Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
lượt xem 1
download
Mời các bạn tham khảo “Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 NĂM HỌC: 2024 - 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm 2. Phản ứng hóa học 3. Mol và tỉ khối chất khí 4. Dung dịch và nồng độ 5. Định luật bảo toàn khối lượng 6. Tính theo phương trình hóa học 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đâu không phải là quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm? A. Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. B. Trước khi sử dụng cần đọc cẩn nhận nhãn hoá chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất để thực hiện thí nghiệm an toàn. C. Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất D. Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với lớp trưởng để được hướng dẫn xử lí. Câu 2. Có bao nhiêu câu dưới đây đúng khi nói về nguyên tắc lấy hoá chất đúng trong phòng thí nghiệm? (1) Lấy hoá chất rắn ở các dạng hạt to, dày, thanh có thể dùng panh để gắp. (2) Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột phải dùng thìa nhựa để xúc. (3) Không được đặt lại thìa, panh, vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng. (4) Lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt. (5) Rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn. (6) Lấy chất lỏng từ chai miệng nhỏ phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong không có mỏ. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3. Hình 1 là hình ảnh của dụng cụ thí nghiệm nào? A. Ống nghiệm. B. Cốc thuỷ tinh. C. Bình tam giác. D. Phễu lọc. Câu 4. Đâu là tên của thiết bị ở hình 2? A. Máy đo pH. B. Vôn kế. C. Ampe kế. D. Huyết áp kế. Hình 1 Hình 2
- Câu 5. Câu nào đúng về cách sử dụng ống nghiệm trong phòng thí nghiệm? A. Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay thuận, dùng tay không thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm. B. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. C. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cặp kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. D. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 1/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm sát vào bắc đèn cồn. Câu 6. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là? A. Bình định mức. B. Ống hút nhỏ giọt. C. Phễu lọc. D. Ống nghiệm. Câu 7. Chọn câu đúng khi nói về thiết bị điện? A. Khi bố trí các thí nghiệm cần cắm chốt dây nối vào đầu ra một chiều của nguồn diện (DC), chốt màu đỏ là cực âm, chốt màu đen là cực dương. B. Cần lựa chọn điện áp đầu vào của nguồn điện phù hợp với thí nghiệm bằng cách vặn nút chỉ vào số tương ứng. C. Thiết bị đo điện gồm ampe kế và vôn kế, ampe kế đo cường độ dòng điện, vôn kế đo hiệu điện thế. D. Thiết bị đo điện gồm ampe kế và vôn kế, vôn kế đo cường độ dòng điện, ampe kế đo hiệu điện thế. Câu 8. Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có sự biến đổi hoá học: 1. Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh 2. Vành xe đạp bằng Iron bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ 3. Rượu để lâu trong không khí thường bị chua 4. Đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu đỏ 5. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3. D. 1,3,4, 5. Câu 9. Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tượng thiên nhiên sau đây? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần . B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Khi mưa giông thường có sấm sét. Câu 10. Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ... A. tăng dần, giảm dần. B. giảm dần, tăng dần. C. tăng dần, tăng dần. D. giảm dần, giảm dần. Câu 11. Khẳng định sau đây gồm 2 ý: “Trong phản ứng hóa học, chỉ có phân tử bị biến đổi còn các nguyên tử vẫn giữ nguyên, nên tổng khối lượng trước phản ứng luôn bằng tổng khối lượng sau phản ứng”. Hãy chọn phương án đúng dưới đây? A. Ý 1 đúng, ý 2 sai. B. Ý 1 sai, ý 2 đúng. C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2. D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2. Câu 12. Iron để trong không khí một thời gian sẽ bị gỉ do tác dụng với khí oxygen trong không khí tạo ra iron oxide (gỉ sắt). Trong phản ứng trên, chất tham gia phản ứng là?
- A. Không khí. B. Iron và không khí. C. Iron oxide. D. Iron và khí oxygen. Câu 13. Khối lượng mol của một chất là: A. khối lượng ban đầu của chất đó. B. khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học. C. bằng 6,022.1023. D. khối lượng tính bằng gam của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Câu 14. Số nguyên tử iron có trong 280 gam iron là: A. 20,1.1023. B. 25,1.1023. C. 30,1.1023. D. 35,1.1023. Câu 15. Trong 12 g MgO có bao nhiêu phân tử MgO? A. 1,8.1023 phân tử. B. 3,0.1023 phân tử. C. 4,2.1023 phân tử. D. 3,6.1023 phân tử. Câu 16. Khối lượng của 0,125 mol phân tử KNO3 là: A. 12,625 g. B. 12,625 g. C. 25,25 g. D. 25,25 g. Câu 17. Cho các khí sau: Cl2; H2; O2; SO3; CH4; CO2. Số lượng khí có thể thu được bằng cách úp ngược bình trong phòng thí nghiệm là: A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 18. Ở điều kiện chuẩn, 1 mol của chất khí bất kì đều chiếm một thể tích là: A. 12,395 lít. B. 24,79 lít. C. 24,2 lít. D. 42,4 lít. Câu 19. Phải lấy bao nhiêu gam KOH để có được số phân tử bằng số nguyên tử có trong 4,8 gam magnessium? A. 5,6 g. B. 12,395 g. C. 24,79 g. D. 33,6 g. Câu 20. Nung 7,437 g Iron (Fe) trong không khí thu được Iron (II) Oxide (FeO). Khối lượng chất sản phẩm là bao nhiêu? A. 1,4874 g. B. 0,864 g. C. 8,64 g. D. 8,64 g. Câu 21. Đốt cháy 19,5 g zinc (Zn) trong khí oxygen (O2) vừa đủ thì thu được zinc oxide (ZnO). Tính thể tích khí oxygen để đốt cháy lượng zinc trên (ở điều kiện chuẩn). A. 3,7185 L. B. 5,6 L. C. 10,08 L. D. 12,395 L. Câu 22. Muốn pha 300g dung dịch NaCl 20% thì khối lượng NaCl cần có là: A. 40 g. B. 50 g. C. 60 g. D. 70 g. Câu 23. Ở 20 C có độ tan của NaNO3 là 88 gam/100 gam nước, hòa tan hoàn toàn NaNO3 vào o 110 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Khối lượng NaNO3 cần để hòa tan là bao nhiêu? A. 9,68 g. B. 96,8 g. C. 6,98 g. D. 6,89 g. Câu 24. Nung nóng chất X thì xảy ra phản ứng: X(rắn) → Y(rắn) + Z(khí). Sau khi phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn thu được có thay đổi gì so với chất rắn ban đầu? A. Khối lượng chất rắn không thay đổi. B. Khối lượng chất rắn tăng lên. C. Khối lượng chất rắn giảm xuống. D. Khối lượng chất rắn có thể tăng hoặc giảm. Câu 25. Cho 5,6 g iron (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) tạo ra 12,7 g iron (II) chloride (FeCl2) và 0,2 g khí hydrogen (H2). Khối lượng hydrochloric acid đã dùng là: A. 14,2 g. B. 7,3 g. C. 8,4 g. D. 9,2 g. Câu 26. Cho 13 g zinc (Zn) tác dụng với 14,6 g dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được zinc chloride (ZnCl2) và 0,4 g khí hydrogen (H2). Khối lượng của zinc chloride đã phản ứng là: A. 1,46 g. B. 27,2 g. C. 2,72 g. D. 16,4 g. Câu 27. Cho phương trình hóa học như sau: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ Nếu có 6 g magnesium tham gia phản ứng, thể tích khí hydrogen thu được ở điều kiện chuẩn là:
- A. 5,6 lít. B. 12,395 lít. C. 24,79 lít. D. 33,6 lít. Câu 28. Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,2395 lít khí chlorine (ở điều kiện chuẩn) theo sơ đồ phản ứng: R + Cl2 − − → RCl. Xác định tên kim loại R. A. K. B. Na. C. Ag. D. Mg. Câu 29. Nấu cháo từ bột gạo sẽ nhanh hơn nấu cháo từ hạt gạo vì: A. Bột gạo nhiều hơn. B. Diện tích bề mặt của bột gạo lớn hơn hạt gạo. C. Trong bột gạo có chất xúc tác. D. Trong hạt gạo có chất ức chế. Câu 30. Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho đá vôi (rắn) phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 + 2HCl − − → CaCl2 + H2O + CO2. Biện pháp nào sau đây không làm phản ứng xảy ra nhanh hơn? A. Đập nhỏ đá vôi. B. Tăng nhiệt độ phản ứng. C. Thêm CaCl2 vào dung dịch. D. Dùng HCl nồng độ cao hơn. Câu 31. Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………........ Câu 32. Nhiệt độ và áp suất tại điều kiện chuẩn là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………………………........ Câu 33. Trong phản ứng hóa học: Fe2O3 + HCl − − → FeCl3 + H2O. Tỷ lệ của các chất lần lượt là:………………………………………………………………………………………………… Câu 34. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? STT Nội dung Đúng/Sai Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho biết số gam chất tan có 1 trong 100 gam nước. Nồng độ mol của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 2 một lít dung dịch. Phản ứng giữa nước chanh và nước rau muống (xuất hiện màu hồng 3 nhạt) là phản ứng hóa học xảy ra nhanh. 4 Phản ứng lên men rượu xảy ra chậm. 5 Phản ứng cháy nổ xảy ra chậm. Phản ứng đốt cháy than trong không khí nhanh hơn phản ứng sắt bị 6 gỉ trong không khí. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Tính số mol của các chất sau: a. 100ml dung dịch NaOH 1 M b. 11,76 gam H3PO4 c. 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% d. 2,479 lít khí C2H4 (đo ở điều kiện chuẩn) 24 e) 1,08396.10 phân tử Fe2O3 f. 0,06.1023 phân tử CuSO4 Câu 2. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau: a. ZnO + HCl − − → ZnCl2 + H2O b. Al + HCl − − → AlCl3 + H2 c. CH4 + O2 − − → CO2 + H2O d. CO2 + NaOH − − → Na2CO3 + H2O e. Cu(NO3)2 + NaOH − − → Cu(OH)2 + NaNO3 f. Al + H2SO4 − − → Al2(SO4)3 + H2 g. BaCl2 + AgNO3 − − → AgCl + Ba(NO3)2 h. Ca(OH)2 + H3PO4 − − → Ca3(PO4)2 + H2O i. C3H6 + O2 − − → CO2 + H2O k. C4H10 + O2 − − → CO2 + H2O Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí oxygen người ta thường nhiệt phân thuốc tím (KMnO4). Sơ đồ của phản ứng như sau:
- KMnO4 − − → K2MnO4 + MnO2 + O2 a. Để điều chế được 9,916 lít khí oxygen (đo ở điều kiện chuẩn) thì cần sử dụng bao nhiêu gam thuốc tím? b. Biết hiệu suất của phản ứng là 90%. Hãy tính khối lượng thuốc tím cần dùng để điều chế được 14,874 lít khí oxygen (đo ở điều kiện chuẩn). C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận - Thời gian làm bài: 90 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Thị Mai Hằng Ngô Thị Huyền Ngọc Đinh Công Hoàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
41 p | 15 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
38 p | 12 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
56 p | 14 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
28 p | 6 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
34 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 các môn học khối 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
39 p | 11 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
33 p | 10 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
35 p | 8 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
45 p | 7 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 các môn học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
36 p | 12 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
13 p | 26 | 4
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p | 20 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
13 p | 29 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
12 p | 12 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9 p | 32 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
7 p | 22 | 3
-
Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
10 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn