Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH<br />
<br />
ng nghiệp Th c ph m T<br />
<br />
h Minh<br />
<br />
98 -2017)<br />
<br />
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM<br />
CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỐT SẦN Ở RỄ CÂY ĐẬU PHỘNG<br />
(ARACHIS HYPOGAEA. L)<br />
Trần Ánh Nguyệt1, *, Trần Minh Trí1, Hà Thanh Đạt1,<br />
Trần Thu Thảo1, Hồ Viết Thế2<br />
Viện Lúa Đ ng Bằng S ng ửu Long<br />
<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học<br />
<br />
ng nghiệp Th c ph m Thành phố<br />
<br />
2<br />
<br />
h Minh<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: lightmoon98@gmail.com<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Vi khuẩn nốt sần được phân lập từ rễ cây đậu phộng (Arachis hypogaea. L) thông qua việc định<br />
danh về đặc điểm, hình thái, sinh lý, sinh hóa thì chỉ có hai chủng đạt yêu cầu. Vi khuẩn phân lập được<br />
phát triển tốt trên môi trường YEMA, gram âm, hình que, hiếu khí, có khả năng di động, không bắt màu<br />
trên môi trường có bổ sung Congo red, không phát triển trên môi trường Glucose-Peptone-Agar, có khả<br />
năng chịu được nồng độ muối 2% và phát triển rất tốt trên môi trường kiềm pH từ 7-10. Về khả năng tạo<br />
gum (polysaccharide được chiết xuất từ vỏ màng của tế bào vi khuẩn) cả hai đều tạo gum cao 0,91 mg và<br />
0,89 mg. Hai chủng vi khuẩn cho khả năng cố định đạm cao thông qua phân tích khả năng hình thành nốt<br />
sần và đạm tổng số của thí nghiệm trong nhà lưới. Nghiệm thức sử dụng vi khuẩn nhiễm hạt trước khi<br />
gieo đều có số lượng và khối lượng nốt sần, trọng lượng 100 hạt, chiều cao cây và trọng lượng tươi, phần<br />
trăm của đạm tổng số của cây được chủng cao hơn một cách rõ rệt so với đối chứng. Kết quả là tuyển<br />
chọn được hai chủng vi khuẩn nốt sần cộng sinh có khả năng cố định đạm cao góp phần nâng cao năng<br />
suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất.<br />
Từ khóa: vi khuẩn nốt sần, đậu phộng, YEMA.<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Đậu phộng (Arachis hypogaea. L) là cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày dùng để lấy dầu<br />
trong nhóm cây trồng cạn. Nó được biết đến mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, dinh dưỡng, đồng thời<br />
cũng là cây cải thiện môi trường nhờ vào khả năng cộng sinh với các vi khuẩn cố định đạm. Mặc dù, diện<br />
tích trồng và sản lượng thu được từ cây đậu phộng ít hơn lúa và cây đậu nành nhưng để đưa vào cơ cấu<br />
chuyển dịch luân canh nhằm giảm áp lực sản xuất cây lúa liên tục 3 vụ như hiện nay bồi dưỡng đất giúp<br />
cải thiện độ phì nhiêu, cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh của cây lúa. Mặt khác, những vùng đất không có<br />
khả năng canh tác lúa thì việc nghiên cứu nâng cao diện tích canh tác cây trồng cạn nói chung và cây đậu<br />
phộng nói riêng cũng là điều cần thiết trong tình hình sản xuất nông nghiệp như hiện nay.<br />
Sử dụng phân bón sinh học là một trong những biện pháp cũng góp phần nâng cao năng suất, phẩm<br />
chất cây trồng. Mục đích khảo sát đánh giá, khắc phục những tác hại do lạm dụng quá nhiều phân đạm<br />
hóa học thì việc sử dụng phân bón sinh học có chứa các chủng vi khuẩn có khả năng cố định đạm, là một<br />
trong những biện pháp có hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí, cân bằng hệ sinh<br />
thái nhưng vẫn đảm bảo góp phần vào việc gia tăng năng suất, chất lượng nông sản và đồng thời góp phần<br />
xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và ổn định.<br />
Hiện nay vi khuẩn cố định đạm trên rễ cây họ đậu như đậu nành, đậu xanh, bắp đã được phát triển và<br />
áp dụng. Bên cạnh đó cũng có những chủng vi khuẩn cố định đạm khác như: vi khuẩn Azospirillum có<br />
khả năng cố định đạm, tổng hợp IAA, hòa tan lân và các chất dinh dưỡng khác (Bilal và ctv, 1990;<br />
Somers ctv, 2005; Dậu và ctv, 2007). Một số chế phẩm vi khuẩn nốt sần được sử dụng cho cây họ đậu để<br />
38<br />
<br />
hân lập, tuyển chọn và đánh giá khả năng cố định đạm của một số chủng vi khu n nốt sần ở...<br />
tăng cường khả năng cố định đạm đã được tập trung nghiên cứu nhiều trên cây đậu nành, bắp (Sơn và ctv,<br />
2006). Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng của vi khuẩn cố định đạm trên<br />
cây đậu phộng. Chính vì những lý do trên mục tiêu của nghiên cứu này là bước đầu phân lập, tuyển chọn<br />
và đánh giá khả năng cố định đạm một số chủng vi khuẩn nốt sần ở rễ cây đậu phộng nhằm tìm ra những<br />
chủng vi khuẩn có khả năng cố định đạm làm nguồn nguyên liệu cho việc tạo ra phân đạm sinh học, giúp<br />
bảo vệ môi trường và góp phần bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong khu vực.<br />
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
Vật liệu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là các chủng (nòi 1-6) vi khuẩn nốt sần được phân lập từ rễ<br />
cây đậu phộng OMĐP13 ở giai đoạn 50 ngày tuổi. Ngoài ra, còn có sử dụng 6 giống đậu phộng (OMĐP1,<br />
OMĐP13, OMĐP15, OMĐP16, OMĐP18, OMĐP23). Các thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí<br />
nghiệm, nhà lưới, sử dụng các trang thiết bị, hóa chất, giống đậu phộng của bộ môn Di Truyền và Chọn<br />
Giống-Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.<br />
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Thí nghiệm hoàn thiện quy trình phân lập vi khuẩn cố định đạm từ nốt sần của rễ cây đậu phộng đã<br />
được trồng 50 ngày, tiến hành phân lập trên môi trường YEMA, làm thuần, quan sát hình dạng, thử<br />
nghiệm sinh hóa, kiểm tra sự hình thành nốt sần trong nhà lưới, xác định khả năng cố định đạm của vi<br />
khuẩn với cây đậu phộng, đánh giá hiệu quả cố định đạm.<br />
2.2.1. Chu n bị m i trường phân lập, quan sát hình dạng, định danh, thử nghiệm sinh hóa<br />
Trong các thí nghiệm chúng tôi thử nghiệm các môi trường YEMA (Yeast Extract Mannitol Agar)<br />
dùng để phân lập vi khuẩn (Fred và ctv, 1932), YEMA cũng sử dụng môi trường trên thạch đứng để quan<br />
sát khả năng tăng trưởng yếm hay kỵ khí, hoặc bổ sung sung từ 0 đến 4% muối NaCl thử nghiệm khả<br />
năng tăng trưởng. Môi trường chọn lọc cho vi khuẩn nốt sần như: YEMA có bổ sung Congo red (Hahn và<br />
ctv, 1966), và môi trường (GPA) glucose-peptone-agar (Kleczkowska và ctv, 1968). Chuẩn bị môi trường<br />
dinh dưỡng có chứa 0,2% tinh bột (Xu và ctv,1995) và môi trường Hofer đánh giá sự tăng trưởng trên<br />
môi trường có pH = 4-12 (Hofer và ctv, 1935). Đối với các thí nghiệm tăng trưởng trên môi trường<br />
YEMA có bổ sung 0-4% muối và môi trường kiềm Hofer có pH = 4-12, mỗi nghiệm thức lập lại 3 ống,<br />
mỗi thí nghiệm lập lại hai lần độc lập.<br />
2.2.2. Thu mẫu và các bước phân lập vi khu n cố định đạm<br />
Đào nhẹ nhàng rễ giống cây đậu phộng OMĐP13 được 50 ngày tuổi và chọn rễ có chứa nốt sần có<br />
màu hồng, khỏe mạnh. Dùng kéo cắt nốt sần từ khối u, sau đó đem đi khử trùng bề mặt của nốt sần bằng<br />
dung dịch CaOCl2 (4%) trong 3 phút. Tiếp theo các nốt sần được rửa lại nhiều lần với nước cất vô trùng<br />
mục đích là để loại bỏ CaOCl2 còn bám trên bề mặt. Sau đó đặt chúng vào dung dịch cồn 70% trong vòng<br />
3 phút, tiếp tục lặp lại các bước rữa với nước cất vô trùng. Lần lượt các nốt sần sạch được nghiền trong<br />
eppendort có chứa nước cất vô trùng tạo thành dịch huyền phù. Dung dịch huyền phù trên được pha loãng<br />
theo bậc 10 và nồng độ từ 10-2 đến 10-6 được cấy vào 3 đĩa petri môi trường YEMA. Các đĩa sau khi cấy<br />
được ủ ở nhiệt độ phòng từ 2-3 ngày, quan sát thấy khuẩn lạc mọc ghi nhận kết quả và tiếp tục cấy<br />
chuyền và làm thuần.<br />
2.2.3. ác phương pháp sử dụng để phân biệt, định danh và quan sát s tăng trưởng<br />
Các phương pháp được dùng để phân biệt, quan sát các đặc điểm nuôi cấy và các hình thái của vi<br />
khuẩn cố định đạm như nhuộm Gram (Vincent và ctv, 1970) và quan sát gram, hình dạng dưới kính hiển<br />
vi, cũng như khả năng tăng trưởng trên môi trường thạch đứng. Khảo sát sự tăng trưởng trên môi trường<br />
có bổ sung glucose, manitol và laclose.<br />
2.2.4. S sản xuất gum<br />
Chuẩn bị môi trường YEMA lỏng, sau đó cho vào bình arlen mỗi arlen tương ứng 100 mL môi<br />
trường. Trước đó đã chuẩn bị môi trường nhân sinh khối của vi khuẩn như sau: Cho 10 mL môi trường<br />
39<br />
<br />
Trần Thị nh Ngu ệt, Trần Minh Tr , à Thanh Đạt, Trần Thu Thảo,<br />
<br />
Viết Thế<br />
<br />
YEMA lỏng vào 2 ống nghiệm tương ứng hai nòi, cấy vi khuẩn vào để qua đêm lắc trong 24h ở nhiệt độ<br />
phòng. Sau đó hút 1mL dung dịch vi khuẩn cho vào arlen tương ứng đã chuẩn bị trước còn lại đối chứng.<br />
Ủ liên tục 15 ngày trên máy lắc. Kế tiếp cho 250 µl cồn 95% và 100 mL aceton vào để yên trong 24 h,<br />
tránh sự di chuyển. Tiếp tục lọc dung dịch bằng giấy lọc, sau đó sấy khô ở 37 ºC từ 2-3 ngày. Quan sát,<br />
cân số lượng gum được tạo ra của chủng vi khuẩn và ghi nhận kết quả.<br />
2.2.5. Thử nghiệm catalase bằng phản ứng với oxi già 3%)<br />
Thử nghiệm này nhằm xác định khả năng hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi của vi khuẩn phân lập được.<br />
Chuẩn bị thành phần môi trường YEMA có bổ sung Congo red. Cấy mỗi chủng vi khuẩn đã phân lập vào<br />
3 đĩa môi trường YEMA, ủ từ 2-3 ngày nuôi cấy. Khi khuẩn lạc đã mọc hoàn chỉnh, thử với H2O2 (3%),<br />
quan sát và ghi nhận có sự sủi bọt hay không sủi bọt của 3 khuẩn lạc trên 3 đĩa môi trường lập lại của<br />
từng dòng vi khuẩn.<br />
2.2.6. S phân hủ m i trường tinh bột theo Xu và ctv 995)<br />
Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng có chứa 0,2% tinh bột, thành phần 1l môi trường như sau: Peptone<br />
(5 g), Yeast extract (3 g), NaCl (5,0 g), bột gạo (2 g), agar (15 g). Cấy lần lượt mỗi chủng vi khuẩn vào 3<br />
đĩa petri môi trường, ủ ở nhiệt độ phòng 1-2 ngày. Sau đó nhỏ dung dịch nhuộm gram Iod vào 3 khuẩn<br />
lạc/mỗi đĩa petri. Quan sát, đánh giá sự hiện diện quầng sáng xung quanh khuẩn lạc.<br />
2.2.7. Kiểm tra s hình thành nốt sần sau khi chủng vi khu n cố định đạm bằng phương pháp chậu<br />
plastic trong nhà lưới<br />
Mục đích kiểm tra vi khuẩn phân lập được có khả năng hình thành nốt sần, cố định đạm ở quy mô<br />
nhà lưới. Quy trình được tiến hành như sau: Lấy đất ngoài ruộng cộng thêm cát, phơi khô, đập nhỏ đem<br />
thanh trùng ở 121 ºC trong 30 phút. Rửa, lau cồn và phơi khô các chậu plastic, cho đất vào và tiến hành<br />
gieo đậu phộng. Các giống đậu phộng trước khi gieo khử trùng bề mặt bằng cồn 70%, rửa thật sạch lại<br />
với nước cất vô trùng, thấm khô. Tất cả các quá trình đều thực hiện trong điều kiện vô trùng tránh sự xâm<br />
nhiễm của các vi sinh vật khác.<br />
Sau 5 ngày đậu phộng bắt đầu nảy mầm khỏi mặt đất, tổng số 22 chậu của mỗi giống OMĐP được<br />
gieo, 6 chậu đối chứng không chủng (K), 8 chậu chủng 1 (C1), 8 chậu chủng 2 (C2). Một mL dịch vi<br />
khuẩn nuôi cấy sau 24 h có nồng độ 2x107 được xác định bằng phương pháp hộp đĩa bơm đều vào các<br />
gốc đậu phộng, sau đó dán bề mặt chậu với màng phủ plastic trong khoảng 1-2 ngày. Tiếp theo, chờ đậu<br />
phộng lớn lên ta đục lỗ cho cây ra khỏi bên ngoài. Thí nghiệm được tưới nước cất vô trùng và quan sát sự<br />
hình thành nốt sần sau 60 ngày gieo.<br />
Rễ cây từ mỗi chậu được đào một cách cẩn thận, rửa sạch với nước và đếm số lượng nốt sần được<br />
hình thành từ mỗi chậu. Các chỉ tiêu khác như trọng lượng tươi của nốt sần, trọng lượng khô, đường kính<br />
của nốt sần, màu sắc nốt sần, số quả trên cây, trọng lượng 100 hạt, sự sinh trưởng và phát triển của cây<br />
cũng được ghi nhận.<br />
2.2.8. Xác định nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo Bremner, 960)<br />
Thân và lá của sáu giống đậu phộng 60 ngày tuổi, trên hai nghiệm thức chủng và không chủng được<br />
cắt và chuyển mẫu phân tích đạm tổng số ở bộ môn Khoa Học Đất - Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long<br />
theo phương pháp Kjeldahl.<br />
2.3. Xử lý kết quả và tính toán số liệu<br />
Số liệu được thu thập xử lý trên máy tính bằng chương trình Excel và Cropstat 7.2 (IRRI, 1996).<br />
Mỗi nhóm thí nghiệm khác nhau tính toán hệ số biến thiên (CV%) và LSD (5%).<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Quá trình phân lập vi khuẩn cố định đạm từ nốt sần của rễ cây đậu phộng<br />
Sau khi chọn được nốt sần khỏe có màu hồng từ rễ cây họ đậu chúng tôi đã tiến hành phân lập và<br />
làm thuần được 6 chủng vi khuẩn. Qua kết quả sơ tuyển cho thấy 6 chủng đều sinh trưởng nhanh, khuẩn<br />
lạc mọc sau 2 ngày nuôi cấy, và kích thước khuẩn lạc đạt được 5,5-6,5 mm sau 7 ngày nuôi cấy. Màu sắc<br />
40<br />
<br />
hân lập, tuyển chọn và đánh giá khả năng cố định đạm của một số chủng vi khu n nốt sần ở...<br />
của khuẩn lạc từ trắng nhạt đến trắng trong, hình dạng khuẩn lạc từ tròn đến bầu dục, bề mặt có chủng thì<br />
lồi, dẹt nhầy nhớt, màu sắc khuẩn lạc trắng trong, có đường viền trong suốt, hoặc trắng sữa quanh khuẩn<br />
lạc, kích thước tăng nhanh sau 72 giờ nuôi cấy. Khi quan sát dưới kính hiển vi, vi khuẩn có khả năng di<br />
động, hiếu khí, hình que ngắn, là vi khuẩn gram âm bắt màu hồng khi nhuộm.<br />
Để loại bỏ những chủng không thuộc nhóm cộng sinh nốt sần, 6 chủng tiếp tục thử nghiệm trên môi<br />
trường YEMA có bổ sung Congo red bởi vì đây là chất chị thị đặc biệt hữu hiệu và là môi trường chọn<br />
lọc tốt nhất để phân biệt hay kiểm tra độ thuần của vi khuẩn nốt sần (Hình 1). Kết quả ở là khuẩn lạc vi<br />
khuẩn có hình dạng trắng tròn, mờ sáng lấp lánh, màu trắng hoặc màu hơi đỏ nguyên nhân là do sự hấp<br />
thụ của loài này với thuốc nhuộm rất yếu, tiếp tục loại bỏ những chủng có khả năng hấp thụ mạnh với<br />
thuốc nhuộm Congo red (Hình 1).<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
ình . Hình dạng của khuẩn lạc trên môi trường YEMA bổ sung Congo red chủng hấp thụ yếu (B),<br />
hấp thụ mạnh (A)<br />
<br />
Dựa trên nguyên tắc vi khuẩn cố định đạm không sử dụng peptone cho quá trình sinh trưởng. Do<br />
vậy, môi trường chọn lọc GPA dùng để phân biệt vi khuẩn phân lập từ nốt sần sau khi ủ từ 2-3 ngày. Kết<br />
quả cho thấy rằng các chủng phân lập này không phát triển hay phát triển rất yếu trên môi trường này vì<br />
đơn giản các nòi vi khuẩn này không thể sử dụng peptone làm nguồn nguyên liệu cho sự nhân đôi tế bào,<br />
cũng như phát triển (Hình 2).<br />
Qua hai thử nghiệm trên môi trường chọn lọc trên chúng tôi lựa chọn được 2 chủng đáp ứng hai điều<br />
kiện không tăng trưởng trên môi trường GPA, và hấp thụ yếu đối với Congo red. Hai chủng C1 và C2 này<br />
tiếp tục các thử nghiệm sinh lý sinh hóa và khả năng hình thành nốt sần và cố định đạm.<br />
<br />
ình . Quan sát sự mọc của khuẩn lạc trên môi trường thử nghiệm GPA<br />
(glucose- peptone-agar).<br />
<br />
3.2. Quan sát đặc điểm sinh lý và sinh hóa của chủng vi khuẩn nốt sần<br />
Khi quan sát khả năng tăng trưởng trên môi trường YEMA thạch đứng của hai chủng chúng tôi ghi<br />
nhận rằng vết cấy mọc tốt từ đáy ống nghiệm đến bề mặt thạch sâu sau hai ngày cấy đều đó chúng tỏ rằng<br />
hai chủng có khả năng di động. Ngoài ra, xác định khả năng hiếu khí bằng các nhỏ dung dịch H2O2 (3%)<br />
vào các khuẩn lạc quan sát thấy hầu hết đều có hiện tượng sủi bọt xảy ra chứng tỏ cả hai chủng trên đều<br />
hiếu khí.<br />
Để quan sát tính tăng trưởng của 2 chủng vi khuẩn cố định đạm chúng tôi cũng quan sát khả năng<br />
tăng trưởng trên môi trường YEMA có bổ sung muối NaCl 0,5-4% và môi trường Hofer pH=4-12. Sau<br />
hai ngày cấy hai chủng vi khuẩn vào môi trường lỏng nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa các nghiệm<br />
thức: ở nồng độ muối đối chứng là không cấy vi khuẩn thì không có sự phát triển môi trường vẫn trong. Ở<br />
các nồng độ muối 0,5-2% 2 chủng phát triển rất tốt làm đục cả môi trường, bắt đầu phát triển yếu ở nồng<br />
độ 2,5% và nồng độ từ 3-4% không phát triển (Hình 3). Kết quả quan sát trên 2 lần thiết kế thí nghiệm<br />
độc lập và cho kết quả tương tự là chủng phân lập được có thể chống chịu mặn được ở 2% và hy vọng<br />
rằng chủng này có thể đáp ứng với những loại đất có các nồng độ cation và anion cao. Quan sát sự sinh<br />
41<br />
<br />
Trần Thị nh Ngu ệt, Trần Minh Tr , à Thanh Đạt, Trần Thu Thảo,<br />
<br />
Viết Thế<br />
<br />
trưởng và độ đục của hai chủng vi khuẩn trên môi trường YEM lỏng có sự khác biệt về pH từ 4-12. Ở các<br />
ống nghiệm có pH từ 4-5 không phát triển được, pH = 6 phát triển nhưng rất yếu, còn ở các ống nghiệm<br />
có pH từ 7-10 phát triển rất tốt, riêng ở pH bằng 11 có sự phát triển nhưng yếu và pH = 12 là không phát<br />
triển (Bảng 1).<br />
<br />
ình 3 Sự sinh trưởng và phát triển của chủng vi khuẩn số 2 ở các nồng độ muối NaCl từ 0,5 - 4%.<br />
Bảng 1. Sự tăng trưởng của 2 chủng vi khuẩn nốt sần ở các độ pH 4-12<br />
Độ pH<br />
Chủng<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
Chủng 1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
Chủng 2<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
-<br />
<br />
Ngoài ra, chúng tôi cũng tập trung quan sát sự sản xuất gum (polysaccharide được chiết xuất từ vỏ<br />
màng của tế bào vi khuẩn) và tiêu thụ các nguồn đường carbon. Khi cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng,<br />
ủ ở nhiệt độ 37 ºC trong 15 ngày, kết tủa rồi sấy khô cho thấy chủng thứ nhất tạo được khối lượng gum<br />
nhiều nhất đạt 0,91 mg/100 mL và chủng thứ hai thấp hơn chỉ đạt 0,89 mg/100 mL trong khi đó thì đối<br />
chứng chỉ đạt 0,3 mg/100 mL (Bảng 2). Đều đó cho thấy rằng cả hai nòi đều phát triển và cho kết quả cao<br />
hơn so với đối chứng không có hiện diện của vi khuẩn. Thí nghiệm sử dụng các nguồn đường carbon cho<br />
thấy rằng chỉ có manitol cho sự phát triển mạnh đục hoàn toàn môi trường sau hai ngày nuôi cấy trong khi<br />
đó đối với các nguồn glucose và lactose thì phát triển rất yếu đều này được thể hiện bởi mật độ quang của<br />
môi trường có chứa manitol cao hơn so với glucose và lactose (Bảng 2). Kết quả này cũng phù hợp bởi vì<br />
môi trường dùng để phân lập ban đầu YEMA có chứa nhiều đường manitol.<br />
Bảng 2. Sự sản xuất gum và tiêu thụ các nguồn đường carbon<br />
Chủng<br />
<br />
Manitol<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
Lactose<br />
<br />
Sản xuất Gum (mg/100 mL)<br />
<br />
Chủng 1<br />
<br />
Rất mạnh<br />
<br />
Rất yếu<br />
<br />
Rất yếu<br />
<br />
0,91<br />
<br />
Chủng 2<br />
<br />
Rất mạnh<br />
<br />
Rất yếu<br />
<br />
Rất yếu<br />
<br />
0,89<br />
<br />
Do mỗi loại vi khuẩn có khả năng tăng trưởng và phát triển trên môi trường nhất định bằng cách sử<br />
dụng các nguồn đường làm vật liệu. Với mục đích xem hai chủng vi khuẩn phân lập được có khả năng sử<br />
dụng tinh bột như một đường phức được cấu tạo từ glucose như là nguồn năng lượng của carbon và năng<br />
lượng cho sự phát triển. Đây là môi trường quyết định vi khuẩn có khả năng tạo ra enzyme amylase, vì<br />
chính enzyme này sẽ phân cắt các phân tử glucose có trong tinh bột.<br />
<br />
42<br />
<br />