YOMEDIA
ADSENSE
Phân chia các kiểu vỏ phong hóa ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế
7
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vỏ phong hóa là một thành tạo không chỉ chứa phong phú các loại khoáng sản (kaolin, puz lan…) mà còn là môi trường của các hoạt động kinh tế - công trình khác nhau Do đó, bài viết tập trung trình bày việc nghiên cứu phân chia các kiểu vỏ phong hóa ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân chia các kiểu vỏ phong hóa ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế
- 644 PHÂN CHIA CÁC KIỂU VỎ PHONG HÓA Ở KHU VỰC NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Thủy1,*, Lê Duy Đạt1, Nguyễn Thị Hồng Nụ2 1 Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế 2 Trường Đại học Đông Á *Tác giả chịu trách nhiệm: ntthuykh@hueuni.edu.vn Tóm tắt Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, có địa hình phân cắt mạnh, cấu trúc nền địa chất phức tạp v i các loại đá trầm tích biến chất (hệ tầng Long Đại, Tân Lâm, Cô ai) và đá magma (phức hệ Hải Vân, Bến Giằng - Quế S n, Chaval) tuổi từ Paleozoi đến Mesozoi. Dựa vào tài liệu thực địa, đặc điểm thạch học đá gốc và kết quả phân tích thành phần khoáng vật - địa hóa đất các đ i phong hóa phát triển trên các đá khác nhau, vỏ phong hóa ở khu vực Nam Đông được phân chia thành 5 kiểu: sialferrit hoàn chỉnh (2 km2), sialferrit giàu silic (380 km2), sialferrit giàu sắt (170 km2), ferrosialit (68 km2) và ferralit (20 km2). Từ khóa: ịa hóa; kiểu vỏ phong hóa; Nam Đông. 1. Đặt vấn đề Vỏ phong hóa là một thành tạo không chỉ chứa phong phú các loại khoáng sản (kaolin, puz lan…) mà c n là môi trường của các hoạt động kinh tế - công trình khác nhau Do đó, nghiên cứu vỏ phong hóa sẽ là tiền đề cho quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững. Do điều kiện khí hậu nhiệt đ i ẩm gió mùa nên các đá ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế bị phong hóa rất mạnh H n nữa, khu vực này có địa hình phân cắt và cấu trúc nền địa chất phức tạp, quá trình phong hóa diễn ra rộng khắp, chi phối nhiều hoạt động kinh tế - xây dựng ở địa phư ng Tuy nhiên, cho đến nay tài liệu về vỏ phong hóa ở khu vực này còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa, một mặt góp phần xây dựng c sở dữ liệu khoa học về vỏ phong hóa trên toàn lãnh thổ, đồng thời phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở khu vực nghiên cứu. 2. Khái quát về khu vực Nam Đông Nam Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đ i gió mùa. Nhiệt độ ình quân hàng năm 24,4 oC, lượng mưa trung ình khoảng 3 500 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 và 12 (Kh tượng - Thủy văn Thừa Thiên Huế 2020). Địa hình khu vực Nam Đông chia cắt khá mạnh v i 90% là đồi núi, nghiêng từ phía Đông Nam sang phía Tây Bắc. Diện tích thung lũng và ãi ồi ven sông, suối không đáng kể. Lượng mưa trung ình năm khá l n, kết hợp v i địa hình phức tạp nên Nam Đông có hệ thống sông suối khá dày đặc. Các quá trình xâm thực, óc m n, trượt lở… xảy ra mạnh mẽ, làm cho địa hình khu vực biến đổi phức tạp Độ dốc sườn trung bình 20-250 (Nguyễn Thanh và nnk. 2005). Khu vực huyện Nam Đông nằm sát đ i phá hủy kiến tạo mạnh của các hệ thống đứt gãy khu vực sông Cu Đê - Hư ng Hóa, là phần rìa phía nam của đ i uốn nếp Trường S n Tham gia vào cấu trúc của khu vực gồm các trầm tích lục nguyên bị biến chất tư ng phiến lục ở phụ tư ng sericit hệ tầng Long Đại tuổi Ordovic muộn - Silur s m (O3-S1l ). Phủ bất chỉnh hợp lên trên là cát sạn kết hạt thô, cát thạch anh dạng quarzit phân l p dày xen kẹp bột kết, cát kết ít khoáng hệ tầng Tân Lâm (D1tl). Các thành tạo xâm nhập axit của phức hệ Hải Vân phân bố rộng rãi ở phía Đông ắc khu vực, phần trung tâm là các xâm nhập granodiorit có dạng khối nhỏ dọc các đứt
- . 645 gãy phư ng Đông ắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam Ít h n là các thành tạo magma siêu mafic đến trung tính phức hệ Chaval ở trung tâm và phía bắc (Phạm Huy Thông và nnk. 1997) (Hình 1). Hình 1. Sơ ồ ịa chất khu vực huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và c c iểm khảo sát, lấy mẫu (biên t p theo Phạm Huy Thông và nnk. 1997). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích trong phòng Công tác khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 10/2020 và 4/2021. Mẫu được lấy, vận chuyển và bảo quản theo tiêu chuẩn TCVN 2683-2012. Thành phần khoáng vật và hóa học được phân tích ở Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu khoáng vật được xác định bằng phư ng pháp nhiễu xạ R nghen trên máy Advance - D8, số lượng 19 mẫu. Mẫu hóa học được phân tích bằng phư ng pháp huỳnh quang tia X (mẫu bột) trên máy S4 Pioneer, số lượng 27 mẫu. 3.2. Cơ sở phân chia vỏ phong hóa Hiện nay có ba cách phân loại vỏ phong hóa c ản: theo nguồn gốc hình thái, theo đặc điểm địa hóa - khoáng vật - thạch học và theo thời gian thành tạo. Lawrance (1997, trong Nguyễn Trung Thành 2020) phân loại vỏ phong hóa theo hình thái vỏ phong hóa và nguồn gốc vật liệu vỏ, gồm: vỏ phong hóa sót (laterit rắn, laterit mềm và bở vụn), vỏ phong hóa bóc mòn (saprolit và saprock) và vỏ phong hóa tích tụ (tàn tích, bồi tích và thấm lọc). Theo nhóm đặc điểm địa hóa - khoáng vật - thạch học kết hợp v i nguồn gốc, vỏ phong hóa được phân loại bằng phư ng pháp iểu đồ ba hợp phần SiO2 - Al2O3 - Fe2O3 (là những hợp phần tạo đá chính của các sản phẩm phong hóa). Biểu đồ này do Lucashev K.I. và Guzovski L.A. (1969) sáng lập và đã được Nguyễn Thành Vạn và nnk., điều chỉnh (1984, 2009) cho phù hợp v i thực tế ở Việt Nam. Theo biểu đồ này, vỏ phong hóa ở Việt Nam được phân chia theo các kiểu địa hóa sau: kiểu ferrit (Fe), kiểu allit (Al), kiểu alferrit (AlFe), kiểu ferralit (FeAl), kiểu ferrosialit (FeSiAl), kiểu sialferrit (SiaAlFe), kiểu siallit (SiAl) và kiểu silicit (Si). Các sản phẩm phong hóa vụn thô do phong hóa vật lý được mô tả là các thành tạo saprolit (Nguyễn Thành Vạn
- 646 2009; Trần Văn Trị và V Khúc 2009). Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học và khoáng vật của đất đ i phong hóa trên tất cả các đá được phân tích định lượng nên sự phân loại dựa theo đặc điểm địa hóa - khoáng vật - thạch học sẽ có độ tin cậy tốt h n các phân tích về nguồn gốc và thời gian thành tạo Do đó, c sở phân chia và khoanh vùng các kiểu vỏ phong hóa ở Nam Đông gồm: (1) Đặc điểm địa hóa đất đ i phong hóa dựa trên kết quả phân tích hóa học các mẫu đất; (2) Đặc điểm và tính đồng nhất về thạch học của đá gốc. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Thành phần khoáng vật, hóa học của vỏ phong hóa Theo kết quả phân tích nhiễu xạ tia X thì thạch anh, mica, felspat là các khoáng vật nguyên sinh; kaolinit, vermiculit, geothit, gi sit, montmorilonit… là các khoáng vật thứ sinh được hình thành trong quá trình phong hóa. Trong tất cả các mẫu đất không quan sát thấy sự có mặt của illit. Trong một số mẫu đất phong hóa trên đá granodiorit ến Giẳng - Quế S n, hàm lượng kaolinit thấp hoặc không phát hiện là do thay thế bằng một lượng allophan. Về mặt địa hóa, các mẫu đất trong các tầng sản phẩm phong hóa ở khu vực nghiên cứu chủ yếu thuộc nhóm cao SiAlFe, đặc trưng ằng sự tăng cao hàm lượng các nguyên tố Si, Al và Fe. Tổng hàm lượng SiO2, Al2O3 và TFe2O3 các mẫu dao động từ 77,1% (đ i phong hóa trung bình QSS.01-L3 trên đá granodiorrit ến Giằng - Quế S n) đến 91,1%, phổ biến > 80%. Trên biểu đồ địa hóa ba hợp phần Si, Al và Fe, chúng thuộc các trường SiAlFe, SiAlFe giàu silic, SiAlFe giàu sắt, FeSiAl và FeAl (Hình 2). SiO2 SiO2 SiO2 H i Vân Bến iằng Chaval Si Si Si - Quế Sơn SiAlFe SiAlFe SiAlFe FeSiAl FeSiAl FeSiAl FeAl FeAl FeAl Fe Fe Fe Al Al Al Al2O3 Fe2O3 Al2O3 Fe2O3 Al2O3 Fe2O3 SiO2 SiO2 SiO2 Tân Lâm Cô Bai Si Long Đại Si Si SiAlFe SiAlFe SiAlFe FeSiAl FeSiAl FeSiAl FeAl FeAl FeAl Fe Fe Fe Al Al Al Al2O3 Fe2O3 Al2O3 Fe2O3 Al2O3 Fe2O3 Hình 2. Phân loại vỏ phong hóa theo thành phần hóa học (hàm lượng SiO2, Al2O3 và Fe2O3) cho các đá khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
- . 647 Bảng 1. Thành phần hóa học nguyên tố chính (%) của ất ới phong hóa trên các h c nhau ở khu vực Nam Đông SHM SiO2 TiO2 Al2O3 T-Fe2O3 MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5 MKN HVS.01-L1 62,1 0,3 20,2 6,8 0,0 0,4 0,1 0,1 2,8 - 7,0 HVS.01-L2 63,8 0,3 21,5 5,0 0,0 0,2 0,2 0,1 2,6 - 4,3 HVS.01-L3 67,7 0,3 18,3 4,3 0,0 0,2 0,2 0,1 2,6 - 3,6 QSS01-L1 40,5 1,6 25,3 13,0 0,1 2,3 0,4 0,1 1,2 0,1 14,9 QSS01-L2 46,5 1,3 22,3 10,7 0,2 4,1 2,0 1,2 1,4 0,3 9,6 QSS01-L3 48,9 1,2 18,3 10,0 0,2 5,7 4,1 1,7 1,9 0,4 6,6 QSS.02-L1 57,6 1,0 21,6 8,5 0,0 0,5 0,1 0,1 1,5 - 8,9 QSD.03.01 43,1 1,7 25,7 13,9 0,1 0,9 0,1
- 648 và kiểu ferralit (giàu nhôm - sắt) Nhìn chung, đa số các mẫu phân tích thuộc kiểu vỏ sialferrit, là kiểu vỏ phong hóa phát triển khá phổ biến trên nhiều loại đá như granit, đá phiến lục nguyên xen phun trào axit, đá phiến thạch anh - felspat, đặc biệt ở điều kiện khí hậu Tây Bắc, Đông ắc và Trung Bộ (Nguyễn Thành Vạn, trong Trần Văn Trị 2009). Tuy nhiên ở Nam Đông, kiểu vỏ sialferrit chủ yếu thuộc kiểu không hoàn chỉnh (không điển hình), trên biểu đồ ba hợp phần, đa số các điểm phân tích đều lệch khỏi trung tâm trường SiAlFe (Hình 2). Kiểu vỏ sialferrit hoàn chỉnh (trung tâm trường SiAlFe) (Hình 3, 8) Kiểu vỏ sialferrit hoàn chỉnh phân bố ở khu vực phía Tây cầu Lê No (thuộc phần phía Tây thị trấn Khe Tre) trên các trầm tích lục nguyên hệ tầng Tân Lâm, phụ hệ tầng dư i Độ cao địa hình khu vực này phổ biến từ dư i 100 m đến 200 m, độ dốc phổ biến 15-250, phần đỉnh đồi dốc h n Thảm thực vật chủ yếu là rừng sản xuất và đồi trống. Thành phần thạch học đá gốc chủ yếu gồm cát sạn kết hạt thô, cát thạch anh dạng quarzit phân l p dày xen kẹp ít bột kết, cát kết ít khoáng phân l p trung bình xen ít bột kết màu tím Đặc điểm địa hóa đặc trưng: SiO2: 61,2%, Al2O3: 16,3%, TFe2O3: 12,2%. Chiều dày vỏ có thể đạt 4 - 5 m. Diện tích của kiểu vỏ này khoảng 2 km2. Hình 3. Ảnh kiểu vỏ phong hóa sialferrit hoàn chỉnh ở Nam Đông. Kiểu vỏ sialferrit giàu silic (Hình 4, 8) Kiểu vỏ sialferrit giàu silic có diện phân bố rộng nhất trong số các kiểu vỏ phong hóa ở Nam Đông, bao gồm toàn bộ diện tích phân bố các thành tạo hệ tầng Tân Lâm, phức hệ Hải Vân và một phần hệ tầng Long Đại (phụ hệ tầng dư i và giữa), thuộc một phần hoặc toàn bộ địa phận các xã, thị trấn của Nam Đông. Đặc điểm địa hình rất đa dạng, từ đồi thấp đến núi cao, độ dốc thay đổi l n, phổ biến dốc 25 - 35o, nhiều n i > 35o. Thảm thực vật trên kiểu vỏ này chủ yếu là rừng Hình 4. Ảnh kiểu vỏ phong hóa sialferrit đặc dụng và rừng phòng hộ, ít rừng sản xuất. giàu silic ở Nam Đông. Thành phần hóa học đặc trưng ởi hàm lượng oxit silic cao (62,1 - 71,0%), Al2O3 dao động từ 13,9% đến 23,5%, TFe2O3: 4,3 - 8,0%. Thành phần khoáng vật giàu thạch anh (42 - 58%), mica (13 - 17%), kaolinit (15 - 29%) và ít felspat, chlorit, gi sit… Chiều dày vỏ biến đổi từ vài chục xentimet (nhiều n i lộ đá gốc phong hóa yếu) đến 10 - 15 m. Khu vực Tây và Nam Thượng Quảng, Nam Thượng Long, Đông Nam Thượng Lộ, Đông và ắc Hư ng Lộc có địa hình cao, dốc nhưng quá trình phong hóa diễn ra tư ng đối mạnh, mức độ bảo tồn vỏ tư ng đối tốt do có thảm thực vật của rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Dọc hệ thống khe suối chiều dày vỏ mỏng hoặc lộ đá gốc. Diện tích của kiểu vỏ Sialferrit giàu silic khoảng 380 km2. Kiểu vỏ sialferrit giàu sắt (Hình 5, 8) Kiểu vỏ sialferrit giàu sắt phân bố trên đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Cô Bai (ngoại trừ các điểm phong hóa đá vôi ở khu Ke Đe, xã Thượng Long, Thượng Quảng, diện tích không đáng kể), một phần granodiorit phức hệ Bến Giằng - Quế S n ở Hư ng Hữu, Hư ng S n, Thượng Nhật và trên đá phiến sét - sericit - chlorit, bột kết phụ hệ tầng Long Đại trên.
- . 649 Thảm thực vật trên vỏ phong hóa chủ yếu là rừng đặc dụng (phía Tây Thượng Quảng, Nam Thượng Nhật, Thượng Lộ và Nam Hư ng Lộc), phần trung tâm ở Hư ng Hữu, Bắc Thượng Long, Hư ng S n và Hư ng Phú phổ biến rừng sản xuất. Đặc điểm địa hóa - khoáng vật của vỏ như sau: SiO2: 40,0 - 57,6%, Al2O3: 18,1 - 26,1%, TFe2O3: 8,5-13,0%; hàm lượng mica dao động trong khoảng l n (8 - 60%), thạch anh 12 - 35%, kaolinit cao trong vỏ trên các đá phiến sét hệ tầng Long Đại, còn trong vỏ trên đá granodiorit giàu khoáng vật allophan. Chiều dày vỏ tư ng đối l n, phổ biến vài mét đến h n chục mét. Diện tích phân bố của vỏ khoảng 170 km2. Hình 5. Ảnh kiểu vỏ phong hóa sialferrit giàu sắt ở Nam Đông. Kiểu vỏ ferrosialit (Hình 6, 8) Kiểu vỏ ferrosialit phân bố trên đá ga ro Chaval ở Hư ng S n và đá phiến thạch anh - biotit, thạch anh - felspat - sericit hệ tầng Long Đại ở Hư ng S n, Hư ng Lộc Độ cao địa hình ở Hư ng S n khá ằng phẳng, ở Hư ng Lộc địa hình thay đổi l n từ dư i 200 m đến h n 700 m. Thảm thực vật chủ yếu là rừng sản xuất và các đồi cây trồng lâu năm Thành phần hóa học đặc trưng ởi hàm lượng oxit sắt và nhôm cao, Al2O3: 20,1-20,2%, TFe2O3: 26,3-26,6% Đất giàu nhóm hạt sét và bụi. Chiều dày vỏ tư ng đối l n, có thể đạt chục mét hoặc h n Diện tích phân bố của vỏ khoảng 68 km2. Hình 6. Ảnh kiểu vỏ phong hóa ferrosialit ở Nam Đông. Kiểu vỏ ferralit (Hình 7, 8) Kiểu vỏ ferralit giàu sắt phân bố trên đá ga ro Chaval và granodiorit ở Hư ng Hữu, Hư ng Giang và Hư ng H a (nay là Hư ng Xuân) Đặc điểm chung của địa hình là thấp và thoải, nhiều n i khá ằng phẳng. Thảm thực vật chủ yếu là rừng sản xuất, đất vườn trồng cây lâu năm Hàm lượng oxit silic trong kiểu vỏ này thấp (38,6 - 45,4%), trong khi oxit nhôm (Al2O3: 25,3 - 27,2%) và đặc biệt là oxit sắt rất cao (TFe2O3: 11,7 - 16,0%). Thành phần khoáng vật kaolinit chiếm 13-20%, thạch anh chiếm 49 - 52%, trong đ i sạn thạch anh có thể lên t i 74%, khoáng vật chứa sắt chủ yếu là goethit. Chiều dày phong hóa ở kiểu vỏ này khá l n, có thể đạt đến 20 m. Diện tích phân bố khoảng 20 km2.
- 650 Hình 7. Ảnh kiểu vỏ phong hóa ferralit ở Nam Đông. Kiểu vỏ Sialferrit hoàn chỉnh Kiểu vỏ Sialferrit giàu silic Kiểu vỏ Sialferrit giàu sắt Kiểu vỏ Ferrosialit Kiểu vỏ Ferralit Trầm tích Đệ Tứ Hình 8. Sơ đồ phân bố các kiểu vỏ phong hóa ở Nam Đông, Thừa Thiên Huế. 5. Kết luận Theo tiêu chí địa hóa vỏ và thạch học đá gốc, vỏ phong hóa ở Nam Đông được phân chia thành 05 kiểu: - Sialferrit hoàn chỉnh: Chiếm diện tích nhỏ khoảng 2 km2, chủ yếu phân bố trên đá cát kết, bột kết hệ tầng Tân Lâm. SiO2: 61,2%, Al2O3: 16,3%, TFe2O3: 12,2%. - Sialferrit giàu silic: Phân bố rộng trên diện tích 380 km2 Đá gốc đa dạng, gồm: cát, bột kết hệ tầng Tân Lâm, granit Hải Vân và cát kết quarzit, đá phiến thạch anh hệ tầng Long Đại; giàu thạch anh (42 - 58%); cao silic (62,1 - 71,0%). - Sialferrit giàu sắt: Diện tích phân bố 170 km2, trên đá gốc bột kết hệ tầng Cô Bai, một phần granodiorit Bến Giằng - Quế S n và đá phiến sét - sericit - chlorit hệ tầng Long Đại Hàm lượng mica dao động l n (8 - 60%), thạch anh 12 - 35%; SiO2: 40,0 - 57,6%, Al2O3: 18,1 - 26,1%, TFe2O3: 8,5 - 13,0%. - Ferrosialit: Phân bố trên đá ga ro Chaval và đá phiến thạch anh - biotit, thạch anh - felspat - sericit. Hàm lượng sắt và nhôm cao, Al2O3: 20,1 - 20,2%, TFe2O3: 26,3 - 26,6%. Diện tích 68 km2. - Ferralit: Chiếm diện tích 20 km2, phân bố trên đá ga ro Chaval và granodiorit ến Giằng - Quế S n, n i có địa hình khá bằng phẳng, chiều dày vỏ l n Lượng nhôm (Al2O3: 25,3 - 27,2%) và sắt (TFe2O3: 11,7 - 16,0%) rất cao.
- . 651 Lời cảm ơn Kết quả của nghiên cứu này được trích từ đề tài khoa học - công nghệ Đại học Huế, mã số DHH2020-01-174. Tài liệu tham khảo Đài Khí tượng - Thủy văn Thừa Thiên Huế, 2020. Thông tin cập nhật tình hình mưa ão năm 2020 Nguyễn Thanh, Lê Văn Thăng, Hà Ngọc Khanh, Nguyễn Khoa Lạnh, Trư ng Văn L i, ùi Văn Nghĩa, Mai Văn Phô, Võ Văn Phú, Lê Đình Phúc, Lê Xuân Tài, Trần Đức Thạnh Hoàng Đức Triêm, Nguyễn Việt, 2005. Địa chí Thừa Thiên Huế, phần Tự nhiên. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội. Phạm Huy Thông và cộng sự, 1997. áo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50,000, Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (chủ biên), 2009. Địa chất, tài nguyên khoáng sản Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 598tr. Nguyễn Thành Vạn, 1984. Thành hệ vỏ phong hóa alit ở phần phía Nam Việt Nam và khoáng sản liên quan Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tập II: 331-349 Liên đoàn ản đồ Địa chất. Hà Nội. Nguyễn Trung Thành, 2020 Đặc điểm vỏ phong hóa khu vực Bản Díu, Hà Giang và mối liên quan đến các hoạt động sạt trượt. Báo cáo học thuật. Bộ môn Khoáng thạch và Địa hóa, trường ĐH Mỏ - Địa chất. Dividing weathering crust types in Nam Dong district, Thua Thien Hue province, central Vietnam Nguyen Thi Thuy 1, Le Duy Dat 1, Nguyen Thi Hong Nu 2 1 Hue university of Sciences - Hue Univeristy; 2Dong A University *Corresponding author: ntthuykh@hueuni.edu.vn Abstract Nam Dong is a mountainous district of Thua Thien Hue Province, located in Central Vietnam. The area is chareacterized by a highly dissected terrain and a complicated geological structure. The basement is composed of various intrusive and sedimentary units dating from Ordovician to Quaternary, prevalent by the Paleozoic to Mesozoic weakly metamorphosed rocks (the Long Dai, Tan Lam, and Co Bai Formations) and igneous rocks (the Hai Van, Ben Giang – Que Son, and Chaval Complexes). According to field survey, mineralogical and geochemical characteristics of the weathering crust and to the edrocks‘ petrography, the weathering crust in the Nam Dong region is divided into 5 types: Complete sialferrite (2 km2), Si-rich sialferrite occupying a large area (380 km2), Fe-rich sialferrite (170 km2), ferrosialite (68 km2) and ferralite (20 km2). Keywords: Geochemistry, Nam Dong, weathering crust type.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn