intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC: 2024- 2025 A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu hỏi chọn một phương án đúng Câu 1: Hoa Xoài có những đặc điểm nào? A. Kích thước nhỏ B. màu vàng C. Mọc thành chùm D. Kích thước nhỏ, màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành Câu 2: Chùm hoa Xoài dài khoảng bao nhiêu? A. Chùm hoa dài khoảng 20 – 30cm B. Chùm hoa dài khoảng 25 – 30cm C. Chùm hoa dài khoảng 30 – 35cm D. Chùm hoa dài khoảng 35 – 40cm Câu 3: Hoa Xoài có những loại nào? A. Hoa đực B. Hoa cái và hoa lưỡng tính C. Hoa đực và hoa lưỡng tính D. Hoa lưỡng tính Câu 4: Lá Xoài có những đặc điểm nào? A. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to. B. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, bản lá khá to. C. Lá đơn, nguyên, mọc so le, phiến lá thuôn hình mũi mác, nhẵn, có mùi thơm D. Lá đơn, nguyên, mọc so le, nhẵn, có mùi thơm, bản lá khá to. Câu 5: Qủa Xoài có những đặc điểm nào? A. Khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc xám B. Khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc tím C. Khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc hồng D. Khi còn non màu xanh, khi chín thường có màu vàng hoặc cam Câu 6: Thịt quả Xoài có màu gì? A. Màu cam B. Màu xanh
  2. C. Màu vàng D. Màu tím Câu 7: Rễ của cây Xoài có đặc điểm gì? A. Rễ cọc, ăn rất sâu và rộng. B. Rễ cọc, ăn rất sâu và hẹp. C. Rễ cọc, nông và rộng. D. Rễ cọc, nông và hẹp. Câu 8: Thân cây Xoài có đặc điểm gì? A. Thân gỗ lớn, thẳng B. Thân gỗ lớn, nhiều cành C. Thân gỗ lớn, ít cành D. Thân gỗ lớn có nhiều cành Câu 9: Nhiệt độ thích hợp cho cây Xoài là: A. Từ 24 – 25 độ C. B. Từ 24 – 27 độ C. C. Từ 24 – 29 độ C. D. Từ 24 – 31 độ C. Câu 10: Lượng mưa thích hợp cho cây Xoài là: A. Từ 1000 – 1200ml/năm B. Từ 1000 – 1300ml/năm C. Từ 1000 – 1400ml/năm D. Từ 1000 – 1500ml/năm Câu 11: Độ ẩm không khí thích hợp cho cây Xoài là: A. Từ 55 – 60%. B. Từ 55 – 65%. C. Từ 55 – 70%. D. Từ 55 – 75%.
  3. Câu 12: Cây Xoài thường trồng vào vụ nào? A. Vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) B. Vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10). C. Vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ đông (tháng 11 đến tháng 1). D. Vụ thu (tháng 8 đến tháng 10). Câu 13: Khoảng cách trung bình giữa các cây Xoài là: A. 3m × 4m, 5m × 5m, 6m × 6m B. 3m × 4m, 5m × 5m, 7m × 7m. C. 5m × 5m, 6m × 6m, 7m × 7m. D. 3m × 4m, 5m × 5m, 6m × 6m, 7m × 7m. Câu 14: Hố trồng cây Xoài có đường kính bao nhiêu? A. Từ 80 – 90cm B. Từ 70 – 80cm C. Từ 60 – 70cm D. Từ 50 – 60cm Câu 15: Hố trồng cây Xoài có độ sâu bao nhiêu? A. Từ 20 – 30cm B. Từ 30 – 40cm C. Từ 40 – 50cm D. Từ 50 – 60cm Câu 16: Rễ cây Sầu Riêng có những đặc điểm nào? A. Rễ cọc, ăn rất sâu và rộng từ 6m đến 7m. B. Rễ cọc, ăn rất sâu và rộng từ 6m đến 8m. C. Rễ cọc, ăn rất sâu và rộng từ 6m đến 9m. D. Rễ cọc, ăn rất sâu và rộng từ 6m đến 10m. Câu 17: Thân cây Sầu Riêng có những đặc điểm nào? A. Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có cành mọc ngang, phân cành thấp, tán cây phát triển mạnh, rộng ở phần gốc cây, thu hẹp dần lên phần ngọn tạo thành hình tháp. B. Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có cành mọc ngang, phân cành cao, tán cây phát triển mạnh, rộng ở phần gốc cây, thu hẹp dần lên phần ngọn tạo thành hình tháp. C. Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có cành mọc ngang, phân cành thấp, tán cây không phát, rộng ở phần gốc cây, thu hẹp dần lên phần ngọn tạo thành hình tháp. D. Thân gỗ lớn, cây trưởng thành có cành mọc ngang, phân cành thấp, tán cây phát triển mạnh, rộng ở phần gốc cây, phần ngọn phình ra. Câu 18: Lá cây Sầu Riêng có những đặc điểm nào? A. Lá đơn, mọc sole, phiến dày hình trứng thuôn dài. Lá còn non màu xanh, lá trưởng thành màu vàng. B. Lá đơn, mọc sole, phiến dày hình trứng thuôn dài. Lá còn non màu đồng, lá trưởng thành màu vàng.
  4. C. Lá đơn, mọc sole, phiến dày hình trứng thuôn dài. Lá còn non màu vàng, lá trưởng thành màu xanh. D. Lá đơn, mọc sole, phiến dày hình trứng thuôn dài. Lá còn non màu đồng, lá trưởng thành màu xanh. Câu 19: Hoa cây Sầu Riêng có những đặc điểm nào? A. Hoa lưỡng tính, màu trắng, mọc thành chùm trên cành lớn và thân chính. Hoa nở ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng. B. Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc thành chùm trên cành lớn và thân chính. Hoa nở ban đêm, thụ phấn nhờ côn trùng. C. Hoa lưỡng tính, màu trắng, mọc thành chùm trên cành lớn và thân chính. Hoa nở ban ngày, thụ phấn nhờ côn trùng. D. Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc thành chùm trên cành lớn và thân chính. Hoa nở ban ngày, thụ phấn nhờ côn trùng. Câu 20: Quả cây Sầu Riêng có những đặc điểm nào? A. Hình bầu dục hoặc tròn, vỏ mềm, có nhiều gai, thịt cơm có màu vàng, mùi đặc trưng. B. Hình bầu dục, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt cơm có màu vàng, mùi đặc trưng. C. Hình bầu dục hoặc tròn, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt cơm có màu vàng, mùi đặc trưng. D. Hình tròn, vỏ cứng, có nhiều gai, thịt cơm có màu vàng, mùi đặc trưng. Câu 21: Cây Sầu Riêng thích hợp ở nhiệt độ nào? A. Từ 23 – 30 độ C B. Từ 24 – 30 độ C C. Từ 25 – 30 độ C D. Từ 26 – 30 độ C Câu 22: Lượng mưa thích hợp cho cây Sầu Riêng là: A. Từ 1600 – 4000ml/năm B. Từ 1700 – 4000ml/năm C. Từ 1800 – 4000ml/năm D. Từ 1900 – 4000ml/năm Câu 23: Độ ẩm không khí thích hợp cho cây Sầu Riêng là: A. Từ 60 – 80%. B. Từ 65 – 80%. C. Từ 70 – 80%. D. Từ 75 – 80%. Câu 24: Ánh sáng thích hợp cho cây Sầu Riêng là: A. Khi cây nhỏ, cần nhiều nắng cho cây. Khi cây trưởng thành cần tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất. B. Khi cây nhỏ, cần che bớt nắng cho cây, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tránh tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất. C. Khi cây nhỏ, cần che bớt nắng cho cây, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất.
  5. D. Khi cây nhỏ, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tránh tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất. Câu 25: Đất trồng thích hợp cho cây Sầu Riêng là: A. Thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan…, thích hợp nhất là đất thịt B. Thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan C. Thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, thích hợp nhất là đất thịt D. Thích nghi với đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan, thích hợp nhất là đất thịt Câu 26: Độ PH thích hợp cho cây Sầu Riêng là: A. Độ pH từ 5,0 đến 6,1. B. Độ pH từ 5,0 đến 6,2. C. Độ pH từ 5,0 đến 6,3. D. Độ pH từ 5,0 đến 6,4. B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/ SAI Từ câu 1 đến câu 4, trong mỗi ý A, B, C, D lựa chọn Đúng hoặc Sai Câu 1: Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây Xoài A.Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa khoảng từ 1000 – 1200ml/năm và độ ẩm không khí từ 55 – 70%. B. Không ưa sáng, ánh sáng trực tiếp làm cây kém sinh trưởng và phát triển . C. Đất trồng: đa dạng đất, tuy nhiên đất thích hợp nhất là phù sa hoặc đất thịt pha cát, độ pH từ 5,5 đến 7,0. D. Gió: tốc độ vừa phải, nơi gió lớn cần phải bố trí hệ thống cây chắn gió hợp lí. Câu 2: Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây Sầu Riêng A. Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 24 – 40 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp dưới hoặc hạn chế sinh trưởng. B. Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa từ 1800 – 4000ml/năm và độ ẩm không khí từ 75 – 80%. C. Ánh sáng: Khi cây nhỏ, cần che bớt nắng cho cây, tránh ánh sáng trực tiếp. Khi cây trưởng thành cần tiếp xúc nhiều ánh sáng để tiến hành quang hợp, trao đổi chất. D. Đất trồng: thích nghi với đất thịt pha cát, đất thịt, đất phù sa, đất đỏ bazan…, thích hợp nhất là đất thịt, độ pH từ 5,0 đến 6,4. Câu 3: Một số kĩ thuật trồng cây Sầu Riêng là: A. Thời vụ: trồng vào cuối mùa mưa ở miền Nam (cuối tháng 4 đầu tháng 5). B. Khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6m đến 8m, tương ứng 125 cây đến 277 cây/ha.
  6. C.Chuẩn bị hố trồng: Ở vùng đất cao: hố tròn, đường kính 80cm, hố vuông kích thước mỗi chiều 70 – 80cm, sâu 50 – 60cm. Ở vùng đất thấp: đào mương, lên liếp, đắp ụ cao để tránh ngập úng. Kích thước 70 – 100cm, đáy ụ từ 100 – 150cm. Sau khi đào hố, trộn đất với phân bón, lấp lại xuống hố trồng. D. Trồng cây: Tạo hố nhỏ giữa hố, xé túi bầu, đặt cây con xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 4cm – 6cm. Cắm cọc và che bóng cho cây con. Câu 4: Một số kĩ thuật chăm sóc cây Sầu Riêng là: A. Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm. Có thể trồng xen cây họ Đậu. B. Làm cỏ, vun xới: 3 – 4 lần/năm. Có thể trồng xen cây họ Đậu. C. Bón phân thúc: Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 6 đến 10 lần/năm, bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc đẩy các đợt lộc. Bón bằng cách pha vào nước để tưới hoặc xới nhẹ quanh gốc rồi rắc phân tưới nước giữ ẩm. D. Bón phân thúc: Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 9 lần/năm, bón vào các thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc đẩy các đợt lộc. Bón bằng cách pha vào nước để tưới hoặc xới nhẹ quanh gốc rồi rắc phân tưới nước giữ ẩm. C. Tự luận Câu 1: Nêu đặc điểm hoa của cây xoài. Câu 2: Nêu một số đặc điểm thực vật học của cây xoài. Câu 3: Mô tả đặc điểm thực vật học của một số giống xoài đang dược trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em hoặc em biết Câu 4: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. Câu 5: Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây sầu riêng D. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 70% tự luận + 30% trắc nghiệm. Thời gian làm bài: 45 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Thị Mai Hằng Trần Thị Nhung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
81=>0