởi một loại máy tạo nhịp (pacemaker) tự nhiên, được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gởi những luồng điện đến các phần khác nhau của tim. Một điện tâm đồ phản ánh hoạt động điện của tim. TIM ĐẬP. Mỗi lần tim đập được bắt đầu bởi một giai đoạn co thắt của các tâm nhĩ (thu tâm nhĩ) kéo dài khoảng 0,1 giây, tiếp theo sau bởi sự co bóp của các tâm thất (thu tâm thất) trong 0,3 giây ; rồi xuất hiện thời kỳ thôi co của các tâm thất (trương tâm thất) kéo dài 0,4 giây. Và chu kỳ tiếp tục. Như
  2. vậy trong một phút, sẽ có khoảng 5 lít máu đi qua tim. Hoặc toàn bộ thể tích máu của cơ thể của chúng ta. MẠCH. Người ta ước tính rằng trung bình mạch, nghĩa là tần số tim đập mỗi phút là 75 ở phụ nữ và 70 ở đàn ông. Nơi một em bé nhỏ, mạch trung bình là 120. So sánh với một con voi có mạch đập 25 lần mỗi phút và với con chuột chù 600 lần mỗi phút. Mạch có thể thay đổi tùy theo hoạt động vật lý, các cảm xúc hay các rối loạn của hệ chỉ huy điện. Khi đó ta nói là loạn nhịp tim. RUNG NHĨ. Các rối loạn nhịp tim có thể trầm trọng ít hay nhiều. Các rối loạn này có thể biến thiên từ một “raté” nhỏ thỉnh thoảng xảy ra (các ngoại tâm thu) đến một kích thích hỗn loạn của các tâm nhĩ (rung nhĩ) hay của các tâm thất (rung thất), loại sau này là nghiêm trọng nhất. Việc sử dụng một máy khử rung cho phép “điều chỉnh trở lại số zéro” “đồng hồ điện” nhờ một phóng điện mạnh vào tim. Rung nhĩ, rối loạn nhịp thường xảy ra nhất sau 60 tuổi, từ nay được điều trị tốt hơn. CARDIOLGIE. Khi tim đập loạn xạ không có lý do, phản xạ tốt duy nhất phải có là thăm khám để hiểu điều gì đang xảy ra. Thật vậy, tim là một loại cơ lớn được cấu tạo bởi 4 xoang (hai tâm nhĩ và hai tâm thất), co lại sau khi được kích thích bởi một dòng điện tự nhiên, đi từ tâm nhĩ theo hướng các tâm thất. Khi mọi chuyện diễn biến tốt đẹp, hai tâm nhĩ co bóp ngay trước
  3. hai tâm thất, với nhịp 60 đến 90 đập mỗi phút và điều đó cho phép máu vừa được cấp oxy được phóng vào trong tuần hoàn toàn thân. Nhưng nếu vòng điện (circuit électrique) hăng tiết lên (trường hợp thường gặp nhất) hay bị phong bế, các rối loạn nhịp xuất hiện : trong trường hợp này, tim không còn đóng đúng đắn vai trò bơm nữa và sự phóng máu được cấp oxy bị xáo trộn. Một ít. Hay nhiều. Trong số tất cả các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ (fibrillation) thật sự rất thường xảy ra sau 60 tuổi : 10% những người trên 80 tuổi bị bệnh. Khi rung nhĩ xảy ra, các tâm nhĩ co bóp một cách loạn xạ và rất nhanh chóng, khoảng 300 lần mỗi phút. Ngoài việc rối loạn này không phải luôn luôn được dung nạp tốt, rung nhĩ có thể gây nên hồi hộp, khó thở lúc gắng sức và/hoặc mệt. Rung nhĩ làm dễ sự tạo thành các cục máu đông kích thước nhỏ bởi vì máu bị tù hãm trong các tâm thất nhiên hậu sẽ bị đông lại. Khi đó nguy cơ xuất hiện một tai biến mạch máu não, do cục máu đông nhỏ bé này đến bít một động mạch của não, được nhân lên 5 lần. Chính vì vậy khi rung nhĩ kéo dài hay thường tái phát và trừ phi bị chống chỉ định tuyệt đối như rung nhĩ, thầy thuốc khoa tim kê đơn điều trị kháng đông. “Tin mới : sau cùng ta có những loại thuốc thay thế cho những thuốc kháng đông cổ điển (các antivitamine K), cần phải được kiểm tra bằng lấy máu
  4. nhiều lần. Những điều trị mới, được dự kiến trong những tháng đến, được hướng chống lại những yếu tố khác với vitamine K, cần thiết cho sự đông máu. Các thuốc kháng đông mới này không cần một sự điều chỉnh liều lượng nào (cùng liều lượng đối với tất cả các trường hợp) và do đó không cần phải kiểm tra máu đều đặn. Sau cùng, nguy cơ xuất huyết dường như thấp hơn, đối với cùng một hiệu quả tương đương, GS Jacques Mansourati (khoa tim, CHU de Brest) đã xác nhận như vậy. Có những điều mới trong điều trị rung nhĩ. Từ hơn hai mươi năm qua, không có một thuốc chống loạn nhịp nào đã được thương mãi hóa và các bệnh nhân đã không có những thứ thuốc khác để thay thế amiodarone, thuốc chống loạn nhịp có hiệu quả nhất, nhưng không phải luôn luôn được dung nạp tốt. Thật vậy, amiodarone mang lại iode có khả năng làm xáo trộn chức năng của tuyến giáp. “ Chính vì vậy việc đưa ra thị trường năm 2009 dronédarone (Multaq), không có tác dụng phụ này, thật đáng lưu ý. Tuy nhiên điều trị này thuộc về những điều trị đặt dưới sự theo dõi của Afssaps, vì lẽ hai trường hợp viêm gan tối cấp (hépatite fulminante) được báo cáo trên thế giới. Hai trường hợp mà ta chưa biết là thuốc này có thể là nguyên nhân hay không, GS Mansourati đã xác nhận như vậy. THIẾU EQUIPE
  5. “Sau cùng, chủ yếu chính các kỹ thuật cắt bỏ ổ của mô tim nguồn gốc của rối loạn nhịp mà ta đã tiến bộ nhiều nhất. Sắp đến đây, những kỹ thuật này có thể được đề nghị trước tiên, ít nhất trong các rung nhĩ kịch phát (fibrillation paroxystique), được gọi như thế là bởi vì các cơn kéo dài dưới 7 ngày và gây triệu chứng (được dung nạp kém), xảy ra trên tim lành mạnh, GS Paul Millez, trưởng khoa tim của CHU de Caen đã nhận xét như vậy. Đặc biệt nhờ nhóm Bordeaux của GS Michel Haissaguerre, ta biết rằng các tĩnh mạch là nguồn gốc của những ổ phóng điện nhanh, đóng một vai trò quan trọng trong sự phát khởi rung nhĩ. Từ đó nảy ra ý tưởng phá hủy những ổ gây loạn nhịp này hoặc bằng tần số phóng xạ (radiofréquence) (bằng một loại dao điện), hoặc bằng liệu pháp đông lạnh (cryothérapie). Ngay cả mặc dầu động tác rất là kỹ thuật, 3 ngày nhập viện cũng đủ và sự trở lại làm việc được dự kiến sau một tuần. Hai kỹ thuật này ngang nhau về mặt hiệu quả, với một tỷ lệ tái phát còn tương đối cao (khoảng 30%), có lẽ bởi vì các thương tổn được tạo nên như thế không nghiêm trọng lắm . Một vấn đề có thể được giải quyết trong những năm đến, với sự xuất hiện của những cathéter mới, cho phép thầy thuốc chuyên khoa về nhịp biết được áp suất do sonde tạo ra ở vùng cần phá hủy để giúp ông ta hoàn thiện động tác của mình.” Chỉ có điều: những bệnh nhân ưa thích những kỹ thuật (tần số phóng
  6. xạ và liệu pháp đông lạnh) này ngày càng nhiều do sự lão hóa của dân số. Thế mà lại thiếu các kíp có khả năng đáp ứng với yêu cầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2