NUÔI BÒ HÀ LAN THUẦN (HF) NHẬP NỘI
lượt xem 35
download
Bò sữa thuần HF có tiềm năng cho sữa cao hơn các giống bò sữa khác. Tuy nhiên tiềm năng ấy chỉ thể hiện khi nó được sống trong một môi trường sống thích hợp. Các yếu tố của môi trường sống đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ môi trường, gió, mưa, ánh sáng, chất lượng thức ăn, cách thức chăm sóc nuôi dưỡng và khả năng quản lí của chủ trại. Rất nhiều nước ở vùng nóng đã nhập bò HF về để lai tạo với bò địa phương hoặc nhân thuần nhằm mục đích sản xuất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NUÔI BÒ HÀ LAN THUẦN (HF) NHẬP NỘI
- NUÔI BÒ HÀ LAN THUẦN (HF) NHẬP NỘI
- Bò sữa thuần HF có tiềm năng cho sữa cao hơn các giống bò sữa khác. Tuy nhiên tiềm năng ấy chỉ thể hiện khi nó được sống trong một môi trường sống thích hợp. Các yếu tố của môi trường sống đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ môi trường, gió, mưa, ánh sáng, chất lượng thức ăn, cách thức chăm sóc nuôi dưỡng và khả năng quản lí của chủ trại. Rất nhiều nước ở vùng nóng đã nhập bò HF về để lai tạo với bò địa phương hoặc nhân thuần nhằm mục đích sản xuất sữa. Tuy nhiên, khi chuyển bò sữa ôn đới cao sản HF vào nuôi ở môi trường nóng thường cho kết quả thấp hơn mong đợi. Bằng nhiều cố gắng, đàn bò HF thuần đã tồn tại ở nhiều địa phương trong cả nước và có không ít mô hình nuôi thành công. Đối với mỗi kinh nghiệm thành công hay thất bại chúng ta cần xem xét cẩn thận những nguyên nhân sâu xa là thất bại đó do chất lượng đàn giống nhập, do khí hậu nóng ẩm hay do nuôi dưỡng và quản lí kém? Trong nhiều trường hợp, chất lượng con giống, nuôi dưỡng và quản lí ảnh hưởng đến sự tồn tại và sức sản xuất của bò HF hơn là do khí hậu. Phần này trình bày khái quát sự thích nghi, những yếu tố môi trường và khí hậu ảnh hưởng lên bò s ữa HF nhập, phản ứng của chúng với nhiệt độ và ẩm độ, những biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng và quản lí hữu hiệu làm giảm bớt stress nhiệt ở đàn bò sữa HF nhập. Sự thích nghi của bò HF nhập
- Bò sữa HF cũng như các gia súc khác, chúng thích nghi một cách chậm chạp với môi trường mới. Khi chuyển đột ngột chúng vào một môi trường quá khác biệt sẽ tạo ra stress quá lớn để chúng có thể thích nghi. Bò HF chúng ta nhập gần đây từ bang Queensland của U ùc nơi được coi là có khí hậu nhiệt đới. Nhưng môi trường bò HF sống ở đó rất khác so với môi trường chúng sống tại Việt Nam. Ở Uùc bò đuợc nuôi thành bầy đàn, người ta chăn thả chúng trên đồng cỏ rộng mênh mông như thảo nguyên, trên đó chất lượng cỏ tuyệt vời, bò được tự do lựa chọn loại thức ăn mà chúng thích. Mùa khô cỏ trên đồng cỏ thiếu hụt chúng được bổ sung thêm cỏ khô, cỏ ủ dự trữ chất lượng cao. Khí hậu ở đây ôn hoà, nhiệt độ trung bình cao nhất 25OC vào khoảng tháng 12 và tháng 1, tháng 6-7 nhiệt độ thấp dưới 15OC, ẩm độ trung bình khoảng 60%. Lượng mưa trung bình 1185mm, thấp nhất vào tháng 6-9. Nhiều trang trại nuôi cả ngàn con bò s ữa chỉ nhốt trong rào quây mà không cần làm chuồng. Bò ăn ngủ trên đồng cỏ, chỉ về chuồng khi vắt sữa. Trình độ quản lí của chủ trại, tính chuyên nghiệp của công nhân chăn nuôi rất cao, vì nuôi bò là một nghề truyền thống. Khi chúng được chuyển đột ngột từ Uùc qua Việt nam, môi trường sống mới quá khác biệt.
- Tân đáo là giai đoạn nuôi cách ly, thời gian này người ta gom chúng lại trong những chuồng tạm với mật độ dày đặc, đúng nghĩa cách ly để kiểm tra bệnh hơn là giai đoạn chuyển tiếp để bò thích nghi dần với môi trường mới. Những con bò từ những đàn xa lạ được nhốt chung với nhau, cấp thức ăn tại chuồng- loại thức ăn vừa mới lạ vừa chất lượng thấp. Mỗi con bò phải qua nhiều lần lấy máu xét nghiệm, tiêm chích, cân, đo, khám xét. Đây chính là stress mới do con người tạo ra làm tăng thêm hậu quả của stress vốn có. Hết thời gian nuôi tân đáo phần lớn bò được chuyển về nuôi phân tán số lượng nhỏ, nuôi nhốt trong các nông hộ. Thức ăn mới lạ về chủng loại, chất lượng thức ăn thấp, cần biết rằng bò sữa rất bảo thủ với những loại thức ăn quen thuộc. Thí dụ bò đang ăn cám hoà trong nước sẽ không thích ăn cám khô, bò đang ăn cỏ tự nhiên sẽ không thích ăn cỏ voi, bò đang cho ăn cỏ voi cả cây sẽ không thích ăn cỏ voi băm ngắn. Cần phải có thời gian để chuyển đổi thói quen này. Trong giai đoạn nuôi tân đáo cũng như sau này khi chuyển về cho dân ít ai tự hỏi ở ùc bò được nuôi như thế nào. Nhiệt độ môi trường ở các tỉnh nước ta trung bình 25-33OC, ẩm độ môi trường trên 80%. Nếu so sánh với môi trường ở Queensland thì nhiệt độ cao hơn 8-10OC, ẩm độ cao gấp 1,5-2 lần, đây là yếu tố bất lợi nữa cho bò HF.
- Trong môi trường ẩm độ cao các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve rất nhiều, chúng không chỉ tấn công gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe của bò mà còn là trung gian truyền bệnh kí sinh trùng đường máu rất nguy hiểm. Ở những nơi mà thức ăn xanh cung cấp cho bò là cỏ cắt nơi đồng trũng, ven kênh rạch thì có nguy cơ cỏ này mang mầm bệnh như sán lá gan và kí sinh trùng đường ruột khác. Cũng cần đánh giá đúng chất lượng thức ăn của ta sử dụng để nuôi bò thuần: Khi thu hoạch cỏ lúc còn non hàm lượng chất xơ thấp, hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng chất khô của cỏ rất thấp (trên dưới 10%), vì thế ngay cả khi bò ăn no bụng cỏ này thì chất khô và chất dinh dưỡng ăn vào từ cỏ cũng chỉ thoả mãn 1/3 đế ½ so với yêu cầu. Khi cắt cỏ ở tuổi già hơn để tăng vật chất khô thì hàm lượng chất xơ lại cao, tỷ lệ tiêu hoá kém, bò không thích ăn và bỏ lại nhiều. Lời khuyên là cỏ non nên phơi héo 1-2 nắng để khi đó chất khô trong cỏ tăng lên đến 25-30% mới cho bò ăn, nhưng phơi cỏ vào mùa mưa ở phía Nam không dễ dàng. Khi bò ăn được ít cỏ, chất lượng cỏ thấp người chăn nuôi có khuynh hướng tăng quá mức thức ăn tinh, hậu qủa là bò bị bệnh axit dạ cỏ, tiêu hoá chất xơ và thức ăn thô kém dẫn đến suy dinh dưỡng, phát sinh các bệnh về móng và bệnh sinh sản khác.
- Một khía cạnh khác là sự thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữa HF cao sản ở hầu hết các chủ trại. Có nhiều chủ trại lần đầu tiên nuôi bò, không biết phát hiện bò lên giống, phát hiện viêm vú, không biết thế nào là tress nhiệt ở bò sữa…. Sự thiếu kiến thức và kĩ năng thực hành của chủ trại đã làm tăng thêm hậu quả stress ở bò HF khi chuyển vùng. Stress nhiệt ở bò sữa Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ âm 40C đến 220C, bò thịt từ âm 40C đến 270C, bê con từ 10 đến 270C. Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối với bò HF là 27OC, Jersey là 30OC và của bò Brahman là 35OC, vượt quá nhiệt độ này sẽ có tác động xấu cho sự ổn định thân nhiệt. Ở phía Nam, khi trời nóng, nhiệt độ môi trường từ 33-36OC, vượt qúa xa nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa. Bò sữa là động vật máu nóng, vì vậy chúng cố gắng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định mặc dù nhiệt độ môi trường thay đổi. Nghĩa là giữ được sự cân bằng giữa nhiệt sinh ra trong cơ thể và nhiệt mất đi, đây là công việc nặng nhọc. Thân nhiệt bình thường ở bò sữa trưởng thành ổn định trong khoảng 38,5-39OC. Hai nguồn chính ảnh hưởng đến nhiệt trong cơ thể bò là nhiệt sinh ra trong cơ thể bò do hoạt động, sản xuất, trao đổi chất, quá trình lên men ở dạ cỏ để tiêu hoá thức ăn và nhiệt độ môi trường bên ngoài. Bò năng suất càng
- cao, trao đổi chất càng mạnh, nhiệt sinh ra càng nhiều. Tiêu hoá thức ăn thô, khó tiêu làm tăng sinh nhiệt ở dạ cỏ. Hai phương thức chính để thải nhiệt là làm mát bằng bốc hơi nước kết hợp với dẫn nhiệt và đối lưu. Sự bốc hơi nước qua da (đổ mồ hôi) và phổi (thở) là con đường chủ yếu để thải nhiệt. Khi nhiệt độ từ 5-16OC thì bò sữa thở 15-30 lần/phút. Khi nhiệt độ tăng từ 23-33OC, kết hợp với ẩm độ cao thì nhịp thở tăng cao đột ngột có khi lên trên 80 nhịp/phút, bò thở dồn dập và nông. Sự thoát nhiệt bằng cách đổ mồ hôi của bò phụ thuộc vào số lượng tuyến mồ hôi và ẩm độ môi trường. Nhiệt độ môi trường cao cản trở thải nhiệt từ cơ thể. Aåm độ môi trường cao cản trở bốc hơi nước từ bò. Khi nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn nhiệt thải ra từ cơ thể vào môi trường thì thân nhiệt vượt quá 390C bò xuất hiện stress nhiệt Dấu hiệu của stress nhiệt Dấu hiệu đầu tiên của tress nhiệt là bò thở nhiều, nhịp thở từ 80 lần/phút hoặc hơn, bò ngừng ăn và ngừng nhai lại. Nhiệt độ trực tràng vượt quá 40oC. Khi nhiệt độ trực tràng vượt quá 41OC bước đi của chúng chậm chạp, bò vươn cổ há miệng ra để thở, nước bọt tiết nhiều trào ra ngoài
- miệng. Khi nhiệt độ trực tràng vượt quá 41,8OC, nhịp thở hạ xuống đột ngột, đây là thể cấp tính cần phải can thiệp ngay. Khi trong đàn có từ 70% số bò bị stress thì coi như toàn đàn bị stress. Khi bị stress nhiệt phản ứng đầu tiên của bò chăn thả trên đồng cỏ là ngừng gặm cỏ, tìm bóng dâm để đứng, đứng cụm lại với nhau và nhịp thở tăng dần. Những con bò cầm cột trong chuồng chúng cũng ngừng ăn, thở nhiều hơn và cố gắng vục đầu vào máng uống để khoát nước lên mình hoặc nằm lên nền chuồng mát hơn. Anh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng xuất sữa Bò bị stress nhiệt thì lượng chất khô của thức ăn ăn vào giảm từ 10- 15% tùy mức độ. Sản lượng sữa giảm 10-25%. Sự sụt sữa có thể khác nhau nhưng ước chừng 1 lít sữa cho 1OC tăng lên ở trực tràng so với bình thường. Giảm hàm lượng mỡ và protein sữa, tăng tế bào Soma, đỉnh sữa thấp và tụt sữa nhanh. Bò giảm trọng lượng nhanh. Hoạt động sinh sản cũng bị ảnh hưởng, bò chậm hoặc không lên giống, dấu hiệu lên giống không rõ, có khi lên giống mà không rụng trứng. Thời gian lên giống ngắn hơn 5-6 giờ so với bình thường vì vậy khó phát hiện lên giống, khó xác định thời điểm phối giống thích hợp. Tỷ lệ phối
- giống đậu thai thấp (từ 52% bình thường giảm xuống còn 30%). Phôi có sức sống yếu, tỷ lệ phôi chết cao, nhất là những ngày đầu sau phối giống. Thai sống sót cũng phát triển kém, khối lượng bê sinh ra nhỏ. Bò HF mới nhập gặp thời tiết nóng làm cho khả năng đề kháng bệnh tật thấp, vì vậy bò dễ bị bệnh. Giảm stress nhiệt cho bò Có 3 cách giúp bò HF nhập kiểm soát được thân nhiệt khi trời nóng đó là giảm nhiệt độ chuồng nuôi; làm tăng khả năng mất nhiệt bằng bốc hơi nước và điều chỉnh sự cung cấp thức ăn nước uống. Thiết kế chuồng trại không đúng thì nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài, bất lợi cho bò sữa khi trời nóng. Chuồng nuôi phải cao (cao từ đất tới xà ngang tối thiểu 3 m), mái cao và lợp bằng vật liệu cách nhiệt, vị trí đặt chuồng phải thông thoáng, quanh chuồng trồng cây bóng mát hoặc che mái rộng để cản ánh nắng chiếu trực tiếp. Kĩ thuật làm chuồng kín lắp quạt hút gió ở một đầu và hệ thống nước làm mát ở đầu chuồng đối diện không thấy phổ biến như một số trại nuôi heo thường làm, có lẽ do chi phí đầu tư cao.
- Một kĩ thuật làm mát chuồng nuôi và tăng khả năng bốc hơi nước là quạt gió kết hợp với phun nước. Bằng cách này chúng ta đã giúp chúng khả năng tiết mồ hôi nhân tạo, nhờ đó mà chúng giống như những giống bò chịu nhiệt nhờ khả năng tiết mồ hôi. Quạt gió làm tăng khả năng bốc hơi nước trên mình gia súc và làm tăng sự mất nhiệt do đối lưu. Kĩ thuật này phổ biến ở Israel, nơi nhiệt độ môi trường cao tới 40OC. Sử dụng quạt công nghiệp, đường kính quạt tối thiểu 60cm, quay với tốc độ lớn. Nước phun dưới dạng hạt nhuyễn như sương. Vòi phun và quạt đặt cao cách lưng bò 1,2-1,5m. Một chu kì phun 30 giây và quạt 5 phút được cài đặt để tự động phun quạt cho bò vào lúc trời nóng. Bằng cách này người ta có thể hạ thấp nhiệt độ chuồng nuôi xuống 27OC mặc dù nhiệt độ ngoài trời 35OC. Các hộ chăn nuôi nhỏ không có điều kiện đầu tư hệ thống quạt và phun sương tự động thì chỉ cần dội nước lên mình bò. Không cần cấp vòi nước liên tục, chỉ cần làm ướt mình khi khô lại dội lại. Chu kì có thể là 1 phút dội và 30 phút ngừng. Các hình thức phun nước lên mái chuồng, phun nước lên lưng bò như một số nơi ở phía Nam đang làm cũng là một cách làm mát khác. Để kiểm chứng hiệu quả làm mát ta đo sự chênh lệch nhiệt độ chuồng nuôi trước và sau khi làm mát.
- Thức ăn cho bò HF khi trời nóng Như trên đã nói, khi trời nóng bò giảm ăn 10-15%, vì vậy để đảm bảo cho bò ăn đủ dinh dưỡng khi khả năng ăn vào giảm thì chúng ta phải sử dụng những loại thức ăn có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tổng vật chất khô thấp nhưng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 1kg chất khô phải cao hơn 10-15% so với bình thường. Thí dụ bình thường bò ăn khẩu phần có 2200Kcal và 140g protein trong 1kg chất khô thì khi trời nóng bò phải ă n khẩu phần có 2500Kcal và 160gam protein trong 1kg chất khô. Để đạt được điều này ta phải tăng số lượng thức ăn tinh, giảm thức ăn thô nhất là các loại thức ăn thô khó tiêu. Tuy nhiên thức ăn tinh cũng chỉ tăng đến giới hạn không vượt quá 60% chất khô khẩu phần. Cho ăn thức ăn xanh chất lượng cao như cỏ non phơi héo 1-2 nắng (để chất khô đạt trên 25%). Chia thức ăn làm nhiều bữa, thức ăn tinh chia nhỏ khoảng 2kg/lần, mỗi lần cách nhau 5-6 giờ. Nhiệt sinh ra trong cơ thể từ lên men thức ăn thô nhiều hơn là từ thức ăn tinh vì vậy thức ăn thô cho ăn làm 2 lần vào lúc trời mát, sáng từ 8-9 giờ, chiều từ 5-6 giờ. Những ngày nắng nóng không ép bò ăn vào lúc nóng mà chuyển bữa ăn về đêm lúc trời mát 8-9 giờ tối.
- Tăng hàm lượng chất béo và chất khoáng trong khẩu phần: Mỡ 5-7%; K:1,4%; Na: 0,35-0.45; Mg: 0,35% (tính theo chất khô của khẩu phần). Luôn có đủ nước sạch, mát cho bò uống tự do suốt ngày đêm. Bò chưa thích nghi với môi trường nóng có nhu cầu nước cao hơn so với bò đã thích nghi. Uống nước lạnh còn giúp bò thải nhiệt vì uống vào nước lạnh và thải ra nước tiểu nóng làm giảm nhiệt độ cơ thể. Không có ai phủ nhận một thực tế là giống bò thuần HF bị tác động bởi thời tiết nóng nhưng chúng có thể thích nghi từ từ. Con non dễ thích nghi hơn con trưởng thành, thế hệ sinh ra tại vùng nóng sẽ thích nghi hơn thế hệ bố mẹ chúng. Chính vì lẽ đó, khi nhập bò HF vào các tỉnh có khí hậu nóng ẩ m ta nên nhập ở độ tuổi còn non, bê từ sau cai sữa đến trước khi thành thục về tính. Nhập tinh trùng và phôi để cấy cho bò địa phương được xem là tốt hơn so với nhập bò sống. Thời điểm nhập gia súc cũng tác động lớn đến đàn bò nhập, tốt nhất là nên nhập vào mùa mát. Giai đoạn nuôi tân đáo đặc biệt quan trọng, cần coi đây là giai đoạn chuyển tiếp giúp bò thích nghi dần từ môi trường sống cũ đến môi trường sống mới. Và điều cần khẳng định là nuôi bò HF đòi hỏi kĩ thuật và quản lí rất cao, một chuyên gia bò sữa ở Thành phố Hồ chí Minh, người đã quản lí kĩ thuật hàng ngàn con
- bò HF nhập từ Uùc đã ví von: "Sợ HF còn hơn sợ HIV" cũng không phải là nói quá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn