intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Giàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Giàu" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Văn Giàu

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 BAN XÃ HỘI HỌC KỲ I _ NĂM HỌC 2022– 2023 Kiểm tra 100% trắc nghiệm NỘI DUNG TỪ BÀI 1-5 NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 12 TỰ NHIÊN HỌC KỲ I _ NĂM HỌC 2022– 2023 Trắc nghiệm: 60 câu. Câu 1. Pháp luật là gì? A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện. B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. Hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. D. Hệ thống các qui tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 2. Khoản 3, điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Giữa gia đình và đạo đức. C. Giữa đạo đức với xã hội. B. Giữa pháp luật với gia đình. D. Giữa pháp luật với đạo đức. Câu 3. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây? A. Tính quy phạm, phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 4. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ A. mọi quyền lợi của mình. B. quyền tự do tuyệt đối của mình. C. mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 5. Trong các loại văn bản PL dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? A. Lệnh, chỉ thị. C. Hiến pháp. B. Nghị quyết, nghị định. D. Quyết định, thông tư. Câu 6. Pháp luật là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của A. Các giai cấp. C. Giai cấp cầm quyền. B. Giai cấp cách mạng. D. Nhà nước. Câu 7. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức là thể hiện A. tính quy phạm phổ biến. B. tính quyền lực bắt buộc chung. C. tính hiệu lực.
  2. D. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. Câu 8. Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. Hữu hiệu và phức tạp nhất. C. Hiệu quả và khó khăn nhất. B. Dân chủ và hiệu quả nhất. D. Dân chủ và cứng rắn nhất. Câu 9. Tìm câu phát biểu sai A. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. D. Quản lý bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng. Câu 10. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. Quản lí xã hội. C. Bảo vệ các giai cấp. B. Quản lí công dân. D. Bảo vệ các công dân. Câu 11. Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những gì mà pháp luật A. Cho phép làm. C. Cấm. B. Quy định phải làm. D. Không cấm. Câu 12. Anh Tâm đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này anh Tâm đã A. Áp dụng pháp luật C. Thi hành pháp luật B. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 13. Vi phạm hình sự là những hành vi: A. Đặc biệt nguy hiểm. C. Rất nguy hiểm. B. Cực kì nguy hiểm D. Nguy hiểm cho xã hội. Câu 14. Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ A. Kinh tế và quan hệ tình cảm C. Tài sản và quan hệ nhân thân B. Sở hữu và quan hệ gia đình D. Tài sản và quan hệ gia đình Câu 15. Ông An là người có thu nhập cao, hàng năm ông An chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trong trường hợp này ông An đã A. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 16. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định luân chuyển một số cán bộ về huyện miền núi. Trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã A. thi hành pháp luật C. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 17. Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người A. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ đủ 15 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 18. Anh Bình săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trường hợp này anh Bình đã A. Không tuân thủ pháp luật. B. Không sử dụng pháp luật. C. Không áp dụng pháp luật. D. Không thi hành pháp luật. Câu 19. Vi phạm pháp luật có mấy loại ? A. 4 B. 5 C. 7 D. 6 Câu 20. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
  3. A. Người kinh doanh trốn thế phải nộp phạt. B. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn. C. Các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật. D. Đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật. Câu 21. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì A. hôn nhân. B. hòa giải. C. li hôn. D. li thân. Caau 22. Ông An là người có thu nhập cao, hàng năm ông An chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trong trường hợp này ông An đã : A. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 23. Chị Mai không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này chị Mai đã: A. Không áp dụng pháp luật. C. Không tuân thủ pháp luật. B. Không sử dụng pháp luật. D. Không thi hành pháp luật. Câu 24. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật A. Không cho phép làm. B. Không cấm. C. Cho phép làm. D. Quy định phải làm. Câu 25. Ông K lừa chị H bằng cách mượn chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 26. Cá nhân , tổ chức tự mình thực hiện pháp luật như thế nào ? A. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp. B. Thực hiện đày đủ các nghĩa vụ pháp lý. C. Làm những gì pháp luật cho làm, qui định phải làm và không làm những gì pháp luật cấm. D. Không làm những điều pháp luật cấm. Câu 27. Anh C không thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà. Trường hợp này anh Châu phải chịu A. Trách nhiệm hành chính B. Trách nhiệm kỉ luật C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm hình sự Câu 28. Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
  4. Câu 29. Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường? A. Cảnh cáo, phạt tiền. B. Phạt tù. C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép. D. Thuyết phục, giáo dục. Câu 30. Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về mặt hành chính? A. Lợi dụng chức vụ chiếm đọat số tiền lớn của nhà nước. B. Đánh người gây thương tích dưới 11%. C. Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn chết người. D. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa. Câu 31. Điều 52 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều A. Bình đẳng trước Nhà nước. C. Bình đẳng về quyền lợi. B. Bình đẳng trước pháp luật. D. Bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 32. Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí A. Như nhau. C. Ngang nhau. B. Bằng nhau. D. Có thể khác nhau. Câu 33. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo. C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo. B. Thu nhập, tuổi tác, địa vị. D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính. Câu 34. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật là A. Quyền của công dân. C. Quyền và nghĩa vụ của công dân. B. Trách nhiệm của công dân. D. Nghĩa vụ của công dân. Câu 35. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. Ngăn chặn, xử lí. C. Xử lí thật nặng. B. Xử lí nghiêm minh. D. Xử lí nghiêm khắc. Câu 36. Trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta Bác Hồ đã nhấn mạnh đến…của con người A. Quyền. B.Bình đẳng. C. Quyền bình đẳng. D.Bất bình đẳng. Câu 37. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì A. hôn nhân. B. hòa giải. C. li hôn. D. li thân. Câu 38. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong Luật lao động là A. Không được quá 4 giờ trong một ngày hoặc 24 giờ một tuần. B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần. C. Không được 6 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần. D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần. Câu 39. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lao động? A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tìa chính đối với Nhà nước. B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh trạnh.
  5. Câu 40. Để trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, người lao động phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây ? A. Đủ 15 tuổi trở lên và có khả năng lao động. B. Đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động. C. Đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng lao động. D. Đủ 21 tuổi trở lên và có khả năng lao động. Câu 41. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ A. Kết hôn. B. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi. C. Nghỉ việc không có lí do. D. Có thai. Câu 42. Văn bản luật có pháp lí cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là A. Hiến pháp. B. Luật dân sự. C. Luật lao động. D. Luật Doanh nghiệp. Câu 43. Bình đẳng trước pháp luật là quyền cơ bản của công dân được quy định tại A. Văn kiện Đảng và Điều lệ Đảng. B. Hiến pháp và các văn bản luật. C. Nghị định của Chính phủ. D. Nghị quyết của Quốc hội. Câu 44. Tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân là A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. Mặt trận Tổ quốc. D. Tòa án nhân dân. Câu 45. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là A. Tiêu thụ nhiều sản phẩm. B. Nâng cao chất lượng sản phẩm. C. Tạo ra lợi nhuận. D. Giảm giá thành sản phẩm. Câu 46. Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc khinh doanh phát triển là A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp. B. Khuyến khích người dân tiêu dùng. C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng. D. Xúc tiến các hoạt động thương mại. Câu 47. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh được cụ thể hóa trong văn bản luật nào? A. Luật Đầu tư. B. Luật lao động. C. Luật doanh nghiệp. D. Luật thương mại. Câu 48. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách gì của Đảng ta? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Tiền lương. C. Bình đẳng giới. D. An sinh xã hội. Câu 49. Để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trách nhiệm thuộc về A. Cha mẹ. C. Con cái. B. Ông bà. D. Tất cả các thành viên trong gia đình. Câu 50. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu lứa đôi. C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
  6. Câu 51. Ngoài việc được thể hiện trong Hiến pháp, sự bình đẳng giữa các tôn giáo còn thể hiện trong văn bản pháp luật nào? A. Luật Tôn giáo. C. Pháp lệnh thờ cúng. B. Luật Tín ngưỡng. D. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Câu 52. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Chính phủ còn có tên gọi khác là A. Chương trình 134. C. Chương trình 136. B. Chương trình 135. D. Chương trình 138. Câu 53. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là A. Các bên cùng có lợi. C. Bình đẳng. B. Đoàn kết giữa các dân tộc. D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số. Câu 54. Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam là A. 54. B.55. C. 56. D. 57. Câu 55. Chương trình đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi khác là A. Chương trình 134. C. Chương trình 136. B. Chương trình 135. D. Chương trình 138. Câu 56. Dân tộc được hiểu theo nghĩa là A. Một bộ phận dân cư của quốc gia. C. Một dân tộc ít người. B. Một dân tộc thiểu số. D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ. Câu 57. Yếu tố quan trọng nhất dùng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là A. Niềm tin. C. Nguồn gốc. B. Hậu quả xấu để lại. D. Nghi lễ. Câu 58. Tôn giáo được biểu hiện A. Qua các đạo khác nhau. C. Qua các tín ngưỡng B. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức. D. Qua các hình thức lễ nghi Câu 59. Việc bảo đảm tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền bình đẳng giữa các công dân C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền D. Quyền bình đẳng trong các công việc chung của nhà nước Câu 60. Các dân tộc có quyền dung tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. Kinh tế B. Chính trị C. Văn hóa, giáo dục D. Tự do tín ngưỡng. HẾT
  7. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 11 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022– 2023 Từ Bài 1- Bài 5 Câu 1: ( 2đ) Trình bày các yếu tố của quá trình sản xuất ? Trong các yếu tố đó thì yếu tố nào là quan trọng nhất ? Câu 2 ( 1 điểm): Đọc thông tin và trả lời câu hỏi Công ty B đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty B đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Công ty B đã vận dụng tốt chức năng nào của thị trường?. Em hãy liệt kê các chức năng cơ bản của thị trường? Câu 3: (2đ) Hàng hóa là gì ? Em hãy liệt kê một số biểu hiện mua bán hàng hóa của học sinh THPT hiện nay? Nêu một số biện pháp khắc phục biểu hiện của việc tiêu xài lãng phí ở học sinh? Câu 4: (2đ) Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị ? Câu 5: (3đ) Cạnh tranh kinh tế là gì? Tại sao phải cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Mục đích của cạnh tranh là gì? Câu 6: (2đ) Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Để trụ vững trong cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã sản xuất hàng giả, hàng nhái hoặc đầu cơ, tích trữ hàng hóa chờ khi giá cao, bán kiếm lời. Theo em, trong điều kiện như vậy, cạnh tranh có còn là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển không? Vì sao? Câu 7: (2đ) Theo em tại sao lại phát động phong trào “ Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam? Câu 8 : Công ty A. chuyên sản xuất giày dép. Nhằm hạ giá thành sản phẩm, công ty A. đã không đầu tư hệ thống xử lí chất thải theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật mà xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường bên ngoài. Em có suy nghĩ gì trước việc làm của công ty A. Câu 9: (3đ) Cầu là gì? Cung là gì? Nội dung ; biểu hiện của Quan hệ cung - cầu như thế nào? Câu 10 ( 2 điểm): Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp A chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn định sẽ được hưởng đầy đủ mức lương.
  8. Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp A mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động? GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: a. Sức lao động: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình b. Đối tượng lao động: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động): + Loại có sẵn trong tự nhiên. + Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều. c. Tư liệu lao động: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người. - Phân loại (ba loại): + Công cụ lao động (hay công cụ sản xuất), là yếu tố quan trọng nhất. + Hệ thống bình chứa của sản xuất. + Kết cấu hạ tầng của sản xuất. ➢ Yếu tố quan trọng nhất là : Sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất vì giữ vai trò chủ thể, sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt; xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất chính là sự biểu hiện sức sáng tạo của con người. Câu 2: Công ty B đã khai thác chức năng thông tin của thị trường để tạo nên thành công trong kinh doanh vì: ➢ Chức năng thông tin cung cấp: Quy mô cung- cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán... ➢ Giúp cho ng bán đưa ra quyết định kịp thời thu lợi nhuận còn ng mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. ▪ Thị trường có những chức năng cơ bản sau: - Chức năng thông tin. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sx và tiêu dùng. - Chức năng thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng Câu 3: Hàng hóa là : Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán. + Em hãy liệt kê một số biểu hiện mua bán hàng hóa của học sinh THPT hiện nay? Nêu một số biện pháp khắc phục biểu hiện của việc tiêu xài lãng phí ở học sinh? BIỂU HIỆN: ( GỢI Ý- HS tự trả lời)
  9. + Thích chạy theo mốt. + Không tôn trọng đồng tiền mình sử dụng. + Hay ăn uống sang chảnh. + Ưa hàng ngoại nhập. + Đi ăn uống chanh sả ở McDonal, Starbuck, Gongcha, Royaltea,… có thể lên tới tới mấy trăm nghìn cho chầu nước nhỏ hay một vài món ăn sương sương không đủ no bụng. + Ăn mặc các thương hiệu thời trang nước ngoài: GIẢI PHÁP( GỢI Ý- HS tự trả lời) Cần hiểu rõ về hàng Việt cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng hàng Việt Nam. Người Việt Nam ưu tiên xài hàng Việt Nam là phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc. giúp đất nước phồn vinh và phát triển. Câu 4: a, Nội dung: - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. - Biểu hiện nội dung của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa: + Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. + Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá. + Đối với 1 hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa. + Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất. b. Tác động: - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. - Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa… Câu 5: Cạnh tranh là ganh đua đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất – kinh doanh nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Nguyên nhân: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất – kinh doanh, có điều kiện sản xuất và có những lợi ích khác nhau. Mục đích: Giành lợi nhuận về phần mình nhiều hơn người khác. Giành điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ, khoa học kỹ thuật, đơn đặt hang….. Câu 6. Đáp án là: Không vì: - Hành vi như vậy đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của con người.
  10. - Đây là biểu hiện của mặt hạn chế của cạnh tranh- cạnh tranh không lành mạnh, làm cho nền kinh tế kém phát triển, làm cho thị trường không ổn định và mất cân bằng. - ….. Câu 7: (2đ) Theo em tại sao lại phát động phong trào “ Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam? ❖ Những lí do tại sao người VN nên dùng hàng Việt Nam ▪ Nhiều người sử dụng hàng Việt Nam sẽ đẩy mạnh quá trình ▪ sản xuất của nền nông, công nghiệp nước nhà. ▪ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước ▪ phát triển ▪ Nâng cao chất lượng sản phẩm ▪ Đóng góp cho nền kinh tế nước nhà ▪ Đảm bảo sức khỏe của chính bản thân ( nhiều hàng nước ngoài không rõ ▪ nguồn gốc) ▪ Phù hợp với tất cả mọi người đặc biệt là người có thu nhập thấp vì VN ▪ cũng có những mặt hàng tương tự hàng nhập nhưng vẫn đảm bảo về chất ▪ lượng và an toàn. ▪ Đối với người không hiểu biết về hàng nước ngoài sẽ dễ bị mua phải hàng ▪ giả, kém chất lượng ▪ Giảm nhập siêu, tiến tới suất siêu Câu 8: - Không đồng tình với việc làm của công ty A; cần lên án, phê phán, báo với cơ quan chính quyền… - Thể hiện việc cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật … - Hậu quả: Gây ô nhiễm môi trường… - Cần bị trừng phạt thích đáng Câu 9: - Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. - Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thi trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
  11. - MQH cung – cầu là : Là quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hoặc giữa người sản xuất với người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. * Biểu hiện: - Cung – cầu tác động lẫn nhau… + Khi cầu tăng mở rộng SX cung tăng + Khi cầu giảm SX giảm cung giảm - Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường… + Khi Cung = Cầu thì giá cả = giá trị + Khi Cung > Cầu thì giá cả < giá trị + Khi Cung < Cầu thì giá cả > giá trị - Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu... + Giá cả tăng mở rộng SX cung tăng và cầu giảm khi thu nhập không tăng + Giá cả giảm SX giảm cung giảm và cầu tăng mặc dù thu nhập không tăng. Câu 10: (Gợi ý trả lời) Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp A giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân được người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm ổn định, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống...(HS suy nghĩ thêm) . HẾT!
  12. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN GDCD LỚP 10 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022– 2023 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Câu 1: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DH2 A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 2: Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. ít quan trọng. B. bình thường nhất. C. thiết yếu nhất. D. cơ bản nhất. Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối ? A. Công ty A điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất. B. Công ty A điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên. C. Công ty A điều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty. D. Công ty A nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất. Câu 4: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng? A. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng B. Hoạt động phân phối - trao đổi C. Hoạt động sản xuất - vận chuyển D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ Câu 5: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động trao đổi gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Sử dụng gạo để nấu ăn. B. Chế biến gạo thành phẩm C. Phân bổ gạo để cứu đói. D. Bán gạo lấy tiền mua vở Câu 6: Phân phối cho sản xuất gắn liền với việc phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để A. tạo ra sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. trao đổi sản phẩm. D. triệt tiêu sản phẩm. Câu 7: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? A. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
  13. B. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hóa dự trữ cho xã hội. C. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. D. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập. Câu 9: Ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K và T một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân. K và T đã tham gia hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Trao đổi và tiêu dùng B. Tiêu dùng và phân phối C. Sản xuất và trao đổi. D. Phân phối và trao đổi. Câu 10: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. phân phối. B. sản xuất. C. tiêu dùng. D. lao động. BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý? A. chủ thể nhà nước. B. chủ thể tiêu dùng. C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 2: Chủ thể sản xuất là những người DH2 A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ Câu 3: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Tiết kiệm năng lượng. B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
  14. C. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. D. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Câu 4: Trong nền kinh tế, chủ thể nào đóng vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể tiêu dùng? A. chủ thể trung gian. B. Nhà đầu tư chứng khoán. C. chủ thể doang nghiệp. D. chủ thể nhà nước. Câu 5: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể Nhà nước D. Người sản xuất kinh doanh Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước? A. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi. C. Đảm bảo xã hội ổn định. D. Đảm bảo ổn định chính trị. Câu 7: Đối tượng nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể trung gian? A. Người môi giới việc làm. B. Nhà phân phối. C. Người mua hàng. D. Đại lý bán lẻ. Câu 8: Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Hộ kinh doanh. B. Người kinh doanh. C. Người sản xuất. D. Người tiêu dùng. Câu 9: Những người sản xuất để cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là chủ thể A. phân phối. B. sản xuất. C. nhà nước. D. tiêu dùng. Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là A. chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước D. chủ thể sản xuất. Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Tiếp thị sản phẩm hàng hóa. B. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. Môi giới bất động sản. D. Tìm hiểu giá cả thị trường
  15. Câu 12: Việc làm nào dưới đây không phù hợp với trách nhiệm xã hội của chủ thể tiêu dùng? A. Sử dụng sản phẩm gây độc hại với con người. B. Sử dụng hàng hóa thân thiện môi trường. C. Không tiêu dùng hàng hóa gây hại cho con người. D. Sử dụng chuỗi sản phẩm tiêu dùng xanh Câu 13: Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B.Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. Việc làm của ông H và gia đình là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. Chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian C. chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng BÀI 3: THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG Câu 1: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Câu 2: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 3: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 4: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản? A. Phạm vi hoạt động B. Đối tượng hàng hoá C. Tính chất và cơ chế vận hành D. Vai trò của các đối tượng mua bán Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường? A. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường. B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  16. C. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá Câu 6: Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. B. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. C. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. D. tiền tệ, người mua, người bán. Câu 7: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường? A. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế C. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Câu 8: Việc phân chia thị trường thành thị trường tư liệu sản xuất - thị trường tư liệu tiêu dùng dựa trên cơ sờ nào? A. Phạm vi các quan hệ mua bán, trao đồi. B. Vai trò của các đối tượng mua bán, trao đồi. C. Đối tượng mua bán, trao đổi. D. Tính chất của các mối quan hệ mua bán, trao đổi. Câu 9: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là A. thương trường. B. quan hệ đối ngoại. C. yếu tố sản xuất D. thị trường. Câu 10: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. điều tiết tiêu dùng. B. nộp thuế sử dụng đất. C. phương tiện lưu thông. D. trả nợ tiền vật liệu. Câu 11: Việc người sản xuất luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác thông qua sự biến động của giá cả thị trường là thực hiện chức năng nào sau đây của thị trường? A. Kiểm tra. B. Thanh toán. C. Điều tiết. D. Cất trữ. Câu 12: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và không được thị trường chấp nhận khi đó chức năng nào dưới đây của thị trường chưa được thực hiện? A. Phân hóa giữa những người sản xuất. B. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa.
  17. C. Thông tin cho người sản xuất. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông. Câu 13: Bạn N học xong lớp 12, tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào quyết định? A. Người sản xuất. B. Thị trường. C. Người làm dịch vụ. D. Nhà nước. Câu 14: Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta, người nông dân bỏ lúa trồng các loại loại cây ăn quả này có giá cao trên thị trường. Trong trường hợp này người nông dân đã căn cứ chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng? A. Chức năng thừa nhận giá trị. B. Chức năng thực hiện giá trị. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng. Câu 15: Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường? A. Chức năng hạn chế sản xuất. B. Chức năng điều tiết, kích thích. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng thực hiện. BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Câu 1: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là A. giá trị sử dụng B. tiêu dùng sản phẩm. C. phân phối sản phẩm. D. giá cả hàng hoá. Câu 2: Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định được gọi là A. giá cả cá biệt. B. giá cả thị trường. C. giá trị thặng dư. D. giá trị sử dụng. Câu 3: Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là: A. Thị trường. B. Cơ chế thị trường. C. Giá cả thị trường. D. Kinh tế thị trường. Câu 4: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường.
  18. C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 5: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. khai thác cạn kiệt tài nguyên. B. đổi mới quản lý sản xuất. C. kích thích đầu cơ găm hàng. D. hủy hoại môi trường. Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là A. cơ chế quan liêu. B. cơ chế phân phối C. cơ chế thị trường D. cơ chế bao cấp. Câu 7: Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế đó là A. cơ chế tự cung tự cấp. B. cơ chế kế hoạch hoá tập trung. C. Cơ chế chỉ huy của Chính phủ. D. Cơ chế thị trường. Câu 8: Bao gồm hệ thống các quan hệ kinh tế, cùng với đó là cơ chế tự điều chỉnh thông qua các quy luật kinh tế cơ bản là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. cơ chế tự điều tiết. B. cơ chế tự cân bằng. C. cơ chế thị trường. D. cơ chế rủi ro. Câu 9: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường. A. Thúc đẩy phát triển kinh tế. B. Kích thích đổi mới công nghệ. C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. Câu 10: Khi các chủ thể kinh tế căn cứ vào các thông tin của giá cả thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm thu được lợi nhuận về mình là nói về A. khái niệm giá cả thị trường. B. quy luật của giá cả thị trường. C. bản chất của giá cả thị trường. D. chức năng giá cả thị trường. Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa A. người tiêu dùng với nhau. B. người phân phối và trao đổi. C. người sản xuất với nhau. D. người mua và người bán. Câu 12: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cơ chế thị trường ? A. Mặt hạn chế của cạnh tranh. B. Nguyên nhân của cạnh tranh. C. Mặt tích cực của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh.
  19. Câu 13: Cơ chế thị trường điều tiết lưu thông hàng hoá thể hiện thông qua cách thức nào dưới đây? A. Hàng hoá được lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. B. Hàng hoá được lưu chuyển từ nơi có giá cả cao đến nơi có giá cả thấp. C. Hàng hoá được lưu chuyển từ thị trường trong nước tới thị trường nước ngoài. D. Hàng hoá được lưu chuyển từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước. Câu 14: Nhận thấy do dịch bệnh bùng phát làm cho giá thịt lợn đang xuống thấp. Chị M chuyển sang sử dụng thịt lợn nhiều hơn trong thực đơn gia đình mình. Việc làm của chị M là vận dụng tốt chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường A. Sản xuất. B. Lưu thông. C. Thông tin. D. Phân hóa. Câu 15: Do nhiều năm nay giá dưa hấu xuống thấp, khiến sản xuất bị thua lỗ, chị A quyết định chuyển đổi sang một loại cây trồng khác phù hợp hơn.Trường hợp này, chị A đã vận dụng chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường? A. Cung cấp thông tin. . B. Quản lý vĩ mô. C. Thừa nhận giá cả. D. Điều tiết sản xuất. BÀI 5: GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG Câu 1: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng lượng tiền nhất định được gọi là A. Giá trị trao đổi. B. Giá cả thị trường C. Tiền tệ. D. Giá trị sử dụng Câu 2: Đâu không phải là chức năng của giá cả thị trường? A. Chức năng thông tin. B. Chức năng lưu thông hàng hóa. C. Chức năng phân bổ các nguồn lực D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí Nhà nước Câu 3: Giá cả hàng hoá được hiểu là A. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng. C. Giá trị sử dụng của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền
  20. D. Giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền. Câu 4: Giá cả thị trường là A. Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó. B. Giá cả hàng hoá do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định. C. Giá bán thực tế của hàng hoá do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. D. Giá bán thực tế của hàng hoá do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Câu 5: Đâu không phải là chức năng của giá cả? A. Sự biến động của giá cả cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh B. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng. D. Giá cả duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế. Câu 6: Chức năng của giá cả là A. Cung cấp thông tin nhằm tạo ra cơ chế phân bổ nguồn lực của nền kinh tế. B. Duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế. C. Tạo ra nguồn của cải vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng. D. Tạo lập nguồn vốn cho người sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế. Câu 7: Hành vi của chủ thể kinh tế nào sau đây không đúng? A. Doanh nghiệp T tăng giá bán gas vì nhà cung cấp tăng giá. B. Khi giá hoa hồng tăng lên, nhiều hộ nông dân mở rộng quy mô trồng hoa C. Cửa hàng B ngừng bán xăng và treo biển “Hết xăng" khi thấy thông tin xăng tăng giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2