intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình" là tài liệu tổng hợp lại kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, đồng thời hướng dẫn về cấu trúc đề kiểm tra để các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho mình. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

  1. UBND QUẬN TÂN BÌNH NỘI DUNG ÔN TẬP HK1 MÔN GDCD KHÔI 9 Trường THCS Tân Bình Năm học 2021-2022 Họ và tên: I/ LÝ THUYẾT: - Học hết nội dung bài học các bài: + Bài 2 : Tự chủ + Bài 6: Hơp Tác Cùng phát triển + Bài 8: Năng động sáng tạo +Bài 9: Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả BÀI 2: TỰ CHỦ 1/ Tự chủ là gì? - Là làm chủ bản thân, làm chủ suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. 2/ Ý nghĩa: - Tự chủ giúp con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Ăn có nhai, nói có nghĩ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói Lới nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN 1/Hợp tác là gì? - Là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Cơ sở của hợp tác: - Bình đẳng, hai bên cùng có lợi - Không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. 2/ Ý nghĩa: - Thế giới đang đứng trước những những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường, đói nghèo, thiên tai, đẩy lùi dịch bệnh… - Hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. 3/ Nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta: - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau - Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực - Bình đẳng cùng có lợi
  2. - Giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình - Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. 4/Trách nhiệm của học sinh : - Học sinh cần rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Đoàn kết Đoàn kết Đại đoàn kết Thành công Thành công Đại thành công Bác Hồ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao BÀI 8: NĂNG ĐỘNG-SÁNG TẠO 1/a) Năng động là gì? - Là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm b)Sáng tạo là gì? - Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. c) Thế nào là người năng động, sáng tạo? - Là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác… nhằm đạt kết quả cao. 2/ Ý nghĩa: - Giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 3/ Rèn luyện: - Mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. BÀI 9 : LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ 1/ Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? - Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. 2/ Ý nghĩa: - Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 3/ Trách nhiệm của công dân: - Mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo. II/ BÀI TẬP: Xem lại các bài tập trong SGK của các bài: 2,6,8,9. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM
  3. Câu 1: Theo em, một người luôn hành động theo ý mình có phải là người tự chủ không?Vì sao? Nêu những việc làm thể hiện tính tự chủ của em? - Người tự chủ không phải là người luôn làm theo ý mình mà phải biết lắng nghe người khác và biết suy xét đúng hay chưa đúng, cái nên theo và không nên theo. Vì ý của mình chưa chắc bao giờ cũng đúng…… Việc làm thể hiện tính tự chủ: - Không nóng nảy, vội vàng trong hành động; - Giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác; - Biết kiềm chế ham muốn của bản thân… Câu 2: Em tán thành hay không với các ý kiến sau: - 1/ Bị rủ rê, lôi kéo nên anh A đã rơi vào con đường nghiện hút ma túy. - không đồng ý. Vì A thiếu tự chủ… - 2/ Ai nói gì bạn M cũng nghe theo. - không đồng ý. Vì M không tự chủ …. Dễ sa ngã… Câu 3: Chủ nhật, M được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới, hợp thời trang bộ nào M cũng thích. Em đòi mua hết bộ này đến bộ khác,giày. Dép… rất nhiều món khác nữa. Hỏi: Em hãy nhận xét việc làm của M. Em sẽ khuyên M như thế nào? M sai vì: M không biết tiết kiệm, không giản dị, đua đòi, không có tính tự chủ…. Câu 4: Câu hỏi vận dụng kiến thức a) Có ý kiến cho rằng: “Người có tính Tự chủ phải suy nghĩ trước hành động và luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách” em nhận định ý kiến này như thế nào? Vì sao? Em đồng ý vời ý kiến trên vì: khi chúng ta làm một việc nào đó mà ta suy nghĩ thì sẽ biết được việc mình làm là đúng hay sai( tích cực hay tiêu cực) lúc đó mình sẽ kịp thời ngăn cản lại hành vi của mình nếu mình làm việc dó là sai b) Là học sinh em phải làm gì để thể hiện đức tính tự chủ trong học tập? - Học tập tốt. - Tập suy nghĩ trước kho hành động. - Rút kinh nnghiệm cho bản thân và sửa chữa lổi lầm. - Không nghe theo lời dụ dỗ của người khác …… Câu 5: Trong giờ kiểm tra toán, Ân và Hoàng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh. Ân làm một số bài, Hòang làm một số bài, sau đó trao đổi với nhau để chép vào bài làm. a. Theo em, hành vi của Ân và Hòang có phải là sự hợp tác không? Vì sao? Không phải là sự hợp tác vì đó là trao đổi bài trong giờ kiểm tra, vi phạm kỉ luật……
  4. b. Nếu là bạn cùng lớp với Ân và Hoàng, em sẽ góp ý gì cho Ân và Hoàng? Góp ý cho 2 bạn là không nên làm như vậy mà phải làm bài kiểm tra theo đúng sức học của mình…… Câu 6: Trong giờ học các môn khác, Nam thường đem bài tập Toán hoặc bài tập Tiếng anh ra làm. Theo em, việc làm của Nam có phải là sáng tạo hay không? Vì sao? Việc làm của Nam không phải là sáng tạo vì giờ nào nên làm việc đó. Giờ môn này lấy môn khác ra sẽ không hiểu bài… vi phạm kỉ luật, không tôn trọng giáo viên…. Câu 7 : Em đồng ý hay không đồng ý các quan điểm dưới đây? Vì sao? a. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả Tán thành , vì: : Người năng động sáng tạo luôn phải tìm tòi, nghiên cứu cái mới để hoàn thành tốt công việc … b. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh Văn cho rằng mình cần phải làm bất cứ cách nào để tăng thêm thu nhập. Không tán thành. Vì : Anh Văn làm thế là sai, không từ bỏ bất cứ cách làm nào kể cả cách xấu nhất gây hại mọi người nhằm lợi ích riêng … Câu 8: Có ý kiến cho rằng : “ Hoc sinh còn nhỏ tuổi chưa thể năng động, sáng tạo được”. a) Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Em không đồng ý với ý kiến này. Vì chúng ta đều có thể năng động, sáng tạo không phân biệt lứa tuổi. b) Để đạt kết quả tốt nhất trong học tập, học sinh cần làm gì? - Chủ động tìm thêm các bài tập khó để làm….. - Tự tìm ra hình thức học tập phù hợp và sáng tạo như sơ đồ tư duy… Câu 9: Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể? - Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng và hiệu quả vì sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. - Làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì những sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu, không được khách hàng tin dùng, chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội sẽ không được nâng cao….. - Ví dụ: Các sản phẩm làm ra chất lượng không tốt, không được khách hàng tin dùng và công ty làm ăn ngày càng sa sút không đảm bảo đời sống cho công nhân… Câu 10: Để thu được lợi nhuận nhiều đồng thời làm chả lụa được tươi dai, giòn thơm ngon và bảo quản được lâu. Ông Trần Quang Hải 62 tuổi tại tỉnh Bình Thuận đã dùng thịt ôi thiu chế biến chả lụa và dùng chất Borax trộn vào chế biến thành phẩm đem bỏ bán ở các chợ Nhận xét việc làm của ông Hải đúng hay sai, có thể hiện làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả không ? Vì sao ? - Việc làm của ông Hải sai, không thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
  5. - Vì ông chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình không nghỉ đến lợi ích của người khác, dùng thịt ôi thiu chế biến thành chả lụa và sử dụng chất Borax là chất cấm trộn vào làm chả để bán ra thị trường gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con người. Đây là việc làm ăn gian dối, phi pháp, không trung thực trong buôn bán => vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc để làm gương cho mọi người ……………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2