Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU<br />
NGHỀ LƯỚI RÊ THU NGỪ TẠI NHA TRANG<br />
Nguyễn Tuấn1, Nguyễn Thị Kim Anh1,<br />
Ola Flaaten , Phan Thị Dung1, Nguyễn Thị Trâm Anh1,<br />
1<br />
Đại học Nha Trang, 2Đại học Tromsø, Na Uy<br />
2<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để xây dựng các chính sách phát triển<br />
nghề cá ở Việt Nam nói chung và tại Khánh<br />
Hòa nói riêng thì việc hiểu các chỉ số kinh tế là<br />
thật sự cần thiết. Trong nghiên cứu về doanh<br />
thu, chi phí đội tàu lưới rê thu ngừ tại Nha<br />
Trang, nhóm tác giả đã bước đầu xây dựng<br />
các chỉ số kinh tế về kết quả hoạt động khai<br />
thác của nghề này. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang hoạt<br />
động mang lại hiệu quả kinh tế cao. Doanh thu<br />
trung bình theo kết quả điều tra 60 mẫu năm<br />
2005 đạt khoảng 835 triệu đồng và lợi nhuận<br />
đạt khoảng 103 triệu. Để đóng góp thêm thông<br />
tin cho các nhà quản lý và cung cấp chứng cứ<br />
vững chắc cho quá trình ra quyết định thì cần<br />
phải xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức<br />
độ ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động<br />
của nghề. Nghiên cứu này sẽ xác định các<br />
nhân tố tác động đến doanh thu khai thác nghề<br />
lưới rê thu ngừ tại Nha Trang.<br />
II. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế<br />
lượng để tìm ra những nhân tố kỹ thuật tác<br />
động thực sự đến việc thay đổi doanh thu đội<br />
tàu khai thác lưới rê thu ngừ. Thông qua kỹ<br />
thuật phân tích kinh tế lượng, sự phù hợp của<br />
các mô hình và các nhận tố ảnh hưởng đến<br />
doanh thu sẽ được đánh giá, từ đó phục vụ<br />
cho việc gợi ý các khuyến nghị nhằm tăng<br />
doanh thu cho đội tàu, góp phần nâng cao thu<br />
nhập cho ngư dân [2] [3]. Mô hình nghiên cứu<br />
là mô hình mũ xác định các nhân tố kỹ thuật<br />
<br />
tác động đến doanh thu. Xây dựng các biến cụ<br />
thể đưa vào mô hình kinh tế lượng dựa trên lý<br />
thuyết cơ bản về các nhân tố tác động đến kết<br />
quả hoạt động khai thác của đội tàu như sau:<br />
Có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả<br />
hoạt động đánh bắt của tàu khai thác [6].<br />
Nhóm nhân tố về đặc điểm kĩ thuật của tàu<br />
- Đặc điểm về vỏ tàu<br />
- Đặc điểm máy tàu<br />
- Đặc điểm trang thiết bị trên tàu<br />
- Tuổi tàu<br />
Nhóm nhân tố về đặc điểm ngư cụ<br />
- Các nghề tham gia<br />
- Nghề chính<br />
- Nghề phụ<br />
Nhóm nhân tố về quản lí nhà nước<br />
- Các loại thuế<br />
- Các chương trình, dự án<br />
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên<br />
- Đặc điểm về trữ lượng và sinh học<br />
- Đặc điểm về ngư trường<br />
- Đặc điểm về thời tiết<br />
- Đặc điểm về mùa vụ<br />
Nhóm nhân tố về lao động và quản lí<br />
- Đặc điểm về chủ tàu<br />
- Đặc điểm về thuyền trưởng<br />
- Đặc điểm về nhân công<br />
Nhóm nhân tố về thị trường<br />
- Thị trường đầu vào<br />
- Thị trường đầu ra<br />
<br />
35<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
Do các mẫu dùng thực hiện nghiên cứu<br />
này chưa thể thu thập được thông tin về tất cả<br />
các nhân tố trên, nên nhóm tác giả chỉ tập<br />
trung nghiên cứu nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ<br />
thuật của tàu và nhóm nhân tố về đặc điểm<br />
ngư cụ tác động đến kết quả hoạt động của<br />
nghề lưới rê thu ngừ, cụ thể nghiên cứu các<br />
nhân tố sau tác động đến doanh thu đội tàu<br />
lưới rê thu ngừ: Nhân tố chiều dài, Nhân tố về<br />
công suất tàu, Nhân tố về ngư cụ, Nhân tố về<br />
tuổi tàu, Nhân tố về trang thiết bị. Nhân tố về<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
nghề chính, nghề phụ không được đưa vào mô<br />
hình nghiên cứu này do bài viết chỉ tập trung<br />
vào đội tàu lưới rê thu ngừ tại Nha Trang và đội<br />
tàu này chỉ hoạt động một nghề duy nhất trong<br />
suốt mùa vụ hoạt động.<br />
Qua các lý thuyết về hàm sản xuất, quan<br />
hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có<br />
tiềm năng là quan hệ bậc cao, nên ta dùng mô<br />
hình hàm số mũ bậc 3 để nghiên cứu mô hình<br />
[4][5]. Ta có 2 mô hình nghiên cứu sau:<br />
<br />
Mô hình 1:<br />
R = β0 + β1L + β2L2 + β3L3 + β4H + β5H2 + β6H3 + β7G + β8G2 + β9G3 + β10E + β11E2 + β12E3 +<br />
β13A + β14A2 + β15A3 + Є<br />
Mô hình 2:<br />
R = β0 + β1L + β2L2 + β3L3 + β4H + β5H2 + β6H3 + β7I + β8I2 + β9I3 + β10E + β11E2 + β12E3 + β13A<br />
β14A2 + β15A3 + Є<br />
Trong đó:<br />
R: Doanh thu đội tàu (triệu đồng)<br />
L: Chiều dài tàu (m)<br />
H: Công suất máy chính (CV)<br />
<br />
Dữ liệu, phần mềm sử dụng và phương<br />
pháp nghiên cứu<br />
Căn cứ vào số lượng tàu lưới rê thu ngừ<br />
phân bố theo từng phường trên địa bàn Nha<br />
Trang, ta thấy địa bàn hộ ngư dân có tàu khai<br />
thác lưới rê thu ngừ chủ yếu tập trung tại 2<br />
phường: Vĩnh Phước và Xương Huân. Vì vậy,<br />
việc điều tra được thực hiện chủ yếu trên địa<br />
bàn 2 phường trên. Nhóm tác giả lựa chọn kích<br />
thước mẫu là 60 hộ ngư dân tương ứng 21%<br />
toàn bộ tàu lưới rê thu ngừ đang hoạt động tại<br />
Nha Trang để tiến hành phỏng vấn trực tiếp.<br />
Các mẫu được thu thập dưới sự thuận tiện của<br />
người điều tra. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn chú<br />
ý đến sự phân bố địa bàn ngư dân theo những<br />
khu vực khác nhau: khu vực khóm Tháp Bà,<br />
<br />
36<br />
<br />
G: Số lượng ngư cụ (số tấm lưới)<br />
E: Đầu tư trang thiết bị (triệu đồng)<br />
A: Tuổi của tàu (số năm)<br />
I: Đầu tư ngư cụ (triệu đồng)<br />
<br />
khu vực Khóm Hà Ra thuộc phường Vĩnh<br />
Phước và Khu vực Cồn Giữa thuộc phường<br />
Xương Huân. Do vậy, mẫu điều tra là mẫu<br />
thuận tiện nhưng có xét đến sự phân tổ của<br />
tổng thể.<br />
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng<br />
phần mềm Microsoft Excel XP để nhập dữ liệu<br />
điều tra và xử lý số liệu thô. Sau đó dữ liệu<br />
được chuyển sang phần mềm SPSS 10.0 để<br />
xử lý các phân tích hồi qui.<br />
Nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp<br />
phân tích thống kê mô tả và phương pháp hồi<br />
quy đa biến OLS (Ordinary least square).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Bảng 1: Mô tả dữ liệu nghiên cứu<br />
Descriptive Statistics<br />
Minimum<br />
Maximum<br />
13,5<br />
19,0<br />
37,0<br />
350,0<br />
130,0<br />
300,0<br />
211,3<br />
867,5<br />
23,7<br />
135,4<br />
2,0<br />
18,0<br />
311,5<br />
1.920,0<br />
<br />
Item<br />
L (mét)<br />
H (CV)<br />
G (số tấm lưới)<br />
I (triệu đồng)<br />
E (triệu đồng)<br />
A (số năm)<br />
R (triệu đồng)<br />
<br />
Qua bảng mô tả trên ta thấy đội tàu lưới rê<br />
thu ngừ được dùng nghiên cứu có chiều dài từ<br />
13,5m đến 19,0 m, chiều dài trung bình 16,3 m.<br />
Độ lệch chuẩn chiều dài tương đối nhỏ cho<br />
thấy chiều dài các tàu chủ yếu tập trung quanh<br />
giá trị trung bình. Công suất trung bình một tàu<br />
là 125,7 CV, công suất này khá cao so với mức<br />
bình quân của một tàu có gắn máy tại Nha<br />
Trang (~ 44 CV).<br />
Số lượng ngư cụ tham gia khai thác trung<br />
bình mỗi tàu khoảng 235,9 tấm. Các tấm lưới<br />
được kết lại với nhau thành vàng lưới với chiều<br />
dài từ 12-15km. Đầu tư cho ngư cụ trung bình<br />
<br />
Mean<br />
16,3<br />
125,7<br />
235,9<br />
533,9<br />
57,8<br />
8,3<br />
835,8<br />
<br />
Std. Deviation<br />
1,2<br />
85,2<br />
41,1<br />
156,6<br />
18,5<br />
4,1<br />
270,7<br />
<br />
vào khoảng 533,9 triệu đồng. Trung bình mỗi<br />
tấm lưới ngư dân đầu tư khoảng 2,26 triệu.<br />
Mỗi tàu lưới rê thu ngừ đầu tư khoảng 57,8<br />
triệu cho trang thiết bị gồm: Máy tời; Thiết bị liên<br />
lạc tầm gần, tầm xa; Bình điện và các thiết bị<br />
chiếu sáng; Thiết bị bảo quản, dây neo và neo.<br />
Tàu có số năm sử dụng lớn nhất là 18 năm<br />
và tàu mới nhất được đưa vào sử dụng trong<br />
dữ liệu nghiên cứu cách đây 2 năm tính đến<br />
thời điểm năm 2006. Doanh thu đội tàu biến<br />
thiên từ 311,5 đến 1.920 triệu đồng, giá trị trung<br />
bình 835,8 triệu.<br />
<br />
Bảng 2: Sơ lược mô hình 1<br />
Model Summary<br />
Model<br />
<br />
R<br />
<br />
R Square<br />
<br />
1<br />
0,659<br />
0,434<br />
Predictors: (Constant), L, L2, G, G2, A<br />
Từ bảng 2 ta có được hệ số xác định R2 và<br />
hệ xác định điều chỉnh R2adj của mô hình (1).<br />
Hệ số xác định điều chỉnh là 0,382 có nghĩa là<br />
<br />
Adjusted R<br />
Square<br />
0,382<br />
<br />
Std. Error of<br />
the Estimate<br />
212,858<br />
<br />
38,2% sự thay đổi của doanh thu được giải<br />
thích bởi các biến chiều dài tàu, số lượng ngư<br />
cụ và tuổi của tàu .[1].<br />
<br />
Bảng 3: Phân tích ANOVA mô hình 1<br />
ANOVA<br />
Sum of<br />
Df<br />
Squares<br />
1 Regression<br />
1.877.466<br />
5<br />
Residual<br />
2.446.651<br />
54<br />
Total<br />
4.324.116<br />
59<br />
2<br />
2<br />
Predictors: (Constant), L, L , G, G , A<br />
Dependent Variable: R<br />
Model<br />
<br />
Mean<br />
Square<br />
375.493<br />
45.308,3<br />
<br />
F<br />
8,288<br />
<br />
Sig.<br />
0,000<br />
<br />
37<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Bảng 3 cung cấp cho chúng ta kiểm định ý<br />
nghĩa tổng quát của mô hình 1 (kiểm định F).<br />
Giá trị F tính được là 8,288 lớn hơn so với giá<br />
trị tra bảng (mức ý nghĩa 5%, bậc tự do là 6-1<br />
và 60-6 là 4,4). Mức ý nghĩa tính được cũng rất<br />
<br />
nhỏ, gần sát với 0 và nhỏ hơn 0,05, vì vậy có<br />
thể kết luận rằng có mối quan hệ giữa doanh<br />
thu đội tàu khai thác lưới rê thu ngừ với ít nhất<br />
một biến số giải thích trong mô hình đã xây<br />
dựng.[1].<br />
<br />
Bảng 4: Tham số ước lượng cho các biến trong mô hình 1<br />
Coefficients<br />
Unstandardized<br />
Coefficients<br />
<br />
Model<br />
<br />
B<br />
1<br />
<br />
Standardized<br />
Coefficients<br />
<br />
Std. Error<br />
<br />
t<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
3,575<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Beta<br />
<br />
(Constant)<br />
<br />
22.231,459<br />
<br />
6.219,194<br />
<br />
L<br />
<br />
-3.084,689<br />
<br />
857,995<br />
<br />
-13,979<br />
<br />
-3,595<br />
<br />
0,001<br />
<br />
2<br />
<br />
91,470<br />
<br />
25,647<br />
<br />
13,540<br />
<br />
3,567<br />
<br />
0,001<br />
<br />
G<br />
<br />
35,357<br />
<br />
9,792<br />
<br />
5,369<br />
<br />
3,611<br />
<br />
0,001<br />
<br />
2<br />
<br />
-0,066<br />
<br />
0,020<br />
<br />
-4,504<br />
<br />
-3,218<br />
<br />
0,002<br />
<br />
-15,831<br />
<br />
7,237<br />
<br />
-0,238<br />
<br />
-2,187<br />
<br />
0,033<br />
<br />
L<br />
<br />
G<br />
A<br />
<br />
Dependent Variable: R<br />
Các tham số độ dốc của mô hình 1 được ước<br />
lượng và trình bày trong bảng 4. Phần mềm SPSS<br />
đã tính cho ta sai số chuẩn và giá trị kiểm định ý<br />
nghĩa thống kê của từng tham số. Từ các giá trị t<br />
<br />
và mức ý nghĩa của các tham số ta thấy tất<br />
cả các tham số đều có ý nghĩa thống kê<br />
(mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05).[1].<br />
<br />
Bảng 5: Sơ lược mô hình 2<br />
Model Summary<br />
Model<br />
<br />
R<br />
<br />
2<br />
<br />
0,676<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
R Square<br />
<br />
Adjusted R<br />
Square<br />
<br />
Std. Error of<br />
the Estimate<br />
<br />
0,456<br />
<br />
0,371<br />
<br />
214,679<br />
<br />
2<br />
<br />
Predictors: (Constant), L, L , I, I , I , E, E , A<br />
Bảng 6: Phân tích ANOVA mô hình 2<br />
ANOVA<br />
2<br />
<br />
Model<br />
<br />
Sum of Squares<br />
<br />
Df<br />
<br />
Mean Square<br />
<br />
Regression<br />
<br />
1.973.683,87<br />
<br />
8<br />
<br />
246.710,484<br />
<br />
Residual<br />
<br />
2.350.432,34<br />
<br />
51<br />
<br />
46.086,909<br />
<br />
Total<br />
<br />
4.324.116,21<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
59<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
Predictors: (Constant), L, L , I, I , I , E, E , A<br />
Dependent Variable: R<br />
<br />
38<br />
<br />
F<br />
5,353<br />
<br />
Sig.<br />
0,000<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Bảng 7: Tham số ước lượng cho các biến trong mô hình 2<br />
Coefficients<br />
Unstandardized<br />
Standardized<br />
Model<br />
Coefficients<br />
Coefficients<br />
B<br />
Std. Error<br />
Beta<br />
2<br />
(Constant)<br />
16293,253<br />
5880,700<br />
L<br />
-2288,964<br />
768,581<br />
-10,373<br />
L2<br />
67,725<br />
22,970<br />
10,025<br />
I<br />
16,417<br />
4,870<br />
9,497<br />
I2<br />
-0,028<br />
0,009<br />
-17,844<br />
I3<br />
0,000<br />
0,000<br />
8,890<br />
E<br />
19,945<br />
7,647<br />
1,363<br />
E2<br />
-0,102<br />
0,046<br />
-1,069<br />
A<br />
-16,230<br />
7,353<br />
-0,244<br />
Dependent Variable: R<br />
Tương tự bảng 5, 6, 7 cho kết quả hồi quy<br />
khá tốt của mô hình 2. Các biến trong mô hình<br />
hình 2 có thể giải thích được 37,1% sự thay đổi<br />
của doanh thu đội tàu lưới rê thu ngừ. Phân<br />
tích ANOVA cho mức ý nghĩa rất nhỏ (< 0,05).<br />
Các tham số của biến độc lập đều có ý nghĩa<br />
thống kê.[1].<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
Qua 2 bảng phân tích R2adj ta thấy các biến<br />
trong mô hình (1) có thể giải thích cho sự thay<br />
đổi doanh thu tốt hơn mô hình (2). Trong mô<br />
hình (1), yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến<br />
doanh thu là chiều dài của tàu, yếu tố tác động<br />
yếu nhất đến doanh thu là tuổi của tàu. Tương<br />
tự, trong mô hình (2), yếu tố tác động rất mạnh<br />
đến doanh thu là chiều dài tàu và đầu tư ngư<br />
cụ và yếu tố tác động yếu nhất cũng là tuổi của<br />
tàu (Standardizer Coefficients Beta).<br />
Trong cả 2 mô hình (1) và (2), chiều dài có<br />
ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi của doanh<br />
thu. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, tàu<br />
có doanh thu thấp nhất tại chiều dài 16,86 m và<br />
16,90 m lần lượt ở 2 mô hình. Điều này có thể<br />
giải thích được do đội tàu lưới rê thu ngừ chủ<br />
yếu khai thác ở 2 ngư trường: Việt Nam và Hải<br />
phận quốc tế; ngư trường Việt Nam với mật độ<br />
<br />
t<br />
2,771<br />
-2,978<br />
2,948<br />
3,371<br />
-3,132<br />
2,912<br />
2,608<br />
-2,246<br />
-2,207<br />
<br />
Sig.<br />
0,008<br />
0,004<br />
0,005<br />
0,001<br />
0,003<br />
0,005<br />
0,012<br />
0,029<br />
0,032<br />
<br />
tàu lớn, ngư trường khai thác rất chật hẹp, tàu<br />
có chiều dài nhỏ sẽ linh hoạt hơn trong khai<br />
thác, do vậy với các tàu có chiều dài nhỏ hơn<br />
16,86 - 16,90 m thì tàu càng nhỏ sẽ dễ dàng<br />
hoạt động tạo ra doanh thu càng lớn; ngược lại,<br />
tàu khai thác ngư trường quốc tế, với khoảng<br />
cách rất xa, thời gian di chuyển đến ngư trường<br />
dài nên đòi hỏi năng lực chuyên chở lớn, do<br />
vậy, các tàu có chiều dài càng lớn bám biển<br />
càng dài ngày, hoạt động sẽ hiệu quả hơn, tạo<br />
ra doanh thu càng lớn.<br />
Tuổi của tàu có ảnh hưởng đến doanh thu<br />
trong cả 2 mô hình, nhưng ảnh hưởng này rất<br />
nhỏ. Mối quan hệ giữa tuổi của tàu và doanh<br />
thu là quan hệ tuyến tính nghịch, tàu có số năm<br />
sử dụng càng lớn thì doanh thu tạo ra càng<br />
nhỏ. Điều này tương đối hợp lý và có thể giải<br />
thích bởi lý do khi các tàu có thời gian sử dụng<br />
dài, chất lượng tàu không còn tốt, nên chủ tàu<br />
thường không mạnh dạn chở nhiều đá và lấy<br />
nhiều dầu để vươn khơi. Hơn nữa các tàu lưới<br />
rê thu ngừ được đóng từ những năm trước có<br />
chiều dài không lớn, trang thiết bị thường lạc<br />
hậu và không đồng bộ nên rất khó khăn trong<br />
việc khai thác trong điều kiện hiện nay, do vậy<br />
doanh thu hoạt động không cao.<br />
Trong mô hình (1), chiều dài ngư cụ có<br />
quan hệ bậc 2 đối với doanh thu, doanh thu đội<br />
<br />
39<br />
<br />