intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói thêm về nguyên nhân nợ xấu

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

508
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nhưng có một số nguyên nhân chưa được đề cập đến trong loạt bài phân tích gần đây…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói thêm về nguyên nhân nợ xấu

  1. Nói thêm về nguyên nhân nợ xấu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại, nhưng có một số nguyên nhân chưa được đề cập đến trong loạt bài phân tích gần đây… Chính phủ vừa đưa ra chủ trương cổ phần hóa tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngay lập tức vấn đề nợ xấu được đề cập, một bài toán khó cần giải quyết trước khi tiến hành cổ phần hóa. Nhưng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở đâu? Hiện có những câu trả lời khác nhau và những con số không thống nhất. Trên thế giới và trong lịch sử, nợ xấu của các ngân hàng thương mại từng được xem là thuộc danh mục bí mật của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, thông tin về những con số nhạy cảm này đang ngày một cởi mở hơn. Theo số liệu mà Ngân hàng Nhà nước công bố gần đây, tính đến thời điểm 31/12/2005, tình hình nợ xấu của hầu hết ngân hàng thương mại Việt Nam đều ở mức rất thấp: chủ yếu dưới 2% ở khối cổ phần và bình quân 5,4% ở khối quốc doanh. Đó là những con số đẹp, quá lý tưởng khi mà nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam đã từng bị đội lên tới 15% tổng dự nợ (trên 23.000 tỷ đồng). Đó là vào thời điểm tháng 12/2000. Con số đó khủng khiếp hơn khi được so sánh tương đương với 4 lần vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng thương mại khi đó. Trở lại với con số bình quân 5,4% nợ xấu của khối ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay, cao nhất thuộc về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) với khoảng 9%; kế đến là Ngân hàng Công thương (Incombank); khả quan nhất là Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) khi con số trong bản cáo bạch gần đây đưa ra là 2,8%. Những con số trên là kết quả của việc phân loại nợ theo Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này được đánh giá là đã tiến gần hơn tới các chuẩn mực phân loại nợ tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, một số tổ chức nước ngoài tại Việt Nam cho rằng con số đó trên thực tế cao hơn nhiều; thậm chí nợ xấu của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn đang ở mức hai con số! Về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, trong thời gian gần đây VnEconomy đã trích đăng một số bài viết phân tích khá chi tiết. Có nhiều nguyên nhân. Có nhiều quan điểm. Và có cả những dẫn chứng rất đơn giản mà sâu sắc, như trong bài viết có đề cập đến chủ trương cho vay đối với dự án thủy điện Sơn La: Công văn chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước ghi rằng “Căn cứ quyết định đầu tư dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các ngân hàng thương mại xét duyệt cho vay, không phải thẩm định phương án vay, trả nợ”. Tuy nhiên, do giới hạn của dung lượng và ý đồ của tác giả, một số nguyên nhân, nguy cơ gia tăng nợ xấu của các ngân hàng thương mại chưa được đề cập đến, như nguyên nhân đua lãi suất và ảnh hưởng “bong bóng” của những tài sản thế chấp… Kể từ sau năm 2003, thị trường ngân hàng liên tục chứng kiến các cuộc đua lãi suất nóng sốt giữa các ngân hàng thương mại. Lãi suất liên tục tăng và luôn trong xu hướng tăng. Thậm chí có lãnh đạo ngân hàng còn thẳng thừng tuyên bố rằng: “Đố ai kìm được lãi suất tiết kiệm!”. Trong lịch sử, hậu quả của lãi suất tăng không có điểm dừng đã được chứng minh khá nhiều. Gần nhất và quen thuộc nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây khoảng chục năm. Ở thời điểm đó, lãi suất ở Indonesia tăng mạnh, và khi vượt trên 30% thì các ngân hàng
  2. bắt đầu phá sản. Lãi suất tăng, nợ xấu tăng. Đó là vòng luẩn quẩn mà các ngân hàng đang tránh đề cập. Đó là lý thuyết kinh tế nhưng cũng là thực tế ở Việt Nam, tất nhiên là không đến mức của Indonesia trong quá khứ. Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, cả USD và VND, đã và đang tăng. Lãi suất cho vay đầu ra buộc phải tăng theo để cân đối. Theo đó, chi phí vốn của doanh nghiệp đội lên, khả năng trả nợ bị ảnh hưởng. Khi lãi suất cho vay ở mức 10 – 12%/năm thì chi phí vay vốn có thể coi là bình thường, dễ chịu. Nhưng khi lên đến 15%, thậm chí cao hơn, thì lại nảy sinh vấn đề lớn. Những doanh nghiệp mạnh sẽ không chấp nhận mức lãi suất quá cao, họ có khả năng tìm đến những nguồn vốn khác. Nghi vấn đặt ra đối với những doanh nghiệp dám chấp thuận mức lãi suất cao. Phần lớn sự chấp thuận đó xuất phát từ sự thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính hạn chế, độ tín nhiệm thấp nên không tiếp cận được những nguồn vốn khác. Và tất nhiên, nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng lên từ nhóm đối tượng này. Về ảnh hưởng “bong bóng” của những tài sản thế chấp, nguyên này thể hiện rõ ràng hơn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể nhất là hoạt động cho vay đầu tư bất động sản. Chiếm phần lớn trong danh mục tài sản thế chấp vay vốn hiện nay là bất động sản. Giá nhà đất tăng cao, vượt cả giá trị hợp lý của nó và thị trường đóng băng, khả năng trả nợ của nhiều chủ đầu tư rơi vào khủng hoảng. Biện pháp thường thấy của các ngân hàng là gia hạn nợ, nhưng đó là cách để tiến gần hơn tới ranh giới nợ xấu. Mặt khác, khi giá nhà đất giảm như trong thời gian qua, các ngân hàng lại rơi vào tình trạng giá tài sản thế chấp cho khoản nợ lại cao hơn giá thực tế. Rất may, trong hoạt động cho vay này, các ngân hàng đã và đang đề cao cảnh giác; Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần nhắc nhở, nhiều ngân hàng cũng đã kịp thời thắt hầu bao. Tất nhiên, nợ xấu loại này hiện đang chiếm một phần không nhỏ. Admin (Theo www.vneconomy.com.vn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2