intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi con theo kiểu “Trừ hao” - Đúng hay sai?

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ thường bắt đầu thừa cân, béo phì khi bước vào độ tuổi từ 3-11 tuổi bởi ở độ tuổi đến trường, cha mẹ thường so sánh cân nặng với bạn bè của con và ra sức “chăm bẵm” con kỹ hơn với quan niệm “con tròn tròn mới dễ thương”. Nuôi con theo dạng “trừ hao” – thói quen dẫn đến béo phì ở trẻ Xuất phát từ thực tế trẻ con lớn lên từng ngày nên cần năng lượng cao và trẻ cũng hay bị sụt cân do các bệnh khi trái...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi con theo kiểu “Trừ hao” - Đúng hay sai?

  1. Nuôi con theo kiểu “Trừ hao” - Đúng hay sai?
  2. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ thường bắt đầu thừa cân, béo phì khi bước vào độ tuổi từ 3-11 tuổi bởi ở độ tuổi đến trường, cha mẹ thường so sánh cân nặng với bạn bè của con và ra sức “chăm bẵm” con kỹ hơn với quan niệm “con tròn tròn mới dễ thương”. Nuôi con theo dạng “trừ hao” – thói quen dẫn đến béo phì ở trẻ Xuất phát từ thực tế trẻ con lớn lên từng ngày nên cần năng lượng cao và trẻ cũng hay bị sụt cân do các bệnh khi trái gió trở trời, nên phụ huynh thường tranh thủ cho con ăn nhiều để “trừ hao” cân nặng cho bé. Như trường hợp của chị Minh Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn thoải mái và thậm chí khuyến khích cậu con trai 5 tuổi đang có biểu hiện thừa cân của mình ăn xả láng những món ăn ưa thích như thịt gà rán, khoai tây chiên, váng sữa, kem, nước ngọt có ga… Nhiều người bảo không nên cho con ăn nhiều như vậy rồi khó “phanh” cân nặng nhưng chị khẳng định: “Lo gì chứ vì một trận ốm là lại đâu vào đấy ngay í mà”. Còn chị Vân Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) lại nhìn lại quan niệm là con tròn tròn thì mới dễ thương. Nhìn đứa con 3 tuổi lên cân chậm (mặc dù bé trong kênh A) nhưng chị vẫn cho là “gầy quá”. Nghe bạn bè mách bảo, chị ra sức tẩm bổ các món ăn
  3. giàu chất béo và năng lượng như váng sữa để mong tăng cân. Khi nhìn lại, bé đã trở nên béo phì lúc nào không hay biết. Đang trong tuổi ăn tuổi lớn và đầy hiếu động, trẻ nhỏ rất cần những nguồn năng lượng “lành mạnh” và hợp lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường ở giai đoạn phục hồi sau khi bệnh, có thể các bé sẽ đòi hỏi tăng lên về nhu cầu năng lượng, vì vậy, các bé sẽ ăn nhiều hơn để có thể phục hồi và phát triển. Còn với những trẻ béo lúc nhỏ thì khi dậy thì vẫn có thể duy trì cân nặng vượt chuẩn do thói quen ăn uống được duy trì từ nhỏ. Trẻ nào ý thức tốt có thể sẽ giảm cân được nhưng lại có nguy cơ bị đau dạ dày do nhịn đói hoặc kiêng khem không đúng cách.
  4. Kiểm soát năng lượng bữa ăn của trẻ Yêu con khoa học và “có ý thức” thật ra không khó, chỉ cần cha mẹ chú ý kiểm soát năng lượng bữa ăn của trẻ. Dưới đây là bảng năng lượng khẩu phần khuyến nghị theo nhóm tuổi từ 6 tháng đến 9 tuổi: Nhóm tuổi của trẻ Tổng nhu cầu năng lượng Nhóm tuổi của trẻ (KCal)/ngày Từ sơ sinh đế 6 tháng (bú mẹ 555 (từ sữa mẹ)
  5. hoàn toàn) Từ 7-8 tháng (bú mẹ+ăn bổ 413+356 = 769 sung) 9-11 tháng (bú mẹ+ăn bổ sung) 379+478=858 12-23 tháng (bú mẹ+ăn bổ sung) 346+772=1.118 2–3 tuổi 1.180 4–6 tuổi 1.470 7–9 tuổi 1.825 (Nguồn: Nhu cầu năng lượng cho người Việt Nam - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia). Khi chọn thực đơn cho trẻ, cha mẹ cần xác định nhu cầu năng lượng của trẻ theo độ tuổi, tính toán lượng thực phẩm đa lượng, rau, trái cây, sữa, sữa chua và phân bố chúng đều qua ba bữa chính và các bữa phụ. Việc phân bố năng lượng cho các bữa ăn thường được các bác sỹ nhi khoa khuyến nghị 30% năng lượng cho bữa sáng, 35% năng lượng cho bữa trưa, 25% năng lượng cho bữa tối và 10% năng lượng cho bữa phụ. Chẳng hạn, mức năng lượng bình quân của trẻ 2-3 tuổi đạt trung bình 1.180 kcal/ngày mà cha mẹ cho trẻ ăn 2 hộp váng sữa với tổng năng lượng 390 kcal/ngày
  6. chiếm tỷ trọng 34% tổng nhu cầu năng lượng, khiến trẻ có năng lượng nhưng lại thiếu hụt các vi chất cần thiết. Vì vậy, cùng với thói quen xem hạn sử dụng trên bao bì, các phụ huynh cần nên xem các chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng có trong thực phẩm để đảm bảo sự cân bằng cho các bé. Bữa ăn của trẻ nên đủ chất của 4 nhóm đạm, béo, bột-đường, và vitamin-khoáng chất để đảm bảo một sự phát triển toàn diện và tối ưu. Trẻ tăng cân khỏe mạnh phải dựa trên nền tảng ăn uống khoa học cân bằng năng lượng. Với các bữa ăn chính có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, bột - đường, béo, vitamin-khoáng chất, cha mẹ nên chọn cho trẻ những bữa ăn phụ giúp trẻ tiêu hoá tốt như sữa chua, sữa chua bổ sung chất xơ, hoa quả để giúp trẻ luôn ngon miệng và có sức đề kháng tốt.
  7. Theo PGS. TS Phạm Văn Hoan, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Ăn uống là một trong các bản năng quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ mới phát triển tốt cả thể lực và trí lực”. Thật ra, cha mẹ không cần cho trẻ ăn quá nhiều. Điểm cốt lõi ở một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh nằm ở sự cân bằng tối ưu các dưỡng chất mà cơ thể đang lớn của trẻ cần. Đây chính là “kim chỉ nam” mà các bậc phụ huynh nên nằm lòng để phát triển thể chất của con một cách toàn diện nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0