intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ============= NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC: 2024 - 2025 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Phân môn Lịch sử Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Bài 13. Sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII-XIX Bài 14. Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến thế kỉ XX. Bài 15. Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến thế kỉ XX. Bài 16. Việt Nam dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Phân môn Địa lí Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn Việt Nam Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: Phần I: Trắc nghiệm I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Phân môn Lịch sử Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng được xây dựng dưới thời Nguyễn, hiện nay đã được UNESCO ghi danh là? A. Kinh thành Huế. B. Cửu đỉnh ở Kinh thành Huế. C. Chùa Tây Phương (Hà Nội). D. Đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh). Câu 2. Làng nghề thủ công nghiệp nào được đề cập đến trong câu ca dao dưới đây? “Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có sông tắm mát có nghề làm tranh” A. Làng Đông Hồ (Bắc Ninh). B. Làng Sình (Thừa Thiên Huế). C. Làng Chu Đậu (Hải Dương). D. Làng Bát Tràng (Hà Nội). Câu 3. Với cuộc cải cách của Minh Mạng, cả nước phân chia thành các đơn vị hành chính thế nào? A. Đất nước được chia thành Bắc Thành, Gia Định Thành và phủ Thừa Thiên. B. Đất nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên). C. Đất nước được chia làm 29 tỉnh và phủ Thừa Thiên. D. Đất nước được chia thành Bắc đạo, Nam đạo và Tây đạo.
  2. Câu 4. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. B. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát. C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp. D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa. Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là: A. Xiêm. B. Lào. C. Miến Điện. D. Việt Nam. Câu 6. Một trong những kết quả của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là: A. Thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. B. Thành lập chính quyền cách mạng, chia ruộng đất cho dân cày. C. Lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc. D. Giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của các nước đế quốc. Câu 7. Dấu hiệu chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? A. Sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, dẫn tới sự hình thành các công ti độc quyền. B. Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa. C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. D. Sự hình thành các công ti độc quyền và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa. Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917? A. Nền chuyên chính vô sản được thiết lập. B. Chính phủ tư sản lâm thời bị lật đổ. C. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại. D. Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế. Câu 9. Trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây, cuối cùng Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào? Vào thời gian nào? A. Pháp - đầu thế kỉ XIX. B. Anh - giữa thế kỉ XIX. C. Tây Ban Nha - cuối thế kỉ XVIII. D. Hà Lan - cuối thế kỉ XIX. Câu 10. Nhà khoa học nào dưới đây là tác giả của Thuyết vạn vật hấp dẫn? A. Đ.I. Men-đê-lê-ép. B. I. Niu-tơn. C. M. Lô-mô-nô-xốp. D. S. Đác-uyn. Phân môn Địa lí Câu 1: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta có xu hướng biến động mạnh do tác động của yếu tố A. Nước biển dâng. B. Thời tiết cực đoan. C. Biến đổi khí hậu. D. Thủng tầng ô – dôn. Câu 2: Tác động của biến đổi khí hậu đến thuỷ văn là
  3. A. lưu lượng nước vào mùa lũ có xu thế giảm. B. nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; mực nước biển dâng. C. sự chênh lệch lưu lượng nước vào mùa lũ và mùa cạn có xu thế tăng. D. lũ quét, sạt lở đất ngày càng mạnh hơn, xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi. Câu 3: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm các hoạt động: A. Giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. B. Thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi. C. Thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi. D. Thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi. Câu 4: Thích ứng với biến đổi khí hậu là A. giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. B. thay đổi giống cây trồng thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi. C. thay đổi trang thiết bị phù hợp với môi trường khí hậu thay đổi. D. thích ứng với môi trường khí hậu thay đổi. Câu 5: Thiên tai nào sau đây không phải hiện tượng thời tiết cực đoan? A. Mưa đá. B. Rét đậm. C. Động đất. D. Rét hại. Câu 6: Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta? A. Đất feralit. B. Đất mùn trên núi. C. Đất phù sa. D. Đất khác. Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng? A. Lớp phủ thổ nhưỡng mỏng, đất mùn núi cao chiếm diện tích lớn. B. Quá trình tích luỹ oxit sắt, oxit nhôm tạo các tầng kết von, đá ong ở vùng núi. C. Lớp phủ thổ nhưỡng dày, hình thành các loại đất Feralit. D. Gia tăng quá trình xói mòn, rửa trôi ở vùng núi; bồi tụ ở vùng đồng bằng. Câu 8: Nhận xét nào dưới đây không đúng về đặc điểm của đất phù sa ? A. Được hình thành do sản phẩm bồi đắp của phù sa các sông và phù sa biển. B. Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng, chia thành hai loại: đất trong đê và đất ngoài đê. C. Đất phù sa ở các vùng cửa sông ven biển có lợi thế để phát triển thủy sản. D. Đất chua, giàu mùn thích hợp trồng các công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su..) Câu 9: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của đất feralit? A. Có màu đỏ vàng. B. Đất chua. C. Nghèo các chất badơ. D. Giàu mùn. Câu 10: Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào? A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ. II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai HS trả lời trong mỗi ý: a, b, c, d ở mỗi câu, HS trả lời đúng hoặc sai. Phân môn Lịch sử Câu 1. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.
  4. a. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo – Hung bị sát hại thì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra. b. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề. c. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận. d. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính Châu Âu nên Việt Nam không bị tác động nhiều bởi chiến tranh. Câu 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử ? a. Nhờ Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nên cuộc Duy tân Minh trị mới được tiến hành thành công. b. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục,… c. Nhiều công ty độc quyền như Mít – xưi, Mít – su -bi- si, …ở Nhật Bản xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX và giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị nước này. d. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng ra phía nam đảo Xa – kha – lin (Nga), bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông (Trung Quốc) và Việt Nam. Câu 3. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử ? a. Bước sang TKXX, kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển nhờ tiền bồi thường sau cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) b. Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản thành công dưới sự lãnh đạo của Thiên Hoàng Minh Trị c. Đến đầu TK XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm chiếm và đặt ách cai trị lên Ấn Độ d. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Trung Quốc ( Cách mạng Tân Hợi năm 1911) Phân môn Địa lí Câu 1: Tác động của biến đổi khí hậu đến khí hậu và thủy văn: a. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu thế mạnh lên về cường độ. b. Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế gia tăng; mực nước biển dâng. c. Vào ngày mưa lũ, số ngày mưa lũ ra tăng gây lũ quét ở miền núi, ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng hơn. d. Nhiệt độ không khí trung bình năm tăng; xâm nhập mặn gia tăng về phạm vi. Câu 2: Đọc tư liệu sau: Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử đụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người. a. Hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,… là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất.
  5. b. Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,… là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thoái. c. Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hoá học,… gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất. d. Sự suy giảm tà nguyên rừng, biến đổi khí hậu, … dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,… Câu 3: Đọc tư liệu sau: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ đạo ở nước ta, hình thành các loại vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Lượng mưa lớn và tập đất feralit đặc trưng cho trung theo mùa làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan xảy ra mạnh, dẫn đến tích lũy ô - xít sắt và ô - xít nhôm làm cho đất có màu đỏ vàng, đồng thời đất thường chua. Trên cả nước, nhóm đất feralit có diện tích lớn nhất, phân bố rất rộng rãi ở cả miền núi và rìa các đồng bằng a. Đặc trưng của đất fe - ra - lit là đất chua, có màu đỏ vàng; phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta. b. Đất feralit thường có tầng đất dày, tơi xốp, khó bị xói mòn rửa trôi. c. Nguyên nhân dẫn đến quá trình fe - ra - lit là do nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn, diện tích đá mẹ a xit rộng, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. d. Đất fe - ra - lit rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng và phát triển đồng cỏ. Phần II: Tự luận Phân môn Lịch sử Câu 1. Trình bày những nét chính về văn học và nghệ thuật thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Câu 2. Trình bày những thành tựu về tôn giáo và khoa học thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX. Câu 3. Có quan điểm cho rằng: Nhà Nguyễn đã để lại văn hóa đồ sộ. Em đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Phân môn Địa lí Câu 1. Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất. Câu 2. Chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam. Câu 3. Phân tích đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong thuỷ sản. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 50 % tự luận + 50% trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 60 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên
  6. Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Ninh Chi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
72=>0