intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nữ doanh nhân và cánh cửa mở hẹp

Chia sẻ: Ht 8287 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng doanh nghiệp giải thể chiếm 80% số doanh nghiệp đăng ký hằng năm. Điều đó nói lên cái cửa bước vào nơi “trăm người bán, vạn người mua” là một cánh cửa rất hẹp. Thế nhưng, nhiều người trong giới nữ vẫn nhẹ nhàng, uyển chuyển lách qua và trụ được vững vàng chốn thương trường. Họ là nữ doanh nhân. Người đời thường dùng những từ thông minh, sáng tạo, dịu dàng, thật thà, chịu khó… để khen giới nữ, nhưng nếu ai đó bê nguyên xi câu này mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nữ doanh nhân và cánh cửa mở hẹp

  1. Nữ doanh nhân và cánh cửa mở hẹp Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng doanh nghiệp giải thể chiếm 80% số doanh nghiệp đăng ký hằng năm. Điều đó nói lên cái cửa bước vào nơi “trăm người bán, vạn Ảnh:images người mua” là một cánh cửa rất hẹp.
  2. Thế nhưng, nhiều người trong giới nữ vẫn nhẹ nhàng, uyển chuyển lách qua và trụ được vững vàng chốn thương trường. Họ là nữ doanh nhân. Người đời thường dùng những từ thông minh, sáng tạo, dịu dàng, thật thà, chịu khó… để khen giới nữ, nhưng nếu ai đó bê nguyên xi câu này mà khen nữ doanh nhân thì coi chừng, họ phật lòng! Theo họ, những tố chất đó chỉ đủ trụ giữ vị trí viên chức cao cấp mẫn cán, còn để trở thành nữ doanh nhân – người giữ vai trò đứng mũi chịu sào, người chịu trách nhiệm sự sống còn của doanh nghiệp – họ có những đặc tính rất riêng và dữ dội hơn nhiều. Trong hoàn cảnh của đất nước ta thời trước đổi mới, gần như không có những người “giàu từ trong trứng giàu ra” cho nên đa phần nữ doanh nhân trưởng thành và thành đạt đều bằng ý chí và thực lực của bản thân mình. Thực tế cho thấy, những người phụ nữ trưởng thành trong hoàn cảnh khốn khó, cơ cực, sự khát vọng vươn lên dữ dội hơn những người có điều kiện thuận lợi. Chính gian nan,
  3. khổ cực là bước khởi điểm đầy thôi thúc, là miếng đất màu mỡ để giới nữ ươm mầm khát vọng. Tràn đầy khát vọng Đầu tiên, những người phụ nữ này không an phận với thực cảnh của mình mà tìm mọi cách để thoát ra. Có người chọn con đường tập trung cho việc học để vươn lên, vì có những người thân sẵn lòng lo cho họ học. Có người đạt được điều mình muốn bằng cách vừa học vừa làm. Nhưng cũng có những người ngặt nghèo quá đành phải gác lại việc học nửa chừng để dồn mọi nỗ lực cho việc gấp rút thay đổi hoàn cảnh sống. Cuộc sống có trải qua mới hiểu: đời chẳng cho không ai cái gì bao giờ, nhưng cũng chẳng bao giờ quỵt ai. Đa phần những người phụ nữ mà lòng tràn đầy khát vọng đều đạt được những gì họ khao khát: thành công lớn trong công việc, tích lũy được nhiều bằng cấp, nắm giữ vị trí cao trong xã hội, sở hữu một số tài sản lớn, có một cuộc sống sung túc v.v… Âm ỉ tham vọng
  4. Nếu chỉ có khát vọng không thôi thì một số phụ nữ, sau khi tương đối thỏa mãn nhu cầu sẽ rẽ qua một hướng khác: bằng lòng với sự hưởng thụ cao, nghề nghiệp ổn định và vui với cuộc sống gia đình. Điều này không có gì lạ, nó thuộc về bản chất của giới tính nữ. Nhưng cũng chính trong số này có một số ít phụ nữ “tách ra khỏi bầy và vượt lên phía trước” bởi trong họ có ngọn lửa tham vọng âm ỉ thôi thúc. Họ đem tất cả những vốn liếng, kinh nghiệm, kiến thức, sự nhàn nhã hiện có, đặt cuộc với thương trường. Họ liên tục đặt ra câu hỏi: “Người ta làm được, còn mình tại sao không?”. Những người phụ nữ này luôn đặt ra cho mình những cái mốc ngày một cao để vươn tới. Mới đầu, họ muốn bản thân thoát nghèo, rồi muốn mình giàu; sau đó, lại muốn những người chung quanh mình giàu và cả dân tộc của mình đều là người giàu. Họ dành hết tâm tư, tình cảm, thời gian cho những điều mình muốn và lấy những cái mốc đạt được làm niềm vui. Nhiều người trong số phụ nữ này không chỉ vì ham thích
  5. lợi nhuận trong kinh doanh mà còn do đam mê chốn thương trường đến nỗi hờ hững với sự hưởng thụ cá nhân. Cứ như thế, những người nữ doanh nhân từng bước chiếm lĩnh vị trí trong thương trường ngày một cao, chiếm lĩnh thị phần ngày một lớn. Họ lần lượt làm chủ một doanh nghiệp, rồi nhiều doanh nghiệp và làm chủ tập đoàn. Họ thường không bằng lòng hoạt động trong một địa bàn hạn hẹp mà luôn nghĩ cách nhân rộng ra cả nước và có tham vọng vươn xa, vươn cao hội nhập với thế giới bên ngoài. Chưa dừng lại ở đó, họ còn có một nỗi niềm khao khát là truyền ngọn lửa tham vọng của mình cho lớp doanh nhân kế thừa và sự thành công của đội ngũ này là niềm vui sống của họ. Luôn làm mới mình Có lẽ ít có cánh cửa nào hẹp như cánh cửa thương trường. Nơi đây, nó đòi hỏi người tham gia hoạt động phải hết lòng, hết dạ và phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn, mà lại là những tiêu chuẩn thật. Sự khe khắt của thương trường sẽ loại ngay những tiêu chuẩn thấp, sáo mòn, giả tạo.
  6. Nếu một nữ doanh nhân chỉ biết miệt mài kiếm tiền thì thương trường sẽ phân khúc họ là “doanh nhân cấp thấp”, những hợp đồng của họ là “tiền lẻ” và đối tác của họ là “trung bình thấp”. Vì vậy, trong lịch làm việc khép kín của nữ doanh nhân bao giờ “cái sự học” cũng luôn được viết bằng mực đỏ và được xếp thứ tự ưu tiên hàng đầu. Họ ý thức được rằng “kiến thức tỉ lệ thuận với đẳng cấp trong xã hội và lợi nhuận trong kinh doanh”, do vậy, họ học nhằm có kiến thức thật để làm chủ và không quan tâm lắm đến bằng cấp, học vị. Nếu ai đó mơ hồ đề nghị với nữ doanh nhân về một cái bằng “không học mà được cấp” thì sẽ nhận được ở họ một cái đá lông nheo và nhiều cái cười mỉm! Học làm dâu trăm họ Đồng vốn ngày một lớn, cộng sự giỏi ngày một nhiều, đối tác ngày một cao cấp, điều này đòi hỏi những người nữ doanh nhân phải liên tục nâng cao và hoàn thiện bản thân mình từ nội dung đến hình thức để thích nghi với hoàn cảnh và môi trường hoạt động.
  7. Tưởng rằng “học ăn, học nói, học gói, học mở” chỉ dành cho những người phụ nữ sắp về nhà chồng; ngờ đâu, các nữ doanh nhân cũng phải học để… làm dâu trăm họ! Họ học trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi. Người có điều kiện thì đến trường lớp học một cách bài bản, người không có điều kiện thì học qua các mối quan hệ xã hội, học ở các đối tác của Công ty và học chính những cộng sự giỏi của mình. Họ học gì? Họ học cách điều khiển một cuộc họp, phát biểu trong một hội nghị, thuyết phục đối tác trong làm ăn. Họ học cả những chuyện ít ai ngờ tới như cách giao hảo, ăn, mặc trong những tiệc chiêu đãi ngoại giao, cách xuất hiện trong những hội nghị quốc tế, cách lên xuống xe hơi đúng quy trình; thậm chí học cả cách đi, đứng, nằm, ngồi, sao cho phù hợp với vị trí của họ trong thương trường và xã hội. Từ "nghề" đến "nghiệp"… Hoạt động trong một môi trường khe khắt như thương trường, người nữ doanh nhân phải chịu đựng được áp lực
  8. công việc cao, bản lĩnh trong điều hành và làm chủ trong mọi tình huống. Vì vậy, nữ doanh nhân không chỉ học để nâng cao trình độ mà còn phải học cách rèn luyện thân thể để có một sức khỏe bền bỉ một tinh thần minh mẫn và một tâm lý ổn định, vững vàng. Nữ doanh nhân dù bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không cho phép mình có một thân hình kém thu hút và một gương mặt kém tươi (dù trong héo thì ngoài vẫn phải tươi). Sẽ không lấy gì làm ngạc nhiên khi nhiều nữ doanh nhân hội đủ điều kiện của người phụ nữ thời hiện đại: vừa có một ngoại hình đẹp, lại giỏi trong thương trường và dồi dào kiến thức, chuyên môn – đương nhiên là họ giàu cả về vật chất. Muốn được vậy và luôn như vậy, nữ doanh nhân không còn cách nào khác là phải học, học nữa, học mãi… Nhiều người đặt câu hỏi: “Giàu như thế thì lao vào kinh doanh làm gì nữa?”. Chỉ có những người thuộc giới doanh nhân mới hiểu: “Khởi đầu kinh doanh là một cái nghề nhưng khi đã thành đạt nó trở thành một cái nghiệp”.
  9. Từ trong sâu kín tâm hồn của nữ doanh nhân, người ta thấy thấp thoáng tính cách của người mẹ, người vợ, người chị, người em gái, đầy bao dung, đôn hậu, đảm đang cùng sự lo toan cho cộng đồng không ngừng nghỉ. Tuy vậy, họ rất cần sự bảo bọc, che chắn, chia sẻ và quan tâm của Nhà nước, xã hội, gia đình, vì nữ doanh nhân thì cũng là một phụ nữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0