intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phần mềm chống khủng bố giúp nhận diện nhân vật trong tranh

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

80
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần mềm nhận diện khuôn mặt dùng trong các cơ quan chống khủng bố đang có khả năng giải mã những bí ẩn về các bức chân dung không tên. Trong một số trường hợp, các chuyên gia có thể áp dụng phần mềm nhận diện tiên tiến nhất để tìm ra danh tính của các khuôn mặt chụp trên những tấm ảnh kỹ thuật số, phần mềm sẽ rà ra các điểm tương đồng trên nét mặt của nhiều người (và sau đó đối chiếu chúng với nhau). Hai sử gia nghệ thuật cùng một kỹ sư điện tử ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phần mềm chống khủng bố giúp nhận diện nhân vật trong tranh

  1. Phần mềm chống khủng bố giúp nhận diện nhân vật trong tranh
  2. Phần mềm nhận diện khuôn mặt dùng trong các cơ quan chống khủng bố đang có khả năng giải mã những bí ẩn về các bức chân dung không tên. Trong một số trường hợp, các chuyên gia có thể áp dụng phần mềm nhận diện tiên tiến nhất để tìm ra danh tính của các khuôn mặt chụp trên những tấm ảnh kỹ thuật số, phần mềm sẽ rà ra các điểm tương đồng trên nét mặt của nhiều người (và sau đó đối chiếu chúng với nhau). Hai sử gia nghệ thuật cùng một kỹ sư điện tử ở đại học California đang thực hiện một nghiên cứu rất là khả thi về phần mềm này. Họ ví nó như một “công cụ mới cho những sử gia nghệ thuật”. Conrad Rudolph – giáo sư của bộ môn Lịch sử Nghệ thuật tại Đại Học California – phát biểu “Trước khi nhiếp ảnh ra đời, các bức chân dung, theo đúng định nghĩa của nó, chính là ảnh mô tả các nhân vật quan trọng của thời kỳ bấy giờ. Nhưng ngày nay, khi dạo quanh hầu hết các bảo tàng lớn, ta thường
  3. thấy rất nhiều gương mặt vô danh đang nằm trên các bức chân dung không đề, vẽ trước thế kỷ 19.” Kiệt tác The Laughing Cavalier (Kỵ sĩ cười) do Frans Hal vẽ vào năm 1624 (hiện nằm tại bảo tàng Wallace Collection, London) là một trong những bức chân dung không tên nổi tiếng, chẳng ai biết được “người mẫu” trong bức này là nhân vật nào. Người ta tự ý đặt tựa cho tác phẩm vào cuối thế kỷ 19 (chứ tác phẩm chính ra không có tên).
  4. Tác phẩm "The Laughing Cavalier", Frans Hal, 1624. Trông nó sống động y như hình chụp. Có một ghi chú cho ta biết thêm rằng: người mẫu trong tranh độ 26 tuổi
  5. Jeremy Warren – giám đốc của bảo tàng Wallace – phát biểu “Ai cũng chấp nhận cái tên ‘Kỵ sĩ cười’, nhưng thực tế thì nhân vật chính duy nhất của bức tranh không cười (chỉ hơi nhoẻn miệng) và cũng không phải là kỵ sĩ… Tôi rất muốn tìm hiểu xem anh ấy là ai. Nếu kỹ thuật mới có thể giúp chúng tôi làm được điều đó, chúng tôi sẽ rất vui”. Giáo sư Rudolph chấp nhận rằng “khó khăn là chuyện đương nhiên”. Sự đa dạng về tính biểu cảm của gương mặt, độ tuổi, góc tạo dáng, ánh sáng… sẽ ảnh hưởng không nhỏ lên công tác tìm kiếm. Nhưng các thử nghiệm đầu tiên – thí dụ, trên những bức chân dung vẽ Lorenzo de’ Medici – nhà lãnh đạo của thành phố Florence thời thế kỷ 15 – đã cho thấy: các chuyên gia có thể giản lược những khuôn mặt thành sơ đồ và so sánh chúng với nhau.
  6. Chân dung "Lorenzo de' Medici" do Angelo Bronzino vẽ vào thế kỷ 15.
  7. Phần mềm chống khủng bố đã nhận ra mặt của Lorenzo (khoanh tròn) trên bức "The confirmation of the Rule", do Domenico Ghirlandaio vẽ năm 1485. Hiện nay trên thế giới vẫn còn khá nhiều các bức chân dung nổi tiếng của những người… không tên tuổi, ví dụ như:
  8. Cô gái đeo hoa tai ngọc trai: Hầu như không ai biết gì về cô gái trong tác phẩm do danh họa người Hà Lan Johannes Vermeer vẽ vào năm 1667. Nhà văn Tracy Chevalier đã sáng tác một cuốn tiểu thuyết cùng tên, sau đó tiểu thuyết này được dựng thành phim. Tracy đoán rằng cô gái trong tranh là một trong các cô người hầu làm việc tại nhà họa sĩ Vermeer.
  9. Chân dung một phụ nữ không tên: Chân dung (không rõ ai vẽ) sáng tác khoảng năm 1570, ban đầu mọi người nghi ngờ đây chính là Mary - Nữ hoàng của Scotland - nhưng người mẫu trong tranh nhìn không giống với những bức chân dung khác của Nữ hoàng Mary tẹo nào. Có điều, áo váy hoành
  10. tráng của cô gợi ý cho chúng ta biết rằng cô là một phụ nữ quý tộc. Người đàn ông không tên: Mọi người từng lầm rằng bức chân
  11. dung về một người đàn ông (sắp chết) trên giường bệnh này là chân dung của James Scott, Công tước xứ Monmouth - đứa con rơi đầu lòng của vua Charles đệ Nhị (người bị chặt đầu vào năm 1685). Thế nhưng, kiểu tóc của nhân vật chính và phong cách của tranh lại cho thấy là nó được vẽ vào khoảng năm 1640s. Nên bây giờ vẫn chưa ai biết ông này là ông nào. Hy vọng rằng phần mềm sẽ tìm ra được tên tuổi của những nhân vật vô danh mà nổi tiếng này!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2