intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm" nhằm giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé! Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD khối THCS và THPT năm 2021-2022 - Trường THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm

  1. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 6 Năm học 2021-2022 BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Bài 1: Tự hào về 1.Khái niệm: truyền thống gia - Mỗi gia đình, dòng họ Việt Nam đều có truyền thống đình, dòng họ. về văn hóa, đạo đức, lao động, học tập. - Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra. * Ví dụ: Truyền thống: -Yêu nước - Đạo đức - Văn hóa - Nghề nghiệp - Cần cù lao động - Hiếu học - Làng nghề - Hiếu Thảo.... 2.Ý nghĩa: Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. 3.Cách rèn luyện: Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp. Bài 2: Yêu 1. Khái niệm: thương con - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ và làm người. những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. * Ví dụ: Ủng hộ đồng bào Miền Trung gặp thiên tai, chăm sóc ba mẹ khi ốm đau, dắt cụ già qua đường. 2. Biểu hiện yêu thương con người. - Biểu hiện của yêu thương con người: quan tâm, chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ, giúp đỡ, tha thứ, hi sinh vì người khác,... - Biểu hiện trái với yêu thương con người: nhỏ nhen, ích kỉ, thờ ơ trước những khó khăn và nỗi đau khổ của người khác, bao che cho điều xấu, ngược đãi người khác,... 3. Ý nghĩa yêu thương con người. - Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy.
  2. - Yêu thương tạo môi trường vui vẻ, hạnh phúc giúp con người có động lực phát triển bản thân. Bài 3: Siêng 1. Khái niệm siêng năng, kiên trì. năng, kiên trì. - Siêng năng là làm việc tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người. - Kiên trì là làm việc miệt mài, quyết tâm giữ vững ý chí, làm đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại. 2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: - Đi học chuyên cần - Chăm chỉ làm bài - Có kế hoạch học tập - Bài khó không nản chí - Chăm làm việc nhà - Không bỏ dở công việc - Chăm làm vệ sinh lớp học. - Không ngại khó, ngại khổ. - Tìm tòi, sáng tạo… - Kiên trì luyện tập thể dục thể thao 3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì - Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. - Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào thì con người cũng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thì kết quả học tập, lao động mới đạt hiệu quả cao.
  3. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 7 NĂM HỌC: 2021-2022 BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Bài 1: Sống giản dị 1) Khái niệm Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 2) Biểu hiện * Sống giản dị: không xa hoa, lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. * Trái với giản dị: xa hoa, lãng phí, cầu kỳ, qua loa, tuỳ tiện, nói năng bộc lốc, trống không… 3) Ý nghĩa - Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. - Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. Bài 2: Trung thực 1) Khái niệm Luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải. 2) Biểu hiện Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 3) Ý nghĩa - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng. Bài 3: Tự trọng 1) Khái niệm
  4. - Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách - Biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với chuẩn mực của XH và các quy định của pháp luật 2) Biểu hiện - Cư xử đàng hoàng đúng mực - Biết giữ lời hứa - Luôn làm tròn nhiệm vụ của mình - Biết chấp hành pháp luật, không để người khác nhắc nhở chê trách. 3) Ý nghĩa - Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. - Được mọi người tôn trọng, quý mến. Bài 11: Tự tin 1) Biểu hiện - Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động - Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm 2) Ý nghĩa - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo - Làm nên sự nghiệp lớn - Không có lòng tự tin con người sẽ nhỏ bé, yếu đuối
  5. Chủ đề: Yêu 1) Khái niệm thương con người * Yêu thương con người và đoàn kết, tương Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm trợ những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. * Đoàn kết tương trợ Là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 2) Biểu hiện -Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ với mọi người. -Biết tha thứ, biết hy sinh. 3) Ý nghĩa * Yêu thương con người - Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy - Được mọi người yêu quý và kính trọng * Đoàn kết, tương trợ - Sống đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Là truyền thống quý báu của dtộc ta.
  6. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 8 Năm học 2021-2022 BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Bài 1: Tôn 1) Khái niệm: trọng lẽ phải. - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội - Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. 2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển. 3) Cách rèn luyện: - Biết tôn trọng mọi người, cư xử có văn hóa, có đạo đức Bài 4: Giữ chữ 1 Khái niệm: tín. - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau. - Ví dụ: Giữ lời hứa, làm việc đúng giờ, không làm ăn thất đức… 2. Ý nghĩa: - Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình. - Chữ tín có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, và đặc biệt nhất là trong quan hệ giao tiếp. Giữ chữ tín tức là giữ thể diện cho bản thân uy tín, và giữ cho nhân cách đạo đức của chính mình. Ngoài ra chữ tín cũng giúp chúng ta cân bằng và bảo đảm hài hòa giữa các nhu cầu cá nhân trong xã hội. Bài 6: Xây 1 Khái niệm: dựng tình bạn - Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều trong sáng, người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí lành mạnh. tưởng… - Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh: Phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, tin cậy, chân thành,quan tâm giúp đỡ nhau, trung thực, nhân ái, vị tha. - Ví dụ: Giúp đỡ nhau trong học tập; không bao che, dung túng các việc làm xấu của bạn. 2 Ý nghĩa:
  7. - Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy tự tin, yêu cuộc sống, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. 3. Cách rèn luyện - Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng từ cả hai bên. Bài 10: Tự lập 1) Khái niệm: - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. 2) Ý nghĩa: - Người có tính tự lập thường thành công trong công việc, xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người. 3) Cách rèn luyện: - Học sinh rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trong học tập công việc và sinh hoạt hằng ngày.
  8. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 9 Năm học 2021-2022 BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Bài 2: Tự chủ 1.Tự chủ. Là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống có thái độ bình tỉnh, tự tin, tự điều chỉnh hành vi của mình. *Biểu hiện củ tự chủ và thiếu tự chủ - Tự chủ: + Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống. + không hoang mang, nao núng khi gặp khó khăn. + Không bị ngã ngiêng, nao núng trước áp lực tiêu cực. + Biết tự ra quyết định cho mình. - Thiếu tự chủ: Suy nghĩ, hành động nóng nảy, không vững vàng trước cám dỗ… 2. Ý nghĩa của tính tự chủ. - Giúp con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. - giúp ta vượt qua thử thách, cám dỗ. - Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực. 3. Cách rèn luyện tính tự chủ: - Suy nghĩ trước và sau khi hành động. - Tập điều chỉnh hành vi, thái độ của mình: Bình tỉnh, ôn hoà, lễ độ. - Hạn chế những đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân, xa lánh cám dỗ để tránh những việc làm xấu. - Trung thực,tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể. Bài 1: Chí công vô tư 1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Biểu hiện của chí công vô tư: Công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung. 3. Ý nghĩa * Đối với sự phát triển cá nhân:
  9. Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể kính trọng. * Đối với tập thề xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 4. Cách rèn luyện chí công vô tư: - Có thái độ ủng hộ, giúp đỡ những người chí công vô tư. - Phê phán những hành động vụ lợi, thiếu công bằng trong việc giải quyết mọi công việc. - Đối xử công bằng với bạn bè và mọi người, không thiên vị những người thân của mình, hành động theo lẽ phải, vì lợi ích chung của lớp, của trường và của cộng đồng. Chủ đề: Năng động, 1.Khái niệm: sáng tạo và làm việc có a. Năng động, sáng tạo năng suất, chất lượng, - Năng động là tích cực, chủ động, dams ngĩ, dám làm. hiệu quả. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất và tinh thần không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ. - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác....nhằm đạt kết quả cao. b.Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn. 2. Biểu hiện năng động, sáng tạo - Trong học tập: + Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học. + Say mê tìm tòi, phát hiện ra cái mới. - Trong lao động: Dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới. - Trong sinh hoạt hàng ngày: Biết tiếp thu cái hay, cái đẹp, tránh những điều không phù hợp, không bắt chước người khác một cách rập khuôn, máy móc. 3. Ý nghĩa của năng động, sáng tạo - Là phẩm chất cần thiết của người lao động - Giúp con người vượt qua khó khăn, rút ngắn thời gian để làm nên thành công. - Nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội. - Mang lại kỳ tích vẻ vang cho bản thân, gia đình và XH 4.Rèn luyện tính năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả - Siêng năng, tích cực trong mọi hoạt động - Chịu khó suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi.
  10. - Tích cực vận dụng nhứng điều đã biết vào thực tế cuộc sống. - Biết thích ứng với sự thay đổi, biết quản lí thời gian học tập, lao động, sinh hoạt của bản thân một cách hiệu quả. Bài 3: Dân chủ và kỉ 1. Dân chủ và kỉ luật. luật Dân chủ: - Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội. - Mọi người được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đát nước. + Trái với dân chủ: Chuyên quyền, độc đoán, gia trưởng. 2. Mỗi quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều: - Kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả,. - Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 3. Ý nghĩa. - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động, - Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp, - Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. 4. Cách rèn luyện - Cá nhân: Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật, - Cán bộ lãnh đạo, các tổ chức xã hội: Tạo điều kiện để mọi người phát huy được tính dân chủ và kỉ luật.. - Học sinh: + Vâng lời bố mẹ, thực hiện quy định của nhà trường, lớp + Có ý thúc kỷ luật của một công dân, + Tự giác tham gia các hoạt động tập thể.
  11. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 10 Năm học 2021-2022 NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Chủ đề: Thế giới I. Triết học là gì? quan duy vật và phương pháp luận - Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất biện chứng về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. II. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm - Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. 1. Thế giới quan duy tâm: Khẳng định ý thức có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. 2. Thế giới quan duy vật: Khẳng định vật chất có trước tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người. III. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình 1. Phương pháp luận biện chứng: Là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. 2. Phương pháp luận siêu hình: Là xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại độc lập, không phát triển, áp dụng máy móc đặc tính của sự vật này lên sự vật khác. Chủ đề: Sự vận động I. Vận động là gì? và phát triển của thế 1. Định nghĩa: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) giới vật chất. nói chung của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và I: Sự vận động và trong xã hội. phát triển của thế giới 2. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật vật chất chất a. Ví dụ : Trái đất tồn tại khi quay xung quanh mặt trời. Cây tồn tại khi có trao đổi chất. b. Kết luận : Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. II. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển 1. Phát triển chỉ khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
  12. Chủ đề: Sự vận 1. Khái niệm mẫu thuẫn động và phát triển - Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập của thế giới vật chất vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. (Tiếp theo) - Mỗi sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều II: Nguồn gốc vận mâu thuẫn. động, phát triển của a. Mặt đối lập của mâu thuẫn sự vật và hiện tượng. Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Ví dụ: - Nguyên tử: Điện tích dương – Điện tích âm - Sinh vật: Đồng hóa – Dị hóa; Biến dị - Di truyền b. Sự thống nhất của các mặt đối lập - Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng. - Chúng liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập - Hai mặt đối lập vận động theo chiều hướng ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng - Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn - Các mặt đối lập luôn vận động theo chiều hướng trái ngược nhau, phủ định lẫn nhau, gạt bỏ lẫn nhau - Khi mâu thuẫn phát triển đến gay gắt, cực độ đòi hỏi phải xóa bỏ mâu thuẫn, mở đường cho sự phát triển của sự vật… a. Giải quyết mâu thuẫn - Khi mâu thuẫn cũ mất đi, sự vật cũ mất đi, sự vật mới hình thành. - Sự vật mới lại chứa đựng trong lòng nó những mâu thuẫn mới. - Mâu thuẫn lại phát triển gay gắt đòi hỏi phải xóa bỏ mâu thuẫn, mở đường cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới => Như vậy, sự phát triển của các sự vật hiện tượng trên thế giới này là một chuỗi nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn. b. Ý nghĩa - Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. c. Nguyên tắc - Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn. d. Bài học
  13. - Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể. - Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn. - Phải biết phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu. - Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách. - Biết đấu tranh phê và tự phê. - Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.
  14. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HKI MÔN GDCD 11 Năm học: 2021 – 2022 BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ Bài 1: Công dân với 1. Sản xuất của cải vật chất sự phát triển kinh tế a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội, xét đến cùng, nó quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội. 2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất a. Sức lao động - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. - Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. b. Đối tượng lao động - Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - Đối tượng lao động có thể chia làm hai loại: Loại có sẵn trong tự nhiên và loại đã ít nhiều được cải biến, đã trải qua tác động của lao động. c. Tư liệu lao động - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
  15. - Tư liệu lao động gồm ba loại: công cụ lao động; hệ thống bình chứa; kết cấu hạ tầng. → Công cụ lao động là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. 3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội a. Phát triển kinh tế - Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát triển kinh tế bao gồm 3 nội dung chủ yếu: + Sự tăng trưởng kinh tế, + Cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, + Công bằng xã hội. b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội - Đối với cá nhân + Tạo điều kiện cho mọi người có việc làm và thu nhập ổn định, + Có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, + Đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng phong phú, + Có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển toàn diện … - Đối với gia đình + Phát triển kinh tế là tiền đề, cơ sở để thực hiện tốt các chức năng gia đình, để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào của xã hội. - Đối với xã hội + Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống cộng đồng. + Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và tệ nạn xã hội. + Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế …đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
  16. + Tạo tiền đề vật chất để củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố niềm tin của Nhân dân và sự lãnh đạo của Đảng. Bài 2: Hàng hóa – 1. Hàng hóa Tiền tệ a. Hàng hóa là gì? - Thị trường Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. b. Hai thuộc tính của hàng hóa: (Tự nghiên cứu SGK và các tài liệu khác). - Giá trị - Giá trị sử dụng 2. Tiền tệ a. Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ: (Đọc thêm) b. Các chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị: + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả); + Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: Giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa. - Phương tiện lưu thông: Theo công thức: H – T – H (tiền là môi giới trao đổi). - Phương tiện cất trữ: Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng; vì tiền đại diện cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị. - Phương tiện thanh toán: Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…). - Tiền tệ thế giới: Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ nước này sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái. c. Quy luật lưu thông tiền tệ: (tự nghiên cứu) 3. Thị trường
  17. a. Thị trường là gì? Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. b. Các chức năng cơ bản của thị trường - Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. - Chức năng thông tin: Những thông tin mà thị trường cung cấp: + Quy mô cung – cầu + Giá cả, chất lượng hàng hóa + Cơ cấu, chủng loại hàng hóa + Điều kiện mua, bán. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Bài 3: Quy luật giá 1. Nội dung của quy luật giá trị trị trong sản xuất a. Quy luật giá trị là gì? Là quy luật kinh tế cơ bản của và lưu thông hàng sản xuất và sự trao đổi hàng hóa. hóa b. Nội dung quy luật giá trị Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. - Biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất: + Người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó. + Tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng số hàng hóa phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó. - Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa: + Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dựa trên Nguyên tắc ngang giá.
  18. + Đối với một hàng hóa: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. + Đối với tổng hàng hóa và trên toàn xã hội. Quy luật giá trị yêu cầu: Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. 2. Tác động của quy luật giá trị - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua sự biến động giá cả trên thị trường. - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng lên. - Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất. 3. Vận dụng quy luật giá trị a. Về phía Nhà nước - Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. b. Về phía công dân - Phấn đầu giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thu nhiều lợi nhuận. - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu. - Đổi mới KT – CN, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hóa.
  19. TRƯỜNG TH,THCS,THPT NGÔ THỜI NHIỆM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN GDCD KHỐI 12 Năm học 2021-2022 GHI NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHÚ BÀI 1 1.Khái niệm pháp luật PHÁP LUẬT a.Pháp luật là gì? VÀ ĐỜI - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. SỐNG - Nội dung của pháp luật là những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm. b. Đặc trưng của pháp luật - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác. - Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật vì ai cũng phải xử sự theo pháp luật. - Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung: là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. - Đây là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. - Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phải diễn đạt chính xác, một nghĩa… Nội dung của văn bản do cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). - Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp. 2.Bản chất của pháp luật a.Bản chất giai cấp của pháp luật - Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. - Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b. Bản chất xã hội của pháp luật - Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp tầng lớp trong xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức a.Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế: Giảm tải b. Quan hệ giữa pháp luật với chính trị: Giảm tải c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức - Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ: • Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. • Trong các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.
  20. • Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. 3.Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a.Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu để nhà nước quản lí xã hội. - Quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo cho xã hội ổn định, trật tự. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình. - Để quản lý xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả, nhà nước cần: • Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội. • Đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội. b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình - Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân. - Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân, chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật BÀI 2 THỰC HIỆN a.Khái niệm thực hiện pháp luật PHÁP LUẬT Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b. Các hình thức thực hiện pháp luật - Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. - Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức nhà nước căn cứ vào các quy định của pháp luật để áp dụng pháp luật. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a.Vi phạm pháp luật - Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản sau: • Đó là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. • Đó là hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. • Hành vi đó chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. b. Trách nhiệm pháp lí - Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2