intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “NNội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 A. Nội dung ôn tập: Bài 1 Giới thiệu về trồng trọt Bài 2 Làm đất trồng cây Bài 3 Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng B. Các dạng bài tập ôn tập: I. Trắc nghiệm: (Đề số 1) Câu 1. Cây trồng phân loại theo mục đích sử dụng là: A. Cây lương thực B. Cây công nghiệp C. Cây ăn quả D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực? A. Cây ngô B. Cây su hào C. Cây vải thiều D. Cây tiêu Câu 3. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây rau? A. Cây ngô B. Cây su hào C. Cây vải thiều D. Cây tiêu Câu 4. Vai trò của cây trồng: A. Cung cấp lương thực B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Có mấy phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Đọc các nội dung sau và chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý: A. Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên. B. Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. C. Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt phổ biến, có thể được tiến hành trong tự nhiên hoặc trong nhà. D. Trồng trọt ngoài tự nhiên là phương thức trồng trọt kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà. Câu 7. Trồng trọt kết hợp: A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên. C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che. D. Cả 3 đáp án trên Câu 8. Kĩ sư bảo vệ thực vật: A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
  2. C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 9. Đất trồng có thành phần nào? A. Phần rắn B. Phần lỏng C. Phần khí D. Cả 3 đáp án trên Câu 10. Đọc các nội dung sau và chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý: A. Phần rắn của đất trồng giúp cho cây đứng vững. B. Phần rắn của đất trồng cung cấp khí oxygen cho cây. C. Phần rắn của đất trồng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. D. Phần rắn của đất trồng cung cấp nước cho cây. Câu 11. Phần lỏng của đất trồng giúp: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây C. Làm đất tơi xốp D. Cả 3 đáp án trên Câu 12. Phần khí của đất trồng giúp: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây C. Làm đất tơi xốp D. Cả 3 đáp án trên Câu 13. Làm đất thuộc công đoạn nào trong quy trình trồng trọt? A. Đầu tiên B. Cuối cùng C. Thứ hai D. Thứ ba Câu 14. Làm đất trồng cây có công việc chính nào? A. Cày đất B. Bừa/ đập đất C. Lên luống D. Cả 3 đáp án trên Câu 15. Đọc các nội dung sau và chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý: A. Cày đất là làm xáo trộn lớp đất mặt sâu < 20 cm. B. Cày đất là làm xáo trộn lớp đất mặt sâu 20 – 30 cm. C. Cày đất là làm xáo trộn lớp đất mặt sâu > 20 cm. D. Cày đất là làm xáo trộn lớp đất mặt sâu > 30 cm. Câu 16. Có mấy cách bón phân lót thường dùng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17. Có mấy hình thức gieo trồng chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Nước ta có vụ gieo trồng nào? A. Vụ đông xuân B. Vụ hè thu C. Vụ mùa D. Cả 3 đáp án trên Câu 19. Vụ đông xuân vào khoảng thời gian nào? A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau B. Tháng 4 đến tháng 7 C. Tháng 7 đến tháng 11 D. Cả 3 đáp án trên Câu 20. Vụ hè thu vào khoảng thời gian nào? A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau B. Tháng 4 đến tháng 7 C. Tháng 7 đến tháng 11 D. Cả 3 đáp án trên Câu 21. Người ta sử dụng loại phân nào để bón thúc? A. Phân hữu cơ hoại mục B. Phân hóa học C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác Câu 22. Đâu không phải mục đích của vun xới? A. Giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng B. Cây đứng vững C. Tạo độ tơi xốp cho đất D. Tạo độ thoáng khí cho đất
  3. Câu 23. Hình ảnh nào thể hiện công việc dặm lúa? Câu 24. Hình ảnh nào thể hiện cây bị thiếu nước? (Đề số 2) Câu 1. Cây trồng phân loại theo mục đích sử dụng là: A. Cây thuốc B. Cây gia vị C. Cây hoa D. Cả 3 đáp án trên Câu 2. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả? A. Cây ngô B. Cây su hào C. Cây vải thiều D. Cây tiêu Câu 3. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây gia vị? A. Cây ngô B. Cây su hào C. Cây vải thiều D. Cây tiêu Câu 4. Vai trò của cây trồng: A. Cung cấp lương thực B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi C. Cung cấp nông sản xuất khẩu
  4. D. Cả 3 đáp án trên Câu 5. Ở Việt Nam có phương thức trồng trọt phổ biến nào? A. Trồng trọt ngoài tự nhiên B. Trồng trọt trong nhà có mái che C. Trồng trọt kết hợp D. Cả 3 đáp án trên Câu 6. Trồng trọt trong nhà có mái che: A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên. B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên. C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che. D. Cả 3 đáp án trên Câu 7. Đọc các nội dung sau và chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý: A. Kĩ sư trồng trọt là người làm nhiệm vụ bảo tồn và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Kĩ sư trồng trọt là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và phòng trừ các tác nhân gây hại cho cây trồng. C. Kĩ sư trồng trọt là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. D. Kĩ sư trồng trọt là người làm nhiệm vụ giám sát và tạo giống mới trong quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. Câu 8. Kĩ sư chọn giống cây trồng: A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt. B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng. C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 9. Đất trồng có mấy thành phần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10. Phần lỏng của đất trồng giúp: A. Cây đứng vững B. Cung cấp nước cho cây C. Cung cấp oxygen cho cây D. Cả 3 đáp án trên Câu 11. Phần khí của đất trồng giúp: A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây C. Làm đất tơi xốp D. Cả 3 đáp án trên Câu 12. Đọc các nội dung sau và chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý: A. Phần rắn của đất trồng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. B. Phần rắn của đất trồng giúp cung cấp nước cho cây. C. Phần rắn của đất trồng giúp hòa tan chất dinh dưỡng cho cây.
  5. D. Phần rắn của đất trồng giúp làm cho đất tơi xốp. Câu 13. Làm đất trồng cây gồm mấy công việc chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Mục đích của việc lên luống là? A. Dễ chăm sóc B. Chống ngập úng C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. D. Cả 3 đáp án trên Câu 15. Cày đất có tác dụng gì: A. Làm đất tơi, xốp B. Giúp đất thoáng khí C. Chôn vùi cỏ dại D. Cả 3 đáp án trên Câu 16. Có những cách bón phân nào? A. Rắc đều lên mặt luống B. Theo hàng C. Theo hốc D. Cả 3 đáp án trên Câu 17. Có hình thức gieo trồng chính nào? A. Bằng hạt B. Bằng cây con C. Cả A và B đều đúngD. Đáp án khác Câu 18. Khi gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu về: A. Thời vụ B. Mật độ C. Khoảng cách D. Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. Câu 19. Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là công nghiệp? A. Chè, cà phê, cao su. B. Bông, hồ tiêu, vải. C. Hoa hồng, hoa cúc, hoa lan. C. Bưởi, nhãn, chôm chôm. Câu 20. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả? A. Cây lạc B. Cây su hào C. Cây nhãn D. Cây ngô Câu 21. Làm cỏ giúp: A. Giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. B. Cây đứng vững. C. Tạo độ tơi xốp cho đất. D. Tạo độ thoáng khí cho đất. Câu 22. Vun xới giúp: A. Tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển. B. Hạn chế nơi trú ẩn của sâu. C. Hạn chế nơi trú ẩn của bệnh. D. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng. Câu 23. Hình ảnh nào thể hiện công việc làm cỏ, vun xới? Câu 24. Hình ảnh nào thể hiện cây bị úng nước?
  6. II. Tự luận: Câu 1: Nêu vai trò và triển vọng của nghề trồng trọt. Câu 2: Nêu vai trò các thành phần của đất trồng đối với cây trồng. Câu 3: Nêu một số công việc chính của kĩ thuật làm đất trồng cây. Câu 4: Nêu các nhiệm vụ và phẩm chất cần có của một kĩ sư trồng trọt/ kĩ sư chọn giống cây trồng/ kĩ sư bảo vệ thực vật. BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Trần Thị Nhung Trần Thị Thu Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2