intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ông Ích Khiêm 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông Ích Khiêm (1831-1884[1]) 2 GS. Nguyễn Khắc Thuần: Ông Ích Khiêm là bậc lừng danh văn võ song toàn, công minh chính trị, không kiêng sợ bất cứ một ai...Ông xứng đáng là một trong những biểu tượng của lòng cương trực và của khí phách ngoan cường.[11] Tuy nhiên, nhà văn Phan Khôi lại cho rằng: Ông Ích Khiêm vốn là tay có tài, nhưng có tánh kiêu ngạo, khinh đời, vô lễ, hay làm những sự bướng bỉnh, thì đã đành rồi. Nói đến cái tâm địa và cái khí tiết của ông, thì cũng lại là không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ông Ích Khiêm 2

  1. Ông Ích Khiêm (1831-1884[1]) 2 GS. Nguyễn Khắc Thuần:  Ông Ích Khiêm là bậc lừng danh văn võ song toàn, công minh chính trị, không kiêng sợ bất cứ một ai...Ông xứng đáng là một trong những biểu tượng của lòng cương trực và của khí phách ngoan cường.[11] Tuy nhiên, nhà văn Phan Khôi lại cho rằng:  Ông Ích Khiêm vốn là tay có tài, nhưng có tánh kiêu ngạo, khinh đời, vô lễ, hay làm những sự bướng bỉnh, thì đã đành rồi. Nói đến cái tâm địa và cái khí tiết của ông, thì cũng lại là không ra chi...Nguyên ông Khiêm từ khi ở Bắc Kỳ về, sau lúc vua Dực Tôn (Tự Đức) băng rồi thì ổng theo phe với ông Tường ông Thuyết mà gây ra những việc loạn trào. Chính mình ông Khiêm đã vâng mạng Tường, Thuyết mà giết vua Hiệp Hòa, chớ ai? Ông Khiêm hồi đầu theo Tường–Thuyết, song sau lại bị Tường-Thuyết xiềng mà đày đi, điều ấy không lấy gì làm lạ. Bởi vì, Tường-Thuyết thấy Khiêm làm được việc thí quân mà không gớm tay, sợ để rồi có ngày lại
  2. quay mà cắn lại mình, cho nên sau khi xong vi ệc vua Hiệp Hòa rồi, Tường- Thuyết phải trừ ông Khiêm...Bấy giờ lại có câu phong dao nầy tưởng là phê bình đúng lắm: Nước Nam có bốn anh hùng/ Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu![12]. Mộ phần và con cháu Ông Ích Khiêm mất, con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa cha về mai táng ở làng Phong Lệ. Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô (Đà Nẵng).
  3. Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m; chiều rộng 6,1m; tường bao xung quanh mộ cao 0,72m. Nấm mộ có chiều dài 4,75m; rộng 3,5m; cao 0,35m. Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch cao 0,83m; rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá. Toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10km về phía tây - nam. Bia ghi: Hoàng Triều-Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên Trung Nam linh mộ. Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật. Dịch nghĩa: Triều Nguyễn-ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên Trung Nam. Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt. Lăng mộ Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa-Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia vào ngày 12 tháng 7 năm 2001.[13] Các con ông là Ông Ích Hoắc, Ông Tán Nhì đều là nghĩa quân kháng Pháp dưới sự lãnh đạo Nguyễn Duy Hiệu. Cháu ông là Ông Ích Đường (1884-1908) cũng là một liệt sĩ chống Pháp thời cận đại.
  4. Chú thích 1. ^ Chép theo Nguyễn Khắc Thuần (Lần giở trước đèn, Nxb Thanh niên, 2003, tr. 228). Có nguồn ghi sinh năm 1829. Gia phả biên ông mất ngày 19 tháng 7 năm Quý Mùi (21 tháng 8 năm 1883) [1] là sai vì tháng 11 năm đó, ông vẫn còn sống để nhận lệnh giết vua Hiệp Hòa. Biên ông mất 1884 là phù hợp với Đại Nam chính biên liệt truyện. ab Theo Thái Vũ, Chuyện hay nhớ mãi, Nxb Thuận Hóa, 1987, tr. 189- 2. ^ 193. 3. ^ Trong Đại Nam chính biên liệt truyện có thêm thông tin: Ông Ích Khiêm đỗ Hương tiến mới 15 tuổi. Vua Thiệu Trị cho mời vào điện cho thử lại bằng bài thơ lấy đầu đề là “Thiếu niên đăng cao khoa” (Tuổi trẻ đỗ cao). Bài làm của ông được vua ban khen (Nxb Văn học, 2004, tr. 812). 4. ^ Vì vậy, thời đó người ta quen gọi ông là ông “Tiểu Phong Lệ” hay quan “Tiểu” 5. ^ Trong Đại Nam chính biên liệt truyện có thêm thông tin: Tháng 5 năm 1884, ông mang 50 lính đi thẳng về quê ở tỉnh Quảng Nam. Ngự sử Đào Hữu Ích đàn hặc ông là “tự tiện bắt quân mã giao thông với phủ đệ”, nên ông bị cách chức đưa đi an trí (bị giam) ở Bình Thuận (sách đã dẫn, tr. 817) 6. ^ Theo Thái Vũ, sách đã dẫn. 7. ^ Hai bài thơ chép theo [2].
  5. 8. ^ Trích dụ của Tự Đức, in toàn bài trong Đại Nam chính biên liệt truyện (sách đã dẫn, tr. 817-818). 9. ^ Trích Bắc Kỳ tấu nghị ngày 20 tháng 6 năm Tự Đức 26 (1873), in trong "Nguyễn Văn Tường, cuộc đời và lời giải", PGS. TS. Đỗ Bang chủ biên, Nxb VHTT, 2007, tr. 37. 10. ^ Hương Giang cố sự, Tủ sách Sông Hương, 1986, tr.31-33 11. ^ Lần giở trước đèn, sách đã dẫn, tr. 228-229. 12. ^ Lược theo [3]. Lý giải về hai câu trên, PGS. TS. Đỗ Bang có ý khác: Sau ngày kinh đô thất thủ, phe thân Pháp v à tay sai nắm quyền, các vị này thất thế bị rơi vào thế đối lập chống lại triều đình...Danh dự của các ông bị bôi nhọ, xuyên tạc ngay tại Huế...Bia miệng độc ác và nghịch lý nhất là khi đem sự nghiệp của các ông ra làm điều giễu cợt. (Nguyễn Văn Tường, cuộc đời và lời giải, PGS. TS. Đỗ Bang chủ biên, Nxb VHTT, 2007, tr. 12). 13. ^ Theo [4]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2