Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này được triển khai nhằm phân lập và định danh phân tử được các chủng vi khuẩn đất có khả năng phân hủy mạnh các loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, phân tích trình tự gen 16S rRNA bộc lộ các chủng phân lập bao gồm Mycolicibacterium sp. BPTC-78, Phycicoccus sp. BPTC-103, Rhodopseudomonas sp. BPTC-106 và Bacillus sp. BPTC-182 có thể được xem xét là những loài mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 ISOLATION AND IDENTIFICATION OF BACTERIA SHOWING BIODEGRADATION OF PESTICIDES Nguyen Manh Tuan*, Tran Minh Quan, Do Thi Hien, Do Bich Due, Hoang Van Hung TNU - Institute of Life Science ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 16/10/2023 This study was carried out to isolate and identify soil bacteria showing strong ability to biodegrade pesticides. Eighteen (18) Revised: 14/11/2023 bacterial strains were isolated with the good growth ability (with Published: 15/11/2023 colony size ≥0.2 cm) from 08 soil samples collected in Tan Cuong - Thai Nguyen city through using mineral salt medium (MSM) KEYWORDS supplemented with fenobucarb, carbosulfan, chlopyryfos, acephate, aldrin and endosulfan at a final concentration of 50 mg/liter for each Identification pesticide. There were 10/18 isolates (55.56%) and 17/18 isolates Biodegradation of pesticides (94.44%) with positive oxidase and catalase reactions, respectively. Analyzing 16S rRNA gene sequences of the isolated strains belong to Isolation 12 genera including 06 genera of Gram-positive bacteria Pesticide residues (Arthrobacter, Bacillus, Phycicoccus, Rhodococcus, Streptomyces and Soil bacteria Mycolicibacterium) and 06 genera of Gram-negative bacteria (Mesorhizobium, Rhodanobacter, Rhodopseudomonas, Sphingobium, Sphingomonas and Sphingopyxis). Besides, 16S rRNA gene sequence analysis revealed isolates including Mycolicibacterium sp. BPTC-78, Phycicoccus sp. BPTC-103, Rhodopseudomonas sp. BPTC-106 and Bacillus sp. BPTC-182 could be considered new species. PHÂN LẬP VÀ ĐỊNH DANH CÁC CHỦNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Nguyễn Mạnh Tuấn*, Trần Minh Quân, Đỗ Thị Hiền, Đỗ Bích Duệ, Hoàng Văn Hưng Viện Khoa học Sự sống – ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 16/10/2023 Nghiên cứu này được triển khai nhằm phân lập và định danh phân tử được các chủng vi khuẩn đất có khả năng phân hủy mạnh các loại Ngày hoàn thiện: 14/11/2023 thuốc bảo vệ thực vật. Mười tám (18) chủng vi khuẩn được phân lập Ngày đăng: 15/11/2023 có khả năng sinh trưởng tốt (với kích thước khuẩn lạc ≥0,2 cm) từ 08 mẫu đất thu thập tại Tân Cương – thành phố Thái Nguyên thông qua TỪ KHÓA môi trường muối khoáng (MSM) có bổ sung fenobucarb, carbosulfan, chlopyryfos, acephate, aldrin và endosulfan ở nồng độ Định danh 50 mg/lít đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật. Có 10/18 chủng Phân hủy thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 55,56%) và 17/18 chủng phân lập (chiếm 94,44%) phản ứng oxidase và catalase dương tính theo thứ tự. Phân tích trình tự gen 16S Phân lập rRNA, chủng phân lập thuộc về 12 chi bao gồm 06 chi vi khuẩn Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Gram dương (Arthrobacter, Bacillus, Phycicoccus, Rhodococcus, Vi khuẩn đất Streptomyces và Mycolicibacterium) và 06 chi vi khuẩn Gram âm (Mesorhizobium, Rhodanobacter, Rhodopseudomonas, Sphingobium, Sphingomonas và Sphingopyxis). Bên cạnh đó, phân tích trình tự gen 16S rRNA bộc lộ các chủng phân lập bao gồm Mycolicibacterium sp. BPTC-78, Phycicoccus sp. BPTC-103, Rhodopseudomonas sp. BPTC-106 và Bacillus sp. BPTC-182 có thể được xem xét là những loài mới. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8992 * Corresponding author. Email: nguyenmanhtuan@tuaf.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 384 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 1. Đặt vấn đề Thuốc bảo vệ thực vật hóa học được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng từ những năm 40 của thế kỷ 20 [1]. Điểm ưu việt của thuốc bảo vệ thực vật hóa học là hiệu quả tiêu diệt sâu bệnh nhanh và triệt để trong thời gian ngắn. Chính vì vậy cho đến nay, thuốc bảo vệ thực vật là yếu tố không thể thiếu được cho nền sản xuất nông nghiệp. Các bằng chứng khoa học cho thấy khoảng 5% lượng thuốc bảo vệ thực vật có tác động trực tiếp đến tiêu diệt sâu bệnh hại “đích”, phần lớn lượng còn lại (khoảng 95%) sẽ tồn lưu trong môi trường (trong đất, nguồn nước, không khí) [2], [3]. Lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong môi trường được chứng minh có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, chất lượng nông sản, cân bằng sinh thái,… [4]. Trong tự nhiên, quá trình tự phân hủy của các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể diễn ra vài tuần hoặc hơn một năm hoặc lâu hơn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng [5]. Vi sinh vật được chứng minh có khả năng sản sinh nhiều loại enzyme ngoại bào như hydrolases, phosphotriesterases, esterases, oxidoreductases, oxidases; những loại enzyme này có tác động tích cực trong phân hủy các loại thuốc bảo vệ thực vật tạo ra sản phẩm cuối cùng không độc hại với con người, cũng như môi trường sinh thái [6], [7]. Cho đến nay, với hơn 580.000 công bố khoa học trên Google Scholar cho thấy vai trò của vi sinh vật trong phân hủy các loại thuốc bảo vệ thực vật và đây là một giải pháp hiệu quả nhất trong kiểm soát tồn dư thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp. Hiện nay, dữ liệu công bố về tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta còn hạn chế. Trong nghiên cứu này, 18 chủng vi khuẩn phân lập từ đất có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật được báo cáo sẽ góp phần làm giàu thêm nguồn vật liệu, thông tin hữu ích trong nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật để xử lý môi trường và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. 2. Vật liệu, môi trường và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu Vật liệu: 08 mẫu đất trồng chè được thu thập ở các địa điểm khác nhau thuộc xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập mẫu đất: Các mẫu đất trồng chè được thu thập theo mô tả của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7538-6:2010 [8]. Phương pháp làm giàu và phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật: Các mẫu đất được làm khô ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ và tiến hành phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật theo mô tả của Lovecka và cộng sự (2015) [9]. Quy trình được mô tả ngắn gọn như sau: 10g mẫu đất được đồng nhất trong 90 ml dung dịch pyrophosphate (Na4P2O7) lắc 130 vòng/phút trong 2 giờ ở 25oC. Tiếp đến, 1 ml dịch huyền phù được làm giàu các chủng vi khuẩn trong 90 ml môi trường muối khoáng (MSM) (g/L: Na2HPO4: 1,42; K2HPO4: 1,36; (NH4)2SO4: 0,3; MgSO4.7H2O: 0,05 g; CaCl2.H2O: 0,0058; FeSO4.7H2O: 0,00275; ZnSO4.H2O: 0,0012; MnSO4.H2O: 0,0017; Co(NO3).6H2O: 0,00038; CuSO4.5H2O: 0,00024 và (NH4)6Mo7O2.4H2O: 0,00013; pH =6,5±0,2) có bổ sung fenobucarb (Supelco, Merck), carbosulfan (Supelco, Merck), chlopyryfos (Supelco, Merck), acephate (Supelco, Merck), aldrin (Supelco, Merck) và endosulfan (Supelco, Merck) ở nồng độ 50 mg/lít đối với mỗi loại hoạt chất bảo vệ thực vật (MSM+BVTV). Hỗn dịch được nuôi ở 25oC, 130 vòng/phút trong 2 tuần. Dải nồng độ pha loãng từ 10-7 đến 10-4 trong nước muối sinh lý (0,85%) được chuẩn bị và cấy trải 100 µl ở mỗi nồng độ lên bề mặt môi trường MSM+BVTV, nuôi ở 25oC trong 14 ngày. Sau 14 ngày, thu nhận các khuẩn lạc có kích thước ≥0,2 cm bằng cấy ria trên môi trường thạch đĩa R2A (Himedia, Ấn Độ) và lưu giữ ở -80oC trong glycerol. http://jst.tnu.edu.vn 385 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 Phương pháp nhuộm Gram, xác định phản ứng oxidase và catalase: Các chủng phân lập được nhuộm Gram và xác định hoạt tính oxidase, catalase theo phương pháp của Krieg and Padgett (2011) [10]. Phương pháp xác định sinh trưởng của các chủng phân lập trong môi trường có bổ sung các hoạt chất bảo vệ thực vật: Các chủng phân lập được hoạt hóa trong môi trường Tryptic Soy Broth (Millipore, Merck) ở 25oC, 130 vòng/phút trong 2 ngày. Thu nhận sinh khối tế bào bằng ly tâm trong 10 phút, 8000 vòng/phút, 4oC. Sinh khối tế bào được rửa 3 lần bằng nước muối sinh lý 0,85% và pha loãng đến mật độ tế bào 5×108 CFU/ml trong môi trường MSM. Tiếp đến, 500 µl dịch huyền phù các chủng phân lập được cấy truyền đến 5 ml môi trường MSM (đối chứng) và môi trường MSM+BVTV, nuôi ở 25oC, 150 vòng/phút. Xác định mật độ vi khuẩn (OD) trong các môi trường ở 10 ngày nuôi cấy ở bước sóng 600 nm. Môi trường MSM và MSM+BVTV được sử dụng là mẫu trắng (Blank). Phương pháp tách chiết DNA tổng số và nhân trình tự gen 16S rRNA: Các chủng phân lập được hoạt hóa trong môi trường dịch thể Tryptic Soy Broth ở 25oC trong 2 ngày. Thu nhận sinh khối tế bào và tách chiết DNA tổng số của các chủng phân lập theo mô tả của Sambroom and Rusell (2011) [11]. Bảo quản DNA tổng số của các chủng phân lập ở -20oC. Sử dụng cặp mồi 27F-AGAGTTTGATCMTGGCTCAG và 1492R-TACGGYTACCTTGTTACGACTT để khuếch đại trình tự gen 16S rRNA của các chủng phân lập với thành phần và chu trình phản ứng PCR theo phương pháp của Klindworth và cộng sự (2013) [12]. Sản phẩm PCR được đọc tại Công ty Macrogen (Seoul, Hàn Quốc). Phương pháp phân loại phân tử và xây dựng sơ đồ phả hệ: Trình tự gen 16S rRNA của các chủng phân lập được đăng ký trên NCBI GenBank và so sánh với các trình tự gen đã công bố thông qua phần mềm EzTaxon. Mức độ tương đồng (%) về trình tự gen 16S rRNA của các chủng phân lập được đối chiếu với giới hạn cho phân loại phân tử [13]. Sơ đồ phả hệ của các chủng phân lập được xây dựng thông qua phần mềm MEGA 7.0. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý, so sánh thông qua phần mềm Microsoft excel. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Phân lập các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật Phân lập được 18 chủng vi khuẩn sinh trưởng tốt (kích thước khuẩn lạc ≥0,2 cm) trên môi trường MSM+BVTV ở 14 ngày nuôi cấy (Bảng 1) từ 8 mẫu thu thập đất được thu thập ở Tân Cương – Thành phố Thái Nguyên. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh hóa cho thấy có 08 chủng vi khuẩn Gram dương (chiếm 44,44%) và 10 chủng vi khuẩn Gram âm (chiếm 55,56%). Số chủng phân lập có phản ứng oxidase và catalase dương tính lần lượt là 10/18 chủng phân lập (chiếm 55,56%) và 17/18 chủng phân lập (chiếm 94,44%). Bảng 1. Đặc điểm các chủng vi khuẩn phân lập có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật Đặc điểm khuẩn lạc Phản ứng Chủng phân lập Nhuộm Gram trên môi trường MSM+BVTV Oxidase Catalase BPTC-17 Tròn đều, lồi, vàng nhạt - + + BPTC-21 Tròn đều, lồi, vàng chanh - + + BPTC-45 Tròn, lồi, màu nâu + - + BPTC-46 Tròn, lồi, màu trắng sữa + - + BPTC-53 Tròn, phẳng, màu hồng nhạt + - + BPTC-55 Tròn đều, lồi, màu vàng tranh - + + BPTC-78 Tròn, mép răng cưa, phẳng, vàng cam + - + BPTC-82 Tròn, mép răng cưa, phẳng, vàng cam + - + BPTC-103 Tròn đều, lồi, màu trắng sữa + + + BPTC-106 Tròn đều, mũ lồi, màu cam - + - BPTC-107 Tròn đều, lồi, màu vàng - + + BPTC-195 Tròn đều, mũ, trắng sữa - + + http://jst.tnu.edu.vn 386 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 Đặc điểm khuẩn lạc Phản ứng Chủng phân lập Nhuộm Gram trên môi trường MSM+BVTV Oxidase Catalase BPTC-182 Tròn, mép răng cưa, phẳng + - + BPTC-201 Tròn đều, lồi, màu vàng - + + BPTC-295 Tròn đều, phẳng, màu vàng - + + BPTC-305 Tròn đều, phẳng, vàng tranh - + + BPTC-316 Tròn đều, lồi, trắng sữa + - + BPTC-348 Tròn đều, phẳng, trắng sữa - - + 3.2. Xác định khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn Khả năng sinh trưởng của các chủng phân lập trong môi trường MSM và môi trường MSM có bổ sung 06 loại hoạt chất BVTV được thể hiện ở Bảng 2. Trong môi trường không bổ sung các loại hoạt chất bảo vệ thực vật (MSM) ở 25oC trong 10 ngày, mật độ tế bào các chủng phân lập có gia tăng ý nghĩa (p
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 3.3. Định danh, phân loại các chủng phân lập Trình tự gen 16S rRNA của các chủng phân lập được cung cấp mã số truy nhập trên NCBI nuleotide (Bảng 3). Các trình tự gen này được so sánh với các dữ liệu đã công bố, kết quả được thể hiện tại Bảng 3. Kết quả cho thấy, các chủng phân lập có mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA với các loài công bố dao động từ 98,20 – 99,93% và thuộc về 12 chi bao gồm 06 chi vi khuẩn Gram dương (Arthrobacter, Bacillus, Phycicoccus, Rhodococcus, Streptomyces và Mycolicibacterium) và 06 chi vi khuẩn Gram âm (Mesorhizobium, Rhodanobacter, Rhodopseudomonas, Sphingobium, Sphingomonas và Sphingopyxis) (Hình 1). Tuy nhiên, có vi khuẩn Gram âm phong phú hơn (chiếm 55,56%) so với vi khuẩn Gram dương (chiếm 44,44%). Bảng 3. Kết quả so sánh sự tương đồng của trình tự gen 16S rRNA của các chủng phân lập với dữ liệu công bố trên EzTaxon Mã số truy Mức độ Chủng nhập gen 16S Loài gần nhất tương đồng phân lập rRNA trên (%) GenBank BPTC-17 MW766963 Sphingobium indicum B90AT (AJXQ01000149) 99,57 BPTC-21 MW766964 Sphingobium indicum B90AT (AY519129) 99,79 BPTC-45 MW766965 Streptomyces melanogenes NBRC 12890T (AB184222) 98,89 BPTC-46 MW766966 Streptomyces scabiei NRRL B-16523T (D63862) 99,93 BPTC-53 MW766967 Arthrobacter bambusae GM18T (KF150696) 99,21 BPTC-55 MZ544101 Sphingobium mellinum WI4T (KF437546) 99,36 Mycolicibacterium aromaticivorans JCM 16368T BPTC-78 MW766968 98,33 (AY943386) BPTC-82 MW766969 Mycolicibacterium aurum NCTC 10437T (X55595) 98,96 BPTC-103 MW766970 Phycicoccus elongatus Lp2T (CAIZ01000036) 98,20 BPTC-106 MW766971 Rhodopseudomonas faecalis gcT (AF123085) 98,65 BPTC-107 MZ544102 Sphingobium limneticum 301T (JN591313) 99,86 BPTC-195 MW766974 Rhodanobacter panaciterrae LnR5-47T (EU332829) 99,32 BPTC-182 MW766972 Bacillus rubiinfantis MT2T (CCFE01000016) 98,37 BPTC-201 MW766975 Sphingomonas cremea G124T (MK796047) 98,79 BPTC-295 MW766977 Sphingomonas asaccharolytica NBRC 15499T (D28571) 99,00 BPTC-305 MW766979 Sphingopyxis chilensis S37T (AF367204) 99,43 BPTC-316 MW766981 Rhodococcus tukisamuensis JCM 11308T (AB067734) 99,79 BPTC-348 MW766982 Mesorhizobium jarvisii LMG 28313T (KM192335) 99,15 Hình 1. Sơ đồ phả hệ của các chủng phân lập dựa vào trình tự gen 16S rRNA http://jst.tnu.edu.vn 388 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 Trong số 18 chủng phân lập có 04 chủng phân lập có mức độ tương đồng về trình tự gen 16S rRNA với các loài đã công bố dưới 98,70%, bao gồm chủng BPTC-78 (MW766968) có mức độ tương đồng 98,33% với Mycolicibacterium aromaticivorans JCM 16368T (AY943386), chủng BPTC-103 (MW766970) có mức độ tương đồng 98,20% với Phycicoccus elongatus Lp2T (CAIZ01000036), chủng BPTC-106 (MW766971) có mức độ tương đồng 98,65% với Rhodopseudomonas faecalis gcT (AF123085) và chủng BPTC-182 (MW766972) có mức độ tương đồng 98,37% với Bacillus rubiinfantis MT2T (CCFE01000016) (Bảng 3). Dựa vào dữ liệu so sánh về sự tương đồng về trình tự gen 16S rRNA cho thấy 04 chủng BPTC-78, BPTC-103, BPTC-106 và BPTC-182 được coi là những ứng viên loài mới, lần lượt thuộc về các chi Mycolicibacterium, Phycicoccus, Rhodopseudomonas và Bacillus [13]. Các chi vi khuẩn trong nghiên cứu này khác biệt với các kết quả công bố ở nước ta trước đây như chi Cupriavidus, Burkholderia và Ralstonia với khả năng phân hủy 2,4- dichlorophenoxyacetic acid [15]; chi Paracoccus có khả năng phân hủy thuốc propoxur [16]; chi Stenotrophomonas và Acinetobacter với khả năng phân hủy carbosulfan [17]. Cho đến nay, với hơn 850 chi vi khuẩn được công bố trên hệ thống phân loại vi khuẩn nhân sơ [18]. Tuy nhiên, không nhiều các chi vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật. Một vài chi vi khuẩn Gram dương (Bacillus, Micrococcus, Streptomyces, Arthrobacter, Mycolicibacterium,…) và vi khuẩn Gram âm (Sphingopyxi, Flavobacterium,...) được chứng minh có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật [14]. Gần đây, một số chi vi khuẩn Gram âm như Chryseobacterium, Mesorhizobium, Rhodopseudomonas cũng được báo cáo về tiềm năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật [19]-[21]. Kết quả định danh phân tử của các chủng phân lập thuộc về 12 chi vi khuẩn và phù hợp với các chi vi khuẩn đã công bố trên thế giới trước đây về khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật. 4. Kết luận Phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường có bổ sung hoạt chất bảo vệ thực vật từ 08 mẫu được thu thập ở Tân Cương – Thành phố Thái Nguyên. Kết quả phân tích trình tự gen 16S rRNA, các chủng phân lập thuộc về các chi Arthrobacter, Bacillus, Phycicoccus, Rhodococcus, Streptomyces, Mycolicibacterium, Mesorhizobium, Rhodanobacter, Rhodopseudomonas, Sphingobium, Sphingomonas và Sphingopyxis. Các chủng Mycolicibacterium sp. BPTC-78, Phycicoccus sp. BPTC-103, Rhodopseudomonas sp. BPTC-106 và Bacillus sp. BPTC-182 được coi là ứng viên loài mới trong tổng số 18 chủng phân lập. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] Vietnam Environment Administration, “Current status of environmental pollution due to residual pesticides belonging to the persistent organic group in Vietnam,” pp. 1-110, 2015. [Online]. Available: https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/48262. [Accessed Nov. 10, 2023]. [2] G. T. Miller, Sustaining the Earth, 6th edition, Thompson Learning, Inc. Pacific Grove, California, USA, 2004. [3] X. Ye, F. Dong, and X. Lei, “Microbial resources and ecology - microbial degradation of pesticides,” Natural Resources Conservation and Research, vol. 1, pp. 22-28, 2018. [4] V. M. Pathak, V. K. Verma, B. S. Rawat et al., “Current status of pesticide effects on environment, human health and it's eco-friendly management as bioremediation: A comprehensive review,” Front Microbiol., vol. 13, 2022, Art. no. 962619. [5] B. K. Singh and A. Walker, “Microbial degradation of organophosphorus compounds,” FEMS Microbiology Reviews, vol. 30, no. 3, pp. 428-471, 2006. [6] S. M. Mousavi, S. A. Hashemi, S. M. Iman Moezzi et al., “Recent advances in enzymes for the bioremediation of pollutants,” Biochem. Res. Int., vol. 2021, 2021, Art. no. 5599204. [7] P. Bhatt, X. Zhou, Y. Huang, W. Zhang, and S. Chen, “Characterization of the role of esterases in the biodegradation of organophosphate, carbamate, and pyrethroid pesticides,” J Hazard Mater, vol. 411, 2021, Art. no. 125026. http://jst.tnu.edu.vn 389 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 229(01): 384 - 390 [8] TCVN 7538-6:2010, “Soil quality – Sampling – Part 6: Guidance on the collection, handling and storage of soil under aerobic conditions for the assessment of microbiological processes, biomass and diversity in the laboratory,” 2010. [9] P. Lovecka, I. Pacovska, P. Stursa et al., “Organochlorinated pesticide degrading microorganisms isolated from contaminated soil,” N Biotechnol, vol. 32, no. 1, pp. 26-31, 2015. [10] N. R. Krieg and P. J. Padgett, “Phenotypic and physiological characterization methods,” in Methods in Microbiology, vol. 38, F. Rainey and A. Oren A Ed. Academic Press, Oxford, UK, 2011. [11] J. Sambrook and D. W. Russell, “Molecular Cloning: A Laboratory Manual, 3rd Ed,” in Cold Spring Harbor Laboratory Press. New York, 2001, pp. 1-170. [12] A. Klindworth, E. Pruesse, T. Schweer et al., “Evaluation of general 16S ribosomal RNA gene PCR primers for classical and nextgeneration sequencing-based diversity studies,” Nucleic Acids Res, vol. 41, no. 1, pp. 1-11, 2013. [13] H. P. Browne, S. C. Forster, B. O. Anonye et al., “Culturing of “unculturable” human microbiota reveals novel taxa and extensive sporulation,” Nature, vol. 533, pp. 543-546, 2016. [14] Y. Huang, L. Xiao, F. Li et al., “Microbial degradation of pesticide residues and an emphasis on the degradation of Cypermethrin and 3-phenoxy benzoic acid: A Review,” Molecules, vol. 23, no. 9, 2018, Art. no. 2313. [15] T. P. O. Nguyen, V. U. Hua, and S. Dirk, “2,4-D degrading bacteria in rice fields in Tien Giang and Soc Trang,” Can Tho University Journal of Science, vol. 18a, pp. 65-70, 2011. [16] K. N. Nguyen and T. A. T. Tran, “Efficacy of the insecticide propoxur biodegradation in soil by Paracoccus sp. P23-7 strain immobilized in spent coffee grounds,” Can Tho University Journal of Science, vol. 52, pp. 31-40, 2017. [17] G. L. Duong and H. H. Nguyen, “Isolation and selection of bacterial strains capable of degradingcarbosulfan from paddy soils in Hau Giang province,” Can Tho University Journal of Science, vol. 56, no. 6B, pp. 119-127, 2020. [18] R. A. Barco, G. M. Garrity, J. J. Scott et al., “A genus definition for bacteria and archaea based on a standard genome relatedness index,” mBio, vol. 11, no. 1, 2020, doi: 10.1128/mbio.02475-19. [19] M. Shahid, M. S. Khan, A. Syed et al., “Mesorhizobium ciceri as biological tool for improving physiological, biochemical and antioxidant state of Cicer aritienum (L.) under fungicide stress,” Sci. Rep., vol. 11, no. 1, 2021, Art. no. 9655. [20] W. Zhang, J. Li, Y. Zhang et al., “Characterization of a novel glyphosate-degrading bacterial species, Chryseobacterium sp. Y16C, and evaluation of its effects on microbial communities in glyphosate- contaminated soil,” J. Hazard Mater, vol. 432, 2022, Art. no. 128689. [21] M. Li, P. Ning, Y. Sun, J. Luo, and J. Yang, “Characteristics and application of Rhodopseudomonas palustris as a microbial cell factory,” Front Bioeng Biotechnol, vol. 10, 2022, Art. no. 897003. http://jst.tnu.edu.vn 390 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân lập và đặc tính hóa vi khuẩn Lactic đối kháng với Vibrio spp. gây bệnh từ ao nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế
4 p | 131 | 11
-
Phân lập và định danh sơ bộ các chủng vi sinh trong chế phẩm vi sinh sử dụng vệ sinh nhà nuôi yến
8 p | 14 | 5
-
Tổng quan về các phương pháp phân lập, định danh vi khuẩn gây bệnh đường ruột mới nổi Escherichia albertii
7 p | 14 | 4
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 417/2021
204 p | 8 | 4
-
Phân lập nấm da chó, mèo tại một số phòng khám thú y trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
6 p | 40 | 4
-
Phân lập và định danh vi khuẩn Riemerella anatipestifer từ thủy cầm nghi mắc bệnh nhiễm trùng huyết tại tỉnh Hà Nam
9 p | 38 | 4
-
Phân lập và định danh nấm trichoderma đối kháng với tác nhân gây bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 14 | 3
-
Nghiên cứu triển vọng đối kháng thực vật trong các giống lúa om - phân lập và định danh các chất đối kháng thực vật trong 9 giống lúa trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
5 p | 26 | 3
-
Phân lập và đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm từ đất nông nghiệp
10 p | 32 | 3
-
Phân lập và định danh Leptospira từ nước tiểu chó nghi mắc bệnh Leptospirosis ở Thành phố Cần Thơ
7 p | 84 | 3
-
Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm ký sinh tuyến trùng hại rau tại Lâm Đồng
4 p | 30 | 2
-
Phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men dịch chiết lá tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton)
8 p | 27 | 2
-
Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm có khả năng phân giải paclobutrazol tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 7 | 2
-
Phân lập và khảo sát khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn nội sinh trong cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica L.) chống lại một số vi khuẩn gây bệnh
9 p | 14 | 2
-
Phân lập và đánh giá khả năng gây bệnh cháy lá của nấm Phytophthora colocasiae trên khoai môn sọ (Colocasia esculenta L. schott) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
13 p | 10 | 2
-
Phân lập và định danh chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá lúa
9 p | 90 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của chủng nấm dược liệu Cordyceps militaris bạch tạng (albino) phân lập tại Việt Nam
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn