intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ở bến sông xưa

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Sẽ có những tình yêu dài như dòng sông, xuôi dọc đời người… Bến rồi sẽ vắng. Người làng Đình nói thế khi nghe tin sẽ có cây cầu bắc qua sông. Con sông Vàm bao nhiêu năm miên miết chảy dòng nước ngầu đỏ bồi đắp phù sa cho ruộng lúa, bãi ngô của làng rồi sẽ đẹp lên trong hình hài mới với chiếc cầu uy nghiêm, sừng sững. Lũ trẻ làng đi học sẽ không còn mỗi ngày dắt xe đạp đứng lóng nhóng trên bến đợi đò. Có cây cầu rồi thì thị trấn cũng sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ở bến sông xưa

  1. Ở bến sông xưa TRUYỆN NGẮN CỦA TIỂU QUYÊN * Sẽ có những tình yêu dài như dòng sông, xuôi dọc đời người… Bến rồi sẽ vắng. Người làng Đình nói thế khi nghe tin sẽ có cây cầu bắc qua sông. Con sông Vàm bao nhiêu năm miên miết chảy dòng nước ngầu đỏ bồi đắp phù sa cho ruộng lúa, bãi ngô của làng rồi sẽ đẹp lên trong hình hài mới với chiếc cầu uy nghiêm, sừng sững. Lũ trẻ làng đi học sẽ không còn mỗi ngày dắt xe đạp đứng lóng nhóng trên bến đợi đò. Có cây cầu rồi thì thị trấn cũng sẽ như gần hơn. Cây cầu qua sông sẽ để người bên này – bên kia sông gắn kết gần gũi hơn, không còn phân biệt “người bên này là người quê, người bên kia là người phố”. Từ lúc tất cả những dự án này còn trên giấy cho đến lúc trở thành hiện thực có thể còn lâu trong những mái nhà khum khum lam khói chiều của làng Đình hay ngoài những đám ruộng đang mùa gặt lúa, người ta bàn tán rôm rả về “tương lai quê mình” khi không chỉ có cây cầu, mà con đường đất đỏ sẽ được trải nhựa, rồi một khu công nghiệp sẽ mọc lên… Người làng Đình bao nhiêu năm sống quen nếp ruộng vườn, đâu nghĩ ngày nào đó quê mình sẽ có lúc trở thành khu công nghiệp. Mẹ tôi nói, hơn nửa đời người mẹ chỉ thấy thời gian đổi thay trên màu tóc, hằn lên những khuôn mặt người chứ quê nào có đổi thay. Cái bến nước đã bao nhiêu năm khắc thăng trầm lên cuộc đời của bà, của mẹ của bao nhiêu con dân làng Đình. Ở bến sông này, mẹ đã đưa tiễn những người thân yêu của mẹ đi xa. Bây giờ rồi sẽ có cây cầu nối nhịp, nhưng người đi đâu trở lại.
  2. Có những cuộc chia ly mãi mãi. Mẹ nói, ngày đưa bà ngoại đi, bến sông buồn lắm. Con nước cứ miên miết chảy. Ngoại muốn nằm lại cánh đồng quê nơi ngoại một đời quen thuộc từng bờ đê, ngọn cỏ. Nhưng mà mẹ phải đưa ngoại về bên kia sông theo ý nguyện của ông lúc sinh thời. Ông nói, khi ông bà mất, hãy để ông bà nằm cạnh nhau để bù đắp cho một đời xa cách. Cả thời trai trẻ ông đi xa, cống hiến trọn sức mình cho Tổ Quốc, những ngày về bên cạnh bà cũng chỉ ngắn ngủi. Những di chứng hằn vào da thịt của thời trai trẻ quật ngã ông lúc trở về. Ông nói, ông không để lại được gì quý giá cho bà – ngoài mẹ. Mảnh đất nơi ông nằm bên kia sông là đất của dòng họ ông. Khoảnh đất trống bên cạnh đã bao mùa cỏ xanh cỏ úa mà mỗi lần bà đến thắp nhang đều rung rung kéo khăn chùi nước mắt. Ông đã nằm đó đợi bà biết bao mùa mưa nắng. Ngày đưa bà đi, khi chuẩn bị xuôi đò qua bến nước, mẹ cúi vốc một nắm đất – đất bên này sông là đất quê nhà – mẹ rắc xuống dòng sông, theo những lá tiền vàng mã. Mẹ nói, để ngoại vẫn mang theo trên mỗi bước đường ngoại đi có mùi đất quê hương. Ký ức của tôi về lần đưa tiễn đó gần như chỉ qua lời mẹ kể. Ngày ấy, tôi hãy còn quá bé để ngăn ký ức có thể bắt đầu chứa đựng cho mình dấu ấn của một hành trình. Tiềm thức chỉ khắc nhớ được rằng, bến nước, cái nơi bắt đầu của những hành trình ra đi, là nơi thân thương quen thuộc nhất. Bến nước – có những ngày tôi nằm trên tấm nylon, ngủ ngon, chờ mẹ. Bến nước – có những ngày mẹ bế tôi cho đôi chân bé xíu chạm vào làn nước lạnh, đôi chân quẫy quẫy cái miệng thì cười hăng hắc. Cây cầu có nối nhịp qua sông thì cũng không thể làm đổi thay đời mẹ, không thể mang những người mẹ yêu thương trở về. Bến nước đã vận nỗi đau vào cuộc đời của mẹ, người làng kể rằng chiều nào mẹ cũng ôm tôi ngồi ngoài bến, như cổ tích vọng phu. Mẹ không hóa đá. * Trong ngăn tủ quần áo, có một ngăn luôn khóa kín mà mẹ chưa bao giờ mở trước mặt tôi, tôi cũng chưa bao giờ được phép mở. Ngày còn bé, tôi thắc mắc “mẹ cất cái gì quý
  3. giá mà hông cho con coi, con tò mò quá. Bữa nào con …đục tủ”. Mẹ gõ đầu tôi, con nít, không được tò mò, đó là chuyện người lớn. Tôi tiu nghỉu, nghĩ có lẽ khi nào mình lớn, mình sẽ biết. Nhưng con nít dễ quên, tôi chỉ tò mò mỗi khi nhìn thấy, rồi những cuộc chơi mê mải cũng khiến tôi quên. Chỉ nhớ mỗi việc nhà cứ bị dột mỗi mùa mưa, và tôi có nhiệm vụ phải lấy ny lông che chắn, sợ mưa tạt làm hư cái tủ gỗ. Mới đầu hai mẹ con còn di dời cái tủ, rồi cả trèo lên mái nhà sửa lại chỗ dột. Nhưng mưa cứ tạt ngang, rồi nhà cũng tạt tứ bề. nên cuối cùng tôi nhận ra rằng trong nhà có gì quý giá, nắng thì thôi, mưa cứ …che là thượng sách. Tôi đã che cho cái tủ từ lúc mới là đứa con nít biết leo trèo cho đến ngày thành đứa con gái vào đại học – cũng chưa bằng thời gian mẹ che chở cho tôi. Mẹ nói hè này tôi về, có người trông nom phụ mẹ, mẹ sẽ dở mái lá, xây tường. Cái nhà lá bao nhiêu năm cứ mỗi mùa mưa là hết dột chỗ này, cũng dột chỗ khác. Cây ổi có nhánh ngã rạp trên nóc nhà mùa ổi chín rụng đầy mái nhà, lũ dơi, chuột cứ được dịp bổ nhào xuống gặm, thả lại cái mùi khăm khẳm lần theo nước mưa chảy xuống máng xối. Nước mưa vì thế mà không dùng được. Cứ mỗi đầu mùa mưa là mẹ phải mua cây chổi mới, bắc thang, trèo lên mái nhà quét lá rồn rột, bao nhiêu là thứ rớt đồm độp xuống hiên nhà. Phải để qua mấy trận mưa trắng trời trắng đất rửa sạch trơn bao nhiêu bụi bặm trên mái lá thì mẹ mới dám hứng nước mưa, để dành sử dụng cho cả mùa nắng. Nhiều lần tôi đòi đốn nhánh ổi cho mái nhà sạch sẽ hơn, nhưng mẹ không cho. Mẹ nói đốn đi cái nhánh to như vậy cây ổi chết thì sao. Ngày ở nhà tôi còn phụ được, chứ khi lên thành phố học thì những ngày mưa đầu mùa chỉ có thể ngồi bên cửa sổ nhìn ra màn mưa mà thương mẹ đến sắt se. Cái dáng tảo tần cả một đời đã cong cong dấu hỏi phải bắc thang cặm cụi trèo từng nấc lên mái nhà dọn lá… cứ nghĩ tới là tôi bật khóc. Nghe mẹ có ý định dở lá làm nhà tường, tôi mừng lắm. Mẹ nói làm cái nhà mái bằng, rồi làm lỗ thoát nước, làm cả bậc thang lên nóc nhà nữa, rồi lâu lâu chỉ cần leo lên quét dọn, rửa nước là sạch sẽ ngay thôi. Tôi vẫn thắc mắc, cái nhánh ổi vướng víu sao mẹ lại cứ muốn giữ lại, trong khi vườn nhà có cả thảy 4 cây ổi, mỗi mùa chín rụng cả vườn cho lũ trẻ hàng xóm vào hái chứ một
  4. mình mẹ có ăn nổi đâu. Mẹ nói, cái vườn quan trọng lắm, cây cũng như người, nếu mình ở thì cây sống, mình bỏ đi thì cây cũng sẽ ũ rũ mà chết. Vậy khi mình ở đây, còn sức thăm nom thì cứ giữ cho cây xanh tốt chừng nào hay chừng đó. Chặt đi làm gì con. Tội cái cây thiếu nhánh. Mẹ nói thế thì tôi chỉ còn biết nghe theo. Dù gì xây tường lên rồi thì chiều chiều con bé tôi trèo lên đó ngắm trời ngắm đất rồi sẵn hái ổi ăn – khỏi phải trèo cây – xem ra cũng tiện vô cùng. Hai mẹ con cùng nhau chuyển đồ đạc trong nhà ra vườn, mẹ đùa, giờ mẹ con mình có dịp sống với thiên nhiên rồi. Mấy chú thợ bỏ công xây cho cái chái bằng tôn ở tạm. Mấy chú trêu, con gái tập ngủ bụi cho biết mùi với mấy chú. Đời thợ hồ là thường xuyên phải ở tạm như thế đó. Xây nhà ở quê thì mấy chú còn được về nhà nghỉ ngơi, chứ đi theo công trình thì ở triền miên trong những lán trại dã chiến, có khi ngủ khách sạn ngàn sao, ăn uống thì vui như … cắm trại dã ngoại, tắm rửa thì ở nhà tắm lộ thiên hoặc là đi tắm tiên vậy … Những ngày xây nhà, chuyện trò rôm rả. Mỗi sáng mẹ đi chợ, tôi ở nhà hái rau vườn rồi đợi mẹ về phụ mẹ nấu cơm cho thợ. Rảnh thì tôi lẽo đẽo theo mấy chú thợ ai nhờ gì làm nấy, có khi chỉ ngồi nghe mấy chú kể chuyện đời thợ hồ. Các cô các bác hàng xóm rảnh rỗi cũng sang chơi với mẹ, góp một tay vào những công việc lặt vặt mà quan trọng hơn là góp thêm một tiếng cười. Mắt mẹ vui lắm. Tôi nhìn mãi những nụ cười của mẹ – hình như lâu lắm tôi mới được thấy những nụ cười thật sự trọn vẹn niềm vui của mẹ. Đôi mắt mẹ trong ký ức tôi, vẫn luôn là một đôi mắt vương dấu nỗi buồn. Dọn đồ từ nhà ra vườn, mới thấy “tài sản” của hai mẹ con thật ít ỏi. Cái giường, hai cái tủ rồi linh tinh đồ dùng nhà bếp, quan trọng nhất là bàn thờ ông bà ngoại. Mẹ nói, chỉ cần lo cho tôi học đến nơi đến chốn, cuộc sống thành đạt hạnh phúc là mẹ mừng rồi. Phần mẹ chỉ cần sống đời đạm bạc, mẹ chỉ mong có cái nhà tường cao ráo hơn cho ngoại, cả đời ông bà chỉ sống trong căn nhà mái lá mỗi mùa mưa cứ dột trước ướt sau. Mẹ còn nói, có cái nhà để sau này tôi có chồng, hai vợ chồng có về thăm mẹ cũng thấy vững tâm hơn…
  5. Đêm ôm mẹ ngủ ngoài vườn, ngắm sao qua vòm lá, tôi nghe mẹ nói nhiều lắm, đến cả những chuyện tôi chưa bao giờ nghĩ là lấy chồng. Mẹ cứ nhặt hết những nhọc nhằn, dọn sẵn những con đường và cả những lối về rất sáng cho con gái mẹ. Giống như những chiều mưa ở bến sông xưa, mẹ ấp tôi trong vòm ngực ấm áp của mẹ, còn mẹ hứng trọn hết những gió những mưa. Tôi lớn lên, đã đi qua hơn 20 mùa ấm áp… * Cơn mưa đến vào buổi chiều, gió khá mạnh. Căn nhà cũng đã gần xong, chỉ còn nền gạch bông chưa lót. Hai mẹ con khiêng bàn thờ bà ngoại vào trong, rồi khiêng cả cái giường vào nhà ngủ. Cửa chưa lắp, nhà vẫn còn trống hươ trống hoác, nghe gió lạnh từng cơn. Chiếc tủ áo sau một đêm mưa tạt vào ẩm ướt. Mẹ lấy hết quần áo ra phơi, tôi loay hoay quét dọn cái sân gạch bị mưa tạt vào đầy bụi bẩn, vô tình nhìn về phía mẹ, thấy mẹ tần ngần trước ngăn-tủ-không-bao-giờ-mở. Bao nhiêu năm rồi ngăn tủ ấy mãi mãi là một bí mật, và cũng ngần ấy thời gian tôi lẩn khuất tiềm thức mình khi nhớ khi quên. Tôi không hỏi về ngăn tủ bí mật, nhưng đôi lúc cái dấu hỏi lại trở về thảng thốt. Gia tài bí mật của mẹ là gì mà tôi chưa bao giờ được biết? Cái dấu hỏi ấy bây giờ trở lại, và tôi linh cảm rằng giờ phút này mình sẽ biết. Giống như mẹ thường nói, số phận luôn có lý do để một ai đó, điều gì đó đến trong đời của một người không sớm, cũng không muộn một phút giây. Cũng như số phận để tôi được làm con của mẹ. Số phận để mẹ đi qua cuộc đời mình với những chuỗi ngày nhớ thương ở bến sông. Và số phận để bến sông trở thành nơi của những cuộc tiễn đưa, chia ly mà có khi không bao giờ hội ngộ. Tôi đứng ngây nhìn mẹ, cũng là lúc nhận lại từ mẹ một ánh nhìn xa xăm. Chiếc ngăn bí mật của mẹ ngủ yên bao nhiêu năm đã bị đánh thức bởi một cơn mưa sũng nước. Tôi bước đến bên cạnh mẹ, nhưng chỉ cần mẹ bảo tôi hãy đi ra xa, tôi sẽ đi. Tôi tôn trọng những điều bí mật có thể là suốt đời của mẹ. Nhưng mẹ không nói gì, chỉ thấy mắt mẹ rất
  6. buồn, mẹ nhẹ nhàng mở ngăn bí mật. Tôi nhìn hút vào đôi bàn tay xương gầy run run của mẹ, cái điều bí mật vẫn cứa vào tiềm thức một dấu hỏi to tướng, bây giờ sắp hiện ra trước mắt tôi. Phía trong ngăn tủ của mẹ, là gì? Là một chiếc áo sơ mi đàn ông, đã phai màu, thoang thoảng mùi long não chống mốc. Chiếc áo được gấp cẩn thận, phẳng phiu và lặng im trên tay mẹ - cái im lặng của vĩnh cữu thời gian. Mẹ nâng niu chiếc áo đã thấm nước, những vết nước loang trên thân áo tạo thành những vết đốm xam xám. Tôi nhìn chiếc áo trên đôi bàn tay mẹ, sững sờ. Điều bí mật thiêng liêng bao nhiêu năm mẹ giữ - là chiếc áo của một người đàn ông. Chỉ là một chiếc áo đàn ông, sao mẹ không cho tôi biết? Chiếc áo của ai mà sao lại quan trọng với mẹ nhiều như thế? Có phải là chiếc áo của người tôi sẽ gọi bằng ba? Mẹ! Tôi kêu lên thảng thốt. Mẹ nhẹ nhàng rũ chiếc áo, một lớp bụi mỏng tỏa xuống, vận vào những tia nắng loang loáng thành những tia bụi nhỏ. Trong tôi có một cảm giác uất nghẹn, tôi muốn giằng áo ấy, ném, xé, chặt, chôn vùi. Là kỷ vật gì chứ, kỷ vật của một con người bội bạc sao? Mẹ làm sao mà có thể giữ, có thể nhớ con người ấy trong suốt bao nhiêu năm? Mẹ làm sao mà vẫn để trái tim mình bao dung không oán hận? Cái nhìn của mẹ xốn xang, cứ hằn lên một nỗi thương xót khiến cho trái tim tôi chùng lại. Mẹ từng nói với tôi rằng, mỗi người làm gì đều có một lý do của họ. Nếu điều họ làm có tổn thương mình, thì cũng đừng vội oán hận họ, mà hãy tìm cho rõ lý do. Biết đâu, khi làm điều gì đó tổn thương mình, thì người ta cũng có nỗi khổ tâm. Tôi nhìn mẹ. Đợi. Tôi biết, nếu cần nói với tôi điều gì, mẹ sẽ nói. Giống như mẹ từng bảo tôi rằng, đừng yêu cầu ai phải nói cho mình nghe điều gì, nếu cần nói, đến một lúc nào đó người ta sẽ nói. Mẹ mắc chiếc áo lên phơi, rồi lặng lẽ bước đến vòng tay ôm tôi.
  7. Ni đừng giận mẹ! Mẹ không muốn giấu con, chỉ là cuộc sống có những điều cần lặng im. Ký ức của một người để một người ôm giữ. Mẹ không muốn Ni phải suy nghĩ cho cuộc đời của mẹ. Tôi ôm lấy đôi bờ vai gầy của mẹ. Mẹ của con bao dung hiền lành và nhiều hy sinh đến như vậy, sao người ta lại bỏ mẹ đi? Nhà mới chưa có cánh cửa nào, nên đã không thể giữ giùm mẹ những điều bí mật. Và trong căn nhà còn ngổn ngang gạch vụn, mẹ nằm ôm tôi dỗ dành giấc ngủ cho tôi. Mẹ lúc nào cũng cho tôi cảm giác bình an giữa những điều bão nổi. Ngày xưa khi đến với mẹ ba đã có một gia đình… Mẹ chỉ nói vậy rồi vuốt phẳng phiu nếp áo. Mẹ không nhìn tôi nhưng dường như đôi bờ vai ấy run lên. Tôi im lặng, nhìn mẹ và chờ đợi. Ni à, sau này lớn lên, khi nào có người yêu con sẽ hiểu. Tình yêu không ai nói trước được điều gì cả. Mẹ đã sai lầm khi chấp nhận đến với ba con, nhưng mẹ chấp nhận rời xa, không ân hận. Điều quý giá nhất mà ông trời đã ban cho mẹ, chính là con. Lúc nào mẹ cũng mong con gái mẹ sống vui vẻ và hạnh phúc. Hãy cứ sống cho hồn nhiên dù cuộc sống có thế nào, mẹ vẫn yêu con. Nước mắt mẹ rơi ấm trên gương mặt tôi. Tình yêu của mẹ. Cái nhánh ổi, mẹ không cho chặt, cũng vì cây ổi đó là do người tôi gọi là ba đã trồng. Mẹ vun bón cho cây ổi đó lớn lên cho đến khi những nhánh ổi xòe ra, phủ lên mái nhà, phủ lên chái bếp. Mỗi ngày mẹ nhìn, mỗi ngày mẹ sống. Mẹ vẫn thường ra ngồi ở bến sông, như một thói quen tiềm thức, ngồi chỉ để nhìn con nước. Tôi thắc mắc, mẹ kêu ra ngồi ngóng gió. Con bé tôi ngây ngô có biết đâu mẹ ngồi nơi ấy để ngóng đợi trong vô thức một bóng hình đã biền biệt không về. Trời ơi là mẹ. Đó là tình yêu tôn thờ hay là sự hành hạ cảm xúc giằng day suốt mấy mươi năm? Người tôi gọi là ba đang ở nơi đâu? Có khi nào nghĩ về mẹ tôi ở bên này nỗi nhớ là sự hy sinh khắc khoải?
  8. Mẹ suốt một đời cô độc. Vì tôi. Vì “món quà quý giá nhất mà ba con đã để lại cho mẹ” –như lời mẹ nói. Giá mà tôi được một lần được nhìn thấy người tôi gọi là ba, giá mà người tôi gọi là ba có thể về một lần nhìn mẹ, về lại bến sông xưa, nơi căn nhà chưa kịp lắp những cánh cửa để hiểu rằng, có mẹ suốt một đời vẫn ôm giữ chiếc áo – chờ ba …
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0