intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những xu hướng vận động đang làm thay đổi môi trường kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tập trung vào một số xu hướng lớn đang hiện hữu và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống đương đại của con người, đặc biệt là vấn đề kinh tế, tài chính. Những bình luận mang tính mở này hy vọng sẽ ít nhiều bổ sung cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân có cái nhìn sâu hơn về những xu hướng đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những xu hướng vận động đang làm thay đổi môi trường kinh doanh

  1. NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG ĐANG LÀM THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TS. Nguyễn Quang Phi Chủ tịch HĐQT, Công ty Bảo hiểm Tokio Marine Việt Nam Tóm tắt Thế kỷ 21 chứng kiến nhiều sự thay đổi nhanh chóng và đa chiều, tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Vẫn biết thế giới và tự nhiên luôn vận động không ngừng, không phụ thuộc vào con người, thực tế là con người khó có thể tác động vào sự vận động của tự nhiên mà chỉ có thể và là cách tốt nhất để sinh tồn là học hỏi và thuận theo sự vận động của tự nhiên để sinh tồn và tiến hóa, thích nghi với tự nhiên. Tuy nhiên, những gì chúng ta đang chứng kiến là một sự vận động rất nhanh và phức tạp. Sự học hỏi, thích nghi trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều với sự tác động của khoa học, kỹ thuật hiện đại, sự biến động đa hướng với các tác động sâu rộng và nhanh chóng. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào một số xu hướng lớn đang hiện hữu và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống đương đại của con người, đặc biệt là vấn đề kinh tế, tài chính. Những bình luận mang tính mở này hy vọng sẽ ít nhiều bổ sung cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân có cái nhìn sâu hơn về những xu hướng đang tác động và làm thay đổi mạnh mẽ môi trường kinh doanh toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Phạm vi bài viết cũng chỉ là những nhận định chủ yếu ở khía cạnh kinh tế, không nặng về những bình luận mặt trái, những can thiệp chính trị. Việt Nam đang là một trong số những quốc gia có độ mở và hội nhập sâu rộng nhất thế giới. Nhận thức môi trường kinh doanh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng theo xu hướng chủ đạo nào là một yêu cầu bắt buộc với các nhà hoạch định chính sách cũng như giới doanh nhân để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay. Từ khóa: Xu hướng, vận động, thay đổi, môi trường kinh doanh, kỷ nguyên số, tài chính, bảo hiểm 1. Toàn cầu hóa thế hệ mới với những điều chỉnh khó lường và sự bất cân đối gia tăng Toàn cầu hóa (TCH) là một xu hướng tất yếu không thể đảo ngược trong lịch sử phát triển của loài người. TCH thực tế đã tồn tại từ lâu cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại. Có thể nói, ngay từ khi khái niệm “trao đổi hàng hóa” xuất hiện thì đây chính là phương thức sơ khai của TCH. Trong quá trình phát triển của loài người, tùy từng giai đoạn, trình độ, phương thức, cấu trúc xã hội mà TCH có phạm vi tác động, phương thức, mô hình và sự biểu hiện khác nhau. 61
  2. Mặc dù TCH không hoàn toàn là tích cực khi mà sự giao lưu, trao đổi luôn đi kèm các hệ lụy xấu cho các cộng đồng khác nhau nhưng có thể nói, lịch sử chứng minh rằng, TCH, về tổng thể, là tốt khi nó giúp loài người trao đổi kiến thức, tiến bộ, giúp phân bổ và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tăng cường sản xuất, tạo công ăn việc làm…, do đó, việc đón nhận và chủ động với TCH là tất yếu. Vấn đề là nhận thức rõ mặt tích cực, tiêu cực của TCH để phát huy tối đa và hạn chế tối thiểu các tác động không mong muốn cho cộng đồng. Trong hơn 100 năm qua, TCH đã diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và tạo ra sự phát triển vượt bậc ở mọi khía cạnh. Những quốc gia tiên phong trong xu hướng này đã trở thành những nền kinh tế tiên tiến, giàu có và dẫn dắt toàn thế giới. Thời gian qua, TCH với trọng tâm là châu Âu và Mỹ đã tạo ra một nền kinh tế thế giới phát triển vượt bậc với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, phân công lao động tốt hơn, năng suất lao động cao vượt bậc. Sự luân chuyển dòng vốn, công nghệ, lao động diễn ra sâu rộng, trên phạm vi toàn cầu đã giải phóng năng lực sản xuất, sáng tạo trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thế kỷ 21, với những diễn biến mới đang làm cho TCH chuyển dịch theo những xu hướng phi truyền thống và phức tạp hơn nhiều. Sự dịch chuyển của trung tâm sản xuất thế giới sang châu Á, trọng tâm là Trung Quốc, ASEAN, Ấn Độ đang khẳng định châu Á là trung tâm mới và là động lực phát triển toàn cầu. Châu Á thực tế đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để đón nhận sự dịch chuyển dòng vốn, công nghệ, lao động toàn cầu và là nơi có sự phát triển mạnh và năng động nhất thế giới. Mặc dù vậy, sự chuyển dịch này đang đi kèm với những thách thức không nhỏ cho trật tự thế giới vốn dẫn dắt bởi phương Tây trong nhiều thế kỷ qua. Sự trỗi dậy của một Trung Quốc mới đang thách thức trật tự toàn cầu. Cùng với việc là động lực và nguồn cảm hứng cho sự phát triển toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đang ngày càng tự tin trong các vấn đề quốc tế và dường như đang cố gắng thay đổi trật tự thế giới theo hướng có lợi hơn cho mình. Điều này đã và đang thách thức vị thế của phương Tây và Mỹ trong một trật tự ổn định. Một châu Âu già cỗi và tiềm tàng bất ổn với cuộc chiến Nga - Ukraine. Châu Âu hậu Chiến tranh lạnh là một khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng. Sự phát triển ổn định trong môi trường hòa bình những thập kỷ qua đã tạo ra một cộng đồng châu Âu phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung toàn cầu. Tuy nhiên, những gì diễn ra gần đây đang thách thức sự thịnh vượng của khu vực này – một khu vực vốn đã có những rạn nứt hệ thống trong những năm qua. Một nước Mỹ bị thách thức với vai trò dẫn dắt toàn cầu. Hiện nay, trước một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, một đồng minh châu Âu đang thiếu ổn định thì những vấn đề nội tại bên trong nước Mỹ đã tạo ra những tác động không nhỏ đến nỗ lực khẳng định và củng cố vị trí đứng đầu của quốc gia này trên toàn thế giới. Những cản trở trên sẽ làm cho nỗ lực duy trì trật tự thế giới theo truyền thống của Mỹ trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều. Đại dịch COVID-19 bùng phát làm gia tăng những khó khăn vốn có của thế giới. Nó tạo ra cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng, nền kinh tế thế giới mất đi động lực tăng trưởng, 62
  3. đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu, và tất nhiên, hậu quả của nó có thể kéo dài nhiều thập kỷ, ngay cả khi dịch bệnh đã qua đi. Trước những biết đổi nêu trên, nhiều học giả bình luận rằng, TCH đã đến thời kỳ thoái trào và sự cạnh tranh toàn cầu sẽ dẫn đến sự phân cực, thậm chí, thời kỳ Chiến tranh lạnh sẽ quay trở lại? Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, TCH vẫn sẽ là xu hướng không thể đảo ngược nhưng với những tác động nêu trên, mô hình, cách thức của TCH sẽ biến đổi. Sự phân bổ dòng vốn, công nghệ, lao động… sẽ được định luồng với những tiêu chí phụ thêm chặt chẽ hơn, khó khăn hơn và bất cân đối hơn nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và góp phần duy trì trật tự thế giới hiện có. 2. Khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu Bên cạnh những tác động từ TCH, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một thách thức rất lớn trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi sự nhận thức, chung tay và hành động quyết liệt của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thế giới đang chứng kiến những sự thay đổi bất thường với tần suất, mức độ tác động khốc liệt trên toàn cầu. Thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, bất thường, không theo quy luật xuất hiện ở tất cả các quốc gia, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống của loài người. Các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế đã chỉ ra tác động khủng khiếp của BĐKH nếu chúng ta không hành động. Thế giới đã hành động và có kế hoạch, lộ trình, các cam kết cụ thể. Tuy nhiên, thực tế vẫn đang ở phía trước và phụ thuộc vào tất cả chúng ta. Việt Nam là quốc gia cam kết mạnh mẽ và có Chương trình hành động quyết liệt về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Kế hoạch xanh hóa để cứu trái đất cũng đồng nghĩa với việc nói không với năng lượng trầm tích, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phương thức, công nghệ sản xuất, chuẩn mực hàng hóa… Đây là vấn đề tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đô la Mỹ và là thách thức với cả các nước phát triển. Đối với các nước đang phát triển, nước nghèo, mục tiêu này sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Sự cam kết về BĐKH đồng nghĩa với tái cơ cấu nền kinh tế, đầu tư lớn, áp dụng chuẩn mức mới theo hướng xanh hóa, thân thiện với môi trường. Cái giá của một thế giới xanh là nhiều nghìn tỷ đô la Mỹ. BĐKH đem lại nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội cho tất cả mọi người. Những ai nhận thức đúng, quyết tâm thay đổi và hành động hợp lý sẽ là chủ nhân của tương lai xanh toàn cầu. Đối với một số lĩnh vực, đây sẽ là những thay đổi khốc liệt. Than đá, dầu mỏ, công nghiệp, ô tô, xăng… sẽ là quá khứ? Lĩnh vực tài chính, bảo hiểm sẽ thay đổi trong mô hình quản trị, đánh giá rủi ro, phương thức, mô hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động. 3. Kỷ nguyên số Nền kinh tế số thực chất đã phát triển vượt bậc trong thời gian qua với sự xuất hiện của Internet, thương mại điện tử. Tuy nhiên, sự bứt phá thực sự chỉ bắt đầu khi những khái niệm về Big data (Dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), Blockchain (Cơ sở dữ liệu dạng chuỗi - khối), AI (Trí tuệ nhân tạo), Metaverse (Vũ trụ ảo)... Sự bùng nổ nhanh chóng của kỷ nguyên số trên phạm vi toàn cầu với sự xuất hiện của COVID-19, những khái niệm như: Work from home (làm việc từ xa), Online meeting (họp trực tuyến)… thậm chí còn chưa xuất hiện trước 63
  4. COVID-19 thì nay là những việc bình thường. “Bình thường mới” đồng nghĩa với những thay đổi trong tư duy và hành động với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, ngay cả những điều bình thường nhất mà ta nghĩ nó là tự nhiên. Vẫn biết đại dịch sẽ làm thay đổi thế giới mãi mãi ở một vài khía cạnh nhưng dịch bệnh trong kỷ nguyên số đang tạo ra sự thay đổi sâu rộng ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Sự thay đổi về cách thức giao tiếp, cách thức sản xuất… sẽ tác động đến thế hệ hiện tại và rất khác với những gì chúng ta sống so với chỉ 10 năm trước đây. Kỷ nguyên số đã tạo ra sự thay đổi môi trường làm việc nhanh chóng. Người sử dụng lao động nhận ra làm việc từ xa không những không làm giảm năng suất lao động (NSLĐ), mà thậm chí còn tăng hiệu quả sử dụng lao động hơn. Làm việc từ xa cũng đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của việc có một văn phòng vật lý rộng, trung tâm với chi phí thuê, vận hành đắt đỏ? Hệ thống phương tiện, trang bị phục vụ cho vận hành truyền thống đang đòi hỏi sự đánh giá lại theo hướng hiệu quả, đáp ứng phương thức tương tác mới. Đối với người lao động, thời gian làm việc trở nên linh hoạt hơn, họ bắt đầu nghĩ tới việc giải phóng chính mình khỏi hàng giờ tắc đường, sự gò bó nơi công sở và dành thời gian cho gia đình. Với những ảnh hưởng tích cực đó, môi trường, cách thức làm việc sẽ thay đổi mãi mãi dựa trên nền tảng công nghệ. Kỷ nguyên số cũng đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức chúng ta sản xuất, phân phối, phục vụ khách hàng. Sự thay đổi này còn tác động mạnh mẽ hơn với các ngành Công nghiệp, Dịch vụ và Tài chính. Thương mại điện tử, mua sắm online, giao nhận hàng hóa, phục vụ, dịch vụ sau bán hàng đang thay đổi mạnh mẽ với tốc độ và quy mô không tưởng, đòi hỏi sự chuyển dịch nhanh chóng của tất cả các ngành nghề truyền thống. Kỷ nguyên số kết hợp với tự động hóa, Robot sẽ tiếp tục làm cho phương thức sản xuất tất cả các sản phẩm thay đổi. Tự động hóa với số hóa tiếp tục làm NSLĐ tăng, giải phóng sức lao động thủ công. Kỷ nguyên số kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nano, công nghệ sinh học… đang tạo ra cuộc cách mạng trong khoa học, giải phóng tối đa năng lực sáng tạo của con người. Những dịch vụ mới xuất hiện, thay thế những dịch vụ truyền thống như: kỹ thuật chính xác, công nghệ sinh học, chăm sóc sức khỏe. 4. Thay đổi về cơ cấu dân số và sự cá biệt hóa nhu cầu Chúng ta đều biết lao động là một trong số các nguồn lực để phát triển. Lao động dồi dào với trình độ cao, được đào tạo tốt đôi khi là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia. Một cơ cấu dân số hợp lý sẽ giúp quốc gia đó có nguồn lực phát triển bền vững, an sinh xã hội ổn định, hài hòa. Đây là vấn đề của tất cả các quốc gia, không kể giàu nghèo. Những vấn đề quan trọng như: cơ cấu dân số hợp lý, tỷ lệ sinh, phân bổ… là những vấn đề đặc biệt quan trọng. Với từng quốc gia, phụ thuộc vào trình độ phát triển sẽ có một cơ cấu hợp lý khác nhau. Hiện tại, mặc dù công nghệ và tự động hóa làm thay đổi cơ cấu này nhưng vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia vẫn còn nguyên giá trị. 64
  5. Đối với các quốc gia đang phát triển, cơ cấu dân số càng quan trọng khi nó là yếu tố đầu vào quyết định sự bứt phá khỏi ngưỡng thu nhập trung bình. Chính vì vậy, khái niệm “cơ cấu dân số vàng” là một khái niệm rất được quan tâm. Bên cạnh cơ cấu dân số vàng thì chất lượng vàng như thế nào, điểm vàng có kết hợp được với cơ hội bứt phá hay không? Thời gian và tính bền vững của giai đoạn vàng... là rất quan trọng. Những yếu tố trên được tận dụng thế nào sẽ cho ra các kết quả khác nhau của từng quốc gia. “Giàu trước khi già” hay “Già trước khi giàu” hoàn toàn là lựa chọn của từng quốc gia. Ngoài vấn đề là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển thì cơ cấu dân số kết hợp với văn hóa, mức sống sẽ là chỉ dấu cho tiềm năng phát triển của một loạt các ngành Công nghiệp, Dịch vụ. Với mỗi một quốc gia, cơ cấu dân số cụ thể sẽ có những nhu cầu cụ thể về hàng hóa dịch vụ khác biêt. Ví dụ, quốc gia có cơ cấu dân số trẻ sẽ không nhiều nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già, mà ở đó, nhu cầu cho giới trẻ sẽ có cơ hội phát triển. Ngay cả với cùng một sản phẩm, thương hiệu thì ở một quốc gia cụ thể cũng có những đặc thù riêng, dựa trên nhu cầu cụ thể do cơ cấu dân số quyết định. Định vị chiến lược này sẽ là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp hiểu biết và nhạy bén. 5. Những tác động riêng lẻ với đặc thù Việt Nam Bên cạnh những xu hướng chung, toàn cầu nêu trên, với từng quốc gia, sự ảnh hưởng của các xu hướng trên sẽ có mức độ khác nhau. Đối với Việt Nam, những xu hướng trên cần được đặc biệt quan tâm trong việc hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động, phân bổ nguồn lực hữu hạn hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển dài hạn bền vững, hiệu quả cũng như tránh được những tác động tiêu cực, mặt trái không mong muốn. Hội nhập sâu rộng là con đường Việt Nam đã lựa chọn, và thực tế, chúng ta là nước có độ mở nhất vào nền kinh tế thế giới. Với độ mở như vậy, cơ hội phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là sự thay đổi nội tại từ luật, môi trường kinh doanh, các chuẩn mực mới… là yêu cầu tất yếu. Hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh TCH với căng thẳng ở châu Âu, cạnh tranh địa vị chính trị Trung - Mỹ, châu Á là trung tâm với ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, dịch bệnh làm đứt gẫy chuỗi cung ứng, dòng vốn, công nghệ đang dịch chuyển với những yêu cầu mới... là những vấn đề cần được theo dõi, phân tích, đánh giá thường xuyên để có chiến lược linh hoạt và phù hợp. Cơ cấu dân số vàng cũng đang là một thế mạnh của Việt Nam khi chúng ta đang ở giai đoạn vàng với 65% dân số trong độ tuổi lao động. Lao động dồi dào, nền kinh tế hội nhập là cơ hội bứt phá cho Việt Nam để trở nên giàu có và phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá, cơ cấu vàng của Việt Nam sẽ kết thúc vào năm 2036. Khoảng thời gian vàng ngắn này rất quan trọng, cần phải được tận dụng hiệu quả, có chính sách hợp lý để phát triển bền vững trong dài hạn cũng như đối sách cho giai đoạn tiếp theo. Châu Á đang là trung tâm và là động lực tăng trưởng của kỷ nguyên tiếp theo với ba trụ cột chính là: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN. Việt Nam là một trong 10 thành viên tích cực 65
  6. của ASEAN, cơ hội tận dụng nguồn lực đầu tư toàn thế giới vào châu Á của Việt Nam là rất lớn. Vấn đề là cách thức, chiến lược, cơ chế chính sách hợp lý để đón dòng vốn khổng lồ vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, bản thân châu Á và ASEAN cũng có những cạnh tranh nội bộ về thu hút nguồn lực. Việc hiểu được nhu cầu, thế mạnh của các thành viên trong khu vực, trong cộng đồng ASEAN để phát huy hết lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là một bài toán cần lời giải. Nguồn lực tiềm năng dồi dào nhưng cần một cơ chế chính sách, bộ lọc hợp lý để đảm bảo hiệu quả, xanh, bền vững, tránh là bãi rác của thế giới. Sự chuyển dịch sản xuất theo Chiến lược China + 1 cũng đang là cơ hội cho Việt Nam. Tuy nhiên, châu Á là một cộng đồng với nhiều quốc gia tương đồng về trình độ phát triển; chọn 1 đôi khi là một cuộc đua không hề đơn giản. Đô thị hóa ở Việt Nam đang được đánh giá là diễn ra nhanh chóng đang tạo ra những thay đổi lớn cho sự phát triển. Với tác động của đô thị hóa, Việt Nam sẽ là thị trường bùng nổ cho tất cả các nhu cầu, là thị trường tiềm năng cho tất cả các doanh nghiệp. Với ngưỡng thu nhập ở mức trên 3.500 USD/người/năm, cùng với quy mô dân số trên 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, đô thị hóa mạnh, Việt Nam đang được đánh giá là thị trường bắt đầu vào giai đoạn bùng nổ nhu cầu và là thị trường tiêu dùng tiềm năng lớn ở châu Á. Việc tận dụng, phát huy hết lợi thế này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước phát triển trong tương lai. Trên đây là một số chia sẻ cá nhân của tác giả về những xu hướng có thể tác động đa chiều đến môi trường kinh doanh của Việt Nam trong những năm tới. Những chia sẻ này chỉ ở mức gợi mở và mang tính bao quát nên chắc chắn không tránh được những băn khoăn. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp, phản biện để có thể hoàn thiện nhằm giúp các bên liên quan có được những thông tin hữu ích phục vụ tốt cho việc hoạch định chiến lược tương lai cho sự phát triển nhanh và bền vững, đóng góp chung vào sự phát triển, thịnh vượng chung của Việt Nam trong môi trường thế giới đang biến đổi nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kotler Philip (2009), Marketing management, Pearson Prentice Hall: New York. 2. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2016), An ninh tài chính - tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh mới, Đề tài KX.01.15/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam. 3. Li Zhongda và Liu Lu (2018), “Financial globalization, domestic financial freedom and risk sharing across countries”, Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 151 - 169. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2