intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niềm tự hào của giới nhiếp ảnh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu coi việc trồng người là tối quan trọng, thì Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã đạt được một kỳ tích rực rỡ chưa từng có trong nền giáo dục nước ta từ trước tối nay, đó là Hội cùng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh đề xuất mở lớp đào tạo nhiếp ảnh ở bậc cao đẳng và đã được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục Đào tạo chấp thuận và đã ra quyết định thành lập....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niềm tự hào của giới nhiếp ảnh

  1. Niềm tự hào của giới nhiếp ảnh Trong xã hội hiện đại ngày nay, nếu coi việc trồng người là tối quan trọng, thì Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đã đạt được một kỳ tích rực rỡ chưa từng có trong nền giáo dục nước ta từ trước tối nay, đó là Hội cùng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh đề xuất mở lớp đào tạo nhiếp ảnh ở bậc cao đẳng và đã được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục Đào tạo chấp thuận và đã ra quyết định thành lập. Mỗi khóa tuyển sinh khoảng 25 đến 28 em, học trong 3 năm. Đến nay đã có 3 khóa cao đẳng và 2 khóa đại học tốt nghiệp ra trường. Do chất lượng đào tạo tốt, năm 2002, theo đề nghị của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Bộ Giáo dục Đào tạo đã quyết định nâng lớp cao đẳng lên bậc đại học với khóa học 4 năm. Năm 2005, được sự đồng ý của Bộ, nhà trường đã tách lớp nhiếp ảnh nằm trong Khoa Điện ảnh, thành Khoa Nhiếp ảnh độc lập. Đây là niềm vinh dự lớn đối với giới nhiếp ảnh. Bởi chúng ta biết rằng, từ khi cụ Đặng Huy Trứ đưa kỹ thuật nhiếp ảnh vào nước ta năm 1869 (sau 30 năm ngày nước Pháp công bố phát minh về nhiếp ảnh của Louis Jacque Mande Daguerre ngày 19- 8-1839) cho đến cuối thế kỷ XX, trên đất nước Việt Nam chưa bao giờ có một trường, lớp đào tạo nhiếp ảnh quy mô chính quy
  2. của nhà nước. Tuy đã trải qua gần một thế kỷ rưởi tồn tại, ngành nhiếp ảnh nước ta có bước phát triển khá mạnh. Chúng ta đã có một đội ngũ nhiếp ảnh lành nghề, trong đó có một số nghệ sỹ nổi tiếng như Khánh Ký, Võ An Ninh, Lê Đình Chử, Nguyễn Duy Kiên, Đỗ Huân, Nguyễn Mạnh Đan, Lê Vượng đã đóng góp cho kho tàng nghệ thuật nhiếp ảnh nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị. Nhưng các nhà nhiếp ảnh này trưởng thành chủ yếu do học theo kiểu truyền nghề, kèm cặp, người biết hướng dẫn người chưa biết, hoặc những người có trình độ văn hóa, ngoại ngữ nhất định họ tự học qua sách vở của nước ngoài . Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, một số cơ quan văn hóa và Thông tấn xã Việt Nam có mở những lớp đào tạo nhiếp ảnh ngắn hạn, chủ yếu cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nhiếp ảnh và nghiệp vụ báo chí để kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị. Nhiều người trong số họ như Đinh Quang Thành, Văn Sắc, Minh Đạo, Trần Sơn, Quang Minh, Cao Phong … đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975 Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, một số Hội Nhiếp ảnh địa phương như Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội, Hội Nhiếp ảnh Tp. Hồ Chí Minh và các câu lạc bộ văn hóa cũng có tổ chức các lớp nhiếp ảnh và trại sáng tác cho những ai ưa thích nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng này. Nhưng nhìn chung các lớp học, chương trình giảng dạy chưa có bài bản,chủ yếu truyền đạt kinh
  3. nghiệm cho học viênlà chính. Cũng trong thời gian này tuy chưa có điều kiện mở lớp nhiếp ảnh chính quy, nhưng Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến nhiếp ảnh, đã gửi một số lưu học sinh ra nước ngoài như Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức… học về nhiếp ảnh. Chính số sinh viên tốt nghiệp này về nước cùng với các giảng viên nhà trường trở thành lực lượng giảng dạy chủ yếu của Khoa Nhiếp ảnh. Số giảng viên này không chỉ được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lý luận nghiệp vụ, mà đã kinh qua thực tiễn sáng tác, biên tập ảnh, làm báo ảnh… Nhiều người trong số họ đã có những tác phẩm được giải thưởng trong và ngoài nước, trở thành các nhà nghệ sỹ, nhà lý luận phê bình. Nhờ vậy trong công tác giảng dạy của các thầy như cố nghệ sỹ Lê Phức, Vũ Huyến, Chu Chí Thành, Mạnh Thường, Vũ Khánh, Đình An, Văn Thành… có đầy đủ kinh nghiệm truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cơ bản đã được kinh qua thực tiẽn Việt Nam. Mặc dù việc thù lao cho công tác giảng dạy không đáng là bao nhưng với nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp nhiếp ảnh các thầy đã mang đến cho các sinh viên không chỉ đơn thuần học thuật, lý luận, mà cả những kinh nghiệm tác nghiệp… Do đó nhiều sinh viên trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, qua những chuyến đi sáng tác đã có ảnh tham gia triển lãm và giành được giải thưởng trong các cuộc thi và triển lãm ảnh của các tỉnh, của khu vực, hay toàn quốc do Hội Nghệ sỹ Nhiếp
  4. ảnh Việt Nam tổ chức. Đặc biệt đại đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường đã tác nghiệp khá thành thạo và một số lớn trở thành phóng viên, biên tập viên của các tòa soạn báo, các nhà xuất bản ở trung ương và địa phương … Nói như vậy không có nghĩa công tác giảng dạy nhiếp ảnh đã hoàn hảo. Ngược lại, trong đó có một số vấn đề bất cập cần được khắc phục, nhất là nay đã trở thành Khoa Nhiếp ảnh Đại học. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo nhiếp ảnh đại học trong giai đoạn mới . Đó là tăng cường đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Bởi hiện đa số là giảng viên thỉnh giảng. Cần nhanh chóng xây dựng bộ giáo trình cho các môn học. Đặc biệt cần trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị máy móc cho sinh viên thực hành nhiều hơn nửa. Nhưng rõ ràng đây là vấn đề lớn, khó khăn phức tạp, không thể đòi hỏi một sớm một chiều giải quyết được. Nó vượt quá khả năng của nhà trường. Muốn giải quyết đồng bộ, kịp thời cần có sự giúp đỡ tích cực của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và sự đóng góp của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam. Cụ thể để có một chương trình đào tạo hoàn chỉnh Hội NSNA Việt Nam cùng với Trường Đại học Sân khấu
  5. Điện ảnh nghiên cứu định ra những môn học cần thiết phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta hiện nay. Bởi đây là bộ môn mới mẻ đối với chúng ta mà ngay nhiều nước tiền tiến trên thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam A, cũng chưa có một nước nào mở trường lớp riêng đào tạo nhiếp ảnh đại học và cao đẳng. Việt Nam là nước độc nhất ở Đông Nam A đào tạo cử nhân nhiếp ảnh... Vì vậy việc hoàn chỉnh bộ giáo trình nhiếp ảnh là công việc đầy khó khăn. Nhưng tôi tin rằng với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết hợp với những kinh nghiệm trong sáng tác và giảng dạy của nhiều năm qua lại được sự ủng hộ động viên của các ngành có liên quan, của nhà trường, của Hội NSNA Việt Nam và của các thầy giáo, nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Thực tế đến nay nhà trường đã nghiệm thu hai bản thảo giáo trình: Nghệ thuật nhiếp ảnh và Lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Vấn đề còn lại gặp nhiều trở ngại là đội ngũ giáo viên hiện thiếu nhiều. Số giảng viên tốt nghiệp đại học về nhiếp ảnh, báo chí, kỹ thuật phim ảnh quá ít ỏi mà phần lớn đã sang tuổi lục tuần. Để khắc phục khó khăn này, chuẩn bị đội ngũ cho nhiều năm sau, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh cần có kế hoạch bồi dưỡng cho một số sinh viên học giỏi trong các khóa 25 và 26, khi các em tốt nghiệp giữ lại trường và gửi đi học thêm nhằm bổ sung cho đội ngũ thầy giáo trong tương lai. Đến nay Khoa Nhiếp ảnh đã đi được một chặng đường 10 năm và ngày càng phát triển. Hàng năm Khoa Nhiếp ảnh Trường Đại học Sân
  6. khấu Điện ảnh sẽ cung cấp cho xã hội những cử nhân nhiếp ảnh có trình độ chuyên môn cao. Và chẳng bao lâu nữa với sự nổ lực bản thân, họ sẽ phấn đấu trở thành những nghệ sỹ nhiếp ảnh có trình độ học vấn tay nghề cao. Khi đó chắc chắn trong xã hội sẻ không còn nghe hai tiếng “phó nháy“ do kiểu truyền nghề để lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2