intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích lợi thế và bất lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chia sẻ: ViJoy ViJoy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm hệ thống về xuất khẩu thủy sản và bằng các dữ liệu thứ cấp xác định các lợi thế của vùng về ngành thủy sản, các lợi thế và bất lợi thế doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng, nhằm khai thác lợi thế và hạn chế bất lợi của doanh nghiệp, khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng cạnh tranh tốt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích lợi thế và bất lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 PHÂN TÍCH LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ANALYSIS OF ADVANTAGES AND DISADVANTAGES OF SEAPRODUCTS EXPORT ENTERPRISES IN CENTRAL ECONOMIC ZONE ThS. Kiều Thị Hường Trường Đại học Quy Nhơn Email: Kieuhuong@qnu.edu.vn Tóm tắt Thế giới đang mở cửa hội nhập, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang bước vào một sân chơi chung là nền kinh tế thế giới. Tham gia trao đổi thương mại quốc tế chủ thể nào cũng mong muốn có được lợi ích lớn nhất. Vậy muốn đạt được mục tiêu đó các quốc gia hay vùng lãnh thổ, địa phương hay doanh nghiệp phải xem xét và quyết định là nên xuất khẩu sản phẩm gì và nhập khẩu sản phẩm gì. Để lựa chọn sản phẩm sẽ chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi trên thị trường quốc tế, các chủ thể phải xem xét các điều kiện sản xuất và xác định các lợi thế cũng như bất lợi thế trong sản xuất. Với vị trí và tài nguyên thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung phát triển, là vùng có thế mạnh về kinh tế biển và cụ thể là ngành thủy sản. Song các doanh nghiệp trong vùng chưa phát triển xứng tầm với các tiềm năng và lợi thế của vùng. Nghiên cứu nhằm hệ thống về xuất khẩu thủy sản và bằng các dữ liệu thứ cấp xác định các lợi thế của vùng về ngành thủy sản, các lợi thế và bất lợi thế doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng, nhằm khai thác lợi thế và hạn chế bất lợi của doanh nghiệp, khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và có khả năng cạnh tranh tốt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ khóa: Lợi thế; bất lợi thế, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Abstract The world is going to integration, contries and territories are entering a unified playing field, the world economy. Participating in international trade, every subject wants to achieve the greatest benefit. In order to accomplish that goal, contries or regions, localities or businesses must consider and make decision on which product need to be export and import vice versa. In the selection of product following specialization economy, the subject should consider conditions of production and determine advantages and disadvantages of production. The location and natural resouces has created favorable consitions for Central economic zone, the region is strong in marine economy particularly fishery sector. However, business inside the region have not developed to match the potential and advantages of the region. This study analyse seaproduct export system and secondary data to identify regional advantages of seaproduct production, advantages and disadvantages of seaproduct export enterprises to expoit the advantages, minimize the disadvantages, promoting region’s potential advantages to achieve highest efficiency and strong competitiveness in international market. Keywords: advantages, disadvantages, seaproducts export. 1. Giới thiệu Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng. Các tỉnh trong vùng đều có bờ biển với hàng trăm nghìn ha mặt nước để nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tổng diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản của vùng khoảng 65.731 ha, trong đó vùng diện tích nước lợ (các bãi ngang ven biển, ruộng nhiễm mặn) có khoảng 18.920 ha. Tuy nhiên, nguồn lợi biển tại các ngư trường ven bờ đã tập trung khai thác đến trữ lượng cho phép và đang có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài điều kiện thuận lợi về nguồn hải sản, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có bờ biển trải dài với nhiều vũng, vịnh. Về cảng biển, trên địa bàn vùng có hệ thống cảng biển gồm các cảng Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Dung Quất, Quy Nhơn. Hầu hết các cảng có mức nước sâu và đều có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn...song hiện nay các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản của vùng còn hạn chế, về nguồn lực và năng lực hoạt động chưa tương xứng với những lợi thế của vùng. Vì vậy cần có sự đánh giá về các lợi thế và bất 396
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 lợi thế của của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung để từ đó có giải pháp cho doanh nghiệp khai thác các lợi thế và hạn chế bất lợi thế, phát triển xứng tầm với các tiềm năng. Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, từ đó đánh giá các lợi thế và bất lợi thế và đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp khai thác tốt các lợi thế và hạn chế các tác động bất lợi để phát triển ổn định và bền vững từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản của Việt Nam nói chung và của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng trên thị trường quốc tế. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu A. Smith là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo thì khi tham gia thương mại quốc tế, trong đó có hoạt động xuất khẩu sản phẩm, các quốc gia sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản xuất vào sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối hay sản phẩm mà mình có mức bất lợi thấp nhất để xuất khẩu. Khi một quốc gia tiến hành sản xuất và xuất khẩu tức là quốc gia đó đang tập trung các nguồn lực để đầu tư vào sản xuất, khai thác và nâng cao giá trị của ngành. Nghiên cứu đánh giá các yếu tố có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như nguồn nguyên liệu, thị trường, nguồn lực,...ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng mô hình lợi thế so sánh của nhà kinh tế học Balassa (1965) dựa vào số liệu xuất khẩu của quốc gia và vùng lãnh thổ đó với thế giới để xác định lợi thế so sánh về xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung so với quốc gia và thế giới. Để đánh giá được hoạt động kinh doanh và các lợi thế cũng như bất lợi thế của doanh nghiệp nghiên cứu tiến hành thu thập các dữ hiệu thứ cấp từ các cơ quan nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành sau đó phân tích đánh giá và so sánh. 3. Kết quả và thảo luận Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có khá nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển thủy sản. Trong vùng có một số trung tâm thu mua, chế biến thủy sản và các nghiệp đoàn nghề cá được thành lập. Ngoài ra vùng có nguồn nguyên liệu khá dồi dào tạo điều kiện chủ động cho các doanh nghiệp về đầu vào và thủy sản của Vùng cũng có một số sản phẩm thủy sản có giá trị như cá ngừ đại dương, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một vùng kinh tế năng động trong cả nước, có rất nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển các ngành đặc thù. Ban chỉ đạo của vùng cũng như chính quyền các tỉnh thành phố trong vùng xác định kinh tế biển và thủy sản là ngành và sản phẩm được định hướng đầu tư phát triển trong thời gian tới. Phát triển thủy sản được hay không phụ thuộc vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hay cụ thể hơn là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản. Bức tranh về các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung cho thấy các lợi thế mà các doanh nghiệp có được và những khó khăn bất lợi gặp phải. Muốn kinh doanh lâu dài có hiệu quả và phát triển bền vững các doanh nghiệp cần tập trung các giải pháp và thường xuyên có sự đánh giá về môi trường kinh doanh để có những chiến lược kịp thời nhất. Nếu thực hiện đánh giá chính xác các lợi thế và bất lợi thế và đầu tư vào các giải pháp thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn, đưa các doanh nghiệp vào một vị thế mới là vị thế của sự phát triển ổn định và bền vững. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trải qua một quá trình hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm. Thị trường toàn cầu đang mở cửa tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội song cũng không ít các khó khăn. Vấn đề của các doanh nghiệp là phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phân tích về quy mô, nguồn lực, thị trường,... giúp xác định rõ các lợi thế cũng như bất lợi thế của doanh nghiệp. 3.1. Về số lượng và quy mô Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không phải là vùng có lợi thế lớn nhất về sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong Vùng còn hạn chế. Theo thống 397
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 kê của Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, năm 2016 cả nước có 626 cơ sở chế biến và kinh doanh xuất khẩu thủy sản theo quy mô công nghiệp đăng ký, tăng 30 cơ sở so với năm 2015. Kết quả đánh giá năm 2015 cả nước có 45 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản uy tín thì vùng kinh tế trong điểm miền Trung chỉ có 03 doanh nghiệp chiếm 6,7%. Năm 2017 trong số 234 lượt doanh nghiệp được công nhận danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín mà Bộ Công Thương vừa công bố chính thức, các ngành khẩu chủ lực như thủy sản, cà phê, gạo, hạt điều, rau củ đã chiếm ngôi về số lượng. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản ngày 17/7/2018, Bộ công Thương đã phê duyệt Danh sách “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2017 kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-BCT. Đã có 38 doanh nghiệp thủy sản nằm trong danh sách và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng chỉ có 03 doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp sau: Bảng 1: Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản uy tín của vùng KTTĐ miền Trung năm 2017 Địa phương KNXK 2017 TT Tên doanh nghiệp Đơn vị xét chọn quản lý (USD) Công ty CP Thủy sản và thương 1 Đà Nẵng VASEP 91.371.403 mại Thuận Phước Công ty cổ phần Thủy sản Bình VASEP; Sở Công Thương 2 Bình Định 62.300.150 Định tỉnh Bình Định Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy Sở Công Thương TP Đà 3 Đà Nẵng 33.011.372 sản Miền Trung Nẵng (Nguồn: Báo cáo của Vasep, 2017) Các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hai địa phương là Bình Định và Đà Nẵng có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có uy tín và chỉ có 3 doanh nghiệp. Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong vùng còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cả nước có 636 cơ sở chế biến thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam thì vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ có 50 cơ sở. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư - Health Certificate) là một yêu cầu cơ bản đối với các sản phẩm xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. Cụ thể số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan đầu năm 2017 về số doanh nghiệp theo từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam như sau: Bảng 2: Số cơ sở chế biến thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam Tỉnh Số cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện Thừa Thiên Huế 4 Đà Nẵng 20 Quảng Nam 13 Quảng Ngãi 7 Bình Định 6 Vùng KTTĐ miền Trung 50 Việt Nam 636 (Nguồn: Báo cáo của Tổng cục hải quan, 2017) Tuy nhiên, số cơ sở của vùng đủ điều kiện còn rất thấp như Thừa Thiên Huế, Bình Định và Quảng Ngãi dưới 8 cơ sở đạt chuẩn; Quảng Nam có 13 cơ sở đạt chuẩn và cao nhất là Đà Nẵng có 20 cơ sở đạt chuẩn. Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng cần đầu tư khoa học công nghệ, tăng cường công tác quản lý từ nguồn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các quy định của thị trường quốc tế. 398
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3.2. Về nguồn nguyên liệu Sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung xuất khẩu ra thị trường thế giới đang được quản lý và kiểm tra bằng các quy định chặt chẽ, các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả các thì chủ động nguồn nguyên liệu và kiểm soát tốt chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không phải vùng có lợi thế ngành thủy sản lớn nhất cả nước, nhưng nếu so sánh kế hoạch về diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước năm 2020 sẽ giả 4% so với thực hiện năm 2015 thì toàn vùng lại có kế hoạch tăng diện tích nuôi lên 5,23% so với diện tích nuôi năm 2015. Điều này là một dấu hiệu cho thấy ngành thủy sản của vùng đang được đầu tư mở rộng quy mô và các doanh nghiệp trong vùng sẽ chủ động hơn về nguồn nguyên liệu trong những năm tiếp theo. Như vậy hiện nay việc đầu tư nuôi trồng thủy sản bổ sung nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu của vùng khá ổn định, vấn đề là các cơ sở chăn nuôi thủy sản có đảm bảo được sản lượng chăn nuôi và chất lượng thủy sản khai thác như các quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Bảng 3: Hiện trạng và kế hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 ĐVT: ha Đơn vị Thực hiện năm 2015 Kế hoạch năm 2020 Tỷ trọng tăng % Thừa Thiên Huế 7.159 8.000 11,75 Đà Nẵng 150 150 0,00 Quảng Nam 4.456 5.070 13,78 Quảng Ngãi 2.261 3.011 33,17 Bình Định 2.700 2.670 -1,11 Vùng KTTĐ miền Trung 27.483 28.921 5,23 Cả nước 1.250.000 1.200.000 -4,00 (Nguồn:Chi cục Thủy sản các tỉnh ) Ngoài diện tích nuôi trồng thủy sản, với các điều kiện lợi thế về vị trí thủy sản cũng đã bắt đầu có những bước phát triển, ngành thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển đột phá về khối lượng cũng như giá trị nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng cao, sản lượng khai thác liên tục tăng, các tỉnh đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản và đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế biển. Các doanh nghiệp trong vùng đã bắt đầu chủ động trong khai thác và nuôi trồng nhằm kiểm soát tốt chất lượng đầu vào. Để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng phát triển bền vững cần khai thác tốt các nguồn lợi thủy hải sản trên cơ sở quy hoạch quản lý và bảo tồn tốt của nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên đảm bảo sự phát triển lâu dài, kinh tế và bền vững. Kết quả khai thác thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung từ năm 2013 đến 2016 như sau: Bảng 4: Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2013 -2016 ĐVT: Tấn Đơn vị Hình thức Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Khai thác 452.101 481.304 507.499 1.270.390 Vùng KTTĐ miền Trung Nuôi trồng 46.354 49.796 51.214 51.181 Khai thác 2.803.846 2.920.366 3.049.944 3.163.303 Cả nước Nuôi trồng 3.215.905 3.412.799 3.532.246 3.640.647 Tỷ trọng của vùng so với cả Khai thác 16,12 16,48 16,64 40,16 nước (%) Nuôi trồng 1,44 1,46 1,45 1,41 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016) 399
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Nhìn chung từ năm 2013 đến năm 2016 giá trị khai thác thủy sản của cả vùng và cả nước đều tăng. Năm 2016 sản lượng khai thác thủy sản của vùng đạt 1.270.390 tấn chiếm 40,16% thủy sản khai thác của cả nước và có xu hướng cải thiện cả về lượng và chất. Bên cạnh nguồn lợi thủy sản khai thác trong tự nhiên phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu thì nguồn lợi thủy sản nuôi trồng cũng là nguồn đầu vào quan trọng của ngành thủy sản. Tuy nhiên nuôi trồng thủy sản của vùng chưa được đầu tư theo quy mô lớn mà chủ yếu là nuôi trồng nhỏ lẻ, chất lượng thủy sản chưa kiểm soát được chặt chẽ đã gây không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp để vượt qua các rào cản kiểm định nghiêm ngặt hiện nay. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của vùng chiếm tỷ trọng gần 1,5% so với cả nước. Điều này cho thấy nguồn nguyên liệu của vùng chủ yếu là nguồn thủy sản khai thác. Đây là một tỷ trọng thấp so với các lợi thế về vị trí của vùng, chứng tỏ rằng đầu tư khoa học kỹ thuật, vốn vào hoạt động nuôi trồng thủy sản của các địa phương trong vùng chưa được quan tâm đúng mức, chưa khai thác hết các lợi thế mà vùng có được. Trong các nguồn lợi thủy sản tôm và cá đông lạnh là những sản phẩm chủ lực, trong đó tôm thẻ chân trắng thường được nhắc đến là đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với những khu nuôi tập trung. Tôm sú tập trung nhiều ở các tỉnh Nam Trung bộ, trong đó có Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,.. nên lượng tôm sú của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm tỷ trọng thấp, nhưng tôm thẻ chân trắng của vùng tương đối lớn. Tôm thẻ chân trắng của vùng chiếm gần 10% so với sản lượng cả nước và đây cũng là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng. 3.3. Về giá cả Khi tiêu dùng sản phẩm khách hàng luôn mong muốn mua được các sản phẩm có chất lượng tốt và mức giá phù hợp. Như vậy giá cả là một tiêu chí tạo ra lợi thế hay bất lợi của sản phẩm trên thị trường. Giá của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng là một lợi thế của Việt Nam nói chung và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng. Song trong những năm gần đây các lợi thế về giá cũng đang mất dần do các doanh nghiệp thiếu nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu với chi phí cao đẩy giá thành sản phẩm tăng cao hơn. 3.4. Về nguồn lực của doanh nghiệp Xuất khẩu thủy sản chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả vùng, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu trong vùng không lớn. Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp trong vùng tăng qua các năm song số lượng các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Top 15 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn năm 2017 ghi nhận sự đóng góp của 3 gương doanh nghiệp trong vùng với sự tăng trưởng từ 27,7% đến 64,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng của 3 doanh nghiệp này cho thấy triển vọng của dòng sản phẩm khai thác, đánh bắt và các sản phẩm giá trị gia tăng. Hiện nay cả vùng có 46 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản theo quy mô công nghiệp và một số các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp này tập trung nhiều ở thành phố Đà Nẵng và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đông lạnh (chiếm hơn 60%) còn các sản phẩm thủy sản khô có tỷ trọng thấp. Theo đánh giá của các địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, các doanh nghiệp xuất khẩu trong vùng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn ít. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Trong khi đó các vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau, An Giang,... tập trung rất nhiều các doanh nghiệp có quy mô lớn nên luôn chủ động vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ít, thiếu vốn là bài toán cần có lời giải cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng. Song muốn bổ sung vốn, mở rộng quy mô thì việc tiếp cận với các nguồn vốn của các doanh nghiệp còn rất khó khăn. Các quy định cũng như thủ tục hành chính còn gây nhiều cản trở, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong tốp 19 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam thì vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ có một doanh nghiệp là công ty cổ phần xuất nhập khẩu Miền Trung đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh nguồn vốn, nguồn lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng là vấn đề lớn. Hàng loạt các doanh nghiệp thiếu lao động đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn. Một số các doanh nghiệp 400
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 giảm các tiêu chuẩn lao động để tuyển lao động phổ thông mà vẫn chưa đáp ứng đủ. Thực trạng nguồn lao động của các doanh nghiệp trong vùng sẽ khó giải quyết nhanh vì gần như công tác đào tạo của các trường trong vùng về chuyên ngành thủy sản còn hạn chế. Ngoài ra, vì nguồn vốn của các doanh nghiệp hạn chế nên quy trình công nghệ sản xuất cũng lạc hậu, chủ yếu là các công nghệ đã khấu hao gần hết giá trị sử dụng. Hơn nữa các công nghệ trong bảo quản trước và trong sản xuất cũng hạn chế nên đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và chi phí sản xuất đẩy giá thành tăng cao hơn. 3.5. Về thị trường tiêu thụ Tiêu thụ là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả tiêu thụ là doanh thu ta có thể xác định thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường. Thị phần là phần thị trường các doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Xét thị phần của thủy sản Việt Nam và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trên thị trường thế giới ta thấy thị phần của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2015 là 4,95% giảm so với năm 2014, nhưng bước sang năm 2016 có dấu hiệu tăng lên. Đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dù thị phần chiếm lĩnh không cao nhưng lại tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy thời gian qua giá trị thủy sản xuất khẩu tăng và thị trường được mở rộng. Bảng 5: Thị phần sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trên thị trường thế giới Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2017 2013 2014 2015 2016 Kim ngạch XK thủy sản vùng KTTĐ miền Trung 1.158,30 1.444,55 1.564,86 1.843,84 1.938,00 (Triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Triệu 6.899 7.922 6.677 7.053 8.320 USD) Kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới (Triệu 132.200 148.300 135.000 140.000 150.900 USD) Thị phần của DNXK thủy sản vùng KTTĐ miền 0,88 0,97 1,16 1,32 1,28 Trung/thế giới (%) Thị phần của DNXK thủy sản Việt Nam/thế giới 5,22 5,34 4,95 5,04 5,51 (%) (Nguồn: Niên giám thống kê, Báo cáo WB và FAO, tính toán của tác giả, 2017) Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 9 tháng năm 2017 nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ tăng 10% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016, đạt 471.989 tấn, trị giá gần 4,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 với thị phần chiếm 9,7% về trị giá. Nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ Việt Nam giảm do mức thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp cho tôm Việt Nam cao hơn các nhà cung cấp khác; sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ do mức thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp cho tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ giảm so với mức trước đó, và giá xuất khẩu tôm trung bình của Ấn Độ thấp hơn từ 15-20% so với các nguồn cung khác; sản lượng tôm của Hoa Kỳ tăng mạnh trong vụ khai thác tôm vừa qua, đạt gần 7.250 tấn tôm nguyên liệu. Ủy ban châu Âu đã ban hành thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam vào ngày 23/10/2017 do vi phạm những quy định về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp. Sau ngày này, Việt Nam sẽ có 6 tháng để khắc phục các thiếu sót, nếu không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang ban hành thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản khai thác sang EU. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản xây dựng, sửa đổi các văn bản quan trọng để ứng phó, khắc phục lệnh cảnh báo thẻ vàng của EU, bao gồm Luật Thủy sản sửa đổi và Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025. Cuối cùng sau 6 tháng tích cực triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống khai thác hải sản bất hợp 401
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 pháp, không báo cáo theo quy định (IUU), Việt Nam đã được tháo bỏ thẻ vàng đang đe dọa đến một trong những ngành công nghiệp “xương sống”. 3.6. Về kết quả xuất khẩu Bảng 6: Kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam so với thế giới giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: triệu USD Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu Năm 2017 2013 2014 2015 2016 Vùng Kim ngạch XK thủy sản 1.158,300 1.444,550 1.564,860 1.843,840 1.938,000 KTTĐ miền Trung Tổng kim ngạch xuất khẩu 3.247,783 3.652,452 3.630,654 3.850,159 4.050,000 Kim ngạch XK thủy sản 6.899 7.922 6.677 7.053 8.320 Cả nước Tổng kim ngạch xuất khẩu 16.850 19.000 15.201 14.806 21.377 Kim ngạch XK thủy sản 132.200 148.300 135.000 140.000 150.900 Thế giới Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.321.300 1.501.000 1.621.100 1.767.000 1.809.000 (Nguồn: Niên giám thống kê, Báo cáo của WB, FAO, 2017 và tính toán của tác giả) Theo đánh giá của nhà kinh tế học Balassa (1965), ta thấy Việt Nam có lợi thế so sánh về xuất khẩu sản phẩm thủy sản và trong những năm qua xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có sự gia tăng, Đảng và Chính phủ Việt Nam vẫn xác định xuất khẩu thủy sản là nhóm sản phẩm đứng thứ tư trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nếu xét trong nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới là vùng có lợi thế lớn nhất về thủy sản nên mọi nguồn lực, chính sách chủ yếu tập trung cho vùng này. Song đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với rất nhiều các lợi thế về kinh tế biển nhưng ngành thủy sản, xuất khẩu thủy sản chưa phải là ngành kinh tế chủ lực của vùng. Như vậy năm 2016 lợi thế so sánh xuất khẩu thủy sản của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã tăng lên mặc dù một số tỉnh trong vùng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự cố môi trường biển. Trong tương lai nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức xuất khẩu thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ phát huy hết lợi thế và có những bứt phá hơn nữa. 4. Đánh giá chung về lợi thế và bất lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Qua những phân tích ta thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có những lợi thế nhất định song cũng có những điểm bất lợi thế cần phải hạn chế. 4.1. Những lợi thế Thứ nhất, nguồn lợi thủy sản: các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một vùng có ví trí khá thuận lợi về giao thông cả về đường bộ, đường thủy, đường sắt. Giao thông thuận lợi là yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp vận chuyển các yếu tố đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra thuận lợi hơn. Ngoài ra vị trí thuận lợi là điều kiện để vùng và các địa phương trong vùng quy hoạch lại nguồn lợi thủy sản. Nếu quy hoạch tốt sẽ là điều kiện tăng sản lượng thủy sản và gia tăng nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Thứ hai, sự đa dạng về sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Nhu cầu của người tiêu dùng thế giới về các sản phẩm thủy sản là rất lớn, sản phẩm thủy sản của vùng có nhiều sản phẩm như cá, mực, tôm,... các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong những năm qua đã tăng dần và đang xây dựng vị trí là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của vùng đồng thời từng bước tiếp 402
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 cận với thị trường thế giới và đặc biệt là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ,… chủ động tham gia chuỗi cung ứng thủy sản quốc tế. Đặc biệt các doanh nghiệp trong vùng có những sản phẩm mà chỉ có điều kiện của vùng mới khai thác và nuôi trồng được tốt như tôm sú, tôm thẻ chân trắng,… Thứ ba, chính sách hỗ trợ của Nhà nước: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng có vị trí chiến lược trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Kinh tế biển được xem là ngành kinh tế chủ lực của các địa phương trong vùng. Vì vậy Đảng, Chính phủ và Ban chỉ đạo vùng luôn có nhiều chính sách và định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực và hỗ trợ cung cấp và tìm kiếm thông tin thị trường xuất khẩu. 4.2. Những bất lợi thế Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp cần có những giải pháp và kế hoạch dài hạn. Bên cạnh những lợi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gặp khá nhiều bất lợi. Một là, sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu: tuy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên nguồn thủy sản trong vùng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên liệu sản xuất, nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu nên chỉ sản xuất cầm chừng và không ít các doanh nghiệp đã phải đóng cửa và tuyên bố phá sản. Nguyên liệu của các doanh nghiệp chủ yếu là nguyên liệu từ khai thác, nhưng khai thác lại phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên rất lớn. Chính yếu tố này mà giải pháp nhập khẩu nguyên liệu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Song nguồn nguyên liệu nhập khẩu khó kiểm soát chất lượng, giá cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai là, số lượng và chất lượng lao động: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có rất nhiều các làng chài ven biển nên lao động trong khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản không hạn chế. Nhưng lực lượng lao động và lao động có tay nghề cao của các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu lao động và lao động có trình độ chuyên môn thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến khối lượng và chất lượng sản xuất, uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường. Ba là, hệ thống khoa học công nghệ: hệ thống máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng đã lỗi thời, nhiều máy móc sản xuất từ rất lâu, khấu hao hết nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa có động thái đổi mới. Ngoài công đoạn sản xuất thì sản phẩm thủy sản ảnh hưởng không nhỏ với các thiết bị bảo quản, nhà kho, nhà xưởng. Tuy nhiên, tại đa số các doanh nghiệp hệ thống này chưa hiện đại đã làm giảm chất lượng thủy sản từ đó gây nên sự hao hụt lớn của các doanh nghiệp. Bốn là, sự thiếu hụt về nguồn vốn: công nghệ lỗi thời cũng có nguyên nhân từ thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sự chủ động về vốn trong kinh doanh thấp. Dù nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về vốn nhưng các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, thủ tục hành chính khó khăn. Năm là, các rào cản mới của thị trường xuất khẩu: để tiếp cận thị trường xuất khẩu hiện nay, những quy định và rào cản kỹ thuật đã gây không ít những khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế có những thông tin về các quy định tốt hơn các doanh nghiệp trong vùng. 5. Giải pháp khai thác lợi thế và hạn chế bất lợi thế của của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Bên cạnh những lợi thế doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng có những bất lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần có những giải pháp nhằm khai thác các lợi thế và hạn chế các bất lợi để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 403
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 5.1. Giải pháp khai thác lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Để khai thác lợi thế ngành thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo đúng định hướng cũng như quy hoạch của Chính phủ và các địa phương, cần có những giải pháp hướng tới ngư dân những người gắn bó với biển, đầu tư các công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nuôi trồng, đánh bắt và sản xuất cũng như giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết giữa các khâu thành chuỗi cung ứng chặt chẽ nhằm nâng cao giá trị thủy sản, cụ thể như sau: Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng cần chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất đảm bảo đủ nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng. Với các lợi thế về điều kiện tự nhiên trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản thì xác định nguyên liệu tại chỗ có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài ra nếu khai thác nguồn nguyên liệu này sẽ giảm thiểu chi phí trong sản xuất. Vùng có lợi thế về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cho nên các doanh nghiệp nên tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm lợi thế. Đồng thời cần có những hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con ngư dân trong nuôi trồng và đánh bắt sẽ đảm bảo khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy hải sản của vùng. Bên cạnh nguyên liệu tại chỗ, Việt Nam có nhiều địa phương và nhiều vùng khác có nguồn lợi thủy sản trong đánh bắt và nuôi trồng lớn, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác, các vùng khác trong nước. Nếu làm được điều này doanh nghiệp luôn đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, hạn chế nhập khẩu với giá cao và khai thác tốt lợi thế của vùng và của các địa phương khác. Hai là, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. So với các địa phương khác nguồn lợi thủy sản của vùng khá dồi dào, đa dạng như nhiều loại cá, tôm, mực, nhuyễn thể,...đây chính là một lợi thế lớn của vùng mà các doanh nghiệp cần khai thác. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ tập trung xuất khẩu một số các sản phẩm đông lạnh như cá, tôm,…song nhu cầu về sản phẩm thủy sản của người tiêu dùng thế giới đang tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, tiến tới xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô,…đây cũng là một giải pháp nhằm mở rộng thị trường, tiếp cận các khách hàng mới và đồng thời đảm bảo khai thác hết các nguyên liệu sẵn có của vùng, đáp ứng tốt cho khách hàng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ba là, Nhà nước và các địa phương trong vùng định hướng thủy sản là nhóm sản phẩm xuất khẩu lớn trong thời gian tới, hiện nay Chính phủ và các địa phương cũng như Ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực này như chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách hỗ trợ các ngư dân đóng tàu vỏ thép,...Doanh nghiệp cần khai thác các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để chủ động hơn các nguồn lực như vốn, đầu tư công nghệ cũng như nắm bắt những thông tin mới của thị trường một cách kịp thời nhất. Bốn là, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và thực hiện các giải pháp marketing để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế như tham gia các chương trình hội chợ triển lãm ngành thủy sản quốc tế, khu vực hay ở các nước khác nhằm tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra cần thực hiện các giải pháp nghiên cứu thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng. Quan trọng hơn là các doanh nghiệp cần chú trọng vào đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng từ đầu vào đến đầu ra tránh tình trạng sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn bị Liên minh châu Âu EU rút thẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. 5.2. Giải pháp hạn chế bất lợi thế của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Muốn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế bên cạnh khai thác các lợi thế của mình các doanh nghiệp cần có giải pháp để hạn chế các bất lợi thế. Cụ thể về giải pháp khắc phục các bất lợi là thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, thiếu lao động, quy mô nhỏ, công nghệ 404
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 sản xuất lạc hậu và các thị trường này càng đặt ra nhiều yêu cầu tiêu chuẩn hơn cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Thứ nhất là, khắc phục bất lợi thế về việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Như phân tích phần lợi thế ta thấy vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản. Vậy các doanh nghiệp nên chuyển dần nguồn nguyên liệu hoàn toàn phụ thuộc vào khai thác sang sử dụng nguyên liệu nuôi trồng. Mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản còn thấp nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện liên kết với người nuôi, hỗ trợ về mặt vốn, kỹ thuật và tiêu thụ đầu ra thì các vùng nuôi thủy sản sẽ tăng lên, sản lượng thủy sản tăng mà giá thủy sản nguyên liệu sẽ giảm do giảm bớt được các khâu trung gian trong thu mua. Bên cạnh đó cần có hướng khai thác nguồn nguyên liệu trong nước thay thế cho nhập khẩu, bởi lẽ trong nước có nhiều vùng và nhiều địa phương cũng có những lợi thế về nguồn lợi thủy sản lớn như vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ,… Thứ hai là, vấn đề số lượng và chất lượng lao động trong các doanh nghiệp. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao các doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Doanh nghiệp có thể tiến hành đào tạo tại chỗ hay thực hiện gửi đi đào tạo. Ngoài ra giải pháp liên kết đào tạo nên được tính đến xem như là giải pháp ưu tiên. Hiện nay các sinh viên và học viên tốt nghiệp chưa xin được việc làm hay làm trái ngành ở Việt Nam và vùng KTTĐ miền Trung là khá lớn. Thiết nghĩ nếu các doanh nghiệp đặt hàng theo địa chỉ về lao động cho các cơ sở đào tạo và hỗ trợ về mặt thực hành, thực tế của sinh viên ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp cho các địa phương, các doanh nghiệp và các trường có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, sản xuất thủy sản là ngành đặc thù vì vậy muốn người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ cả về vật chất và phi vật chất, đầu tư trang bị bảo hộ an toàn lao động cho người lao động tốt hơn. Thứ ba là, vấn đề công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm. Công nghệ là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Vì đặc thù đa số là sản phẩm tươi sống nên mọi công đoạn từ nguyên vật liệu đến sản xuất và thành phẩm phải được bảo quản và kiểm tra nghiêm ngặt. Hơn nữa thực phẩm tươi sống phải tính đến thời gian tồn kho và điều kiện kho trong bảo quản nguyên liệu. Để đảm bảo tốt sản phẩm các doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn trong đầu tư công nghệ, mạnh dạn thực hiện theo chính sách cho vay vốn của Nhà nước và các ngân hàng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh và đầu tư công nghệ. Thứ tư là, thiếu vốn ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong vùng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên vốn là bài toán khó. Để giải bài toán này hiệu quả mọt là các doanh nghiệp tìm các nguồn huy động vốn như ngân hàng, tổ chức tín dụng; song một giải pháp khác có thể thực hiện là các doanh nghiệp liên kết với nhau, hỗ trợ nhau khi có nhu cầu vốn lớn. Sự liên kết này không những giải quyết thiếu vốn trong sản xuất mà có thể tạo sự đoàn kết của các doanh nghiệp trong vùng khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cuối cùng là, nắm bắt thông tin và các quy định mới của thị trường xuất khẩu, luôn chủ động sản xuất các sản phẩm đảm bảo về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện nay các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam đang có nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ hơn cho các sản phẩm thủy sản thì đây là giải pháp lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balassa, B. (1965), Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage, The Manchester School of Economic and Social Studies, 33, 99-123. 2. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2015, 2016, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Cục thống kê thành phố Đà Nẵng (2017), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2015, 2016, Nhà xuất bản Thống kê. 405
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 4. Cục thống kê Quảng Nam (2017), Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam năm 2013, 2014, 2015, 2016, http://qso.gov.vn/?page=asp&o=9f9185d34b8cf4998ffc6b947f1e5b1&l 5. Cục thống kê Quảng Ngãi (2017), Niên giám thống kê Quảng Ngãi 2015, 2016, Nhà xuất bản Thóng kê. 6. Cục thống kê tỉnh Bình Định (2017), Niên giám thống kê tỉnh Bình Định 2015, 2016, Nhà xuất bản Thống kê. 7. FAO (2016), Báo cáo thủy sản thế giới 2016. http://vietnamexport.com/ baocao thuysanthegioi2016/vn2527791.html 8. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2017), Báo cáo thống kê, Hà Nội. 9. Tổng cục thống kê (2017), Niên giám thống kê, 2016, 2017, Nhà xuất bản Thống kê. 10. Tổng cục thống kê (2017), Báo cáo ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2017, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717 11. Tổng cục thống kê (2017), Báo cáo thương mại Việt Nam năm 2017, https://www.gso.gov.vn /default.aspx?tabid=717 12. Tổng cục Hải quan (2017), Danh sách các cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được phép chế biến, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường có yêu cầu chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Hà Nội. 13. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (2017), Báo cáo về nông nghệp thế giới cho WTO. 14. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản (2015), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh miền trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 15. http://www.hoinhap.org.vn/phan-tich-va-binh-luan/11457-Fao-UI-bao-cao-2016-cho-uy-ban-nong-nghiep- WTO.html 406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0