TS. NGUYỄN THỊ TRANG THANH<br />
<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ<br />
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của tổ chức lãnh thổ kinh<br />
tế. Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là tạo ra một nền nông nghiệp<br />
phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sử dụng có hiệu quả<br />
các khác biệt lãnh thổ của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,<br />
điều kiện kinh tế - xã hội nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng thị<br />
trường một cách bền vững.<br />
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của<br />
phần lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là mức tăng nhanh thu nhập ở<br />
các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và xu thế chuyển một phần<br />
lương thực sang sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn gia súc sẽ đẩy nhanh<br />
nhu cầu về lương thực, thực phẩm, làm tăng giá các nông sản này trong<br />
tương lai. Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới nói chung sẽ<br />
đẩy mạnh nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu phục vụ công nghiệp khác<br />
như cao su, gỗ... cũng như các mặt hàng nông sản thực phẩm. Mặt khác,<br />
biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường sẽ dẫn đến<br />
sụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Vì vậy,<br />
làm thế nào để tổ chức sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả trên diện<br />
tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thế<br />
giới ngày càng tăng cao là vấn đề mà nhiều quốc gia đang chú trọng trong<br />
chiến lược phát triển kinh tế của mình.<br />
Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam với<br />
hơn 68% dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm<br />
hơn 47% lao động xã hội và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp vẫn<br />
chiếm gần 20% tổng sản phẩm trong nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp<br />
theo hướng sản xuất hàng hóa là một trong những mục tiêu cơ bản nhằm<br />
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam.<br />
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hình thức tổ chức lãnh thổ<br />
nông nghiệp ở Việt Nam hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy nông<br />
nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa. Trong<br />
các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam, một số hình thức<br />
đang phát triển và đạt hiệu quả cao như các trang trại, các vùng chuyên<br />
<br />
2<br />
<br />
canh; một số hình thức mới hình thành và phát triển như khu nông nghiệp<br />
công nghệ cao, vùng nông nghiệp; một số hình thức đang trong quá trình<br />
chuyển đổi để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường như hợp tác xã nông<br />
nghiệp, nông trường quốc doanh,…<br />
Cuốn sách Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ nông<br />
nghiệp nhằm cung cấp cho người đọc một cách khái quát về tổ chức lãnh<br />
thổ nông nghiệp: quan niệm, các nhân tố ảnh hưởng, các hình thức tổ chức<br />
lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở lí luận đó,<br />
cuốn sách phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam với<br />
một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu. Nhằm làm rõ tổ<br />
chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam dưới cấp độ lãnh thổ nhỏ hơn, cuốn<br />
sách phân tích tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh qua ví dụ tại tỉnh Nghệ<br />
An, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy nông nghiệp<br />
phát triển hiệu quả hơn.<br />
Cấu trúc cuốn sách gồm 3 chương<br />
Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: Trong chương<br />
này, tác giả tổng quan các quan niệm, vai trò, nguyên tắc, các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; giới thiệu các hình thức tổ chức<br />
lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam từ trước đến nay.<br />
Chương 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một số nước trên thế giới và Việt<br />
Nam: chương 2 gồm 2 phần. Phần thứ nhất tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông<br />
nghiệp của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.<br />
Phần 2 tìm hiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam với các nội dung<br />
chính: Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, các nhân tố ảnh<br />
hưởng, đặc điểm nền nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt<br />
Nam. Phần các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, tập trung<br />
vào một số hình thức tiêu biểu ở Việt Nam: trang trại, vùng nông nghiệp<br />
sinh thái.<br />
Chương 3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An: Nhằm làm rõ tổ<br />
chức lãnh thổ nông nghiệp ở cấp lãnh thổ nhỏ hơn, trong chương này, tác<br />
giả phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh Nghệ An với<br />
một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở quy mô lãnh thổ nhỏ như:<br />
trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp. Từ đó đề xuất định<br />
<br />
3<br />
<br />
hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An một cách<br />
hợp lí và bền vững.<br />
Trong quá trình thực hiện cuốn sách, tác giả đã tham khảo và kế thừa<br />
số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau cũng như nhận được nhiều<br />
nhận xét, góp ý quý báu của nhiều nhà khoa học. Tác giả xin trân trọng cảm<br />
ơn PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Lê Thông cùng nhiều nhà khoa học<br />
khác. Xin cám ơn các cơ quan và đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả hoàn thành<br />
cuốn sách này.<br />
Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng cám ơn Nhà xuất bản Chính trị<br />
quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả biên soạn và xuất bản cuốn<br />
sách này. Trong quá trình biên soạn, cuốn sách có thể còn nhiều thiếu sót.<br />
Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả.<br />
TS. Nguyễn Thị Trang Thanh<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA<br />
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP<br />
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
1. Một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội<br />
Khái niệm tổ chức lãnh thổ (territorial organization) hay còn gọi là<br />
tổ chức không gian (spatial organization) được sử dụng khi đề cập đến vấn<br />
đề tổ chức lãnh thổ cả theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. Khái niệm tổ<br />
chức lãnh thổ đã được dùng ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX,<br />
được phát triển về mặt lí luận thông qua các lí thuyết về tổ chức lãnh thổ.<br />
a. Lí thuyết khu vị luận công nghiệp của A.Weber<br />
Mô hình tổ chức không gian công nghiệp ra đời trong thế kỉ XIX,<br />
được A.Weber là một đại diện tiêu biểu đưa lên thành lí thuyết "Khu vị luận<br />
công nghiệp". Tư tưởng chủ đạo của ông là coi thành phố là những nút hay<br />
trọng điểm lãnh thổ. Sức lan tỏa ảnh hưởng của nó rất lớn. Xung quanh<br />
thành phố (nút) là các vành đai với các chức năng khác nhau, nhưng đều<br />
phục vụ cho một trung tâm. Lý thuyết này phù hợp với một nền kinh tế mà<br />
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa mạnh và có ý nghĩa trong việc<br />
xác định vai trò của trung tâm ở những khu vực có nền kinh tế còn chậm<br />
phát triển1.<br />
b. Lí thuyết phát triển các điểm trung tâm của W.Christaller<br />
Vào đầu những năm 1930, W.Christaller (Mỹ) đã đưa ra lí thuyết<br />
phát triển các điểm trung tâm (1933). W.Christaller đã góp phần to lớn vào<br />
việc tìm ra quy luật phát triển của toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và phi<br />
sản xuất theo không gian, là ý tưởng cho việc nghiên cứu tổ chức không<br />
gian kinh tế - xã hội sau này.<br />
W.Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu sự<br />
tác động của một cực hút, đó là thành phố. Thành phố là trung tâm đối với<br />
<br />
1<br />
<br />
Xem: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nxb. Giáo<br />
<br />
dục, Hà Nội, 2000, tr. 10.<br />
<br />
5<br />
<br />