NUÔI CÁ CHIM TRẮNG Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim
lượt xem 56
download
Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là Colossoma brachypomum, thuộc Bộ Characiformes, Họ Characidae. Trong khi đó cá hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên khoa học là Pygocentrus praya cũng thuộc bộ Characiformes, họ Characidae nhưng khác giống và khác loài. Cá cọp là loài cá dữ, ăn động vật, đã bị Bộ Thuỷ sản xác định là loài cá gây hại khi chúng được nhập lậu vào Việt Nam năm 1998 và đã bị nghiêm cấm nhập khẩu và gây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NUÔI CÁ CHIM TRẮNG Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim
- NUÔI CÁ CHIM TRẮNG Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là Colossoma brachypomum, thuộc Bộ Characiformes, Họ Characidae. Trong khi đó cá hổ hay còn gọi là cá cọp hoặc cá Piranha có tên khoa học là Pygocentrus praya cũng thuộc bộ Characiformes, họ Characidae nhưng khác giống và khác loài. Cá cọp là loài cá dữ, ăn động vật, đã bị Bộ Thuỷ sản xác định là loài cá gây hại khi chúng được nhập lậu vào Việt Nam năm 1998 và đã bị nghiêm cấm nhập khẩu và gây nuôi. Đặc điểm sinh học của cá chim trắng nước ngọt Cá chim trắng nước ngọt được nhập vào Việt Nam từ năm 1998. Ðến năm 2000, việc cho sinh sản nhân tạo cá theo quy trình công nghệ sản xuất giống cá của Trung Quốc đã thành công. Cá sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 21 - 32 0C, nhưng thích hợp trong khoảng từ 28 - 30 0C. Cá chim trắng nước ngọt chịu nhiệt độ thấp tương đối kém, dưới 10oC có biểu hiện không bình thường và chết, lúc này cá giống rất dễ mắc bệnh trùng quả dưa, trùng bánh xe, nấm. Cá chim có thể sống bình thường ở độ mặn dưới 5 - 10, cá chết ở độ mặn 15. Cá có thể sống ở trong các thủy vực chật hẹp như ao, hồ, đầm. với độ pH từ 5,6 - 7,4. Cá có tập tính sống tập trung thành bầy đàn và di chuyển theo bầy. Về đặc điểm hình thái, cá có đường kính mắt bằng 1/4,5 chiều dài đầu. Răng có hai hàm, hàm trên và hàm dưới. Hàm trên có hai hàng răng, hàng ngoài có 10 răng, hàm trong có 4 răng. Hàm dưới cũng có hai hàng răng, hàng ngoài có 14 răng với 6 răng lớn và 8 răng nhỏ, hàng trong có 2 răng. Mặt răng có dạng răng cưa. Số lược mang của cung mang thứ nhất: 30-36. Số vẩy đường bên: 81-98. Số vẩy trên đường bên: 31-33. Số vẩy dưới đường bên: 28-31. Tia vây không có gai cứng. Số vây lưng: 18-19. Số vây ngực: 14 (có 13 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây bụng: 8 (7 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây hậu môn: 26 (24 tia phân nhánh, 2 tia cứng không phân nhánh).
- Các vây bụng và vây hậu môn của cá có màu đỏ. Vây đuôi có điểm vân đen ở diềm đuôi. Cá có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường sống. Dạ dày của cá tương đối to, có hình chữ U. Chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều dài thân. Xung quanh ruột và nội tạng có nhiều mỡ. Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật như thực vật thủy sinh, tôm, cá con, các loài nhuyễn thể. Cá rất tích cực bắt mồi, nuốt rất nhanh. Thức ăn trong dạ dày của mẫu cá thu được trong ao chủ yếu là chất xơ thực vật, hạt ngũ cốc, lúa. Ở sông Amazôn, Braxin, cá chim trắng nước ngọt thành thục khi được 32 tháng tuổi và có thể sinh sản tự nhiên. Tuy nhiên, cá chim trắng nuôi trong ao không đẻ tự nhiên được mà cần phải có kích dục tố cho sinh sản nhân tạo. Ðiều này đã được kiểm chứng ở một số nước phát triển nghề nuôi cá chim trắng nước ngọt như Trung Quốc, Ðài Loan, Thái Lan và cả ở Việt Nam. So với một số loài cá khác, cá chim trắng nước ngọt lớn rất nhanh. Trung bình, cá có thể tăng trọng 100 g/tháng. Trong điều kiện thích hợp, sau 6 đến 7 tháng nuôi, cá có thể đạt từ 1,2 - 2 kg/con. Cá có thể sống đến 10 năm tuổi. Qua kết quả khảo sát và nghiên cứu mẫu cá thu được trong ao nuôi tại xã Ðắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Ðồng Nai, chúng ta có thể đi đến kết luận sau : - Mẫu cá thu được tại xã Ðắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Ðồng Nai là loài cá chim trắng nước ngọt, có tên khoa học là Colossoma brachypomum. Chúng không phải là loài cá hổ, hoặc cá cọp. - Cho đến nay, chưa ai bắt gặp loài cá này ngoài thủy vực tự nhiên. - Cá chim trắng nước ngọt là loài nhập nội, hiện đang được nuôi thử nghiệm, có kiểm soát trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, do tập tính ăn tạp, phàm ăn, săn mồi theo bầy, việc nuôi khảo nghiệm, hoặc nuôi thương phẩm loài cá này chỉ nên giới hạn ở những vùng được xem là an toàn,
- có điều kiện che chắn (đê bao, đăng, lưới.). Không nên phát triển nuôi ở những vùng có lũ lụt thường xuyên và không có điều kiện kiểm soát con giống thả nuôi và những vùng nhạy cảm về sinh thái. Nuôi cá chim trắng Yêu cầu ao nuôi: - Diện tích tuỳ thuộc thực tế, nhưng tối thiểu cũng 500m2, tuy nhiên ao càng rộng càng tốt. - Ao cần thông thoáng có độ sâu: 1,5-1,8m. Mật độ cá thả: - 5-10con/m2. Chuẩn bị ao: - Rút cạn nước, vét bùn sâu, giữ lại bùn từ 20-30cm - Làm vệ sinh ao: Tẩy trùng bằng vôi, 8-10kg/m2, phơi đáy ao 2-3 ngày khi thấy thấy mặt bùn nức chân chim là tốt nhất. - Bón lót đáy ao: phân chuồng 25-30kg/100m2, phân xanh, 25-30kg/100m2, rải đều phân, dùng trâu bừa 1-2 lần, đưa nước sâu 30-40cm ngâm ao 2-3 ngày. - Trước khi thả cá mực nước ao phải đảm bảo 1,0-1,2m. Mùa vụ thả cá: Có thể từ tháng 2-3 hoặc tháng 5-6 dương lịch. Chất lượng cá giống và qui cỡ thả:
- - Cá giống phải khoẻ mạnh, không bị bệnh, không xây xát, không mất nhớt, toàn thân trơn bóng. - Cỡ cá khi thả: Cá giống có chiều dài 8-12cm/con. Chăm sóc và quản lý ao cá: Thường xuyên diễn biến thời tiết để điều chỉnh thức ăn phân bón và bổ sung nước mới vào ao cho phù hợp, thường 1 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay 1/3 nước cũ trong ao.. - Cắm 1 thước đo mực nước trong ao (làm bằng cây tre có khắc từ 100-200cm, luôn duy trì mực nước trong ao 1,2-1,5m. - Bón phân cho ao cá: Phân chuồng ủ 10-15kg/100 m2/7 ngày khi thấy nước ao có màu xanh lá chuối non là đạt yêu cầu. - Hàng ngày cho cá ăn vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều. Nên có sàn cho cá ăn để thuận lợi trong việc điều tiết lượng thức ăn cho phù hợp không để dư thừa thức ăn ảnh hưởng tới môi trường ao nuôi. - Thức ăn xanh cho cá chim trắng là: Bèo tấm, lá rau các loại... - Các loại thức ăn tinh khác: Có thể dùng cám gạo, bột ngô, bột sắn, khoai, bã rượu, bã đậu, chất thải lò mổ... khối lượng cho ăn hàng ngày được tính theo trọng lượng đàn cá thả (ước lượng): + Tháng 3-6 lượng thức ăn từ 5-8% trọng lượng đàn; + Tháng 7-8 lượng thức ăn cần từ 4-6% trọng lượng đàn; + Tháng 9-10 lượng thức ăn cần 3-5% trọng lượng đàn;
- + Tháng 11 trở đi lượng thức ăn cần 2-3% trọng lượng đàn: Thu hoạch: Có thể thu tỉa những con to từ tháng 8 trở đi khi trọng lượng mỗi con từ 0,5 kg/con. Nếu thu toàn bộ cá trong ao, phải rút bớt nước, dùng lưới kéo 2-3 mẻ thu dần cá, sau đó bơm cạn và bắt hết. Tu sửa ao tôn cao bờ, sửa đăng cống, làm vệ sinh ao, chuẩn bị cho vụ nuôi cá mới (lưu ý đây là quy trình nuôi cá chim trắng bán thâm canh)./. Kỹ thuật nuôi vỗ cá chim trắng ở Quảng ninh (KNgư TW) Trong sinh sản nhân tạo cá, việc nuôi vỗ cá bố mẹ có ý nghĩa quyết định đến sự thành thục tuyến sinh dục cá, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sinh sản. Qua thời gian sản xuất giống cá chim trắng tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh, chúng tôi đã xây dựng và áp dụng kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ ở Trung tâm như sau: 1. Ðiều kiện ao nuôi vỗ: - Vị trí ao: Chọn ao nuôi vỗ có nguồn nước chủ động, trong, sạch, gần khu vực bể đẻ để tiện quản lý, chăm sóc và vận chuyển cá. - Chất lượng nước ao: Nước có hàm lượng oxy cao ≥ 4mg/l; pH dao động 6 - 7,5; độ trong 20 - 30cm; nước ao duy trì màu xanh nõn chuối. - Diện tích ao nuôi: từ 1.500 - 2.500 m2. 2. Xử lý ao nuôi trước khi đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ Phải tháo hoặc bơm cạn nước ao, bón vôi bột với lượng từ 7 - 12kg/100m2, sau 3
- - 5 ngày tháo nước vào ao (nuớc phải được lọc qua lưới lọc thô). 3. Chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ: Chọn cá khỏe mạnh, có thân hình cân đối, màu sắc tươi sáng, không xây sát, không bệnh tật, không dị hình, có độ tuổi từ 36 tháng trở lên, có trọng lượng 3 - 5 kg, chiều dài thân 35 - 45 cm. 4. Thời gian nuôi vỗ: Nuôi vỗ cá bố mẹ chính vụ kéo dài 50 - 60 ngày từ ngày 1/3 đến 30/4. Thời gian nuôi vỗ tái phát dục sau lần cho đẻ chính vụ (chọn những con đẻ róc cho vào nuôi vỗ tái phát), kéo dài 40 - 50 ngày. 5. Mật độ, tỷ lệ cá đực, cá cái đưa vào nuôi vỗ: - Mật độ nuôi vỗ từ 20 - 25 con/1.000m2. - Tỷ lệ cá đực : cá cái là 1,2 : 1. 6. Chăm sóc, quản lý ao nuôi vỗ: - Chế độ cho ăn: Trong thời gian nuôi vỗ cho ăn thức ăn phối chế theo công thức: khô dầu lạc: 23%, bột cá nhạt: 30%, bột đậu tương: 20%, cám ngô:5%, cám gạo: 5%, muối ăn + các chất khoáng: 2%, nhộng tằm hoặc ốc sên: 15%. - Cho cá ăn thêm bột mỳ trộn thành từng nắm để hạn chế thức ăn tan trong nước. - Lượng thức ăn tinh cho ăn từ 5 - 6% trọng lượng thân cá/ngày. Ngoài ra, còn cho cá ăn thêm mầm mạch, rau xanh với lượng 1 - 2% trọng lượng thân cá/ngày. 7. Công tác quản lý ao nuôi vỗ: - Thường xuyên theo dõi màu nước để điều chỉnh chất lượng nước trong ao. Màu
- nước trong ao tốt nhất là màu xanh nõn chuối. Ðể duy trì màu nước này, có thể dùng phân chuồng ủ mục bón từ 15 - 20 kg/15 ngày/lần, phân xanh 30 - 40kg/15 ngày/lần, kết hợp bón phân vô cơ. - Chế độ sục nước: Ðây là một yếu tố kích thích tuyến sinh dục của cá phát triển. Trong thời gian đầu nuôi vỗ cứ 3 - 5 ngày sục nước một lần, mỗi lần sục 2 - 3 giờ. Theo dõi tuyến sinh dục của cá phát triển đến giai đoạn 4, mỗi ngày sục nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần sục 2 - 3 giờ. Trong quá trình nuôi vỗ cá chim trắng phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng thức ăn của cá, môi trường ao nuôi, cũng như sức khỏe của cá. Khi tuyến sinh dục của cá ở giai đoạn 4, chuyển sang giai đoạn 5, tiến hành cho cá sinh sản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm nuôi Cá chim trắng nước ngọt của nông dân
80 p | 270 | 54
-
Hướng dẫn nuôi một số loài cá, tôm: Phần 1
34 p | 87 | 17
-
NGHIÊN CỨU NUÔI THỬ NGHIỆM CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT BỐ MẸ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG PHÚ NINH - QUẨNG NAM
10 p | 159 | 13
-
Giới Thiệu Về Cá Koi Nhật Bản.
7 p | 102 | 12
-
Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng
6 p | 114 | 6
-
Cần đánh giá đúng về giống cá chim trắng nước ngọt - Nguyễn Hùng
1 p | 80 | 5
-
Các kỹ thuật nuôi cá chim trắng
16 p | 146 | 4
-
Quy trình và kỹ thuật nuôi cá chim trắng nước ngọt
2 p | 121 | 3
-
Dấu hiệu bệnh lý và biến đổi mô bệnh học của bệnh đốm trắng nội tạng ở cá chim vây vàng Trachinotus blochii nuôi ở Nha Trang
6 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn