intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nước Pháp – dấu ấn đặc biệt trong hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các nội dung chính sau: Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” – Thôi thúc Hồ Chí Minh hướng tới nước Pháp; “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” – “Quả bom chính trị” dấu ấn lớn đầu tiên của người cách mạng trẻ tuổi trên đất Pháp; “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” – Ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam; Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp – Chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nước Pháp – dấu ấn đặc biệt trong hành trình tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NƯỚC PHÁP – DẤU ẤN ĐẶC BIỆT TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Lương1* Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, 1 Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: luongpv_ph@utc.edu.vn. Tóm tắt. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong thời kỳ lịch sử dân tộc bị ngoại bang đô hộ, các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX liên tục thất bại và bị kẻ thù dìm trong biển máu. Bằng trí tuệ sáng suốt của mình, Người đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các các bậc tiền bối để ra đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc. Nước Pháp lúc bấy giờ là kẻ thù của dân tộc ta, nhưng đây cũng là trung tâm chính trị sôi động nhất của thế giới bấy giờ, ở đây có rất nhiều điều mới mẻ. Chính những điều đó đã thôi thúc Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến nước Pháp để tìm hiểu, tìm một hướng đi mới cho lịch sử dân tộc, khác biệt hoàn toàn so với những bậc tiền bối đi trước. Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, lớn lên trong thời kỳ lịch sử dân tộc bị ngoại bang đô hộ, các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX liên tục thất bại và bị kẻ thù dìm trong biển máu. Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nuôi một ý chí, hoài bão lớn lao là hiến thân mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy lựa chọn con đường cứu nước nào? Vận mệnh dân tộc sẽ đi về đâu? Tất cả sứ mệnh lịch sử đó được đặt lên vai Nguyễn Tất Thành – người thanh niên yêu nước, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bằng trí tuệ sáng suốt của mình, Người đã vượt qua tầm nhìn hạn chế của các các bậc tiền bối để đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc, với một hướng đi khác biệt hoàn toàn so với những bậc tiền bối đi trước. Việc lựa chọn đi sang phương Tây, đến với nước Pháp là dấu ấn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc Người hướng cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản, mở đường cho Chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. 2. NỘI DUNG 2.1. Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” – Thôi thúc Hồ Chí Minh hướng tới nước Pháp -630-
  2. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải Xuất thân từ Nho học nhưng với con mắt thức thời, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã hướng những người con của mình đến với văn minh phương Tây, đến với Tây học. Đặc biệt ông sớm nhận thấy tài năng và chí hướng của người con trai thứ Nguyễn Tất Thành, nên ông luôn tạo điều kiện để anh được học tập một cách bài bản và đầy đủ nhất. Năm 1905, Nguyễn Tất Thành vào học ở Trường tiểu học Pháp - Việt được mở tại Vinh. Tại đây, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành nhìn thấy dòng chữ “Tự do - Bình đẳng - Bác ái ”. Đối với Nguyễn Tất Thành, đó là những điều hoàn toàn mới lạ. Vì vậy, rất tự nhiên Nguyễn Tất Thành nảy ra ý định muốn tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy [1]. Một ý tưởng táo bạo đã xuất hiện đó là sang tận nơi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta [2]. Đây là lần đầu tiên, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của nước Pháp. Với Người, những chữ: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” lúc đó thật lạ, thật mới mẻ, nhưng Người vẫn chưa thể hiểu nổi và Người muốn tìm hiểu về những điều lạ đó. Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Liên Xô, Người giải thích rằng: Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cùng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy [1]. Cũng lý giải về việc chọn nước Pháp để đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn tờ báo L’UNITÀ của Đảng Cộng sản Italia, Nguyễn Ái Quốc nói: trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi, một vài tờ có tính chống đối ở An Nam, có những người lính lê dương do Poăngcarê (Poincaré) gửi sang để cải huấn. Những người lính lê dương này đọc đủ thứ, họ là những kẻ chống đối về bản chất. Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Pari [1]. Đó thực sự là ý tưởng lớn và vĩ đại, đến từ một người dân yêu nước muốn tìm hiểu kẻ thù của mình để sau đó đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành được vào học Trường Quốc học Huế, lúc này những tư tưởng cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã tác động nhiều đến những sĩ phu yêu nước đương thời. Thời điểm này tuy vốn tiếng Pháp còn ít ỏi nhưng Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp. Đặc biệt Nguyễn Tất Thành được học với những thầy giáo tân học, có tinh thần yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến, nhất là sau những buổi học, họ thường giành thời gian nói chuyện với học trò về nền dân chủ và văn minh phương Tây. Chính những điều mới lạ đó đã kích thích sự ham hiểu biết của học trò. Nhờ ảnh hưởng của những thầy giáo tân học và sự tiếp xúc với báo chí tiến bộ mà ý muốn đi sang phương Tây để tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi thành tựu văn minh nhân loại đã từng bước lớn dần lên trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành [3]. Từ mối quan hệ của thân phụ, năm 1910 Nguyễn Tất Thành đã được giới thiệu vào làm trợ giáo môn thể dục tại Trường Dục Thanh. Tuy nhiên, Người không coi đó là kế mưu sinh, cũng không coi là sự nghiệp của mình. Đối với Người, dạy học chỉ là tạm thời bởi mục đích sâu sa của Người là phải tìm cách đi tiếp để tìm hiểu về những -631-
  3. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải điều mới mẻ, về khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” mà anh đã được tiếp xúc tại trường tiểu học Pháp – Việt. Ngoài giờ lên lớp Nguyễn Tất Thành thường đọc sách và chính tại nơi đây anh đã có dịp tiếp cận với tư tưởng tiến bộ của Môngtétkiơ, Rútxô, Vônte..., những văn hào và triết gia Pháp đã khởi xướng các thuyết Nhân quyền, Dân quyền, Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Trên nền tảng của một tinh thần yêu nước mãnh liệt, luôn luôn hướng về vận mệnh dân tộc, bằng trí tuệ sáng suốt, bằng ý chí vượt khó, Nguyễn Tất Thành đã có thể quyết định một hướng đi mới sang Pháp, sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Cũng chính nhờ việc xác định hướng đi và cách đi đúng đắn, Người mới trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. 2.2. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” – “Quả bom chính trị” dấu ấn lớn đầu tiên của người cách mạng trẻ tuổi trên đất Pháp Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba đã bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường cứu nước mới cho lịch sử dân tộc. Hành trang của người chính là “truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, là vốn văn hoá phương Đông và một phần văn hoá phương Tây” [4], là đôi bàn tay lao động, với ý chí và nghị lực phi thường. Chính ý chí và nghị lực phi thường là hai yếu tố quan trọng giúp người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nuớc mới cho dân tộc Việt Nam. Ý chí và nghị lực của người thanh niên yêu nước ấy được hun đúc từ truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bằng một trí tuệ sáng suốt, một tư duy văn hóa mở, người thanh niên yêu nước, với hoài bão lớn lao đi tìm hiểu nền văn minh thế giới, học hỏi để trở về giúp đồng bào. Cuộc hành trình lịch sử với tầm nhìn thời đại ấy đã được Nguyễn Tất Thành chuẩn bị rất kỹ càng. Đó là, khi chứng kiến các cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu…,Người rất khâm phục, nhưng Người không tán thành cách làm của họ, Người thấy rằng mọi cách thức tiến hành ở trong nước hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc hoặc tới Nhật Bản để tìm đường cứu nước đều không thể thành công. Vậy nên, cần phải tìm ra một con đường mới, một hướng đi mới khác. Sự kiện này được xem là một bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Tất Thành nói riêng và của dân tộc ta nói chung [5]. Bởi vì nó đã tạo cơ sở và góp phần làm nên những sự kiện khác trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Người. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn, sáng tạo, thể hiện thiên tài của trí tuệ của Người. Cuộc hành trình khảo sát đầy gian khổ, qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia. Đặc biệt là các nước tư bản như Mỹ, Anh, Pháp…, đó cũng là quá trình Nguyễn Tất Thành học tập, tích lũy tri thức, nghiên cứu lý luận và đối chiếu lý luận với thực tế; những chuyến đi đã giúp Người có cơ hội được quan sát, nhận biết sâu sắc diện mạo của thế giới tư bản chủ nghĩa, trong đó hiện lên rất rõ nét những đặc trưng cơ bản của sự phân hóa, đối nghịch giữa người giàu và người nghèo, giữa những người bị -632-
  4. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải áp bức, bóc lột và những kẻ thống trị nắm quyền uy, giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với một số ít dân tộc đế quốc xâm lược và thống trị. Người đã có những nhận thức hết sức chân thực về xã hội đương thời: Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột [1], hòa mình vào cuộc sống và đấu tranh của giai cấp vô sản, vừa lao động, vừa quan sát, vừa học tập trong thực tế vô cùng phong phú đã đem lại cho Người một sự lựa chọn đúng đắn về con đường cứu nước, đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Việc lựa chọn nước Pháp đã chứng tỏ sự nhạy cảm chính trị, tầm nhìn vượt lên trên những nhà yêu nước Việt Nam đương thời. Bởi vì đây đang là trung tâm chính trị sôi động nhất của thế giới bấy giờ, cũng là đất nước có truyền thống cách mạng. Ngoài ra, có nhiều nhà cách mạng vô sản đã từng dừng chân tại đây như Các Mác hoặc Ănghen [5]. Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc về cách mạng tư sản Pháp, về cách mạng tháng Mười Nga. Người đã tích cực hoạt động và lăn lộn trong phong trào cách mạng, Người đã tổ chức lại Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp những Việt kiều yêu nước trên đất Pháp, việc này đã “tiếp sức cho một phong trào đang lên”. Khi nhận định về những hoạt động của Người trong giai đoạn này, mật thám Pháp cho rằng: Nguyễn Ái Quốc đã đến đúng lúc để cầm đầu phong trào Đông Dương [6]. Với tinh thần học tập không biết mệt mỏi và ý chí kiên cường vượt qua những thử thách trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tiến những bước dài trong hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước thắng trận đã nhóm họp tại Vécxai để phân chia quyền lợi. Thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, ngày 18/06/1919 Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Nghị viện Pháp và đoàn đại biểu các nước tham dự Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Đây thực sự là một sự kiện gây tiếng vang lớn cho dự luận lúc bấy giờ. Nội dung bản yêu sách tạo nên một bước chuyển mới trong phong trào giải phóng dân tộc. Ở thời điểm đó Người Pháp coi đó là một “Quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp [7], báo chí lúc bấy giờ đã xem Bản yêu sách của nhân dân An Nam” như “quả bom đặt giữa tất cả những người Pháp ở Đông Dương” [5], tài liệu này còn nguy hiểm hơn cả những quả bom đã ném ở Hà Nội hay đặt ở Sài Gòn, bởi vì tài liệu này có khả năng đánh trúng tất cả chúng ta [5]. Còn người Việt Nam cho đó là phát pháo hiệu thức tỉnh nhân dân ta, là tiếng sấm mùa xuân. Tiếng sấm ấy đã xua tan màn sương mù vây bọc chúng tôi, làm nảy sinh những mầm sâu trong lòng chúng tôi [7] và chính những người cầm quyền của thực dân Pháp đã phải thốt lên rằng: hiện nay linh hồn của phong trào đó chính là Nguyễn Ái Quốc, tổng thư ký Hội những người Việt Nam yêu nước [8] và họ đã nhận định về Nguyễn Ái Quốc: có thể là người sẽ đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương [8]. Bản yêu sách đã thực sự trở thành tuyên ngôn chính trị, là một vụ nổ quả bom chính trị [9] của chiến sĩ sách mạng Nguyễn Ái Quốc, báo hiệu sự mở đầu của giai đoạn mới trong việc phát triển phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam của Người. -633-
  5. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 2.3. “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” – Ánh sáng soi đường cách mạng Việt Nam Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi, mở ra thời kỳ mới trong phong trào cách mạng thế giới. Tháng 3/1919, Quốc tế thứ III ra đời. Đặc biệt vào tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc được toàn văn “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin được đăng trên báo Nhân Đạo. Luận cương của Lênin đã nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa, về việc Quốc tế thứ III giúp đỡ phong trào cách mạng ở thuộc địa. Bằng sự nhạy cảm và tầm nhìn của một vĩ nhân, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn đúng con đường. Như một cơ duyên của lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và lý luận khoa học cách mạng đã tìm thấy nhau. Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này khi nhắc lại sự kiện này Người hồi tưởng: ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta [10]. Như vậy, thắng lợi của Cách Tháng Mười Nga năm 1917 và sự ra đời của Quốc tế thứ III đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin [10], để sau đó Người đã hoàn toàn tán thành Quốc tế thứ III và hoàn toàn tin theo Lênin. Nói về việc tin theo Quốc tế thứ III, tin theo Lênin sau này Người khẳng định: lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản đã làm tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba… Dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ [11]. Như vậy, Sau khi gây tiếng vang với việc gửi “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Vécxai và đến khi đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Luận cương của Lênin đã trở thành “cẩm nang thần kỳ”, là “ánh sáng soi đường” cho con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam đã mở ra. Đây là, bước ngoặt lịch sử trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, đồng thời là bước phát triển về chất trong việc xác định con đường cách mạng Việt Nam, đưa phong trào cách mạng Việt Nam dần đi theo cách mạng tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vô sản nhưng đồng thời là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 2.4. Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp – Chiến sĩ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam Sau khi đọc và tiếp thu những lý luận của Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và lập trường đúng đắn của Quốc tế thứ III, đây là cơ sở để tháng 12/1920 Người xác định thái độ ủng hộ Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế thứ III tại Đại hội Tua và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã lý giải lý do đồng ý tán thành việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập vào Quốc tế III vì: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Quốc tế III nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giành lại tự do và độc -634-
  6. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải lập của họ [2]; Khi lý giải về việc sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Người đã viết: cá nhân tôi, từ lúc đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tôi đã tìm thấy chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa [11]. Sự kiện tháng 12/1920 tại Đại hội Tua là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng nước ta. Nếu như cuộc đấu tranh của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị Vécxai năm 1919 mới chỉ là phát pháo hiệu thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp, thì việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đã đánh dấu một bước chuyển nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, qua 10 năm nghiên cứu, tìm tòi và khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên trế giới, người đã nhận thức được Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh [10], Cách mệnh Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức [10]. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Lúc bấy giờ chỉ có con đường cách mạng vô sản, Người đã đúc kết: muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản [12]. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Thông qua sự kiện nay, Nguyễn Ái Quốc, từ một người yêu nước chân chính đã trở thành chiến sĩ cộng sản. Cũng chính từ thời điểm này, Người đã gắn chặt ngọn cờ độc lập dân tộc với ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, mở đường cho Chủ nghĩa Mác – Lênin thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác – Lênin. Con đường đó, sự lựa chọn lịch sử ấy đã thay đổi vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Sau 10 năm bôn ba, trải qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi khảo nghiệm và qua các hoạt động thực tiễn sôi nổi, gắn với lý luận cách mạng khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã mở đường cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Chính Người đã gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. 3. KẾT LUẬN Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn con đường cách mạng Việt Nam với con đường cách mạng vô sản. Đó là niềm tin, là trí tuệ, là tất yếu để đưa lịch sử của dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác…,trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, công cuộc đổi mới đất nước đang ngày càng đạt được -635-
  7. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải những thành tựu rực rỡ, cuộc sống nhân dân ngày một phát triển, vị thế của dân tộc ngày càng lớn mạnh chúng ta lại càng thêm thấm thía tầm nhìn thời đại và bản lĩnh trí tuệ của con người vĩ đại Hồ Chí Minh. Từ thân phận một người dân bị mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến những nỗi đau do ách cai trị của thực dân Pháp đã gây ra cho dân tộc Việt Nam. Với chủ nghĩa yêu nước chân chính và khát vọng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách xâm lược của thực dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua hành trình bôn ba khắp các châu lục vừa tìm hiểu lý luận vừa khảo nghiệm thực tiễn, bằng sự nhạy cảm chính trị cùng với những nhận định và cách nhìn biện chứng trên cơ sở phân tích, đánh giá khoa học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn đưa dân tộc Việt Nam đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là con đường cách mạng vô sản. Đây là, sự lựa chọn duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. Điều đó đã mang lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có thể nói rằng, nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam được bắt đầu từ chính hành trình lịch sử tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hành trình lịch sử đó những hoạt động của Người ở nước Pháp chính là một dấu ấn đặc biệt. Một thế kỷ đã trôi qua nhưng sự kiện Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [6]. M.C. Hồ, Toàn tập, tập 1, tái bản lần 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. [7]. T.D. Trần, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2001. [8]. T. Song, Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. [9]. Y.V. Lê, Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. [10]. T.N. Trần, Hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc 1911 – 1941, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011. [11]. M.C. Hồ, Biên niên tiểu sử, tập 1(1890 – 1929), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. [12]. A. Vũ, Bác Hồ (Hồi ký), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. [13]. E.Cô-Bê-Lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1985. [14]. Q.P. Nguyễn, Thêm một số tư liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Pháp 1917 – 1923, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1988. [15]. M.C. Hồ, Toàn tập, tập 2, tái bản lần 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. [16]. M.C. Hồ, Toàn tập, tập 10, tái bản lần 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. [17]. M.C. Hồ, Toàn tập, tập 9, tái bản lần 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. -636-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0