Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
PHÂN BIỆT VỀ MẶT THỰC VẬT CÂY CỨT QUẠ<br />
<br />
(Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz)<br />
VÀ CÂY KHỔ QUA RỪNG (Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe)<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng*, Nguyễn Thảo Đoan Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Trong dân gian cây Cứt quạ đôi khi cũng được gọi là Khổ qua rừng, tuy nhiên công dụng của hai<br />
cây này có khác biệt. Đề tài này nhằm tránh nhầm lẫn khi sử dụng cây Khổ qua rừng (Momordica charantia<br />
Linné var. abbreviata Seringe) và cây Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz).<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Cây Khổ qua rừng và cây Cứt quạ có đủ<br />
các bộ phận: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt được thu thập tại tỉnh Bến Tre, Tây Ninh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Xác định tên khoa học dựa vào phân tích đặc điểm hình thái và sử dụng khóa<br />
phân loại thực vật(1,2,5,3). So sánh điểm khác biệt về hình thái và giải phẫu của 2 loài khảo sát.<br />
Kết quả và bàn luận: Hai loài khảo sát có những điểm khác biệt về đặc điểm thân, lá, tua cuốn, hệ thống ở<br />
nách lá, hoa, quả và hạt. Bên cạnh đó chúng còn có những khác biệt trong cấu tạo giải phẫu thân và lá.<br />
Kết luận : Việc khảo sát và rút ra những điểm khác biệt về hình thái và giải phẫu sát giúp phân biệt hai loài<br />
khảo sát.<br />
Từ khóa: Cứt quạ, Khổ qua rừng, Gymnopetalum cochinchinense, Momordica charantia<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DISCRIMINATION ON BOTANICAL CHARACTERISTICS OF GYMNOPETALUM<br />
COCHINCHINENSE (LOUREIRO) KURZ AND MOMORDICA CHARANTIA LINNÉ var.<br />
ABBREVIATA SERINGE<br />
Nguyen Thi Thu Hang, Nguyen Thao Doan Trang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 452 - 456<br />
Introduction: To avoid confusion when using Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe and<br />
Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz.<br />
Materials and methods: Materials: Momordica charantia Linné var. abbreviata Seringe and<br />
Gymnopetalum cochinchinense (Loureiro) Kurz. has enough parts: roots, stems, leaves, flowers, fruits,<br />
seeds were collected in Ben Tre and Tay Ninh province.<br />
Methods: Determine the scientific name based on an analysis of morphological characteristics and<br />
use of plant classification. Compare the differences in morphology and anatomy of two species<br />
examined.<br />
Results: There are differences in survey characteristics stems, leaves, tendrils, the system in the<br />
armpit leaves, flowers, fruits and seeds of two species. Besides them, there are other differences in the<br />
anatomical structure of stem and leaf.<br />
Conclusions: The results show that the differences in morphology and anatomy are used to distinguish<br />
the two species studied.<br />
Key words: Momordica charantia, Gymnopetalum cochinchinense.<br />
∗<br />
<br />
Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: DS Nguyển Thị Thu Hằng ĐT: 0902432410 Email: ngthuhang1973@gmail.com<br />
<br />
452<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Những năm gần đây, người dân thường sử<br />
dụng cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L.<br />
var. abbreviata Seringe) để hạ đường huyết. Việc<br />
khảo sát về thành phần hóa học cũng như tác<br />
dụng dược lý của Khổ qua rừng đã và đang<br />
được thực hiện trong nước và trên thế giới. Cây<br />
Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense (Lour.)<br />
Kurz) còn có tên gọi khác trong dân gian là Khổ<br />
qua rừng, cây này thường được sử dụng làm<br />
thuốc trấn ban cho phụ nữ sau sinh, thân và lá<br />
còn dùng làm thực phẩm(6,3). Hai loài này đều<br />
thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) tuy nhiên có<br />
khác biệt về công dụng khi dùng làm thuốc, để<br />
góp phần tránh nhầm lẫn khi sử dụng cây thuốc,<br />
chúng tôi đặt vấn đề khảo sát và phân biệt về<br />
mặt thực vật hai loài trên.<br />
<br />
Những đặc điểm chung giữa cây Cứt quạ<br />
và cây Khổ qua rừng<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Cây Khổ qua rừng và cây Cứt quạ được thu<br />
thập tại tỉnh Bến Tre và Tây Ninh.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập mẫu.<br />
- Làm tiêu bản thực vật khô.<br />
- Khảo sát đặc điểm hình thái: Mô tả và chụp<br />
hình các đặc điểm của thân, lá; cấu tạo hoa, quả,<br />
hạt.<br />
- Xác định tên khoa học: Dựa vào những đặc<br />
điểm về hình thái, sử dụng các tài liệu(1,2,5) để xác<br />
định tên khoa học của các loài khảo sát.<br />
- Khảo sát đặc điểm giải phẫu:<br />
+ Thân:Vi phẫu được cắt ở những đoạn thân<br />
có độ trưởng thành trung bình và già để so sánh.<br />
+ Lá: Vi phẫu được cắt ở 1/3 phía dưới<br />
nhưng không sát đáy phiến, cách gân giữa<br />
khoảng 1cm ở mỗi bên.<br />
+ Vi phẫu được nhuộm bằng thuốc nhuộm<br />
kép Carmino-vert de Mirande (thành phần chính<br />
là son phèn và lục iod) rồi quan sát dưới kính<br />
hiển vi quang học. Mô tả đặc điểm giải phẫu của<br />
các bộ phận thân, lá; chụp hình chi tiết.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Về hình thái<br />
Dây leo bằng tua cuốn không phân nhánh.<br />
Thân có tiết diện đa giác. Lá đơn, mọc cách.<br />
Phiến lá xẻ thùy dạng chân vịt. Gân lá hình chân<br />
vịt với 5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân<br />
phụ tạo thành hình mạng. Cuống lá màu xanh<br />
lục nhạt, tiết diện đa giác. Nách lá có hệ thống<br />
đặc biệt (ở Cứt quạ gồm 1 tua cuốn không phân<br />
nhánh; 1 cành mang lá; 1 hoa đực hay 1 hoa cái,<br />
hay 1 hoa cái và 1 cụm hoa đực, hay 1 hoa đực<br />
và 1 cụm hoa đực. Ở Khổ qua rừng gồm 1 chồi, 1<br />
tua cuốn, 1 hoa). Hoa đều, đơn tính cùng gốc,<br />
mẫu 5, có cuống hoa. Hoa đực: Nhị 3, đều, 2 nhị<br />
mang bao phấn 2 ô, 1 nhị mang bao phấn 1 ô.<br />
Bao phấn dạng khúc khuỷu, màu vàng, nứt dọc,<br />
hướng ngoài, đính đáy, có nhiều lông trắng ngắn<br />
xung quanh. Hạt phấn rời, hình cầu. Hoa cái: Lá<br />
noãn 3, bầu dưới 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính<br />
noãn trắc mô đặc biệt. 1 vòi nhụy đính trên đỉnh<br />
bầu. 3 đầu nhụy. Hạt nhiều, có áo hạt.<br />
Về giải phẫu<br />
Vi phẫu thân và lá có lông che chở và lông<br />
tiết. Vi phẫu thân: Mô dày góc ở các góc vi<br />
phẫu. Mô mềm vỏ đạo. Vòng mô cứng không<br />
liên tục, chỉ có trên đầu các bó dẫn. Hệ thống<br />
dẫn gồm 10 bó libe gỗ kiểu chồng kép, không<br />
đều; 5 bó to ở cạnh vi phẫu, 5 bó nhỏ hơn ở các<br />
góc lồi. Mô mềm tủy đạo. Vi phẫu lá: Lồi ở cả 2<br />
mặt. Mô dày góc. Mô mềm đạo. Hệ thống dẫn<br />
gồm bó to nhất ở giữa vi phẫu, 2-3 bó nhỏ hơn ở<br />
phía biểu bì trên. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào.<br />
Cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng trong dân<br />
gian đều có thể được gọi là Khổ qua rừng; về<br />
mặt hình thái, 2 loài này cũng có một số điểm<br />
giống nhau nhất định. Tuy vậy, sau khi đã tiến<br />
hành phân tích chi tiết về mặt hình thái và vi<br />
phẫu, 2 loài này hoàn toàn khác có thể phân biệt<br />
được rõ ràng dựa vào những đặc điểm khác<br />
nhau dưới đây.<br />
<br />
453<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Những điểm khác biệt về hình thái giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng:<br />
Cây Cứt quạ<br />
(Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br />
<br />
Cây Khổ qua rừng<br />
(Momordica charantia L. var. abbreviata Seringe)<br />
<br />
Thân, lá, hệ thống ở nách lá<br />
<br />
Thân, lá, hệ thống ở nách lá, lá bắc<br />
<br />
Hoa đực có lá bắc kết lợp<br />
<br />
Vảy ở đáy cánh hoa đực<br />
<br />
Hạt phấn<br />
<br />
Hạt phấn<br />
<br />
Bộ nhụy<br />
<br />
Đĩa mật ở hoa cái<br />
<br />
Hoa cái<br />
<br />
Vòi và đầu nhụy<br />
<br />
Quả<br />
<br />
Quả<br />
<br />
Hạt<br />
<br />
Hạt<br />
<br />
Hình 1. Những điểm khác biệt về hình thái của cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br />
<br />
454<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cây Cứt quạ<br />
(Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br />
<br />
Cây Khổ qua rừng<br />
(Momordica charantia L. var. abbreviata Seringe)<br />
<br />
Vi phẫu thân<br />
<br />
Vi phẫu thân<br />
<br />
Lông che chở (móc câu)<br />
<br />
Lông che chở<br />
<br />
Mô mềm tủy ở thân không có tinh thể Canxi oxalat<br />
<br />
Mô mềm tủy ở thân có tinh thể Canxi oxalat<br />
<br />
Vi phẫu lá<br />
<br />
Vi phẫu lá<br />
<br />
Phiến lá<br />
<br />
Phiến lá có tế bào chứa tinh thể ở biểu bì dưới<br />
<br />
Hình 2. Những điểm khác biệt về cấu tạo giải phẫu của cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng.<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
455<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Bảng 1. Điểm khác biệt về hình thái giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br />
Đặc điểm<br />
Thân<br />
Tua cuốn<br />
Lá<br />
Hệ thống nách lá<br />
<br />
Cụm hoa<br />
Hoa<br />
<br />
Quả<br />
<br />
Hạt<br />
<br />
Cây Cứt quạ<br />
(Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br />
Rải rác có lông ngắn. Phình ở mấu<br />
Nhẵn<br />
Xẻ 3-5 thùy kiểu chân vịt<br />
<br />
Cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L. var.<br />
abbreviata Seringe)<br />
<br />
1 tua cuốn, 1 cành mang lá và: - 1 hoa đực hay 1 hoa<br />
cái. - 1 hoa cái và 1 cụm hoa đực. - 1 hoa đực và 1<br />
cụm hoa đực.<br />
- Hoa đực riêng lẻ hay thành chùm<br />
- Hoa cái riêng lẻ<br />
- Màu trắng, đường kính 5-5,5 cm.<br />
- Hoa đực: Cuống hoa dài 1-16 cm. Các hoa phía<br />
ngọn cụm hoa xếp khít nên các lá bắc xếp kết lợp,<br />
đỉnh chia 3 thùy hình tam giác. Đáy cánh hoa không<br />
có vảy. Hạt phấn hình cầu, không có vân và rãnh.<br />
- Hoa cái: Không có lá bắc. Vòi nhụy và đầu nhụy<br />
dạng sợi. Có đĩa mật.<br />
Hình bầu dục thuôn nhọn ở đầu, rộng hơn ở đáy, có<br />
9-11 cạnh, kích thước 5-7 x 2,5-4 cm<br />
Hình bầu dục dẹt, 1 đầu tròn, 1 đầu tà và có rìa ở 2<br />
bên, màu nâu đen, nhẵn, kích thước 0,6-0,65 x 0,30,35 cm. Áo hạt màu xanh.<br />
<br />
Phủ đầy lông dài.<br />
Phủ đầy lông dài.<br />
Xẻ 5 thùy dạng chân vịt, các thùy xẻ thêm theo<br />
kiểu lông chim<br />
1 chồi, 1 tua cuốn, 1 hoa đực hay 1 hoa cái.<br />
<br />
- Hoa đực riêng lẻ ở nách lá<br />
- Hoa cái riêng lẻ ở nách lá<br />
- Màu vàng, đường kính 1,8-2,0 cm<br />
- Hoa đực: Cuống hoa dài dài 6,2-7 cm. Lá bắc<br />
hình thận. Đáy cánh hoa có vảy. Hạt phấn hình<br />
bầu dục, có vân hình mạng và 1-2 rãnh ở giữa.<br />
- Hoa cái: Có lá bắc. Vòi nhụy hình trụ. Đầu nhụy<br />
chia thùy dạng chữ V. Không có đĩa mật.<br />
Hình bầu dục phình to ở giữa, nhọn ở 2 đầu, bề<br />
mặt có những gai nạc nhọn, kích thước 2,5-3 x<br />
1,5-1,7 cm.<br />
Màu trắng, hình bầu dục dẹt, một đầu hơi lõm,<br />
một đầu tròn và có 2 rãnh ở hai bên mép, có răng<br />
cạn thưa ở rìa, bề mặt có những rãnh nông. Áo<br />
hạt màu đỏ cam.<br />
<br />
Những điểm khác biệt về giải phẫu giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng:<br />
Bảng 2. Điểm khác biệt về giải phẫu giữa cây Cứt quạ và cây Khổ qua rừng<br />
Đặc điểm<br />
Vi phẫu thân<br />
<br />
Vi phẫu lá<br />
<br />
Cây Cứt quạ<br />
(Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz)<br />
- Vi phẫu dạng hình ngũ giác (5 góc lồi không rõ).<br />
- Lông che chở dạng móc câu (3-5 tế bào), dài 75125 µm.<br />
- Mô mềm tủy không có tinh thể calci oxalat hình<br />
khối và hình cầu gai<br />
- Mặt trên hơi lồi.<br />
- Tế bào biểu bì trên có vách ngoài nhô lên, dạng<br />
hình nón<br />
- Biểu bì dưới không chứa khối tinh thể.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua khảo sát hình thái và giải phẫu của hai<br />
cây Cứt quạ (Gymnopetalum cochinchinense<br />
(Lour.) Kurz) và Khổ qua rừng (Momordica<br />
charantia L. var. abbreviata Seringe), chúng tôi đã<br />
rút ra được những đặc điểm nhằm góp phần<br />
phân biệt hai loài trên, tránh nhầm lẫn khi thu<br />
hái, gây hậu quả đáng tiếc khi sử dụng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
456<br />
<br />
Aubréville A, Leroy JF (1975), Flore du Cambodge, du Laos et du<br />
Vietnam, vol. 15-17, Muséum National d’Histoire Naturelle,<br />
97-98.<br />
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương,<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
Cây Khổ qua rừng (Momordica charantia L.<br />
var. abbreviata Seringe)<br />
- Vi phẫu có 5 góc lồi rõ thành hình sao.<br />
- Lông che chở đa bào thẳng (6-11 tế bào), dài<br />
150-1100 µm.<br />
- Mô mềm tủy chứa nhiều tinh thể calci oxalat<br />
hình khối và hình cầu gai<br />
- Mặt trên lồi nhiều.<br />
- Tế bào biểu bì trên hình bầu dục.<br />
- Biểu bì dưới rải rác có 1 hay 2 tế bào phình to<br />
xếp cạnh nhau chứa khối tinh thể có hình dạng<br />
đặc biệt<br />
<br />
Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ<br />
Ngọc Lệ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu,<br />
Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc<br />
ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 335.<br />
Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB Trẻ,<br />
thành phố Hồ Chí Minh, 128.<br />
Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1, NXB Trẻ,<br />
thành phố Hồ Chí Minh, 571.<br />
Võ Văn Chi (2004), Từ điển thực vật thông dụng, Tập 2, NXB<br />
Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, 1320.<br />
Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1, NXB Y<br />
học, Hà Nội, 700.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
14.12.2012<br />
27.12.2012<br />
10.03.2014<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />