Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN CẤU TRÚC VỐN<br />
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY<br />
ANAYZING THE DETERMINANTS OF CAPITAL STRUCTURE<br />
OF THE TEXTILE INDUSTRY<br />
Phạm Quốc Phong1, Phan Thị Bích Nguyệt2<br />
Ngày nhận bài: 28/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 11/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này phân tích 7 nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dệt may bao gồm: thuế,<br />
quy mô doanh nghiệp, chi phí nợ, chi phí vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài<br />
sản, lá chắn thuế nhờ khấu hao. Số liệu phân tích được thu thập từ báo cáo tài chính năm 2009 của 28 doanh nghiệp ngành<br />
dệt may. Kết quả phân tích cho thấy, cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dệt may phụ thuộc bởi hai nhân tố là quy mô doanh<br />
nghiệp và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Vì vậy, nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng giúp các doanh nghiệp<br />
có thể ra quyết định về cấu trúc vốn phù hợp để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: cấu trúc vốn, quy mô doanh nghiệp, chi phí nợ, chi phí vốn chủ sở hữu, ROA, ROE, lá chắn thuế do khấu<br />
hao, dệt may<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study analyzes 7 the determinants of textile firms’ capital structure including: tax, firm size, debt cost, equity<br />
cost, return on equity, return on asset, depreciation tax shield. The data is collected from fincial reports in 2009 of 28 textile<br />
firms. The results confirmed that financial structure is decided by firm size and return on asset. Therefore, this study<br />
provided important information for the firms in deciding optimal capital structure to maximize the firm value.<br />
Keywords: financial structure, firm size, debt cost, equity cost, ROA, ROE, depreciation tax shield, textile firms<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cấu trúc vốn (CTV) là sự kết hợp giữa nợ trung,<br />
dài hạn và vốn cổ phần, tất cả được dùng để tài trợ<br />
cho quyết định đầu tư của công ty [1]. Cấu trúc vốn<br />
có mối liên hệ mật thiết với giá trị công ty, một công<br />
ty có CTV hợp lý thì giá trị công ty sẽ tăng lên và<br />
ngược lại [7]. Tuy nhiên, giá trị công ty không chỉ<br />
chịu tác động của CTV mà còn bị ảnh hưởng bởi<br />
chiến lược sử dụng các nguồn vốn trong CTV để<br />
tài trợ cho quyết định đầu tư [16]. Như vậy, việc xây<br />
dựng một CTV hợp lý là rất cần thiết và quan trọng<br />
bởi vì nó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh<br />
của công ty [7].<br />
Nghiên cứu này sử dụng bối cảnh ngành dệt<br />
may Việt Nam làm đối tượng khảo sát vì một số lý<br />
do. Mỗi doanh nghiệp đều có mức độ và chính sách<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
quản lý CTV khác nhau và dẫn đến những hiệu<br />
quả khác nhau, thậm chí là ngược chiều nhau. Có<br />
doanh nghiệp thì khai thác có hiệu quả, bảo toàn<br />
được nguồn vốn chủ sở hữu và ngày càng phát<br />
triển, ngược lại có doanh nghiệp hoạt động thua<br />
lỗ và ngày càng mất dần vốn chủ sở hữu. Trong<br />
trường hợp các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do sử<br />
dụng nợ không hợp lý, một mặt sẽ làm giảm giá trị<br />
của doanh nghiệp, mặt khác sẽ ảnh hưởng không<br />
tốt đến tốc độ tăng trưởng của ngành. Hơn nữa,<br />
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang diễn ra<br />
hiện nay trên phạm vi toàn cầu, việc xác định nhân<br />
tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn là một cơ sở giúp<br />
các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược sử dụng<br />
vốn phù hợp với đặc điểm tính chất ngành, đặc điểm<br />
của nền kinh tế và đặc tính riêng của doanh nghiệp,<br />
<br />
Phạm Quốc Phong: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 – Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS.TS. Phạm Thị Bích Nguyệt: Trường Đại học Kinh tế - Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
đảm bảo nguồn tài chính đủ cần thiết và ổn định đáp<br />
ứng cho mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh<br />
nghiệp. Từ thực tiễn trên, việc phân tích các nhân<br />
tố tác động lên cấu trúc vốn các doanh nghiệp dệt<br />
may là cần thiết.<br />
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mô hình nghiên cứu<br />
Cấu trúc vốn trong nghiên cứu này được đo<br />
lường bởi biến hệ số nợ (DR) [1]. Đây là chỉ số đo<br />
lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp cho<br />
biết trong tổng nguồn vốn của nó thì nợ chiếm bao<br />
nhiêu phần trăm [1]. Nợ của doanh nghiệp bao gồm<br />
cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cấu trúc vốn được<br />
đề xuất chịu sự tác động của các biến độc lập: Thuế<br />
suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), Qui mô<br />
doanh nghiệp (SIZE), Chi phí nợ (Rd), Chi phí vốn<br />
chủ sở hữu (Re), Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở<br />
hữu (ROE), Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA),<br />
Lá chắn thuế do khấu hao (TSE)<br />
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX):<br />
Tác động của thuế đối với cơ cấu vốn là chủ đề<br />
chính trong nghiên cứu đầu tiên của Modigliani và<br />
Miller (1958) [7]. Các nhà nghiên cứu tin rằng thuế<br />
đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc vốn của các<br />
doanh nghiệp (DN) và các DN có thuế suất cao hơn<br />
sẽ sử dụng nhiều nợ để tăng phần tiết kiệm thuế [9].<br />
MacKie-Mason (1990) [11] bình luận rằng lý do<br />
nhiều nghiên cứu thất bại trong việc tìm ra những<br />
ảnh hưởng chính xác và hợp lý của thuế đối với<br />
các quyết định tài trợ, đã được đề cập đến trong lý<br />
thuyết của Modigliani và Miller, là do tỉ lệ nợ/vốn cổ<br />
phần là kết quả tích luỹ từ các quyết định tài chính<br />
một cách độc lập qua các năm, và lợi ích của tấm<br />
chắn thuế có ảnh hưởng không đáng kể tới thuế<br />
suất của các DN. Trái ngược với các nhà nghiên<br />
cứu khác, MacKie-Mason giải thích cho các quyết<br />
định tài trợ bởi nợ bằng việc sử dụng các phân tích<br />
lựa chọn riêng rẽ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tới ảnh<br />
hưởng của thuế (do kết chuyển lỗ để giảm thuế và<br />
thuế được hoàn lại do đầu tư) đối với lựa chọn nợ<br />
hay vốn cổ phần có điều kiện ra công chúng, và<br />
nhận thấy rằng sự mong đợi tài trợ bằng nợ tỉ lệ<br />
thuận với thuế suất thuế thu nhập DN, điều này<br />
cũng phù hợp với lý thuyết của MM. Vì vậy, trong<br />
nghiên cứu này, biến thuế được giả định có tác động<br />
nghịch biến lên biến cấu trúc vốn<br />
H1: Biến thuế có tác động âm lên biến cấu<br />
trúc vốn.<br />
<br />
Số 1/2014<br />
Qui mô doanh nghiệp (SIZE): Nhiều nghiên cứu<br />
chỉ ra rằng có một mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa hệ số<br />
nợ và qui mô doanh nghiệp. Marsh (1982) [12] nhận<br />
thấy các DN lớn thường lựa chọn vay nợ dài hạn,<br />
trong khi các DN nhỏ lại chọn nợ ngắn hạn. Các<br />
DN lớn có thể tận dụng lợi thế về qui mô trong phát<br />
hành nợ dài hạn, và thậm chí có thể “thương lượng”<br />
đối với các chủ nợ. Do đó chi phí phát hành nợ và<br />
vốn cổ phần sẽ tỉ lệ nghịch với qui mô DN. Mặt khác,<br />
qui mô cũng thể hiện thông tin mà các nhà đầu tư<br />
bên ngoài có. Fama và Jensen (1983) [8], Rajan và<br />
Zingales (1995) [17] lập luận rằng các DN lớn hơn<br />
có xu hướng cung cấp nhiều thông tin cho chủ nợ<br />
hơn là các DN nhỏ. Tóm lại, các DN lớn có ít vấn đề<br />
hơn về thông tin không tương xứng sẽ có xu hướng<br />
sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn nợ, và do đó hệ<br />
số nợ thấp hơn. Tuy nhiên, các DN lớn thường đa<br />
dạng hoá hơn và có các dòng tiền mặt ổn định hơn;<br />
khi các điều kiện khác không thay đổi, khả năng<br />
phá sản của các DN lớn cũng thấp hơn so với các<br />
DN nhỏ. Tất cả các lập luận đều cho rằng qui mô tỉ<br />
lệ thuận với hệ số nợ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu<br />
về lý thuyết bao gồm Harris and Raviv (1991) [13],<br />
Narayanan (1988) [14], Noe (1988) [19], Poitevin<br />
(1989) [15], và Stulz (1990) [18], cho rằng hệ số nợ<br />
tăng theo giá trị của công ty.<br />
Các nghiên cứu dựa trên thực tế như Booth và<br />
cộng sự (2001) [15], Marsh (1982) [12], Rajan và<br />
Zingales (1995) [16], và Wald (1999) [20], thường<br />
chỉ ra rằng hệ số nợ tỉ lệ thuận với qui mô DN. Trong<br />
khi đó cả Rajan và Zingales (1995) [17] và Wald<br />
(1999) [20] đều nhận thấy rằng các DN ở Đức có<br />
xu hướng vay nợ ít hơn. Wald (1999) [20] phát hiện<br />
ra rằng, tại Đức, một số nhỏ nhà quản lý chuyên<br />
nghiệp nắm giữ một tỉ lệ cổ phiếu khá cao của các<br />
DN lớn trong ngành (ví dụ như Siemens và DaimlerBenz) và có thể áp đặt việc quản lý đối với lợi ích<br />
của các cổ đông. Căn cứ trên các lý thuyết trước đó,<br />
trong nghiên cứu này biến quy mô doanh nghiệp có<br />
tác động dương lên biến cấu trúc vốn.<br />
H2: Biến quy mô doanh nghiệp có tác động<br />
dương lên biến cấu trúc vốn.<br />
Chi phí nợ (Rd): Lãi vay được sử dụng làm chi<br />
phí nợ vì tất cả các DN nghiên cứu đều không phát<br />
hành trái phiếu [7]. Về lý thuyết, lãi vay càng cao thì<br />
việc sử dụng nợ sẽ giảm vì khi chi phí nợ tăng lên [2],<br />
DN sẽ chuyển sang sử dụng vốn chủ sở hữu. Quan<br />
hệ ngược chiều này sẽ được kiểm nghiệm bằng số<br />
liệu. Hơn nữa, bằng phân tích thực nghiệm, sẽ định<br />
lượng được mức độ ảnh hưởng của lãi vay đến việc<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 185<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sử dụng nợ của DN [7]. Như vậy, biến chi phí nợ<br />
được giả định có tác động nghịch biến lên biến cấu<br />
trúc nợ.<br />
H3: Biến chi phí nợ có tác động âm lên biến cấu<br />
trúc vốn.<br />
Chi phí vốn chủ sở hữu (Re): Chi phí vốn chủ sở<br />
hữu được đo lường bằng tỷ lệ lãi suất yêu cầu của<br />
chủ sở hữu đối với vốn đầu tư vào DN [12]. Đây là<br />
chi phí rất quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn<br />
của DN [7]. Do vậy, về lý thuyết thì chi phí vốn chủ<br />
sở hữu sẽ biến động cùng chiều với cơ cấu vốn, chi<br />
phí vốn chủ sở hữu tăng sẽ hạn chế DN sử dụng<br />
vốn chủ sở hữu mà chuyển sang dùng nợ [12].<br />
H4: Biến chi phí vốn chủ sở hữu có tác động<br />
dương lên biến cấu trúc vốn.<br />
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):<br />
Bằng một số lý thuyết đã nghiên cứu và kiểm chứng<br />
bằng thực nghiệm, Ivo Welch (2004 [10] cho rằng, tỷ<br />
lệ sinh lời trên cổ phiếu có ảnh hưởng ngược chiều<br />
đến hệ số nợ. Vì nếu DN có tỷ lệ sinh lời trên cổ<br />
phiếu cao, các cổ đông sẵn sàng đồng ý giữ lại lợi<br />
nhuận để tái đầu tư mà không nhận cổ tức [1]. Khi<br />
đó, DN sẽ chuyển từ việc huy động nợ sang sử dụng<br />
vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi nhuận tái đầu tư [1].<br />
H5: Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có<br />
tác động dương lên biến cấu trúc vốn.<br />
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Bên<br />
cạnh ROE, hệ số sinh lời trên tổng tài sản cũng<br />
được sử dụng vì hiện tại việc đánh giá hiệu quả hoạt<br />
động và khả năng sinh lời của các DN Nhà nước<br />
được xem xét trên tổng tài sản mà DN sử dụng [1].<br />
Đây là chỉ tiêu bổ sung cho ROE vì ROE chỉ hữu ích<br />
trong trường hợp là DN cổ phần, khi khả năng sinh<br />
lời trên vốn chủ sở hữu được quan tâm hơn [1].<br />
ROA cũng có quan hệ ngược chiều với cơ cấu<br />
vốn [13]. Mức độ ảnh hưởng của ROA đến cơ cấu vốn<br />
sẽ được ước lượng bằng mô hình kinh tế lượng [13].<br />
Tuy nhiên, có thể hai biến ROA và ROE sẽ có mối<br />
quan hệ với nhau, vì theo lý thuyết, nếu DN đạt tỷ lệ<br />
sinh lời trên tổng tài sản cao thì tỷ lệ sinh lời trên vốn<br />
chủ sở hữu sẽ cao. Bằng các kiểm nghiệm trong mô<br />
hình, một trong hai biến sẽ được loại ra để lựa chọn<br />
biến có ý nghĩa hơn trong mô hình.<br />
H6: Biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác<br />
động âm lên biến cấu trúc vốn.<br />
Lá chắn thuế do khấu hao (TSE): Lá chắn thuế<br />
do khấu hao được gọi là các khoản tiết kiệm thuế<br />
không phải nợ [9]. DeAngelo và Masulis (1980) [6]<br />
cho rằng khoản tiết kiệm thuế không phải nợ được<br />
dùng để thay thế cho phần tiết kiệm thuế do tài trợ<br />
<br />
186 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 1/2014<br />
bằng nợ, và khi các điều kiện khác không đổi thì<br />
một DN có các khoản tiết kiệm thuế không phải nợ<br />
được dự đoán là sẽ vay nợ ít hơn. Các nghiên cứu<br />
dựa trên kiểm định thường khẳng định dự đoán<br />
trên. Bradley và cộng sự (1984) [3] sử dụng phép<br />
tính tổng chi phí khấu hao hàng năm và hoàn thuế<br />
từ đầu tư chia cho tổng thu nhập hàng năm trước<br />
khấu hao, lãi vay và thuế (EBIT) để tính các khoản<br />
tiết kiệm thuế không phải nợ. Họ nhận thấy rằng hệ<br />
số nợ tỉ lệ thuận với các khoản tiết kiệm thuế không<br />
phải nợ. Wald (1999) [20] sử dụng tỉ lệ khấu hao<br />
trên tổng tài sản, Chaplinsky và Niehaus (1993) [5]<br />
sử dụng tỉ lệ chi phí khấu hao cộng với hoàn thuế<br />
do đầu tư trừ đi tổng tài sản để tính các khoản tiết<br />
kiệm thuế không phải nợ. Tất cả các nghiên cứu đều<br />
nhận thấy rằng hệ số nợ tỉ lệ nghịch với các khoản<br />
tiết kiệm thuế không phải nợ. Lá chắn thuế nhờ<br />
khấu hao được hiểu là khoản lợi nhuận tiết kiệm<br />
thuế do việc sử dụng tài sản cố định nên được trích<br />
khấu hao (ngoài việc tiết kiệm thuế nhờ sử dụng nợ<br />
như đã trình bày ở trên).<br />
H7: Biến lá chắn thuế do khấu hao có tác động<br />
âm lên biến cấu trúc vốn.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên<br />
cứu thứ cấp, số liệu được thu thập từ báo cáo tài<br />
chính năm 2009 của 28 doanh nghiệp ngành dệt<br />
may theo quý của năm tài chính.<br />
Thủ tục phân tích dữ liệu: Phân tích tương quan<br />
và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm<br />
định mối quan hệ giữa các biến độc lập có tác động<br />
lên cấu trúc vốn. Đầu tiên, phân tích tương quan<br />
được thực hiện để kiểm tra được sự phù hợp của<br />
từng biến đưa vào mô hình cũng như dự đoán có<br />
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến không. Tiếp theo,<br />
phân tích hồi quy được thực hiện để kiểm định mối<br />
quan hệ tương quan tuyến tính.<br />
Đo lường các biến:<br />
Cấu trúc vốn = Tổng nợ/Tổng nguồn vốn.<br />
Thuế = Hệ số chi phí thuế TNDN hiện hành/tổng<br />
lợi nhuận trước thuế và lãi vay.<br />
Quy mô doanh nghiệp = Doanh thu thuần về<br />
bán hàng và cung cấp dịch vụ.<br />
Chi phí nợ = Lãi vay.<br />
Chi phí vốn chủ sở hữu = Tỷ lệ lãi suất yêu cầu<br />
của chủ sở hữu đối với vốn đầu tư vào DN.<br />
ROA = Lợi nhuận/Tổng tài sản.<br />
ROE = Lợi nhuận/tổng nguồn vốn.<br />
Lá chắn thuế nhờ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao/<br />
tổng tài sản.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Hệ số tương quan<br />
Bảng 1. Hệ số tương quan, trung bình và sai số chuẩn của các khái niệm<br />
1. DR<br />
2. TAX<br />
3. SIZE<br />
4. RD<br />
5. RE<br />
6. ROE<br />
7. ROA<br />
8. TSE<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1.000<br />
<br />
-.415**<br />
1.000<br />
<br />
3<br />
<br />
.358*<br />
-.303ns<br />
1.000<br />
<br />
4<br />
<br />
-.130ns<br />
-.092ns<br />
-.091ns<br />
1.000<br />
<br />
5<br />
<br />
-.124ns<br />
.014ns<br />
.205ns<br />
.041ns<br />
1.000<br />
<br />
6<br />
<br />
-.096ns<br />
.110ns<br />
.209ns<br />
.146ns<br />
.924***<br />
1.000<br />
<br />
7<br />
<br />
-.534***<br />
.192ns<br />
.123ns<br />
.174<br />
.793***<br />
.815***<br />
1.000<br />
<br />
8<br />
<br />
.422**<br />
.224ns<br />
.220ns<br />
-.181<br />
.085ns<br />
.125ns<br />
-.067ns<br />
1.000<br />
<br />
* p < 0,1, ** p < 0,05; *** p DR<br />
-0.705ns<br />
-0.208<br />
-1.337<br />
SIZE -> DR<br />
3.928*<br />
0.342<br />
2.226<br />
ROA -> DR<br />
-1.800**<br />
-0.539<br />
-3.577<br />
0.132<br />
0.906<br />
TSE<br />
-> DR<br />
0,04ns<br />
2<br />
R : 0.43; * p < 0,05, ** p < 0,01; ns: Không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%<br />
3. Thảo luận<br />
Trong bốn biến đưa vào mô hình hồi quy, có<br />
hai biến tác động lên cấu trúc vốn bao gồm biến<br />
quy mô doanh nghiệp và biến tỷ suất sinh lời trên<br />
tổng tài sản. Qui mô doanh nghiệp có quan hệ cùng<br />
chiều với cấu trúc vốn. Khi quy mô doanh nghiệp<br />
tăng lên 1% thì cấu trúc vốn sẽ tăng 3,928% trong<br />
điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hay nói cách<br />
khác, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn, tỷ lệ nợ<br />
trên tổng nguồn vốn sẽ tăng. Kết quả này đồng nhất<br />
với các nghiên cứu trước đó [19]. Trong khi đó, tỷ<br />
suất sinh lời trên tổng tài sản có quan hệ ngược<br />
chiều với cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Khi tỷ<br />
suất sinh lời trên tổng tài sản tăng lên 1% thì cấu<br />
trúc vốn giảm 1,800% trong điều kiện các nhân tố<br />
khác không đổi. Hay nói cách khác, khi lợi nhuận<br />
thu về với tỷ suất cao, doanh nghiệp sẽ sử dụng<br />
nguồn lợi nhuận tăng thêm để bổ sung vào nguồn<br />
vốn kinh doanh. Do đó, nguồn vốn chủ sở hữu tăng<br />
hay tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn giảm. Kết quả này<br />
<br />
VIF<br />
<br />
1,788<br />
1.159<br />
1,577<br />
1.571<br />
<br />
khẳng định lại vai trò của biến tỷ suất sinh lời trên<br />
tổng tài sản đối với việc quyết định cấu trúc vốn của<br />
doanh nghiệp. Giữa hai biến biến tỷ suất sinh lời<br />
trên tổng tài sản có tầm quan trọng cao hơn so với<br />
biến quy mô doanh nghiệp với hệ số hồi quy chuẩn<br />
hóa là – 0.539 so với 0.342. Như vậy, doanh nghiệp<br />
thường quyết định cấu trúc vốn căn cứ trên tỷ suất<br />
sinh lời trên tổng tài sản.<br />
Ngược lại, hai biến thuế và lá chắn thuế nhờ<br />
khấu hao không tác động lên cấu trúc vốn. Hay nói<br />
cách khác, đối với các doanh nghiệp trong ngành<br />
dệt may, yếu tố thuế và lá chắn thuế nhờ khấu hao<br />
không phải là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn<br />
tỷ lệ nợ.<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Nghiên cứu phân tích 7 nhân tố tác động lên cấu<br />
trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm thuế, quy mô<br />
doanh nghiệp, hệ số nợ, chi phí nợ, chi phí vốn chủ<br />
sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 187<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sinh lời trên tổng tài sản và lá chắn thuế nhờ khấu<br />
hao. Tuy nhiên, qua phân tích tương quan và hồi quy<br />
chỉ có hai biến tác động lên quyết định về cấu trúc vốn<br />
của doanh nghiệp bao gồm quy mô doanh nghiệp và<br />
tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Như vậy, trong<br />
thực tế hoạt động của các doanh nghiệp dệt may,<br />
các doanh nghiệp quyết định cấu trúc vốn hay tỷ lệ<br />
nợ vay căn cứ trên quy mô sản xuất kinh doanh: khi<br />
quy mô tăng tỷ lệ vốn vay sẽ cao hơn và tỷ suất lợi<br />
nhuận trên tổng tài sản: khi tỷ suất cao thì tỷ lệ vốn<br />
vay sẽ giảm đi. Kết quả trên phù hợp với các suy luận<br />
của các nghiên cứu trước đó về việc đo lường các<br />
nhân tố quyết định cấu trúc vốn tối ưu [19], [3]. Việc<br />
xác định các nhân tố sẽ góp phần hỗ trợ thông tin cho<br />
các doanh nghiệp khi quyết định cấu trúc vốn nhằm<br />
tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu<br />
này, phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại với quy mô mẫu<br />
nhỏ và chỉ trong phạm vi của ngành dệt may. Để có<br />
<br />
Số 1/2014<br />
kết quả khái quát hơn, cần mở rộng quy mô mẫu cần<br />
thu và mở rộng nhiều lĩnh vực để có thể đạt được sự<br />
tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu.<br />
Các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh<br />
nghiệp dệt may có thể sử dụng thông tin này để<br />
giúp doanh nghiệp dệt may có được cấu trúc vốn<br />
tối ưu, đặc biệt chú trọng vào hai nhân tố: tỷ suất lợi<br />
nhuận trên tổng tài sản và qui mô doanh nghiệp. Cụ<br />
thể, các doanh nghiệp cần: xem xét điều chỉnh cơ<br />
cấu của doanh nghiệp; sáp nhập, hợp nhất, mua lại<br />
nhằm nâng cao năng lực canh tranh để tái cấu trúc<br />
vốn; nâng cao chất lượng quản trị tài chính công ty;<br />
chuyển đổi cơ cấu tài trợ hiện tại. Chính phủ có thể<br />
trợ giúp cho các doanh nghiệp bằng các biện pháp:<br />
phát triển thị trường vốn, ưu tiên thị trường vốn dài<br />
hạn; phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm ở<br />
Việt Nam; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo<br />
tính công khai, minh bạch của thông tin.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
13.<br />
14.<br />
15.<br />
16.<br />
17.<br />
18.<br />
19.<br />
20.<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê. TP. Hồ Chí Minh.<br />
Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009. Báo cáo thống kê năm 2009.<br />
Tiếng Anh<br />
Bradley, Michael, Gregg Jarrell and E. Han Kim, 1984. On the existence of the optimal capital structure: Theory and<br />
Evidence. Journal of Finance 39: 857 -878.<br />
Booth, Laurence., Aivazian, Varouj. , Demirguc-Kunt, Asli., Maksimovic, Vojislav, 2001. Capital Structures in Developing<br />
Countries. Journal of Finance, Vol. Lvi, No.1: 87 -130.<br />
Chaplinsky, S., Niehaus, G., 1993. Do Inside Ownership and Leverage Share Common Determinants? Quarterly Journal of<br />
Business and Economics, vol. 32: 51 -65.<br />
DeAngelo, Harry., Masulis, Ronald W., 1980. Optimal Captial Structure Under Corporate and Personal Taxation. Journal of<br />
Fiancial Economics 8: 3-29.<br />
Franco Modigliani, Merton H. Miller, 1958. The Cost of Capital, Corporation Finance and the Theory of Investment. The<br />
American Economic Review, Vol. 48, No. 3: 261-297.<br />
Fama, Eugene F., and Jensen, Michael C., 1983. Organizational Forms and Investment Decisions. Managerial Economics<br />
Research Center Working Paper no. MERC 83-03. Rochester, NY. University of Rochester, Graduate School of Management.<br />
Harry DeAngelo, 1980. Optimal Capital Structure under Corporate and Personal Taxation. Journal of Financial Economics,<br />
Vol. 8: 3 – 29.<br />
Ivo Welch, 2004. Capital Structure and Stock Return. The Journal of Political Economy, Vol. 112, Part 1: 106 – 131.<br />
MacKie-Mason, J.K., 1990. Do Taxes Affect Corporate Financing Decisions? Journal of Finance, 45: 1471–1494.<br />
Marsh, P., 1982. The choice between Debt and Equity. Journal of Finance, 37 (March): 121-144.<br />
Milton Harris and Artur Raviv, 1991. The Theory of Capital Structure. The Journal of Fiance, Vol. 46, No.1: 297 – 355.<br />
M. P. Narayanan, 1988. Debt versus Equity under Asymmetric Information. Journal of Financial and Quantitative Analysis,<br />
Vol. 23, Issue 01, March: 39-51.<br />
Michel Poitevin, 1989. Financial Signalling and the “Deep-Pocket” Argument, RAND. Journal of Economics, The RAND<br />
Corporation, vol. 20 (1), Spring: 26-40.<br />
Rajan, R. G. and Zingales L., 1995. What do we know about Capital Structure? Some Evidence from International Data.<br />
Journal of Finance, 50: 1421-1460.<br />
Rajan, R.G, and Zingales, L., 1995. Is there an Optial Capital Structure? Some Evidence from International Data. The Journal<br />
of Finace, 50: 1421 – 60.<br />
Stulz, Rene M., 1990. Managerial discretion and optimal financing policies. Journal of Finacial Economics 26: 3 -27.<br />
Thomas H. Noe, 1988. Capital Structure and Signaling Game Equilibria. Review of Financial Studies. Society for Financial<br />
Studies, vol. 1(4): 331-355.<br />
Wald John K., 1999. How firm characteristics affect captail structure: an international comparision. Journal of Financial<br />
Research 22 (2): 261 – 187.<br />
<br />
188 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />