intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân bố loài trai tay gấu (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758)) tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc phân bố loài trai tay gấu (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758)) tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu các mẫu vật từ hai chuyến điều tra năm 2020 -2021 tại 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã xác định được loài Hippopus hippopus phân bố tại đảo Tốc Tan, đảo Thuyền Chài và đảo Đá Lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân bố loài trai tay gấu (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758)) tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN BỐ LOÀI TRAI TAY GẤU (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758)) TẠI MỘT SỐ ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM Trần Văn Hướng*1, Nguyễn Văn Hiếu1, Đỗ Anh Duy1, Hoàng Thị Thùy Dương2, Vũ Quyết Thành2, Bùi Minh Tuấn1, Đồng Thị Dung1, Nguyễn Khắc Bát1 TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu các mẫu vật từ hai chuyến điều tra năm 2020 -2021 tại 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã xác định được loài Hippopus hippopus phân bố tại đảo Tốc Tan, đảo Thuyền Chài và đảo Đá Lớn. Khu vực phân bố là “Hồ giữa bãi” và “bề mặt bãi cạn” ở nền đáy cát có sự phân bố của cỏ biển và san hô. Mật độ phân bố tại đảo Thuyền Chài là 3,83 cá thể/500 m2 và Tốc Tan là 3,80 cá thể/500 m2, đảo Đá Lớn là 1,00 cá thể/500 m2. Tương quan chiều dài khối lượng theo phương trình Wt = 0,015L2,201 (R² = 0,813), tương quan chiều dài và khối lượng vỏ theo phương trình Wv= 0,001L2,542 (R² = 0,913). Tần suất bắt gặp nhóm chiều dài từ 150 mm - 200 mm chiếm tỷ lệ cao nhất 33,33%, tần suất bắt gặp nhóm khối lượng cơ thể dưới 2.000 g, chiếm 90,32% và tần suất nhóm có khối lượng vỏ dưới 1.000 g chiếm 60,10%. Độ sâu phân bố dao động từ 1,0 m - 5,5 m nước và tập trung nhiều ở dải độ sâu từ 1,0 m - 2,5 m nước chiếm gần 50%. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá nguồn lợi tại một số đảo và cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn vùng biển quần đảo Trường Sa để có căn cứ khoa học khoanh vùng bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Từ khóa: Quần đảo Trường Sa, trai tay gấu, phân bố, mật độ, tần suất. 1. MỞ ĐẦU 1 16F và cs [17] , Đàm Đức Tiến (1999) [4], Đỗ Công Thung (2008) [2] thực hiện tại 9 đảo thuộc quần đảo Quần đảo Trường Sa, thuộc huyện đảo Trường Trường Sa (Trường Sa, Đá Tây, Thuyền Chài, Tốc Sa, tỉnh Khánh Hòa nằm ở tọa độ từ 6030’ - 12000’ vĩ Tan, Sinh Tồn, Nam Yết, Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn độ Bắc và 111020’ - 117020’ độ kinh Đông. Quần đảo Ca). Kết quả mang tính đầy đủ nhất của Đỗ Công có 130 đảo, bãi cạn, bãi ngầm, nằm rải rác trong Thung (2008) [2] tổng hợp các kết quả nghiên cứu một vùng biển với diện tích khoảng 180.00 km2 với từ năm 1980 đến năm 2008 đã xác định được 2.927 chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 800 km và từ loài sinh vật ở vùng biển Trường Sa. Trong đó, nhóm Bắc xuống Nam là 600 km [2]. thực vật cạn gồm 103 loài; nhóm cỏ biển 7 loài; nhóm Có rất nhiều nghiên cứu đa dạng sinh học tại rong biển 255 loài; nhóm thực vật phù du có 240 loài; quần đảo Trường Sa được triển khai từ trước đến nhóm động vật phù du có 163 loài; nhóm động vật nay. Từ thế kỷ 15 thời vua Lê Thánh Tông đã tổ chức đáy có 776 loài; nhóm san hô có 382 loài; nhóm cá đoàn thuyền khảo sát đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thế rạn san hô có 524 loài; nhóm chim biển có 35 loài; kỷ 16 và 17 đã xuất bản bản đồ về hai quần đảo trên rùa biển có 2 loài; thú biển có 18 loài. lãnh thổ Việt Nam. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có Đối với nhóm hai mảnh vỏ, điển hình là các loài rất nhiều chương trình nghiên cứu Biển Đông điển thuộc họ phụ Tridacninae có được đề cập đến ở các hình như: Dawydoff (1952) [1]. Các chuyến điều tra công trình nghiên cứu đã được công bố như: Biển từ năm 1975 đến năm 2008 có rất nhiều chương trình Việt Nam đã thống kê được 5 loài trai tai tượng thuộc nghiên cứu về nguồn lợi sinh vật biển tại quần đảo họ phụ Tridacninae trong tổng số 9 loài có trên thế Trường Sa được công bố như của Nguyễn Hữu giới là Tridacna gigas, T. squamosa, T. maxima, T. Phụng (1995) [14], Đặng Ngọc Thanh và cs crocea và Hippopus hippopus (Nguyễn Hữu Phụng, (1985)[5], Đào Tấn Hổ (1988)[3], Nguyễn Tiến Cảnh 1995). Đỗ Công Thung (2008) [1] cũng ghi nhận có 7 loài trai Tridacna maxima, T. enlongata, T. squamosa, T. coakina, T. croscea, T. gigas và 1 Viện Nghiên cứu Hải sản 2 Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga Hippopus hippopus phân bố tại 9 đảo Trường Sa, Nam * E-mail: huongsbn@gmail.com; tvhuong@rimf.org.vn TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 183
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Thuyền Chài, Tốc Tan, Đá nhưng việc công bố những hiểu biết về mặt khoa Nam, Sinh Tồn và Đá Tây. Đến năm 2010, Viện học của loài Hippopus hippopus ở các đảo thuộc Nghiên cứu Hải sản đã triển khai nghiên cứu, đánh quần đảo Trường Sa còn rất hạn chế. Trong khuôn giá hiện trạng nguồn lợi các loài trai tai tượng (họ khổ hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu Hải Tridacnidae (Cardiidae)) tại 8 đảo ở biển Việt Nam, sản và Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga giai đoạn bao gồm Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Hòn Cau, 2019-2022 đã triển khai đề tài “Nghiên cứu các hệ Nam Yết, vịnh Nha Trang, Lý Sơn và Cù Lao Chàm sinh thái biển khu vực quần đảo Trường Sa làm cơ sở đã xác định được 3 loài trai tai tượng là Tridacna đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững”. squamosa, T. maxima và T. crocea. Không ghi nhận Hiện trạng phân bố loài trai Hippopus hippopus tại 6 được loài Hippopus hippopus tại đảo Nam Yết [15]. vùng biển ven đảo Trường Sa là một phần kết quả Loài trai tay gấu hay còn gọi là trai tai nghé Hippopus nghiên cứu của nhiệm vụ. hippopus là loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU năm 2007 với tình trạng ở số lượng rất ít chỉ phân bố ở vùng biển Trường Sa nên có nguy cơ bị đe dọa do 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu việc khai thác san hô và được đưa vào phân hạng: VU - Địa điểm nghiên cứu: Vùng biển ven rạn san A1c, d. Đây cũng là loài đã được đưa vào Sách Đỏ hô phân bố tại 6 đảo và điểm đảo tại quần đảo Việt Nam từ năm 1992 và Danh lục đỏ các loài bị đe Trường Sa bao gồm: đảo Song Tử Tây, đảo Đá Lớn, dọa của IUCN từ năm 2000 [20]. đảo Đá Nam, đảo Nam Yết, đảo Tốc Tan và đảo Từ đó đến nay, việc nghiên cứu về đa dạng sinh Thuyền Chài (Hình 1). học tại quần đảo Trường Sa vẫn được thực hiện Nguồn: https://www.google.com/ maps [8] Hình 1. Vị trí sơ đồ khảo sát 6 đảo tại quần đảo Trường Sa - Thời gian nghiên cứu: đã triển khai điều tra 2020, đợt II từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2021, thời nghiên cứu 2 đợt: đợt I tháng 10 đến tháng 11 năm gian nghiên cứu dao động từ 4-8 ngày/đảo. 184 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 2.2. Phương pháp nghiên cứu thập ngoài thực địa. Xác định tọa độ, vị trí các mặt cắt khảo sát tại Tại mỗi mặt cắt nghiên cứu, tiến hành khảo sát mỗi địa điểm nghiên cứu bằng máy định vị vệ tinh bằng phương pháp lặn quan sát trực tiếp với thiết bị GPS làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố và lặn SCUBA và được thực hiện theo qui trình hướng chuẩn hoá các nguồn số liệu, thông tin thu mẫu thu dẫn của English và cs (1997) [6]. Hình 2. Phương pháp lặn SCUBA điều tra, nghiên cứu loài Hippopus hippopus Thu mẫu định lượng: Các thông tin ghi nhận thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao), nền đáy, trong quá trình lặn SCUBA khảo sát trên các mặt cấu trúc quần xã, đặc điểm sinh thái và phân bố, cắt đại diện 500 m2 (theo dây mặt cắt dài 100 m x hiện trạng sống/chết. Ngoài ra, kết hợp sử dụng rộng 5 m, được rải song song với đường bờ). Tổng máy quay phim, chụp ảnh dưới nước để làm cơ sở số trạm khảo sát là 4-8 mặt cắt/đảo/chuyến/năm x phân tích, so sánh với các kết quả ghi nhận ngoài 2 năm (Bảng 1). Mẫu định tính được ghi nhận bao thực địa và bổ sung các thông tin nghiên cứu cần gồm các thông tin như: xác định số lượng, đo kích thiết. Bảng 1. Số lượng mặt cắt khảo sát trong năm 2020 và năm 2021 Số mặt cắt Stt Đảo Ghi chú Năm 2020 Năm 2021 1 Song Tử Tây 4 4 Hệ sinh thái rạn san hô 2 Đá Nam 4 4 Hệ sinh thái rạn san hô 3 Đá Lớn 4 8 Hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển 4 Nam Yết 4 6 Hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển 5 Tốc Tan 4 5 Hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển 6 Thuyền Chài 4 6 Hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển Tổng 24 33 Thu mẫu để phân tích các chỉ tiêu sinh học: Việc đánh giá mật độ của loài dựa trên trên Do đây là đối tượng quý hiếm và số lượng còn rất ít hiện trạng các mặt cắt ghi nhận sự phân bố của loài nên đã rất hạn chế thu. Với những cá thể chết thu để tính mật độ chung và các chỉ số phân bố khác. vỏ về để đánh giá các thông số về chiều dài khối 2.3. Phương pháp phân loại lượng, còn với những cá thể sống thì thu đại diện và chia thành 4 nhóm kích thước (300 mm) về phương pháp hình thái so sánh dựa vào màu sắc của để đo và cân khối lượng chi tiết sau đó lại thả về tự màng áo và cấu tạo bên ngoài của vỏ [18], [19], [9], nhiên ở đúng những nền đáy mà chúng thường [10], [21], [22]. phân bố. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 185
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Đặc điểm phân loại chủ yếu dựa vào hình thái Họ phụ: Tridacninae vỏ, khoang màng áo, cơ khép vỏ, dây chằng, vị trí Giống: Hippopus đỉnh vỏ, sinh thái… Ngoài ra, kết hợp thu mẫu và Loài: Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758) quay phim, chụp ảnh dưới nước các mẫu vật đã định (nguồn: http://w.w.w. marinespicies.org) ) [7] loại để làm cơ sở kiểm chứng. - Tên đồng danh: Chama hipposus L. (1758); 2.4. Phương pháp tính tương quan chiều dài - khối Tridacna ungulata Roding (1796); Hippopus lượng brassica Bosc, 1801; Hipposus maculatus Lamarck (1801); Hippopus equinus Mörch, (1853). Sử dụng phương pháp hồi quy lặp phi tuyến tính theo công thức của Micheal King (1995) [13]: - Tên thường gọi là trai tay gấu hoặc trai tai nghé. - Hình thái ngoài: Chiều dài vỏ 40 cm, phổ W = a.Lb biến khoảng 20 cm, vỏ rắn chắc, dày và nặng, hai vỏ Trong đó: W là khối lượng của cá thể (g); L là dày tương đương nhau. Đỉnh vỏ nằm ở giữa. Đường chiều dài của cá thể (mm); a là tham số quan hệ; b viền của vỏ hình quạt. Trai có thể mở rộng vỏ một là tham số sinh trưởng. góc nhỏ hơn 900. Trước đỉnh vỏ không có lỗ tơ chân - Đánh giá mối tương quan chiều dài và khối nhưng có hình lõm đặc trưng giống hình trái tim và lượng cơ thể dựa trên sự phân tích các chỉ số của 31 có dạng răng cưa. Với những cá thể nhỏ vẫn xuất cá thể ghi nhận ở tất cả các mặt cắt. Sau khi cân, đo hiện tơ chân để bám vào nền đáy, khi trai lớn và đủ xong tất cả các cá thể được thả trở lại môi trường nặng thì tơ chân không còn. Bề mặt ngoài có vân sống tự nhiên. đẹp với từ 9-14 gờ phóng xạ hướng tâm lớn, trên các - Đánh giá mối tương quan chiều dài và khối gờ phóng xạ không có vảy, rãnh giữa hai gờ phóng lượng vỏ dựa trên sự phân tích các chỉ số của 39 xạ lớn có 2-3 gờ phóng xạ nhỏ. Mặt trong vỏ màu mẫu vỏ mới chết hoặc đã chết từ trước mà vỏ vẫn trắng sứ, mặt khớp dài với bản lề với 1 răng hình còn mới chưa có dấu hiệu bị hóa đá. Mẫu được thu chóp, có 2 răng bên vỏ phải và 1 răng bên vỏ trái. và vệ sinh sạch sẽ (rong rêu, hải miên hoặc san hô Màu trên bề mặt bên ngoài các đốm màu hơi đỏ bám) sau đó cân, đo lấy dữ liệu. Mẫu được thu về trắng, không đều, sắp xếp không đều các dải đồng lưu trữ tại bảo tàng Viện Nghiên cứu Hải sản. tâm; bề mặt bên trong màu trắng như sứ (Hình 3). - Tuyến sinh dục: là một khối màu trứng sữa 2.5. Phương pháp xử lý số liệu nằm phía dưới cơ khép vỏ và nằm bên cạnh thận. Các thiết bị được sử dụng nghiên cứu: Thước - Da dày và ruột được nằm cạnh tuyến sinh dục pamle, cân điện tử, máy ảnh kỹ thuật số Canon, bộ nhưng khi tuyến sinh dục phát triển mạnh ở thời kỳ sinh đồ giải phẫu (dao mổ, kẹp, kéo, que đếm, ghim sản thì được bao quanh bởi tuyến sinh dục. mẫu…). - Màng áo: Bao bọc cơ thể với màu sắc từ nâu, Phân tích, xử lý số liệu về các chỉ tiêu sinh học xanh nâu, xám bạc. Màng áo nằm trong lớp vỏ và (kích thước, khối lượng cơ thể, phân bố,…) dùng không phủ ra ngoài lớp vỏ. phần mềm Microsoft office excel 2010. - Mang: Có màu trắng gồm 2 cặp ghép đôi ở 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU mỗi bên của cơ quan sinh sản. Mỗi nửa mang là 3.1. Đặc điểm hình thái và phân loại khối màu trắng kéo dài và hẹp ở phía trước, phía Trai tay gấu (Hippopus hippopus) thuộc họ sau mở rộng. Các tấm mang được gắn vào hệ tiêu Cardiidae được sắp xếp theo khóa phân loại của hóa bởi các dây chằng treo chắc chắn. Lamarck (1799) như sau: - Thận là một khối màu đen nằm cạnh cơ Lớp: Bivalvia khép vỏ và gắn chặt vào tuyến sinh dục thành một Bộ: Cardiida khối liền nhau (Hình 4). Họ: Cardiidae 186 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Hình 3. Một số đặc điểm nhận dạng hình thái ngoài của loài Hippopus hippopus Hình 4. Cấu tạo bên trong cơ thể loài Hippopus hippopus 3.2. Phân bố và đảo Thuyền Chài với mật độ trung bình là 2,6 cá thể/500 m2. Trong đó, đảo Thuyền Chài có mật độ 3.2.1. Phân bố theo mặt rộng trung bình cao nhất là 3,83 cá thể/500 m2 và đảo Kết quả nghiên cứu 2 chuyến của năm 2020 và Tốc Tan có mật độ trung bình là 3,80 cá thể/500 m2, năm 2021 ở 6 đảo đã ghi nhận loài Hippopus mật độ trung bình của đảo Đá Lớn thấp nhất chỉ hippopus chỉ xuất hiện ở đảo Đá Lớn, đảo Tốc Tan bằng 1/4 lần của hai đảo trên (Hình 5). TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 187
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ nghiên cứu tương đồng với sự ghi nhận sự phân bố của loài trong Sách Đỏ Việt Nam (năm 2007) [20] là loài Hippopus hippopus sống trên nền đáy cát ở rạn san hô đến độ sâu 6 m. Hình 5. Mật độ cá thể trên các đảo nghiên cứu Theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [20] loài Hippopus hippopus là loài quý hiếm, có giá trị kinh tế và chỉ phân bố trong khu vực quần đảo Trường Sa, với phân hạng VU A1c, d. Điều này một lần nữa khẳng định sự xuất hiện của loài vẫn ghi nhận sự tồn tại ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, sự phân bố ngày càng bị thu hẹp lại so với kết quả nghiên Hình 6. Dải độ sâu phân bố của loài Hippopus cứu của Đỗ Công Thung (2008) [2] ghi nhận ở 11 đảo hippopus thuộc quần đảo Trường Sa trong đó có cả đảo Song Như vậy, có thể thấy yếu tố độ sâu có liên quan Tử Tây, Đá Nam và Nam Yết. Mặt khác, nghiên cứu mật thiết đến sự phân bố của loài Hippopus cũng chỉ đưa ra được thành phần loài phân bố chung hippopus và là điểm đặc trưng phân bố của loài. trên các đảo khảo sát, chưa có đánh giá mật độ chi tiết 3.2.3. Phân bố theo địa hình nền đáy cho từng loài trong họ Cardiidae. Với cấu tạo vỏ của loài Hippopus hippopus rất 3.2.2. Phân bố theo độ sâu dày, nặng và cơ thể rất gọn nên chúng có thể phân Kết quả nghiên cứu khảo sát đa dạng sinh học bố độc lập trên nền rạn mà không cần phải có cơ tại 6 đảo có độ sâu dao động từ 1 m đến 25 m ở các bám to khỏe như các loài trai khác trong họ phụ dạng địa hình từ mặt bằng rạn như hồ giữa bãi, bề Tridacninae. Tuy nhiên, khi cơ thể còn nhỏ thì chúng mặt bãi cạn đến sườn rạn như vách ngầm, sườn vẫn cần phải bám cố định vào giá thể như đá tảng, san ngầm và chân rạn. Phạm vi phân bố chủ yếu từ hô chết, …bằng các sợi tơ chân mỏng (Hình 7A). Kết vùng triều thấp đến độ sâu 5,5 m dưới 0 m hải đồ ở quả khảo sát ghi nhận loại Hippopus hippopus phân bố những nơi có địa hình là hồ giữa bãi và các bãi cạn chủ yếu trên nền đáy cát có cỏ biển phân bố và nền yên tĩnh với nền đáy chính là cát có sự phân bố của rạn san hô với những điểm có nhiều vụn san hô và cát. cỏ biển và san hô. 100% các cá thể được ghi nhận có cơ thể phân bố nằm Trong 3 đảo ghi nhận sự xuất hiện của loài có độc lập trên nền đáy và nổi hẳn lên trên bề mặt (Hình dải độ sâu từ 1,0 m - 5,5 m nước, vùng gần bờ đảo 7). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra việc phân bố đặc (5,5 m) là trưng của loài là cơ thể của những cá thể trưởng thành không bắt gặp. Trong đó, phân bố tập trung nhiều sống độc lập không gắn vào nền đáy nhưng những cá nhất trong khoảng độ sâu từ 1,0 m - 2,5 m nước thể non bám bằng tơ chân vào san hô [20]. (chiếm gần 50%) và sự phân bố có xu hướng giảm Cũng giống như hầu hết các loài thuộc họ phụ dần khi độ sâu tăng lên, từ độ sâu trên 5,5 m không Tridacninae loài Hippopus hippopus cũng có 2 hình ghi nhận sự xuất hiện của loài (Hình 6). Khu vực thức dinh dưỡng chủ yếu là: dị dưỡng thông qua ăn đảo Thuyền Chài và đảo Tốc Tan có địa hình hồ lọc sinh vật phù du, các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi giữa bãi và mặt bằng bãi cạn có nền đáy chính là cát trường nước và cộng sinh với loài tảo quang hợp với độ sâu lý tưởng từ 1,5 m - 3,0 m yên tĩnh. Địa Zooxanthellae sống bám trên phần màng áo nhô ra hình có sự phân bố chính là những bãi cỏ biển rộng ngoài vỏ để lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể [11], lớn được đánh giá là khu vực phân bố chính của loài [12]. Với các đặc điểm dinh dưỡng trên thì cần đòi Hippopus hippopus trong nghiên cứu này. Kết quả hỏi loài trai này có cấu tạo và đặc điểm thích nghi 188 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ rất chặt chẽ với kiểu nền đáy. Các cá thể ghi nhận gió và dòng chảy. Chất đáy chủ yếu ghi nhận là cát, được chủ yếu nằm ở khu vực thoáng, không bị vùi xung quanh có cỏ biển, san hô vụn hoặc san hô lấp hoặc các sinh vật ở nền đáy che kín, phân bố ở sống. Không ghi nhận cá thể nào trên nền đáy đá vùng nước trong và hầu như ít bị tác động của sóng cứng (Hình 3 và 7). A. Hippopus hippopus kích thước nhỏ B. Hippopus hippopus kích thước lớn Hình 7. Phân bố sinh thái theo kích thước loài Hippopus hippopus Địa hình cấu trúc rạn ở các đảo thuộc quần đảo Lớn, Tốc Tan, Chữ Thập… với độ dốc bãi nhỏ [2]. Trường Sa có cấu trúc rất đặc trưng, ngoài những Địa hình trong lòng những bãi cạn là các vùng nước địa hình chìm sâu dưới mực nước biển ra thì có yên tĩnh có sự phân bố của san hô và cỏ biển. Đây là những bãi cạn không thường xuyên nổi trên mặt nhưng nơi đã ghi nhận sự xuất hiện của loài nước có kiểu hình ám tiêu vòng khép kín hoặc hở, Hippopus hippopus phân bố. Ngoài những đảo có địa kích thước khác nhau có bãi dài 34 km; rộng 5 km - hình đặc trưng thì những khu vực có địa hình là sườn 6 km như bãi Thuyền Chài, Chữ Thập, Đá Lát, Đá dốc rạn, chân rạn (vách ngầm và sườn ngầm) không Nam, Tốc Tan,… Ngược lại, có những bãi nhỏ chỉ ghi nhận sự xuất hiện của loài Hippopus hippopus. có diện tích khoảng 300 m x 400 m. Mặt cắt địa 3.3. Tương quan chiều dài khối lượng hình bãi cạn san hô gồm có hồ giữa bãi, bề mặt bãi 3.3.1. Tương quan chiều dài và khối lượng tổng cạn, vách ngầm, sườn ngầm, đáy biển sâu [2]. Kết quả mối tương quan giữa chiều dài (L) và Hồ giữa bãi là địa hình nổi bật có cấu trúc chạy khối lượng toàn thân (Wt) thể hiện tính chất đồng dọc theo bãi bao ngoài so với biển khơi, sóng trong sinh trưởng theo phương trình: Wt = 0,015L2,201 hồ bị giảm từ 1 đến 2 cấp. Độ sâu lòng hồ thay đổi từ (n=31). Với hệ số tương quan R2 = 0,81 thì r = 0,902 5 m - 10 m có nơi đến 20 m. Quanh hồ có độ sâu từ 5 có độ tin cậy cao trên 90%. Hệ số sinh trưởng b = m - 10 m tiếp giáp bãi cạn san hô phát triển tốt như 2,201 ở mức 2-3 nên nhận định sự phát triển sinh Đá Lớn, Tốc Tan và bãi cỏ biển rộng lớn như Thuyền trưởng của loài là đồng đẳng. Mặt khác b=2,201 < 3 Chài. Ngoài ra còn có cấu trúc bề mặt bãi cạn điển chứng tỏ sự phát triển của chiều dài chiếm ưu thế hình khi triều rút, nhiều chỗ bề mặt bãi nổi hẳn lên hơn so với các kích thước khác (Hình 8A). khỏi nước từ 20 cm - 50 cm như đảo Thuyền Chài, Đá A. Tương quan chiều dài và khối lượng tổng B. Tương quan chiều dài và khối lượng vỏ Hình 8. Tương quan giữa chiều dài cơ thể và khối lượng của loài Hippopus hippopus TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 189
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Kết quả phân tích mối tương quan chiều dài và Như vậy, sự phát triển của chiều dài vỏ tương khối lượng loài trai tai tượng Tridacna squamosa ở quan chặt chẽ với sự phát triển của khối lượng cơ biển Việt Nam cũng ghi nhận hệ số sinh trưởng b= thể và khối lượng vỏ. Sự sinh trưởng của loài 2,4989
  9. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. Đào Tấn Hổ, 1988. Sơ bộ nghiên cứu động vật Da gai ở quần đảo Trường Sa. - Kết quả nghiên cứu ghi nhận loài trai Hippopus hippopus phân bố tại 3 trong 6 đảo nghiên 4. Đàm Đức Tiến, 1999. Thành phần loài và phân cứu là Đá Lớn, Thuyền Chài và Tốc Tan. bố của Rọng lục (Chlorophyta) ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Hội nghị khoa học - Nhóm kích thước phân bố chủ yếu dao động từ Công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV, II. NXB 50 mm - 300 mm. Khối lượng cơ thể tập trung ở mức KH&KT, Hà Nội. Tr. 988-993. dưới 2.000 g. Mật độ tại các đảo ghi nhận sự phân bố là rất thấp dao động từ 1,0 - 4,0 cá thể/500 m2. 5. Đặng Ngọc Thanh và cs, 1985. Báo cáo tổng kết đề tài 48.06.14. Chương trình biển 48. - Loài Hippopus hippopus chỉ ghi nhận xuất hiện địa hình hồ giữa bãi và ở đới mặt bằng rạn khu 6. English S, C. Wilkinson and V. Baker, 1997. vực nền đáy cát trong thảm cỏ biển, thỉnh thoảng Survey manual for tropical marine resources. 2 thấy xuất hiện trong rạn san hô tập trung ở đảo nd Edition. Australian Institute of Marine Thuyền Chài và Tốc Tan. Science, Townsville. 390 p. - Loài Hippopus hippopus ghi nhận phân bố ở 7. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=ta dải độ sâu từ 1,0 m - 5,5 m nước. Độ sâu bắt gặp chủ xdetails&id=216411 yếu là từ 1,0 m - 2,5 m. 8. https://www.google.com/maps - Cần tiến hành nghiên cứu trên toàn vùng 9. Kenvin Lamprell & Thora Whitehead, 1992. biển quần đảo Trường Sa để có căn cứ khoanh vùng Bivalves of Australia. Crawford House Press bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Pty Ltd, P. O. Box 143, Australia, pp: 74-76. - Theo Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 thì loài 10. Kevin Lampell, 1992. Bivalves of Australia, Vol Hippopus hippopus đang ở mức phân hạng VU A1c, 1. Crawford house press Bathurt. d (mức sẽ nguy cấp) nhưng hiện nay phạm vi phân 11. Klumpp, D. W. and Griffiths, C. L., 1994. bố bị thu hẹp và mật độ của loài còn rất thấp nên Contributions of phototrophic and cần để mức phân hạng cao hơn theo thứ hạng và heterotrophic nutrition to the metabolic and tiêu chuẩn của IUCN có thể để từ mức EN (mức growth requirements of four species of giant nguy cấp) trở lên trong Sách đỏ Việt Nam nếu được clam (Tridacnidae), Marine Ecology Progress tái bản sớm nhất. Series, 115, 103-115. LỜI CẢM ƠN 12. Klumpp, D. W., Bayne, B.L. and Hawkins, A. J. Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Hải S., 1992. Nutrition of the giant clam Tridacna sản, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga và Ban chủ gigas (L.). I. Contribution of filter feeding and nhiệm đề tài: “Nghiên cứu các hệ sinh thái biển khu photosynthesis to respiration and growth, vực quần đảo Trường Sa làm cơ sở đề xuất các giải Journal of Experimental Marine Biology and pháp bảo tồn và sử dụng bền vững” đã hỗ trợ về kinh Ecology, 155: 105-122. phí và cho phép chúng tôi sử dụng số liệu để hoàn 13. Michael King, 1995. Fisheries Biology, thành bài báo này. Assessment and Management. Fishing News TÀI LIỆU THAM KHẢO Books, Osney Mead, Oxford OX2 0EL, England. 342 p 1. Dawydoff, C., 1952. Contribution à l'étude des invertébrés de la faune marne benthique de 14. Nguyễn Hữu Phụng, 1995. Điều tra nguồn lợi l'Indochine. Contribution I. O. N. N. No. 9. đặc sản vùng biển ven bờ và ven đảo Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.08, Viện Hải 2. Đỗ Công Thung, 2008. Báo cáo tổng kết dương học Nha Trang, tr. 34-42. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn biển vùng quần đảo Trường 15. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Anh Duy, Nguyễn Sa. Lưu trữ tại Viện Tài Nguyên và Môi trường Văn Hiếu, 2011. Hiện trạng nguồn lợi Trai tai biển. 255 trang. tượng (họ Tridacnidae) ở biển Việt Nam. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 191
  10. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Chuyên đề 50 năm Viện Nghiên cứu Hải sản. 19. Rosewater, J., 1982. A new species of Hippopus Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn. (Bivalvia: Tridacnidae), Nautilus, 96, 3-6. Trang 100-105. 20. Sách Đỏ Việt Nam, 2007. Quyển 1, trang 446- 16. Nguyễn Quang Hùng, Hoàng Đình Chiều, Đỗ 447. Anh Duy, Trần Văn Hướng, 2011. Một số đặc 21. Takashi Okutani, 2000. Marine molluks in điểm sinh học của loài trai tai tượng vảy Japan. Tokai university press. (Tridacna squamosa Lamarck, 1819) ở biển 22. Terrence M. Gosliner, David W.Behrens, Gary Việt Nam. Chuyên đề 50 năm Viện Nghiên cứu C.Williams, 1996. Coral reef animal of the Indo- Hải sản. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Pacific. Monterey, California. nông thôn. Trang 92-99. 23. Villanoy Cesar L., Antoinette R. Juinio and 17. Nguyễn Tiến Cảnh, Vũ Mạnh Hào, Nguyễn Lambert Anthony Mefiez, 1988. Fishing Hoàng Minh, 2005. Sinh vật phù du vùng biển mortality rates of giant clams (Family quần đảo Trường Sa. Tuyển tập các công trình Tridacnidae) from the Sulu nghiên cứu nghề cá biển, tập III, Nhà xuất bản Archipelago and Southern Palawan, Nông nghiệp. Philippines. Coral Reefs (1988) 7:1-5. 18. Rosewater, J., 1965. The family Tridacnidae in the Indo-Pacific, Info-Pacific Mollusca, 1, 347-396. DISTRIBUTION OF BEAR PAW CLAM (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758) AT SOME ISLANDS OF TRUONG SA ARCHIPELAGO, VIETNAM Tran Van Huong, Nguyen Van Hieu, Do Anh Duy, Hoang Thi Thuy Duong, Vu Quyet Thanh, Bui Minh Tuan, Dong Thi Dung, Nguyen Khac Bat Summary The research results on samples from two surveys in 2020-2021 at 06 islands of Truong Sa archipelago, Khanh Hoa province. This research has confirmed Hippopus hippopus species distributed in Toc Tan, Thuyen Chai and Da Lon island. The distribution area is “Mid-bank lake” and “shoal surface” in the sandy bottom with the distribution of seagrass and coral. The distribution density at Thuyen Chai island was 3.83 individuals/500m2, Toc Tan island was 3.80 individuals/500m2, and Da Lon island was 1.00 individuals/500m2. The relationships between the different shells length and live weight were best expressed by the equation Wt = 0.015L2.201 (R² = 0.813). The relationship between shell length and empty shell weight was best expressed by the equation Wv= 0.001L2,542 (R² = 0.913). The length group from 150 mm to 200 mm had the highest frequency (33.33%), the group with body weight under 2,000 g had the highest frequency (90.32%), and the empty shell weight group under 1,000 g had the highest frequency (60.10%). The distribution depth ranged from 1.0-5.5 m of water and concentrated in the depth range from 1.0-2.5 m (about 50%). The research results have an important significance as a scientific basis for assessing the resources in some islands. Therefore, it is necessary to expand the research scope to the entire Truong Sa archipelago to have a scientific basis for the study of zoning for conservation and development of resources. Keywords: Truong Sa archipelago, bear paw clam, distribution, density, frequency. Người phản biện: GS.TS. Đỗ Công Thung Ngày nhận bài: 10/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 10/9/2021 Ngày duyệt đăng: 17/9/2021 192 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2