intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Olga Sviblova: Bà hoàng quyền lực của nhiếp ảnh Nga

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

71
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Olga Sviblova Bị đè nén nhiều thập kỉ dưới thời Xô-viết, nền nhiếp ảnh Nga nay đã quay trở lại, phần nhiều nhờ vào nỗ lực của Olga Sviblova. Viv Groskop gặp gỡ người từng là công nhân quét đường nhưng lại có đôi tai của một chính trị gia sừng sỏ này. * Đi đến đâu, vị nữ giám đốc Nhà Nhiếp ảnh Moscow cũng mang theo cùng bà nét kịch tính cùng vẻ quyến rũ. Vào những năm 1980 Olga .Sviblova được trưởng văn phòng Nga của một tờ báo Anh Quốc mệnh danh là ‘người đàn bà đẹp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Olga Sviblova: Bà hoàng quyền lực của nhiếp ảnh Nga

  1. Olga Sviblova: Bà hoàng quyền lực của nhiếp ảnh Nga Olga Sviblova Bị đè nén nhiều thập kỉ dưới thời Xô-viết, nền nhiếp ảnh Nga nay đã quay trở lại, phần nhiều nhờ vào nỗ lực của Olga Sviblova. Viv Groskop gặp gỡ người từng là công nhân quét đường nhưng lại có đôi tai của một chính trị gia sừng sỏ này. * Đi đến đâu, vị nữ giám đốc Nhà Nhiếp ảnh Moscow cũng mang theo cùng bà nét kịch tính cùng vẻ quyến rũ. Vào những năm 1980 Olga
  2. Sviblova được trưởng văn phòng Nga của một tờ báo Anh Quốc mệnh danh là ‘người đàn bà đẹp nhất Mát-xcơ-va’. Một người quen gọi bà là Marlene Dietrich của Nga, và ít tâng bốc hơn, ‘nữ hoàng độc thoại’. Fedor Pavlov-Andreevich, người đứng đầu Marka – tổ chức nghệ thuật nhiều ảnh hưởng đặt tại Moscow – mô tả bà là một người ‘cực kì năng động, như một trận cuồng phong. Bà là nhân vật trung tâm trong giới nghệ thuật Nga đương đại – một thế giới mà gần như bà đã tự tay tạo ra. Người ta có thể thích hoặc không thích bà, nhưng bà là một sự thật mà họ phải học cách đối diện.’ Sức bền của bà là một huyền thoại, ông nói: ‘Tôi đã nhìn thấy bà lúc 3 giờ sáng tại một sự kiện, nói chuyện trên hai chiếc điện thoại cùng một lúc, thêm một hàng người xếp hàng chờ trò chuyện với bà.’ Catherine Marshall, đồng tổ chức hiệp hội Friends of the Hermitage tại London, nói Sviblova là một người Mát-xcơ-va tiêu biểu, theo nghĩa khá là dân chơi: ‘Tôi đến từ St Petersburg và tôi thấy chúng tôi khác nhau như thế nào – bà giàu cảm hứng, ám ảnh, trực ngôn, nói nhanh như gió. Bà ăn ít, ngủ ít, công việc là cuộc đời. Theo một cách nào đó bà đã trói mình vào thế giới này – bà rất nhiệt huyết với những việc mình làm.’ Ngày thứ Bảy trước buổi gặp gỡ của chúng tôi tại căn nhà của bà ở Moscow, Sviblova – nổi tiếng là một con cú đêm – xuất hiện lúc 2 giờ chiều trong bộ đầm dạ hội để chụp ảnh. Một khi đã phục trang xong, bà trả lời một cuộc gọi hốt hoảng từ một nghệ sĩ vừa bị bắt vì chụp ảnh trong một khu mua sắm. Bà làm ơn đến đồn cảnh sát được không? Bà gọi vài cú điện thoại và vấn đề được giải quyết. Khi tôi gặp bà một vài
  3. ngày sau đó sự vụ còn kịch tính hơn: bà bị cúm. Trông bà xanh xao, giọng nói khàn khàn, nhưng vẫn đủ khỏe để đốt thuốc Kent liên tục trong suốt cuộc nói chuyện. . Ngồi vắt vẻo ở rìa ghế sofa, mái tóc vàng dài búi thành một búi to sau gáy kiểu diễn viên ballet, Sviblova trông như một dân hippy. Bà gầy và mỏng manh trong chiếc áo len đan màu đen, quần ống bò đen, quấn mình trong một chiếc khăn len cashmere đen to tướng. Vừa đun xong một ấm trà đen rất đặc, bà đặt ba chiếc điện thoại và bốn cuốn sổ cạnh bao thuốc lá. Điện thoại réo từng cơn. Bà luôn nói giọng the thé – bằng vài thứ tiếng – ‘Mình sẽ gọi lại ngay sau ba phút cưng nhé’ và không bao giờ gọi lại. Người duy nhất bà nhận cuộc gọi là chồng bà, Olivier Morane, một nhà môi giới bảo hiểm bà gặp ở Pháp năm 1991: “Oui, oui, mon cheri, mon
  4. amour’ (Vâng, vâng, cưng của em, tình yêu của em), bà rù rì với chồng. (Morane là chồng thứ hai của bà. Người chồng đầu tiên là nhà thơ Alexei Parschikov: họ có một con trai, Timofei, một đạo diễn phim đang lên.) Căn hộ bà sống chung với Morane rất có gu, không thể gọi là tiêu biểu cho tầng lớp giàu mới nổi của Moscow: nó là một căn hộ không vách ngăn kiểu Thụy Điển với cầu thang cuốn và đồ gỗ cả hiện đại cả cổ. Những kệ sách oằn mình dưới sức nặng của bộ sưu tập những cuốn sách ảnh của bà. Điều Sviblova thích hơn cả là thuyết minh qua bộ sưu tập của mình cho người khác nghe. Cũng dể hiểu thôi. Công trình nổi bật nhất của bà là “cải tạo” những nhiếp ảnh gia Nga bị đàn áp thời Xô-viết. Bà lận lưng vô số triển lãm quốc tế được tung hô về nhiếp ảnh avant-garde và nhiếp ảnh Nga hiện đại. Một điều giúp ích nhiều cho mục đích của bà là trong những năm gần đây bà đã tự tạo cho mình danh tiếng của một người môi giới quyền lực. Roman Abramovich, ông chủ tỷ phú của CLB Bóng đá Chelsea, đã bị bà thuyết phục tài trợ hai trong số các triển lãm nhiếp ảnh Xô-viết trong Gilbert Collection tại Somerset House, London, trong đó lần triển lãm thứ hai diễn ra vào năm 2007 đã giới thiệu Max Penson, một nhiếp ảnh gia tư liệu bị giới cầm quyền Xô-viết gạt ra ngoài. Sviblova, theo như Tomothy Stevens, giám đốc Gilbert Collection, ‘có con mắt hiếm thấy, biết nhìn ra những hình ảnh và bản in ấn tượng, và một mối đồng cảm tuyệt vời với những nghệ sĩ mà bà tôn vinh cũng như những khó khăn của họ dưới thời Xô-viết.” Mặc dù nổi tiếng nhất trong vai trò
  5. người cứu rỗi nền nhiếp ảnh Nga, bà cũng liên tục cổ xúy cho mọi loại hình nghệ thuật Nga. Trong năm 2007, các triển lãm đa phương tiện của bà đã được trưng bày tại Venice Biennale về Nghệ thuật đương đại lần thứ 52, nơi bà là giám tuyển của khu vực nghệ thuật Nga. . Sviblova chỉ nghiêm túc khám phá nhiếp ảnh sau sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết. Năm 1991 bà đến Pháp để nghiên cứu làm phim tài liệu về người mẫu ưa thích của Matisse, Dina Vierny. Thay vào đó, bà thấy mình ngày càng bị thu hút bởi những bức ảnh về Xô-viết. Bà chưa bao giờ nhìn thấy những ảnh như thế ở nhà. ‘Đột nhiên tôi nhìn thấy những phần lịch sử nước Nga mà tôi không được dạy ở trường,’ bà nói, ‘tôi nhận ra ngay lúc đấy rằng nước Nga đang tự tái tạo – và rằng để biết được tương lai của mình, chúng ta phải biết về quá khứ.’
  6. Khi bà lớn lên bà được xem rất ít ảnh. ‘Bà tôi hủy tất cả album ảnh của chúng tôi vì có một số họ hàng của chúng tôi làm giám mục, số khác theo Sa hoàng,’ bà nhớ lại. ‘Bên ngoại tôi có một tướng Bạch vệ, mặc dù sau đó ông đã trở thành tướng Hồng quân. Nếu chuyện đó mà lộ ra thì khỏi đi học đại học luôn. Và vì hầu hết dân tình là sống trong các khu nhà tập thể, nên không thể giữ những bức ảnh đó được: nếu có người hàng xóm nào nhìn thấy mấy cái ảnh đó thì xem như chấm hết. Nhất là khi họ cần thêm một phòng ở.’ Tư liệu ảnh của Nga trong thời Xô-viết bị hủy hoại bởi sự kết hợp chết người của kiểm duyệt, tự kiểm duyệt và sự hỗn loạn, bà nói. ‘Từ năm 1917 trở đi lịch sử cá nhân của mọi người bị xóa sạch. Nhiếp ảnh Nga đơn giản là không tồn tại. Chụp ảnh ở Nga lúc đó cũng giống như đứng ở Quảng trường Đỏ mà không mặc quần.’ Bà không màng tới hầu hết nền nhiếp ảnh Xô-viết chính thống. Tại Paris bà tình cờ gặp một đoàn đại biểu quốc gia Nga muốn tổ chức một festival ảnh. Sviblova nhận theo đuổi dự án này và trở lại Moscow, tái tạo lịch sử hình ảnh của thế kỉ 20 từ con số 0. Các nhà sưu tầm và lưu trữ đã âm thầm gom góp ảnh trong nhiều năm từ từ bước ra khỏi bóng tối. Sviblova lần theo những dấu vết và tin đồn, tìm đến tận gia đình thân nhân các nhiếp ảnh gia để cầu xin và vay mượn từ kho lưu trữ của họ. Bộ sưu tập đó trở thành Nhà Nhiếp ảnh Moscow, mở cửa năm 2000.
  7. Kho lưu trữ quốc gia hiện có hơn 80,000 bức ảnh, rất nhiều trong số đó tưởng đã mất đi vĩnh viễn. Bộ sưu tập bao gồm tác phẩm các bậc thầy avant-garde của thời Cách mạng đã được đánh giá lại như Alexander Rodchenko , El Lissitsky và Boris Ignatovich, cũng như làn sóng các ‘phóng viên ảnh Nga’ mới thời bấy giờ, thập niên 1920s và1930s: Alexander Grinberg, Yury Yeremin và Nikolai Andreev. Sviblova mô tả họ là ‘trăm phần trăm giỏi ngang cơ Cartier-Bresson’, nhưng đề tài của họ thì rất khác: họ chụp phong cảnh, nude, những dinh thự cũ, khung cảnh đồng quê, và họ bị bôi nhọ trong những năm 1930s vì sáng tác những bức ảnh phản động, ‘kiểu Tuốc-ghê-nhép’ – họ muốn khắc họa nước Nga thế kỉ 19 của nhà văn này. Những khung cảnh đồng quê lãng mạn của Yeremin và những bức ảnh nude cũ kĩ của Grinberg từ thập niên 1930s đặc biệt được ưa thích, cho thấy một mặt đời sống Xô- viết mà chính quyền hồi ấy muốn giấu đi. Festival ảnh gần lần ấy của Sviblova thu hút nửa triệu người xem.
  8. Ảnh của Alexander Grinberg Trước cơn bão - Ảnh của Nikolai Andreev
  9. Gần Hermitage - Ảnh của Boris Ignatovich Sviblova nhớ được một người chụp ảnh khi bà còn bé: ông của bà, một kĩ sư kênh Volga-Don thời Khrushcheb. Nhưng ông chỉ giới hạn vào việc chụp ảnh thiên nhiên. Mẹ bà là một giáo viên ngôn ngữ, cha bà là kĩ sư tên lửa. Bà học triết học và tâm lí học tại trường đại học nhưng lúc nào cũng có hứng thú với nghệ thuật. Bà không bao giờ phải lo nghĩ về việc kiếm sống trong thời Xô-viết vì bà nói, bạn có thể sống mà gần như không có đồng nào. Trong sáu năm liền ở tuổi hai mươi bà làm công nhân quét đường. ‘Không phải vì chủ nghĩa anh hùng gì cả mà để tôi có thể làm những gì tôi thích vào các buổi sáng và các buổi tối,’ bà giải thích. ‘Tôi xem đó là thời gian hạnh phúc nhất đời tôi. Giống như tuổi thơ được kéo dài đến năm 30 tuổi vậy. Tôi khỏe đến nỗi chả cần đi tập gym. Và tôi không có bất cứ bó buộc xã hội nào.’
  10. Kiệt lực, bà chán việc quét đường vào cuối những năm 1970s và bắt đầu tổ chức sự kiện cho các nghệ sĩ. Bà không coi đó là một nghề vì họ là bạn bè và bà làm việc đó vì muốn thế. Không có lợi ích thương mại nào cả. Đó cũng không phải là một hoạt động li khai thực sự vì chính quyền lúc đó không xem trọng nghệ thuật. Mãi đến năm 1987 bà mới tổ chức triển lãm chính thức đầu tiên cho các họa sĩ trẻ. Bà nổi tiếng vì giúp đỡ các họa sĩ chỉ thành công sau sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết, cứu vớt danh tiếng cho những người theo chủ nghĩa ý niệm như Ilya Kabakov và Erik Bulatov (một Warhol thời Brezhnev), chuyên giễu nhại Chủ nghĩa Hiện thực Xã hội. (Bức tranh sơn dầu Cuộc Cách mạng Perestroika của Bulatov đã bán được tại Sotheby’s London đầu năm 2007 với giá 198,000 bảng). Năm 1988, bộ phim tài liệu của bà mang tên Quảng trường Đen, về nền nghệ thuật Nga sau cái chết của Stalin, được chiếu tại Cannes. Trong năm 1991 bà được mời nói chuyện về nghệ thuật Nga tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Moscow và theo cách này hay cách khác bà đã bắt đầu hiểu hơn về giá trị tài chính của nghệ thuật. Tuy nhiên, bà nhớ lại, đây là một thời kì kinh khủng, bấp bênh: ‘Tất cả chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra với anh nếu anh đến Trại cải tạo Gulag, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra trong cuộc đời mới này? Anh sẽ làm gì để kiếm tiền?’ Đột nhiên mọi người bắt đầu mua và bán tranh ảnh Nga trên toàn thế giới: Sotheby’s đã tổ chức buổi bán đầu giá nghệ thuật Nga đầu tiên
  11. vào năm 1988 và thu về 2 triệu bảng. (Đến năm 2006 thị trường nghệ thuật Nga tại Sotheby’s đã có giá trị 82 triệu bảng). Bà có một trải nghiệm khiến thay đổi quan niệm của bà vào đầu những năm 1990: Sviblova thu xếp một bộ sưu tập nghệ thuật lớn cho một nhà băng, sau đó nhà băng này bị mafia chiếm: ‘Tôi không bao giờ được thấy lại những bức ảnh đó nữa. Chủ nghĩa tư bản Nga là như thế đấy. Nhìn lại thì đúng là ngay lúc đấy tôi quyết định sẽ chỉ làm việc cho nhà nước thôi.’ Là người chối bỏ chế độ quan quyền thời trẻ, giờ bà lại chuyển sang trân trọng những dự án của nhà nước dành cho Nhà Nhiếp ảnh Moscow, trong khi sử dụng khả năng thuyết phục của mình để dẫn dụ tầng lớp elite doanh nhân mới bơm những dòng vốn cần thiết cho nghệ thuật. Với tổng thống Nga Vadim Vasiliev, phát ngôn viên cua công ty xây dựng MIAN, một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Sviblova, giải thích, ‘Bà là một
  12. người đàn bà cực kì phong cách và lôi cuốn. Được gặp gỡ và trò chuyện cùng bà là một điều vô cùng thích thú. Bà có thể nói không dừng và kể những câu chuyện hay ho nhất.’ ‘Thường bà sẽ có một festival hai tuần nữa đã tổ chức mà chưa có đồng tài trợ nào cả,’ Fedor Pavlov-Andreevich nói. ‘Rồi đột nhiên theo một cách thần kì nào đó bà đã có trong tay vài triệu đô-la mà mình cần. Điều đặc biệt là bà là phụ nữ: thế giới nghệ thuật và tài chính Nga tuyệt đối do đàn ông thống trị, vậy mà bà biết làm sao để hòa hợp bằng sự nữ tính tuyệt đối của mình.’ Trên hết, Sviblova bộc lộ mình là một người không sao đoán trước được. Triển lãm bà giám tuyển cho Venice Biennale hồi ấy là một khởi đầu đầy tham vọng. Clickihope không giới thiệu các bức ảnh bà yêu thích mà thay vào đó là một sắp đặt đa phương tiện bởi tám nghệ sĩ Nga đang lên. Tiêu đề triển lãm là một trò chơi mạng của Julia Milner. Người tham gia bấm ‘I hope’ vào một trong năm mươi thứ tiếng. ‘Yếu tố hy vọng ở đây mang tính biểu tượng,’ Sviblova nói. ‘Triển lãm sắp đặt này nói về sự ra đời của một utopia và sự khám phá những điều không tưởng của nó. Nó nói về một thế giới như một sàn nhảy disco nơi hàng ngàn người đang nhảy nhót nhưng mỗi chúng ta đều nhảy một mình.’ Chỉ có điều một người đàn bà như Sviblova hẳn không bao giờ phải nhảy một mình lâu. *
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2