Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Không có đứa trẻ nào không thể dạy dỗ, chỉ có cha mẹ không biết dạy con. Cuốn<br />
sách này được viết dựa vào nguyên tắc trên, trong đó nhấn mạnh công hiệu của<br />
“ám thị”, khuyến khích các bậc cha mẹ nói khác đi, dùng cách “ám thị” để đạt<br />
được mục đích giáo dục con.<br />
Cuốn sách sử dụng 54 câu nói hằng ngày cha mẹ thường dùng với con cái để<br />
làm ví dụ điển hình, phân tích cụ thể một số trích đoạn cha mẹ dạy con trong<br />
thực tế kết hợp với lí luận để minh họa cho ý nghĩa giáo dục của việc “thay đổi<br />
cách nói với con”.<br />
Nếu bạn thấy con mình: không hài lòng, không vâng lời, không hiểu chuyện…<br />
vậy thì bạn nên đọc cuốn sách này.<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc<br />
trắc nghiệm như sau:<br />
Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói<br />
với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt,<br />
tổ b gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn<br />
các cháu ở tổ A. Giáo viên sau khi tìm hiểu được tình hình, liền tiến hành giáo<br />
dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì,<br />
thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B.<br />
Về sau ông lại tiến hành thử nghiệm nhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy,<br />
điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị.<br />
Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức<br />
gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người<br />
hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người<br />
khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với<br />
tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì<br />
ám thị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục<br />
lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục<br />
<br />
đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các<br />
“công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý<br />
của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những<br />
bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu<br />
có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu<br />
quả sẽ cao hơn nhiều.<br />
Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí<br />
chống đối; ngược lại khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố<br />
gắng để làm điều ấy. Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách<br />
ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt<br />
tích cực và tiêu cực của nó.<br />
Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểm<br />
điểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày,<br />
cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự<br />
yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảm thấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo<br />
mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái.<br />
Bên cạnh ám thị tích cực, ám thị tiêu cực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.<br />
Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu<br />
cực cho con cái trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kì<br />
trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm<br />
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi.<br />
Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng<br />
nói: “Trong bất cứ hiện tượng giáo dục nào, trẻ càng không biết đó là ý đồ giáo<br />
dục thì hiệu quả của phương pháp ấy càng cao”. Giáo dục theo phương pháp ám<br />
thị là một dạng như vậy, nó không có tính ép buộc hay ra lệnh, mà là thông qua<br />
ám thị tâm lí hình tượng trực quan sinh động, tránh được sự mâu thuẫn giữa lí<br />
tính và cảm tính, sự mất cân bằng của ý thức và không có ý thức của người giáo<br />
dục, khiến cho hai bên trở nên hài hòa và thống nhất. Còn người được giáo dục<br />
sẽ từ từ chấp nhận hình thức giáo dục này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”.<br />
Biên tập viên<br />
<br />
CHƯƠNG 1 CHẮP THÊM ĐÔI<br />
CÁNH TỰ TIN CHO TRẺ<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
Nếu cha mẹ hi vọng con cái thành người, giành được thành công thì phương<br />
pháp tốt nhất là luôn luôn tán thưởng con cái, bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ, tán<br />
dương tài năng của trẻ. Và phương pháp ám thị mà cha mẹ sử dụng sẽ trở thành<br />
báu vật trong quá trình trưởng thành của trẻ.<br />
Đổi cách nói 1 Con Chúng ta thật là giỏi!<br />
Cha mẹ thường nói: lại bị cô giáo phê bình rồi, con thật là kém cỏi!<br />
Nếu bạn hỏi tôi: Trẻ con ngày nay khao khát điều gì nhất? Tôi sẽ trả lời: Khao<br />
khát sự cổ vũ của cha mẹ.<br />
Nếu bạn lại hỏi tôi: Trẻ con ngày nay thiếu thốn thứ gì nhất?. Tôi sẽ trả lời:<br />
Thiếu thốn sự cổ vũ của cha mẹ.<br />
Nội tâm của trẻ vô cùng yếu đuối, nhiều lúc, chỉ cần một cú sốc nho nhỏ cũng<br />
khiến cho chúng thu mình lại, tự ti vô cùng. Khi đối mặt với những đứa con bị<br />
sốc về tinh thần, những người làm cha làm mẹ cần cổ vũ và động viên tích cực,<br />
để cho chúng luôn tràn đầy tự tin.<br />
Ví dụ thực tế<br />
Thông là một đứa trẻ có tính cách hướng ngoại, thích nói gì là nói nấy, muốn<br />
làm gì là làm bằng được, không bao giờ chịu sự ràng buộc của bất cứ ai, bất cứ<br />
quy định gì. Ở trường học, Thông khiến cho thầy cô phải đau đầu.<br />
Bất đắc dĩ, cô giáo đành phải gửi giấy để mời phụ huynh của Thông đến trường,<br />
rồi nói rõ từng biểu hiện thường ngày của Thông cho cha nghe.<br />
Cô giáo bất lực nói: “Nếu ở trong lớp tôi không cho cháu Thông ‘thể hiện’, cháu<br />
<br />
thường nhanh chóng chuyển hướng chú ý sang những thứ khác, ví dụ như: nói<br />
chuyện riêng, làm việc riêng, nói leo, lúc phát biểu thường không giơ tay…”<br />
Cha nghe cô giáo nói vậy, liền bày tỏ sự xin lỗi trước những phiền phức mà<br />
Thông gây ra cho cô giáo, sau đó hứa nhất định sẽ phối hợp với cô để thay đổi<br />
thói quen xấu của cậu bé.<br />
Cha Thông từ trường về nhà, vừa vào đến phòng đã nhìn thấy Thông lẻn ngay về<br />
phòng mình làm bài tập. Tuy nhiên, ông không hề đếm xỉa đến cậu bé. Lúc này,<br />
mẹ Thông nôn nóng muốn biết cô giáo nói những gì, liền hỏi: “Cô giáo nói thế<br />
nào, mau kể cho em nghe đi!”.<br />
Cha Thông cố ý nói thật to: “Con của chúng ta thật là giỏi!”.<br />
Mẹ Thông vừa nghe xong liền cười xòa: “Giỏi thế nào, mau nói với em đi!”.<br />
Lúc này, Thông đang làm bài tập ở trong phòng cũng cảm thấy vô cùng ngạc<br />
nhiên, liền đặt bài tập xuống, dỏng tai lên lắng nghe.<br />
Cha nói: “Con chúng ta trên lớp phát biểu rất to. Nhưng nếu có thể nghĩ kĩ trước<br />
khi phát biểu thì càng tốt hơn! Hơn nữa vào lớp nó cũng rất tích cực phát biểu ý<br />
kiến, nhưng nếu biết giơ tay trước khi phát biểu thì tốt quá!”.<br />
Mẹ Thông nghe xong liền nói: “Đúng đấy! Theo như anh nói thì con chúng ta<br />
đúng là giỏi thật! Chỉ cần khắc phục được một vài nhược điểm là thành học sinh<br />
ưu tú rồi!”.<br />
Cha Thông vội hùa vào: “Đúng thế, em nói chẳng sai chút nào. Anh tin con trai<br />
chúng ta nhất định sẽ có biểu hiện tốt hơn!”.<br />
Nghe cha mẹ nói chuyện xong, Thông liền rụt cổ lại. Lúc này cậu mới ý thức<br />
được rằng những hành vi bừa bãi của mình trong giờ là không đúng, những hành<br />
vi ấy là sai.<br />
Kể từ đó về sau, Thông tiến bộ rất nhanh, về sau còn được bầu làm lớp trưởng<br />
nữa. Từ khi trở thành lớp trưởng, sáng nào Thông cũng chủ động dậy sớm đến<br />
trường làm vệ sinh, như: quét lớp, vẩy nước, lau bảng... cậu bé quản lí kỉ luật<br />
trong lớp cũng rất bài bản và có trách nhiệm.<br />
<br />