intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi ếch trong lồng lưới

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới, kết hợp nuôi cá dưới ao đang đem lại hiệu quả cho nhiều bà con nông dân. Trong đó, làm lồng bằng lưới nilon thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm chuồng bằng bể xi măng. Hiệu quả từ nuôi ếch bằng lồng lưới, kết hợp nuôi cá Không cần đất để xây dựng chuồng trại nuôi ếch, ông Lã Đức Quảng ở xã Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội đã tận dụng diện tích mặt nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi ếch trong lồng lưới

  1. Nuôi ếch trong lồng lưới Hiện nay, mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới, kết hợp nuôi cá dưới ao đang đem lại hiệu quả cho nhiều bà con nông dân. Trong đó, làm lồng bằng lưới nilon thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm chuồng bằng bể xi măng. Hiệu quả từ nuôi ếch bằng lồng lưới, kết hợp nuôi cá Không cần đất để xây dựng chuồng trại nuôi ếch, ông Lã Đức Quảng ở xã Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội đã tận dụng diện tích mặt nước khu Suối Hai để vừa nuôi cá vừa nuôi ếch. Trên là ếch, dưới là cá, đây là cách thức nuôi kết hợp độc đáo của ông Quảng. Thức ăn rơi vãi của ếch sẽ là nguồn thức ăn cho cá. Điều này giảm được số lượng thức ăn cung cấp cho cá, đồng thời hạn chế khả năng ao nuôi bị ô nhiễm. Kết hợp với việc nuôi ếch ở vùng nước lưu thông, đàn ếch của ông Quảng giảm 20% các loại bệnh. Một trong những kỹ thuật bảo đảm hiệu quả chăn nuôi của ông Quảng là thiết kế chuồng nuôi ếch bằng các tấm lưới nilon. “Việc sử dụng lưới nilon nuôi ếch giúp tôi tiết kiệm khoảng 60% chi phí so với làm bể xi măng như trước kia”- Ông Quảng chia sẻ. Sau đây là hướng dẫn về cách làm lồng lưới và một số chú ý khi chăm sóc ếch của ThS Kiều Minh Khuê đến từ Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Vị trí đặt lồng: Các lồng ếch và lồng cá được đặt ở cách bờ 20m, nơi có mực nước sâu dưới 5m. Ở vị trí này các lồng cá, lồng ếch sẽ có nguồn nước ra nước vào, từ đó hạn chế được ô nhiễm môi trường nước. Mắt lưới lồng:
  2. Lồng nuôi ếch là loại lưới nilon. Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm, bà con không nên dùng mắt lưới lớn hơn 1cm, ếch sẽ dễ bị thất thoát ra ngoài, hoặc nếu mắt lưới mau thì những chất thải của ếch sẽ tích tụ, gây ô nhiễm lồng nuôi. Kích thước lồng: Lồng nuôi ếch được thiết kế như chiếc mùng quay ngược có nắp đậy. Kích thước dài khoảng 4m, rộng khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Với kích thước lưới như trên bà con có thể nuôi được khoảng 1.000 con ếch thương phẩm từ 100-200 gam. Các thiết bị khác: Lồng lưới đặt sao cho cách mặt nước khoảng 40-50 cm. Bên cạnh đó, để phòng tốt hơn trường hợp ếch nhảy ra, bà con nên lắp nắp lồng ở trên. Nắp lồng còn có tác dụng tránh nhiều địch hại cho ếch như rắn, chim. Nắp lồng che đậy xung quanh, chừa một khoảng ở giữa, chiều rộng của nắp lồng là 50 cm. Mặt dưới của lồng sát mặt nước, bà con nên xếp các miếng xốp, nhằm làm chỗ nghỉ cho ếch và vãi thức ăn cho ếch. Bà con dùng các miếng xốp có kích thước rộng 30 cm, dài 40 cm, đặt ở dưới đáy chiếc lưới, khoảng cách giữa các tấm xốp là 20-25 cm. Những miếng xốp này bà con có thể vệ sinh dễ dàng bằng cách lật ngược 2 mặt thay đổi nhau, như vậy khâu vệ sinh cho ếch sẽ tốt hơn. Mật độ thả ếch: Mật độ thả nuôi ếch từ 100 - 150 con/m2, kích cỡ 5 - 10 g/con. So với nuôi ếch trên cạn thì mật độ nuôi ếch trong lồng lưới nhiều hơn từ 10-20 con/m2.
  3. Khi ếch nuôi khoảng 15 ngày, ếch đạt kích cỡ 100g, bà con nên tiến hành san thưa ếch với mật độ 70 - 80 con/m2. Phân loại ếch: Trong quá trình nuôi, bà con cần tách riêng các loại ếch, lớn nhỏ sang từng bể, lồng riêng rẽ để dễ chăm sóc, nhằm tránh tình trạng chúng chia thành bầy đàn, con lớn cắn con nhỏ, gây hao hụt về số lượng và chậm lớn. Khi phân loại ếch, bà con dùng vợt dài và bắt những con có kích thước tương đồng sang cùng 1 ô lồng. Chú ý, trong quá trình bắt, cần tránh làm xây xát và làm mất độ nhớt trên da của ếch. Bởi nếu da ếch bị tổn thương, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh cho ếch. Loại thức ăn: Về thức ăn, bà con cần đảm bảo thức ăn cho ếch giàu đạm, hàm lượng 20-40%. Bà con có thể cho ếch ăn cám ăn công nghiệp hoặc thức ăn tươi sống như cá con, giun đất…Với thức ăn cám công nghiệp, bà con có thể cho ăn trực tiếp, bằng tách tung vào lưới. Còn với thức ăn tươi, bà con phải nghiền nhỏ, sau đó mới cho ăn.
  4. Cám công nghiệp dạng viên nổi giúp ếch dễ tìm thức ăn Khối lượng thức ăn: Lượng thức ăn cho ăn căn cứ theo ước tính % trọng lượng đàn ếch và theo thực tế kiểm tra trên sàn ăn. Tháng đầu cho ăn 4 - 6% trọng lượng đàn ếch. 2 tháng sau giảm còn 3 -
  5. 4% trọng lượng đàn ếch -Thời gian cho ăn: Tháng đầu cho ăn 3 - 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối). 2 tháng sau cho ăn 2 - 3 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, có thể cho ếch ăn thêm vào buổi tối để ếch tăng trọng nhanh. Lưu ý : Khi cho ếch ăn, nên vãi thức ăn dưới nước để ếch dễ nuốt. Không thay đổi thức ăn hàng ngày đột ngột, vì nếu thay đổi đột ngột, ếch sẽ không ăn. Phòng bệnh: Trong quá trình chăm sóc cho ếch, các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thay đổi đột ngột, mưa nhiều… hoặc thức ăn bị mốc hỏng là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở ếch. Để hạn chế bệnh cho ếch nuôi, bà con cần chủ động phòng bệnh cho ếch định kỳ. Cứ 15 ngày, bà con nên tắm cho ếch bằng thuốc tím hoặc nước muối 3%. Việc làm này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho ếch. Sau khi nuôi khoảng 3- 3 tháng rưỡi, ếch sẽ đạt trọng lượng trên dưới 200-300 gam/1 con. Lúc này, bà con có thể thu hoạch ếch thương phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2