intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

nói sao cho trẻ nghe lời: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

64
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. cuốn sách này được viết dựa vào nguyên tắc trên, trong đó nhấn mạnh công hiệu của “ám thị”, khuyến khích các bậc cha mẹ nói khác đi, dùng cách “ám thị” để đạt được mục đích giáo dục con. cuốn sách sử dụng 54 câu nói hằng ngày cha mẹ thường dùng với con cái để làm ví dụ điển hình, phân tích cụ thể một số trích đoạn cha mẹ dạy con trong thực tế kết hợp với lí luận để minh họa cho ý nghĩa giáo dục của việc “thay đổi cách nói với con”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: nói sao cho trẻ nghe lời: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

CHƯƠNG 5 HÃY CHO TRẺ GIAO<br /> LƯU VỚI BẠN BÈ<br /> Trong quá trình trưởng thành, bạn bè xung quanh trẻ sẽ nhiều lên. Bạn tốt quý<br /> hơn sách tốt, có thể khiến trẻ thu được nhiều điều có ích. Nhưng ngược lại, nếu<br /> giao du với bạn xấu, có thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Trẻ kết bạn thế nào, làm<br /> bạn với người khác ra sao… những điều này cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của cha<br /> mẹ.<br /> Đổi cách nói 31 Mỗi người đều có ưu điểm khác nhau, con cũng rất giỏi!<br /> Cha mẹ thường nói: Có chút chuyện vặt vãnh cũng ghen tị với người khác,<br /> thật đáng xấu hổ!<br /> Ở mẫu giáo, chúng ta thường thấy bọn trẻ đòi cha mẹ mua quần áo hay đồ chơi<br /> gì đó… Hiện tượng này có nguyên nhân sâu xa là do tâm lí ghen tị đang ngự trị<br /> trong trẻ. Ở cấp một, những học sinh có biểu hiện đạo đức tốt, thành tích học tập<br /> cao thường được thầy cô yêu quý. Những học sinh hư, nghịch ngợm thường gây<br /> sự với những học sinh tốt này, đó cũng là vì tâm lí ghen tị của chúng.<br /> Mức độ ghen tị cũng có sự khác biệt. Mức độ ghen tị ít thường bị giấu trong tiềm<br /> thức, không dễ dàng bộc lộ ra ngoài. Ví dụ, mình là bạn thân của một học sinh<br /> giỏi, thành tích học tập của bạn ấy rất tốt, rất có khả năng, thế nên mặc dù không<br /> muốn công kích bạn tốt, nhưng bản thân mình vẫn có sự ghen tị. Còn mức độ đố<br /> kị sâu sắc thường được thể hiện ra bên ngoài trong vô thức, ví dụ: khiêu khích,<br /> đặt điều, vu oan cho bạn bè…<br /> Ví dụ thực tế<br /> Mạnh vừa mới đi học mẫu giáo, ngày nào mẹ cũng đến đón Mạnh về nhà. Hôm<br /> nay, mẹ vừa đến trường đón đã thấy Mạnh ủ rũ đi ra, mẹ hỏi có chuyện gì xảy ra,<br /> cậu bé cũng không đoái hoài. Trên đường về, mặc cho mẹ hỏi gì Mạnh cũng<br /> không đáp.<br /> Về đến nhà, Mạnh nói với mẹ: “Mẹ ơi, sau này con không đi học nữa đâu, sản<br /> <br /> phẩm thủ công của con làm rất tốt nhưng cô giáo lại đặt sản phẩm của bạn Thao<br /> lên kệ trưng bày, bạn ấy làm chẳng đẹp gì cả!”.<br /> Mẹ nghe xong ngạc nhiên lắm, mỗi khi cô giáo khen ngợi các bạn khác, Mạnh<br /> thường tỏ vẻ không vui, hơn nữa, còn thường xuyên nói xấu những bạn được cô<br /> giáo khen ngợi. Thằng bé này quá đố kị. Ngẫm nghĩ một lát, mẹ cười nói: “Mạnh<br /> à, sản phẩm của con được trưng bày mấy lần rồi?”.<br /> “Con không nhớ nữa, mỗi lần con làm máy bay, ô tô đều là đẹp nhất. Nhưng bạn<br /> Thao lần này làm một bộ quần áo gấp bằng giấy, có gì đặc biệt chứ?”.<br /> Mẹ nói: “Mạnh à, mẹ cảm thấy con làm máy bay và ô tô đúng là rất đẹp, nhưng<br /> quần áo thủ công bạn Thao làm cũng rất đẹp. Mỗi người đều có sở trưởng và ưu<br /> điểm riêng. Cô giáo trưng bày bài của bạn Thao không có nghĩa là bài của con<br /> không xuất sắc. Các con ai cũng có ưu điểm riêng của mình, cần phải học hỏi lẫn<br /> nhau. Người khác cũng rất giỏi, con nên học hỏi các bạn chứ không phải là công<br /> kích hay đố kị với họ, như vậy mới là một đứa trẻ ngoan!”. Mạnh nghe xong liền<br /> đỏ mặt nói: “Con biết rồi, mẹ ơi, từ sau con sẽ không ghen tị với các bạn nữa”.<br /> LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA<br /> Nguyên nhân tâm lí ủ rũ của Mạnh trong ví dụ trên là do sự đố kị của cậu. Tâm lí<br /> đố kị là vấn đề khá phổ biến ở trẻ con. Hiện nay, nhiều đứa trẻ được nuông chiều<br /> nên dễ có tâm lí tự cho mình là trung tâm, tưởng rằng tất cả mọi người đều phải<br /> học hỏi mình, thứ gì tốt cũng là của mình. Khả năng tiết chế tình cảm kém, kinh<br /> nghiệm xã hội không đủ, ngưỡng mộ người khác, khao khát được người khác tán<br /> dương... đều là những nguyên nhân dẫn đến thói ganh tị của trẻ.<br /> Thông thường, tâm trạng của những trẻ hay đố kị thường dễ thay đổi, lúc vui lúc<br /> buồn; lúc cười cợt trên sự thất bại của người khác, khi lại đắc chí đến quên hết<br /> tất cả; lúc nghiến răng chửi mắng, khi lại gây chuyện với người khác… Sự đố kị<br /> của trẻ mặc dù không biểu hiện quá đáng như ở người lớn nhưng nếu để tâm lí<br /> này tồn tại lâu dài, dần dần sẽ trở thành một phần tính cách của con người. Mặt<br /> khác, những đứa trẻ quá đố kị cũng dễ gặp phải những kích thích ở bên ngoài,<br /> nảy sinh tâm trạng bất thường, ảnh hưởng đến sự tiến bộ của trẻ, cực kì bất lợi<br /> cho sự phát triển tâm sinh lí của chúng. Bên cạnh đó, tâm lí đố kị còn ảnh hưởng<br /> không tốt đến cá nhân, tập thể và xã hội, là một nhân tố không có lợi cho sự<br /> đoàn kết, tình bạn… Nếu trạng thái tâm lí này cứ để tiếp diễn đến khi trưởng<br /> thành, thì đứa trẻ ấy khó mà điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội, khó mà<br /> <br /> cảm thấy thanh thản trong cuộc sống. Do đó, cha mẹ không thể để mặc tâm lý<br /> đố kỵ của trẻ, mà cần có biện pháp thay đổi thích hợp, đặc biệt là đối với những<br /> trẻ có tâm lí đố kị quá cao. Việc cha mẹ cần làm chỉ là giải quyết những nguyên<br /> nhân dẫn đến tính đố kỵ như: hư vinh, cạnh tranh, nói dối, và những nhân tố tiêu<br /> cực khác; chứ không phải là gạt bỏ hết những tác động tích cực của tính đố kỵ.<br /> Khi trẻ đã nảy sinh tính đố kỵ, chúng thường có xu hướng trút giận hoặc tìm<br /> cách công kích người khác. Ngoài ra, khi tính đố kỵ quá cao còn khiến cho tính<br /> cách của chúng dần trở thành lập dị.<br /> Đối mặt với những trẻ đố kị, cha mẹ nên làm thế nào?<br /> Thứ nhất: Xây dựng môi trường tốt<br /> Trong gia đình, giữa người lớn không nên nghi kị, coi thường hoặc nói xấu lẫn<br /> nhau, chê bai người khác trước mặt trẻ. Cha mẹ cần xây dựng không khí gia đình<br /> đầm ấm, đoàn kết, tràn ngập yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Đây là một trong<br /> những yếu tố cơ bản để ngăn ngừa tâm lí đố kị của trẻ.<br /> Thứ hai: Phương pháp khen ngợi trẻ phải thích hợp<br /> Khi khen ngợi trẻ, nếu cha mẹ biểu dương đúng đắn, có thể củng cố được ưu<br /> điểm của trẻ, tăng cường sự tự tin và thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. Ngược lại, nếu<br /> cha mẹ khen ngợi quá đà sẽ khiến trẻ cảm thấy kiêu ngạo, khinh thường người<br /> khác, cho rằng mình là tốt nhất, không ai có thể sánh bằng mình, cảm thấy đố kị<br /> với người khác khi người ta được khen mà mình thì không.<br /> Thứ ba: Giúp trẻ nâng cao khả năng<br /> Nếu cha mẹ phát hiện con mình có điểm nào không bằng những đứa trẻ khác thì<br /> cũng không nên chỉ trích trẻ, mà nên tạo điều kiện giúp trẻ nâng cao khả năng về<br /> phương diện này. Nếu như có điều kiện, cha mẹ có thể nhờ một đứa trẻ có khả<br /> năng tốt hơn con mình, giúp bé hoàn thành việc gì đó. Làm như vậy, không<br /> những có thể nâng cao khả năng của con mà còn tạo ra sự thân thiện giữa chúng<br /> với bạn bè, cũng là một cách tốt để khắc phục tâm lí đố kị.<br /> Thứ tư: Dẫn dắt trẻ xây dựng ý thức cạnh tranh đúng đắn<br /> Những đứa trẻ có tính đố kị thường rất hiếu thắng. Cha mẹ cần phải dẫn dắt bé<br /> <br /> dùng khả năng của mình để cạnh tranh với người khác. Cạnh tranh là để tìm ra<br /> sự chênh lệch, để tiến bộ nhanh hơn, không thể dùng thủ đoạn để giành lấy phần<br /> thắng, hãy dẫn dắt tham vọng của con đi theo hướng tích cực.<br /> Đổi cách nói 32 Con thử nghĩ xem, nếu là họ, con sẽ làm gì?<br /> Cha mẹ thường nói: Càng hiền càng bị bắt nạt, con à, mặc kệ bọn nó, thích<br /> làm gì thì cứ làm!<br /> Trong cuộc sống hằng ngày, lúc dạy con cái ứng xử với bạn bè, cha mẹ thường<br /> chỉ biết giảng lí thuyết suông, tốt nhất là cứ giao trọn quyền để chúng tự quyết<br /> định. Nếu đổi lại là bản thân mình, mình sẽ làm thế nào? Đây là phương pháp<br /> “hoán vị” mà chúng ta thường nói đến.<br /> Ví dụ thực tế<br /> Bảo là một cậu bé rất ích kỷ. Mỗi lần chơi trong công viên, chỉ cần là thứ đồ<br /> chơi cậu chơi chưa đã, thì cho dù mẹ có nói thế nào, Bảo cũng một mực không<br /> chịu để các bạn khác chơi. Hôm nay chơi xe đẩy, do số lượng xe có hạn, nên chỉ<br /> vài bạn nhỏ được chơi. Mọi lần, vì Bảo chạy nhanh nên lúc nào cậu bé cũng<br /> được chơi đầu. Hôm nay, trước khi chơi mẹ Bảo đã có ý giữ con lại một lát, để<br /> cho các bạn nhỏ khác được chơi trước. Bảo thấy không còn xe nữa liền nói với<br /> mẹ: “Hết xe rồi mẹ ạ!”.<br /> “Thế thì chờ một lát đi, đợi các bạn chơi xong rồi con chơi!”.<br /> “Không, con muốn chơi ngay bây giờ cơ!”.<br /> “Thế thì con qua thuyết phục bạn nào đó đi, xem bạn ấy có chịu nhường cho con<br /> không!”.<br /> Mẹ nói xong, Bảo liền chạy đến chỗ các bạn đang chơi, sau đó ủ rũ đi về chỗ<br /> mẹ: “Các bạn ấy không chịu nhường cho con!”, “Thế thì con chuyển sang chơi<br /> cái khác trước đi, tí nữa đổi sang chơi xe đẩy cũng được mà!”.<br /> Nhưng Bảo không muốn chơi cái khác, mặt mày ủ rũ, đứng bên cạnh mẹ, phụng<br /> phịu nói: “Con muốn chơi xe đẩy, con muốn chơi xe đẩy!”. Mẹ Bảo cúi xuống<br /> nói: “Giờ các bạn ấy đều không chịu nhường cho con, con cảm thấy rất buồn<br /> đúng không?”, Bảo gật đầu.<br /> <br /> “Thế con thử nghĩ xem, nếu là họ, con sẽ làm thế nào?”, Bảo im lặng không nói<br /> gì.<br /> “Lúc trước, mỗi lần chơi xe đẩy con thường làm thế nào? Có phải con cũng<br /> không nhường cho các bạn chơi không?”, mẹ lại hỏi.<br /> Bảo khẽ gật đầu rồi nói: “Lần sau nếu có đồ chơi con sẽ chia sẻ với các bạn, như<br /> thế sau này có gì hay các bạn cũng chia sẻ với con!”.<br /> LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA<br /> Đại đa số trẻ em vì được quá nuông chiều nên luôn tự coi mình là trung tâm. Trẻ<br /> vừa muốn giữ đồ của mình vừa muốn chiếm đồ của người khác, tìm mọi cách<br /> cướp cho bằng được những đồ ăn ngon hoặc những đồ chơi mà chúng thích, nhu<br /> cầu “độc chiếm” cực kì mạnh mẽ. Trong thời gian ngắn, bé Bảo trong ví dụ trên<br /> đã được trải nghiệm cảm giác chờ đợi, bị người khác từ chối là như thế nào. Mẹ<br /> Bảo đã dạy cậu bé phải biết đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ,<br /> cân nhắc đến cảm nhận và nhu cầu của người khác, hình thành thói quen “hoán<br /> vị” khi suy nghĩ, từ đó thoát khỏi ý nghĩ coi bản thân là trung tâm, bước đầu hình<br /> thành thói quen hợp tác và cùng chia sẻ với người khác.<br /> Trước khi làm một chuyện gì đó mà trẻ có thể nghĩ: “Nếu như mình là bạn ấy,<br /> mình sẽ làm thế nào?”, sau đó mới tiếp tục hành động, thì khả năng xảy ra những<br /> chuyện “ngoài ý muốn” sẽ giảm đi thấy rõ. Vì vậy, học cách đứng trên lập<br /> trường của người khác để suy nghĩ là một điểm vô cùng quan trọng trong cuộc<br /> đời mỗi người. Cha mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ đức tính này để chúng biết cách cư<br /> xử tốt đẹp.<br /> Để trẻ có thói quen suy nghĩ trên lập trường của người khác, cha mẹ cần làm<br /> được những điều sau:<br /> Thứ nhất: Lấy mình làm gương, tôn trọng suy nghĩ của trẻ<br /> Khi trẻ nói ra suy nghĩ của mình, cha mẹ đừng nói những lời lẽ kiểu như: “Con<br /> còn nhỏ, không hiểu đâu!” để ngắt lời trẻ. Lâu dần trẻ sẽ không chịu nói ra suy<br /> nghĩ của mình nữa, rồi tự nhiên trẻ cũng sẽ từ chối không nghe theo những ý<br /> kiến của người khác, không chịu suy nghĩ cho người khác.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2