intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy, phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt. Còn việc lạm dụng hóa chất để chăm sóc và giữ cho mọi thứ xung quanh trẻ được sạch sẽ lại khiến trẻ có nguy cơ phải sống trong môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc môi trường nhiều sẽ làm cơ thể sản sinh ra các kháng thể tăng sức chịu đựng cao hơn. Kháng thể này được ví như liều văcxin tự nhiên giúp trẻ đáp ứng, thích nghi với môi trường sống. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt

  1. Phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy, phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt. Còn việc lạm dụng hóa chất để chăm sóc và giữ cho mọi thứ xung quanh trẻ được sạch sẽ lại khiến trẻ có nguy cơ phải sống trong môi trường ô nhiễm. Khi tiếp xúc môi trường nhiều sẽ làm cơ thể sản sinh ra các kháng thể tăng sức chịu đựng cao hơn. Kháng thể này được ví như liều văcxin tự nhiên giúp trẻ đáp ứng, thích nghi với môi trường sống. Hãy cho trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên để tăng thêm sức đề kháng Trẻ nông thôn khoẻ hơn trẻ thành phố? Các bậc cha mẹ luôn tránh cho con mọi tiếp xúc mà họ cho rằng mất vệ sinh. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng các loại kem dưỡng, sữa tắm gội, kem hay gel dưỡng da, tăng cường độ ẩm, nước hoa, hay các loại phấn sáp để con luôn thơm tho, sạch sẽ. Thực tế, một số nghiên cứu cho thấy, phải để trẻ “bẩn” một tí mới tốt. Còn việc lạm dụng hóa chất để chăm sóc và giữ cho mọi thứ xung quanh trẻ được sạch sẽ lại khiến trẻ có nguy cơ phải sống trong môi trường ô nhiễm.
  2. Theo Ths Phạm Đức Phúc, Phòng nghiên cứu các nhiễm trùng đường ruột, Khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, để tuyên truyền nên cho trẻ sống bẩn là điều phi khoa học. Nhưng ở một góc độ khác từ thực tế cho thấy, nếu trẻ được tiếp xúc với môi trường, cuộc sống nhiều hơn cũng có lợi. Ví dụ, trẻ nông thôn uống nước lã có thể không bị đau bụng, còn trẻ thành phố chỉ cần nhấp miệng đã đau quằn. Hay trẻ nông thôn sống “lăn lóc” khắp nhà, điều kiện vệ sinh không sạch lắm sẽ lại ít ốm đau hơn trẻ thành phố được chăm bẵm sạch sẽ quá mức, chỉ cần ra gió, chơi bẩn đã ốm. Những điều trên chưa được khoa học chứng minh bằng các chỉ số như sự thay đổi cơ thể, có đối tượng so sánh và thời gian cụ thể. Tuy nhiên, ở góc độ dân gian người ta giả định đó là sự tăng sức đề kháng. Tức là khi tiếp xúc môi trường nhiều sẽ làm cơ thể sản sinh ra các kháng thể tăng sức chịu đựng cao hơn. Kháng thể này được ví như liều văcxin tự nhiên giúp trẻ đáp ứng, thích nghi với môi trường sống. Tuy nhiên, giả định này cũng có thể chưa hoàn toàn đúng. Có thể lật lại rằng liệu có hay chăng do cha mẹ ở nông thôn chưa nhận thức được bệnh của trẻ và không đưa đi khám. Trong khi đó, trẻ em thành phố được chú trọng về sức khoẻ hơn nhiều, chỉ cần ho, sổ mũi hay sốt nhẹ đã được kiểm tra, uống thuốc… Ngoài ra, việc lạm dụng kháng sinh mỗi khi ốm đau cũng khiến trẻ mất dần sức đề kháng. Cụ thể, trong cơ thể trẻ có vi khuẩn trí là vi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn; Nhưng do dùng kháng sinh nhiều nên vi khuẩn này bị tiêu diệt dần làm trẻ tiêu hóa kém… Khoanh vùng ranh giới sạch – bẩn ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa nhi, Học viện Quân y 103 cho rằng, giữ vệ sinh sạch sẽ là tốt, nhưng nhiều khi sự sạch sẽ thái quá lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống, làm cho trẻ mất tự do trong hoạt động vui chơi, sinh hoạt bình
  3. thường. Sự sạch sẽ thái quá thậm chí còn dẫn tới nguy cơ làm yếu đi khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác động của môi trường, làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm. BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ cần chú ý phân biệt giữa việc cho phép trẻ chơi bẩn và việc để mặc con sống trong môi trường mất vệ sinh. “Việc thi thoảng cho phép trẻ trồng cây, hay nghịch đất là việc nên khuyến khích, giúp tạo yếu tố thích nghi để tăng sức đề kháng, nhưng chỉ nên dừng lại ở mức có hạn chế, không nên để trẻ thường xuyên trong tình trạng mất vệ sinh. Rửa tay sau khi chơi là việc làm hết sức quan trọng bởi vi khuẩn từ tay có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể qua nhiều đường khác nhau, ví dụ trẻ cho tay vào miệng, hay dùng tay bốc đồ ăn, vô tình dụi mắt, ngoáy mũi, hoặc chỉ đơn giản là gãi ngứa, gây trầy xước da…”, BS Đại nhấn mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2