YOMEDIA
ADSENSE
NLuận văn Thạc sĩ Văn học: Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của guyễn Xuân Khánh
16
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Motif và biểu tượng như những đơn vị liên văn bản nghệ thuật; chương 2 - Motif trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và chương 3 - Biểu tượng trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Mời các bạn tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NLuận văn Thạc sĩ Văn học: Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của guyễn Xuân Khánh
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÊ THỊ HUẾ MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2016 Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN ----------------------- LÊ THỊ HUẾ MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Long HÀ NỘI - 2016 Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả những nhà nghiên cứu hay những sách lý luận chuyên ngành đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng, cụ thể trong từng mục và trong phần tài liệu tham khảo. Không có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu. Nếu có sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Phạm Quang Long ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, cung cấp các tài liệu tham khảo cần thiết và tận tình góp ý, chỉnh sửa giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa văn học cùng tất cả các thầy cô trong hội đồng bảo về đề cƣơng đã đóng góp ý kiến giúp em hoàn thiện luận văn này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên Luận văn của em không tránh khỏi những sai sót và chƣa hợp lý, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên thực hiện Lê Thị Huế K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4 3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ........................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 8 6. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................... CHƢƠNG 1. MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG NHƢ NHỮNG ĐƠN VỊ LIÊN VĂN BẢN NGHỆ THUẬT 1.1.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của motif ....................................... 9 1.2.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của biểu tƣợng .............................. 10 1.3.Motif và biểu tƣợng-những đơn vị liên văn bản nghệ thuật ................... 13 CHƢƠNG 2. MOTIF TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY 2.1.Motif giấc mơ (chiêm mộng) ................................................................. 15 2.2.Motif hồng nhan bạc mệnh .................................................................... 30 2.3. Motif thù trong giặc ngoài.................................................................... 41 CHƢƠNG 3. BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY 3.1.Biểu tƣợng tín ngƣỡng ........................................................................... 53 3.1.1. Biểu tƣợng Âm Dương ....................................................................... 53 3.1.2. Biểu tƣợng Lửa .................................................................................. 64 3.2. Biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa ........................................................... 70 Lê Thị Huế 1 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh 3.2.1. Biểu tƣợng âm nhạc .......................................................................... 70 3.2.2. Biểu tƣợng về vẽ tranh ...................................................................... 79 3.3. Biểu tƣợng về không gian ..................................................................... 90 3.3.1. Biểu tƣợng chùa ................................................................................. 90 3.3.2. Biểu tƣợng vƣờn cảnh ........................................................................ 97 KẾTLUẬN................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 117 Lê Thị Huế 2 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Văn hóa là những gì còn lại khi ta quên đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” (Edouard Herriot), một câu châm ngôn đầy ý nghĩa cho thấy phạm vi vô cùng rộng lớn của văn hóa. Iu.Lotman đã chỉ cho chúng ta một hƣớng tiếp cận văn hóa mới: “các biểu tƣợng là một trong những yếu tố bền vững nhất của không gian văn hóa” [7;220]. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh viết về một giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Trần đầu Hồ đƣa đến cái nhìn mới về lịch sử và văn hóa của dân tộc. Hồ Quý Ly mở đầu thành công của tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân Khánh, trong seri tiểu thuyết viết về lịch sử của ông. Tiếp cận văn hóa học đang là khuynh hƣớng thời sự trong nghiên cứu văn học thế giới, phân tích các motif và biểu tƣợng của Hồ Quý Ly nằm trong khuynh hƣớng nghiên cứu hiện đại đó. Kí hiệu học nhƣ một bộ môn khoa học mới xuất hiện cách đây chƣa lâu, mặc dù ngay từ thế kỷ XVII, nhà triết học duy vật Anh J.Locke đã xác định cực kỳ chính xác đối tƣợng và dung lƣợng của kí hiệu học, nhƣng suốt một thời gian dài, những tƣ tƣởng sâu sắc của J.Locke không nhận đƣợc sự ủng hộ. Khái niệm kí hiệu học, một khái niệm do các nhà ngôn ngữ học, toán học và logic học cùng sáng tạo ra, đã trở thành khái niệm nền móng của kí hiệu học. Không phải ngẫu nhiên kí hiệu học vẫn thƣờng đƣợc gọi là khoa học về các hệ thống kí hiệu. Iu.Lotman nhà nghiên cứu văn học, nhà văn hóa học và kí hiệu học nổi tiếng thế giới một trong số những học giả hàng đầu của thế kỷ XX, ngƣời đã đóng góp những tƣ tƣởng lòng cốt làm nên Lý thuyết kí hiệu học văn hóa. Lê Thị Huế 3 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Việc nghiên cứu nghệ thuật nhƣ một hệ thống kí hiệu là lĩnh vực đặc biệt, ai cũng biết về tính tích cực xã hội của nghệ thuật, các kí hiệu đƣợc nghệ sĩ và nhà văn ứng dụng mang lại giá trị xã hội vô giá. Nghiên cứu xem nghệ thuật kết tụ trong bản thân thông tin có tầm quan trọng xã hội nhƣ thế nào là nhiệm vụ thú vị của kí hiệu học. Tác phẩm nghệ thuật là một phƣơng thức tổ chức cực kỳ tiết kiệm, hàm súc, thuận tiện cho việc lƣu trữ và truyền đạt thông tin. Có thể lấy ví dụ nhƣ thông tin về tính cách tham vọng đời sống của nhân vật đƣợc miêu tả thông qua tên gọi, giấc mơ, loài hoa, loài vật yêu thích, khung cảnh và bố trí khu vƣờn… Sức sống của vƣơng triều qua hình ảnh cuả những ngƣời phụ nữ, qua sự thay đổi của vƣờn ngự uyển, qua hình ảnh núi Yên Tử… Một lƣợng thông tin khổng lồ đƣợc nén trong các biểu tƣợng thể hiện chiều sâu của thông tin và ngụ ý nghệ thuật cuả tác giả vô cùng phong phú. Hồ Quý Ly đã đƣợc tiếp cận nhiều trên phƣơng diện nghệ thuật từ nghệ thuật trần thuật đến thế giới nhân vật... Nhƣng trên phƣơng diện văn hóa học, đi vào giải mã ký hiệu văn hóa ở tác phẩm là một hƣớng đi ít đƣợc quan tâm. Bởi vậy tôi đã quyết định chọn đề tài Motif và biểu tượng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ một thử nghiệm theo hƣớng đó. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử xuất bản năm 2000, đƣợc tái bản rất nhiều lần, ngay từ khi ra đời tiểu thuyết đã nhận đƣợc nhiều đánh giá, quan tâm của cả độc giả và giới nghiên cứu. Nhiều giải thƣởng đã đƣợc trao cho Hồ Quý Ly công nhận những nỗ lực của tiểu thuyết gia U80 nhƣ: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết (1998 – 2000) của Hội nhà văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội, 2001, giải thưởng Mai Lê Thị Huế 4 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh vàng của báo Ngƣời lao động, 2001, giải thưởng Thăng Long của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2002. Đã có rất nhiều hội thảo, chuyên luận, luận văn nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Quý Ly nói riêng và bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh nói chung: tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh, Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh do viện Văn học tổ chức. Những bài báo Nỗi cô đơn cuả trí thức trong Hồ Quý Ly và Hội thề (Nguyễn Thị Hƣơng Quê), Bài học canh tân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (Thái Sơn), Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của những con rồng (Phan Tuấn Anh) đƣợc đăng trên WEBOOK thế giới sách online của bạn. Các luận văn: Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh: từ lịch sử đến tiểu thuyết của học viên Lê Thị Kim Loan (2012) (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của học viên Lê Thị Thúy Hậu (Đại học Vinh)… Những công trình trên chủ yếu tiếp cận tác phẩm dƣới góc nhìn nghệ thuật, nhân vật, trần thuật, tự sự học. Tuy nhiên, theo chúng tôi đƣợc biết, ở Việt Nam chƣa có công trình nào trực tiếp và chuyên sâu nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly. 3. Đối tƣợng mục đích và phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ đi vào khảo sát và cắt nghĩa các biểu tƣợng, motif trong tác phẩm để thấy đƣợc những liên kết tạo nên sự đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện tác phẩm. Đối tƣợng nghiên cứu sẽ là các biểu tƣợng và motif đƣợc lặp đi, lặp lại trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận các nhân vật Lê Thị Huế 5 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và không gian của tiểu thuyết. Các biểu tƣợng sẽ đƣợc tìm hiểu từ việc giải thích ý nghĩa văn hóa sau đó soi chiếu trong từng tình huống cụ thể của tiểu thuyết. Các motif trong tiểu thuyết đƣợc khảo sát ở ba motif chính là motif Giấc mơ, motif hồng nhan bạc mệnh và motif thù trong giặc ngoài, sự sắp xếp trình tự các motif cho thấy sự tăng dần phạm vi và tầm quan trọng của vấn đề đƣợc khảo sát. Đi từ thế giới tinh thần của con ngƣời thông qua motif giấc mơ, đến vấn đề thân phận con ngƣời mà ở đây là thân phận ngƣời phụ nữ trong motif hồng nhan bạc mệnh và mở rộng ra là vấn đề của quốc gia dân tộc ở motif thù trong giặc ngoài. Ba nhóm biểu tƣợng đƣợc khảo sát là nhóm biểu tƣợng về tôn giáo, nhóm biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa và nhóm biểu tƣợng về không gian. Không chỉ khảo sát các biểu tƣợng chính đƣợc nêu ra ở mỗi nhóm biểu tƣợng mà trong quá trình khảo sát còn mở rộng khảo sát các biểu tƣợng đi kèm với các biểu tƣợng chính trong sự so sánh đối chiếu ý nghĩa của biểu tƣợng trong văn hóa phƣơng đông và văn hóa phƣơng tây trong sự liên hệ với bối cảnh và thời đại hiện nay. Luận văn không chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tƣợng trong bản thân tác phẩm Hồ Quý Ly mà còn có sự so sánh với hai tiểu thuyết lớn của Nguyễn Xuân Khánh là Mẫu thượng ngàn (2005) và Đội gạo lên chùa (2011) để thấy đƣợc dòng chảy văn hóa và sự biến thiên của chúng theo thời gian. Bởi bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một sự tiếp nối từ thời gian cho đến sự kiện: Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Mẫu thượng ngàn là cuộc kháng chiến chống Pháp, Đội gạo lên chùa là khoảng giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, số phận của con ngƣời, tôn giáo và văn hóa trong dòng chảy lịch sử với Lê Thị Huế 6 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh những thăng trầm và đổi thay. Không phải ngẫu nhiên mà trong bộ ba tiểu thuyết lớn của mình Nguyễn Xuân Khánh đã gạt hết mọi đề tài mang tính cá nhân, để hƣớng đến ba giai đoạn lớn đất nƣớc bị ngoại bang xâm lấn những sự kiện lịch sử đầy tính nhạy cảm mà phần đa vẫn đang né tránh, bàn về chuyện quốc gia dân tộc về những vấn đề lớn lao mang tính vận mệnh thể hiện tầm nhìn bao quát của con ngƣời sống qua hai thế kỉ với con mắt bao dung công tâm và nếm đủ các trải nghiệm để hiểu đƣợc bản thân và những giá trị đích thực của cuộc sống. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học, có kết hợp phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học đƣợc vận dụng để nghiên cứu hình thức của tác phẩm, tìm đến những nội dung đƣợc thể hiện trong những hình thức ấy, khảo sát văn bản, hƣớng đến nội dung tƣ tƣởng, thông điệp tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm. Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học là phƣơng pháp thuộc khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu bản chất, những quy luật tồn tại và phát triển của văn hóa, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của văn hóa. Văn hóa học có đối tƣợng là văn hóa với tƣ cách là tổng thể các hình thái giá trị, chuẩn mực và biểu tƣợng chi phối cá nhân, xã hội dân tộc và nhân loại. Văn học là một dạng biểu hiện của văn hóa, nghiên cứu văn học nếu tách khỏi văn hóa sẽ không hiểu đƣợc môi trƣờng đã sinh ra nó và những liên hệ với môi trƣờng ấy. Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học mà chủ yếu là kí hiệu học văn hóa để tiếp cận các motif và biểu tƣợng, cắt nghĩa từng biểu tƣợng trong từng bối cảnh văn hóa xã hội, khả năng liên kết xâu chuỗi của nó trong kết cấu tiểu thuyết. Lê Thị Huế 7 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Ngoài hai phƣơng pháp nghiên cứu trên, trong luận văn cũng vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp. Phƣơng pháp thống kê nhằm mục đích chỉ ra số lần xuất hiện, tần xuất của mỗi biểu tƣợng, motif trong tiểu thuyết, liệt kê các sự kiện trong tác phẩm để thấy đƣợc giá trị và ý nghĩa biểu đạt cũng nhƣ sự liên kết của các motif và biểu tƣợng. Phƣơng pháp phân tích từng biểu tƣợng và motif giúp hiểu rõ ý nghĩa và vai trò biểu hiện, liên kết tác phẩm của chúng cũng nhƣ ngụ ý nghệ thuật của tác giả trong việc sử dụng và móc nối các chi tiết trong tiểu thuyết. Phƣơng pháp so sánh cho thấy sự xuất hiện của mỗi biểu tƣợng và motif trong bối cảnh khác nhau thể hiện hoàn cảnh riêng cũng nhƣ tâm trạng của nhân vật, để dự báo cho những sự việc xảy ra sau đó. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Motif và biểu tƣợng nhƣ những đơn vị liên văn bản nghệ thuật Chƣơng 2: Motif trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly Chƣơng 3: Biểu tƣợng trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã phần nào cắt nghĩa đƣợc các motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly nói riêng và trong đời sống văn hóa nói chung. Luận văn đi vào tìm hiểu các biểu tƣợng và motif đƣợc lặp đi lặp lại trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách các nhân vật và không gian tiểu thuyết. Các biểu tƣợng và motif tạo nên sự đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện trở thành công cụ thông tin giao tiếp giữa các nền văn hóa với ngôn ngữ khác nhau. Lê Thị Huế 8 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Luận văn không chỉ tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tƣợng trong tác phẩm Hồ Quý Ly mà còn so sánh với các tác phẩm khác để thấy đƣợc giá trị văn hóa kết tinh trong từng motif biểu tƣợng. Mở ra một hƣớng tiếp cận mới cho tác phẩm văn học theo hƣớng văn hóa học. Lê Thị Huế 9 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Chƣơng 1: Motif và biểu tƣợng nhƣ những đơn vị liên văn bản nghệ thuật 1.1. Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của motif Motif có thể là yếu tố hoặc ý tƣởng lặp đi lặp lại trong suốt những đoạn văn, nó không nhất thiết phải là một chủ đề mà có thể nhƣ một thông điệp. Ngƣời đầu tiên trên thế giới đƣa ra khái niệm motif là nhà Folklore học ngƣời Nga A.N Vexelopxki vào thế kỷ XIX, trong công trình Thi pháp học lịch sử, sau đó năm 1910, A.Arnes, năm 1949 S.Thompson đã làm từ điển về tif và motif. Ở Việt Nam, Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, và Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đƣợc coi là hai ngƣời đầu tiên giới thiệu về motif và đƣa ra những khái niệm về nó. Trong khi đó motif gắn liền với văn hóa dân gian của các dân tộc trên thế giới hình thành ngay từ buổi bình minh cùng lịch sử loài ngƣời. Về nguồn gốc của khái niệm motif đƣợc phiên âm từ tiếng Pháp gắn với văn hóa âm nhạc, với tƣ cách một phạm trù của nghiên cứu văn học. Các học giả đã khảo sát motif nhƣ một yếu tố không thể phân chia nhỏ hơn cuả văn bản và ngôn bản, đó là những sự vật, hình ảnh, là đơn vị nhỏ nhất cuả cốt truyện dân gian. Về sau motif gắn với tác giả và cảm quan nghệ thuật của tác giả, với việc phân tích chỉnh thể của tác phẩm. Theo cuốn 150 Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, motif gắn với thế giới tƣ tƣởng và cảm xúc của tác giả một cách trực tiếp hơn so với các thành tố khác của hình thức nghệ thuật, nhƣng khác với các thành tố ấy, motif không mang tính hình tƣợng “độc lập”, không mang tính toàn vẹn thẩm mỹ, chỉ trong quá trình phân tích cụ thể sự “vận động” của motif, chỉ trong việc soi tỏ tính bền vững, tính cá thể ở sự hàm nghĩa của nó, nó mới có đƣợc ý nghĩa và giá trị nghệ thuật. [1, 210] Lê Thị Huế 10 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh Motif là một trong những thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay trong những nghiên cứu về thể loại tự sự dân gian. Hƣớng nghiên cứu theo kết cấu và nội dung của motif cũng nhƣ mối quan hệ giữa motif và cốt truyện ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Việc phân tích các motif có vai trò rất quan trọng: để tìm kiếm những tầng nghĩa sâu xa đƣợc giấu kín trong đó, những biểu tƣợng văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, phân tích motif để tìm ra con đƣờng ngắn nhất của các văn bản có yếu tố văn hóa dân gian. Những motif lặp đi lặp lại trong văn học truyền thống, những ám ảnh tâm lý của con ngƣời ở những giai đoạn lịch sử với những không gian văn hóa khác nhau là phác họa chân thực nhất về tiến trình nhận thức của loài ngƣời. Các motif đƣợc khảo sát trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bao gồm: Motif giấc mộng, motif hồng nhan bạc mệnh, motif thù trong giặc ngoài. Các motif đi từ vấn đề mang tính cá nhân về thế giới tinh thần của con ngƣời đến vấn đề thân phận con ngƣời mà cụ thể ở đây là ngƣời phụ nữ và mở rộng ra bàn đến vấn đề vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Các motif trên không chỉ xuất hiện trong bộ ba tiểu thuyết lớn của Nguyễn Xuân Khánh mà còn là những vấn đề lớn và trung tâm của văn học dân tộc mọi thời đại từ văn học dân gian đến văn học hậu hiện đại ngày nay. 1.2. Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của biểu tƣợng Biểu tƣợng (symbol) là các đối tƣợng, các kí tự, con số, mầu sắc đƣợc sử dụng để đại diện ý tƣởng hoặc khái niệm triù tƣợng. Biểu tƣợng luôn hàm chứa trong nó những giá trị mà đằng sau mỗi giá trị thƣờng ẩn dấu một nhu cầu nào đó của con ngƣời. Giải mã các biểu tƣợng là chìa khóa để giải mã đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng dƣới góc nhìn kí hiệu học. Biểu tƣợng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán, có nghĩa khá trừu tƣợng. Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tƣợng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là Lê Thị Huế 11 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh hình ảnh tƣợng trƣng, nghĩa thứ hai là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan của ta chấm dứt. Symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp), theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì những gì đƣợc gọi là biểu tƣợng khi nó đƣợc một nhóm ngƣời đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó, biểu tƣợng có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Mỗi biểu tƣợng đều có ý nghĩa riêng tùy thuộc vào thời gian, không gian của nó, ý nghĩa mỗi biểu tƣợng phụ thuộc vào nền văn hóa sinh ra nó, bối cảnh và thời điểm mà nó ra đời. Có thể hiểu biểu tƣợng là cái dùng để biểu thị một cái gì đó ngoài nó, nó là hình ảnh tƣợng trƣng phô bày ra khiến ta cảm nhận một giá trị trừu xuất. Biểu tƣợng cũng có thể coi nhƣ một vật môi giới làm trung gian để biểu hiện những vật khó có thể tri giác đƣợc. Về mặt chức năng biểu tƣợng còn mang tính thay thế, nó không chỉ thay thế cho các đối tƣợng thực mà còn thay thế cả các quá trình, hiện tƣợng ý niệm của con ngƣời, bên cạnh đó biểu tƣợng còn có các thuộc tính chức năng khác nữa nhƣ giáo dục, liên kết, dự báo, giáo tiếp hay thông tin. Đặc điểm cực kỳ quan trọng của biểu tƣợng là cơ cấu cảm xúc. Bất kì một biểu tƣợng nào cũng đều mang trong nó hệ thống cảm xúc nhất định. Giữa quan hệ với thực tế thể hiện trong hình tƣợng nghệ thuật và cảm xúc đƣợc ghi nhận trong biểu tƣợng có sự khác biệt đƣơng nhiên đối với ngƣời cảm thụ nghệ thuật. Trong Kí hiệu học văn hóa Iu. Lotman đã chỉ ra quá trình biểu tƣợng đi vào văn bản “biểu tƣợng rơi vào ký ức nhà văn từ chiều sâu của kí ức văn Lê Thị Huế 12 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh hóa và đƣợc làm sống lại trong văn bản mới nhƣ một hạt giống đánh rơi vào lòng đất. Sự gợi nhớ chuyện cũ, trích dẫn hay gợi nhắc đều là bộ phận hữu cơ của văn bản mới, thực hiện chức năng trong bình diện đồng đại. Chúng đi từ văn bản vào chiều sâu của kí ức, còn biểu tƣợng thì đi từ kí ức vào văn bản” [7;223]. Ông còn cho thấy ý nghĩa của biểu tƣợng là vô cùng rộng lớn “tiềm năng nghĩa của biểu tƣợng bao giờ cũng rộng hơn sự thực hiện cụ thể của chúng: các mối liên hệ mà biểu tƣợng xuất hiện nhờ sự biểu hiện của nó trong hoàn cảnh kí hiệu nào đó, không thể hiện hết tất cả các giá trị ý nghĩa của nó. Điều đó tạo nên một trữ lƣợng ý nghĩa mà nhờ đó biểu tƣợng có thể xuất hiện trong những mối liên hệ bất ngờ, thay đổi bản chất và thay đổi hình thức của hoàn cảnh kí hiệu xung quanh một cách bất ngờ”. [7;221] Ngôn ngữ biểu tƣợng cho phép con ngƣời ở những nền văn minh khác nhau, những vùng văn hóa khác nhau, thậm chí ở những không gian, thời gian khác nhau hiểu đƣợc nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là thông tin. Ngôn ngữ biểu tƣợng là thành tố văn hóa do con ngƣời tạo ra để sử dụng nhƣ một loại công cụ thông tin giao tiếp. Ferdinand de Saussure cha đẻ của ngành kí hiệu học đã tạo ra những nền tảng cho khoa học nghiên cứu về biểu tƣợng, với phƣơng pháp tiếp cận rõ ràng khúc chiết giúp tránh đƣợc đặc tính khó lƣờng của biểu tƣợng là tính trìu tƣợng và đa nghĩa. Có rất nhiều kiểu dạng biểu tƣợng trong tiểu thuyết, nhƣng trong luận văn chủ yếu tập trung vào ba nhóm biểu tƣợng sau: Biểu tƣợng về tín ngƣỡng bao gồm biểu tƣợng âm dƣơng và lửa; biểu tƣợng sinh hoạt văn hóa bao gồm biểu tƣợng âm nhạc và vẽ tranh; biểu tƣợng không gian bao gồm vƣờn cảnh, ngôi chùa. Trong các biểu tƣợng trên ta nhận thấy biểu tƣợng về âm dƣơng có vai trò chi phối và tồn tại trong tất cả các biểu tƣợng còn lại, Lê Thị Huế 13 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bởi trong đời sống ngƣời Việt triết lý âm dƣơng ngấm sâu vào nhận thức, tính chất cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của con ngƣời. Nếu nhƣ ở motif sự sắp xếp đi từ những vấn đề nhỏ để mở rộng ra vấn đề mang tính vận mệnh quốc gia dân tộc, thì ở biểu tƣợng sự sắp xếp các nhóm biểu tƣợng đƣợc thực hiện theo chiều ngƣợc lại đi từ những vấn đề lớn đến nhỏ để thấy đƣợc sự thấm đẫm và sâu đậm của triết lý âm dƣơng trong mọi khía cạnh của đời sống. Biểu tƣợng là sự vật, hình ảnh giúp chúng ta vƣợt qua cái dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa thiêng liêng bên trong, ý nghĩa các biểu tƣợng trong tiểu thuyết gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc đặc biệt là tín ngƣỡng Phật giáo. 1.3. Motif và biểu tƣợng-những liên văn bản nghệ thuật Motif và biểu tƣợng tạo nên thế giới nghệ thuật phong phú đa nghĩa kết hợp cùng với cách đọc liên văn bản đề cao sự so sánh, đối chứng phản biện mở rộng ý nghĩa giúp Hồ Quý Ly vƣợt qua ý nghĩa của của một tiểu thuyết lịch sử thông thƣờng trở thành một cuốn bách khoa toàn thƣ về lịch sử, chính trị, tôn giáo cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau. Liên văn bản là một khái niệm lý luận xuất phát từ phƣơng Tây vào những năm 60 của thế kỷ XX gắn với tên tuổi của ba lý thuyết gia tiên phong về trào lƣu giải cấu trúc và phê bình hậu hiên đại là: Jacques Derrida, Roland Barthes và Julia Kristeva. Với tác phẩm Cái chết của tác giả Roland Barthes là ngƣời đi đầu cổ xúy, và đánh dấu sự cáo chung vai trò của ngƣời viết trong quan hệ với tác phẩm, văn bản luôn tồn tại độc lập với tác giả và hàm chứa một ý nghĩa rộng hơn. Kristeva ngƣời đặt nền móng và xây dựng Lê Thị Huế 14 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh hoàn chỉnh lý thuyết liên văn bản “bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”[32]. Lý thuyết liên văn bản đã nhắc nhở ngƣời đọc một thực tế mỗi văn bản đều tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác có thể xuất hiện trƣớc hoặc cùng thời. Áp dụng cách đọc theo kiểu hậu hiện đại và liên văn bản là tìm ra những tƣơng đồng ẩn chứa trong tác phẩm khai thác nhiều tầng nghĩa của các đối tƣợng trong các mối liên hệ với xã hội để mở rộng phạm vi, giới hạn cuả tác phẩm ra vô hạn phụ thuộc vào phạm vi kiến thức của ngƣời đọc. Tiểu thuyết lịch sử là thể loại “tiểu thuyết lấy một giai đoạn lịch sử làm khung cảnh và mong muốn truyền bá các tinh thần, kiểu cách, và các điều kiện xã hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và trung thành với sự thật lịch sử (tuy nhiên trong một số trƣờng hợp sự trung thành này chỉ là giả tạo). Công trình sáng tạo đó có thể đề cập đến những nhân vật lịch sử có thật hoặc có thể bao hàm một sự pha trộn nhân vật lịch sử với nhân vật hƣ cấu” văn học thực sự là nguồn cảm hứng cho tự do sáng tác văn chƣơng và giá trị tác phẩm lúc này không còn nằm ở chân lý lịch sử mà nằm ở chân lý nghệ thuật. Trong nền văn học Việt Nam tiểu thuyết lịch sử trung đại chƣa thực sự thành công phải đến văn học đƣơng đại thể loại tiểu thuyết lịch sử mới thực sự có chỗ đứng khi con ngƣời lật dở lại lịch sử “mƣợn lịch sử để bàn về hiện tại “lịch sử giống nhƣ một kho kinh nghiệm cho con ngƣời của thời đại ngày nay”.[18] Motif và biểu tƣợng tạo nên những liên kết vƣợt thời gian và không gian mang đến một thế giới nghệ thuật phong phú cùng sự kết hợp với thể loại tiểu thuyết lịch sử cung cấp bài học kinh nghiệm quý báu cho ngƣời Lê Thị Huế 15 K59- Lý luận Văn học
- Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đọc. Motif và biểu tƣợng thực sự là những liên văn bản nghệ thuật kết nối giá trị văn hóa từ các giai đoạn, thời đại khác nhau tạo nên tính đa tầng đa nghĩa cho các motif và biểu tƣợng. Tiểu kết Motif và biểu tƣợng đƣợc sử dụng nhƣ những đơn vị liên văn bản nghệ thuật tạo nên sự đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện của tác phẩm nói chung, Hồ Quý Ly nói riêng. Những motif, biểu tƣợng đƣợc khảo sát gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách của các nhân vật và không gian văn hóa của tiểu thuyết nhằm thể hiện đƣợc nhiều nhất ý đồ của tác giả, nhƣ một phƣơng thức cảm nhận đời sống và bày tỏ thái độ của mình. Việc sắp xếp trình tự các motif theo trình tự tăng dần, còn các biểu tƣợng sắp xếp theo trình tự giảm dần cho thấy mối quan hệ đa chiều của một hiện thực phức tạp, đầy biến động, làm nổi rõ những phức tạp trong số phận, tính cách các nhân vật. Motif, biểu tƣợng trong tiểu thuyết tạo thành không gian văn hóa đa tầng kết nối giá trị từ các thời đại khác nhau, làm cơ sở để cắt nghĩa hành vi, số phận các nhân vật, cắt nghĩa những ứng xử lịch sử. Nghiên cứu kí hiệu học đòi hỏi sự bao quát, liên tƣởng, xâu chuỗi để kết nối các giá trị văn hóa đƣợc tích tụ trong các motif và biểu tƣợng văn hóa. Lê Thị Huế 16 K59- Lý luận Văn học
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn