HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 139-145<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0078<br />
<br />
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN<br />
TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TỈNH SƠN LA<br />
<br />
Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br />
Khoa Sử Địa, Trường Đại học Tây Bắc<br />
Tóm tắt. Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp 4.0.Điều kiện địa<br />
hình, đất trồng, khí hậu, nguồn nước đều thuận lợi để hình thành các vùng nông nghiệp<br />
chuyên môn hóa có quy mô lớn và có giá trị hàng hóa cao.Chất lượnglao động đã được nâng<br />
lên đáng kể, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đang được đầu tư hợp lí hơn. Nhưng, phát<br />
triển nông nghiệp 4.0 ở Sơn La vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, nhất là cơ sở hạ tầng<br />
và nguồn lao động. Một số giải pháp để phát triển nông nghiệp 4.0 như phải đào tạo lao động,<br />
quy hoạch sản xuất hợp lí, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật… trong đó<br />
chất lượng lao động luôn được đặt lên hàng đầu.<br />
Từ khóa: Chuyên môn hóa, công nghệ chiếu sáng, nông nghiệp 4.0, kĩ thuật số hóa.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Phát triển nông nghiệp 4.0 đang là xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam.Đã có một số bài<br />
báo nghiên cứu về nông nghiệp 4.0 như: Nông nghiệp 4.0: Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc<br />
nhưng cần có cách làm phù hợp của tác giả Bích Hồng [8], Mô hình nông nghiệp 4.0, khả năng áp<br />
dụng ở Việt Nam của tác giả Lê Quý Kha [9]. Ở Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung đã<br />
có một số công trình nghiên cứu về nông nghiệp hàng hóa như: Thực trạng và giải pháp phát triển<br />
nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Sơn La [2]; Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn<br />
La [3]. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La vẫn đang là<br />
vấn đề bỏ ngỏ cần được nghiên cứu.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
Bài báo nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh<br />
Sơn La. Phạm vi nghiên cứu là lãnh thổ tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên là 14.123 km2, bao gồm<br />
11 huyện và 01 thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu là tổng quan về nông nghiệp<br />
4.0, những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0, trên cơ sở đó đề xuất các<br />
giải pháp để phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La. Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu từ các<br />
chuyến thực địa nghiên cứu ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai<br />
Sơn, Mường La. Ngoài ra, các dữ liệu được cung cấp từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn<br />
tỉnh Sơn La và một số trang website.<br />
<br />
2.1. Các phương pháp nghiên cứu chính<br />
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và đặc thù trong môn địa lí như:<br />
phương pháp thực địa, phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích số liệu thống kê, các báo cáo<br />
Ngày nhận bài: 19/7/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 2/9/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Thúy Mùi. Địa chỉ e-mail: maithuydotb@gmail.com<br />
<br />
139<br />
<br />
Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br />
<br />
tổng kết hàng năm. Qua các chuyến đi khảo sát thực địa, tác giả hiểu rõ được thuận lợi về tự nhiên,<br />
về kinh tế, đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Qua<br />
đó, tác giả hiểu được những yếu kém, nhất là việc sử dụng máy tính, kết nối internet của các nông<br />
dân, nhất là những người lớn tuổi.Trên cơ sở phân tích thực tiễn đó, tác giả đề xuất các giải pháp<br />
gắn với thực tiễn.Việc phân tích các báo cáo của tỉnh là những cơ sở quan trọng để đánh giá đúng<br />
đắn những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La.<br />
<br />
2.2. Khái quát về nông nghiệp 4.0<br />
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều ngành kinh tế.Cuộc<br />
cách mạng lần thứ nhất là máy hơi nước, lần thứ hai là máy phát điện, lần thứ ba là điện tử, lần<br />
thứ tư được coi là cách mạng số.Công nghiệp 4.0 đã mở đường và thúc đẩy cho các ngành kinh tế<br />
khác, trong đó có nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 chính là sự tập trung chủ yếu vào sản xuất thông<br />
minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ<br />
nano. Nông nghiệp 4.0 chính là sự thay đổi phương thức quản lí nông nghiệp, mở đường cho sản<br />
xuất nông nghiệp chính xác, chặt chẽ mà không cần có con người trực tiếp.<br />
Nông nghiệp 1.0, xuất hiện đầu thế kỉ XX, vận hành với hệ thống tiêu tốn sức lao động, năng<br />
suất thấp. Nông nghiệp chú trọng tới việc tiêu dùng tại chỗ. Nông nghiệp 2.0, đó là cuộc cách<br />
mạng xanh, bắt đầu vào những năm 1950, khởi đầu là giống lúa mỳ lùn cải tiến, nhưng sử dụng<br />
nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, các loại phân hóa học tổng hợp, cùng với máy móc chuyên dụng,<br />
cho phép hạ giá thành và tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cao. Nông nghiệp 3.0 từ chỗ<br />
nâng cao hiệu quả đến nâng cao lợi nhuận nhờ chủ động và sáng tạo hạ giá thành, nâng cao chất<br />
lượng, đưa ra sản phẩm độc đáo. Nông nghiệp 4.0 là các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi kết nối<br />
mạng bên trong và bên ngoài đơn vị. Sử dụng các thiết bị internet có thể tạo điều kiện quản lí<br />
lượng lớn dữ liệu và kết nối nội bộ với các đối tác bên ngoài đơn vị. Có thể gọi nông nghiệp 4.0 là<br />
“nông nghiệp thông minh” “canh tác số hóa” dựa trên sự ra đời của các thiết bị thông minh trong<br />
nông nghiệp. Các thiết bị thông minh bao gồm các cảm biến, các bộ điều tiết tự động, công nghệ<br />
có thể tính toán như bộ não và giao tiếp kĩ thuật số.<br />
Người lao động ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố: như nước, phân bón,<br />
thuốc trừ sâu, độ ẩm, ánh sáng và chuyển nó vào các thiết bị kết nối internet như máy tính, điện<br />
thoại. Người nông dân không cần trực tiếp trên đồng ruộng, nhưng vẫn biết rõ về các sản phẩm<br />
nông nghiệp trong trang trại của mình. Bức tranh về nông nghiệp 4.0 sẽ là một quy trình khép kín<br />
bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược, canh<br />
tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính, tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản,<br />
vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc.<br />
Nông nghiệp 4.0 là ngành nông nghiệp sử dụng cảm biến và các thuật toán thông minh để<br />
phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu, đáp ứng cho cây trồng khi cây thực sự cần, nhằm đảm<br />
bảo sinh lợi, tính bền vững và bảo vệ môi trường. Nông dân có thể quyết định tưới tiêu khi thực sự<br />
cần thiết, tránh lãng phí, lạm dụng thuốc và nâng cao sản lượng.<br />
Ở Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã và đang xuất hiện một số trang trại, cơ sở sản xuất<br />
nông nghiệp ứng dụng một số thành phần của nông nghiệp 4.0, ứng dụng giải pháp thông minh và<br />
thiết bị thông minh. Một số khu vực ứng dụng các giải pháp thông minh như: Ứng dụng tưới nước<br />
tiết kiệm, bón phân viên, phân nhả chậm thông minh, tưới nước tiết kiệm gắn với cảm biến, điều<br />
khiển tự động… Một số khu vực ứng dụng thiết bị thông minh, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và nguồn<br />
nhân lực, hiểu biết công nghệ - thiết bị chỉ mới được một số doanh nghiệp lớn ứng dụng. Áp dụng<br />
công nghệ nhà kính, nhà lưới và thiết bị tưới tiêu tự động, hệ thống giám sát và điều khiển nhiệt<br />
độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước, giám sát canh tác rau thông minh, giúp cây phát triển<br />
tốt hơn, an toàn hơn, năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với sản xuất trước đây.<br />
140<br />
<br />
Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br />
<br />
2.3. Thuận lợi để phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br />
2.3.1. Thuận lợi về tự nhiên<br />
Sơn La có diện tích đất tự nhiên rộng 14.123 km2, có nhiều đồi núi và cao nguyên.Nhiều cao<br />
nguyên rộng, bằng phẳng, đất tốt, là cơ sở để hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa<br />
và ứng dụng công nghệ 4.0.Sơn La có 2 cao nguyên: cao nguyên Mộc Châu kéo dài từ Hòa Bình<br />
đến Yên Châu, dài 95 km, rộng 25 km. Độ cao trung bình 800 - 1.000 m. Quá trình phong hóa ở<br />
cao nguyên Mộc Châu trải qua thời gian dài và đến quá trình tàn lụi, hình thành các cánh đồng<br />
cacxto rộng, đất đai màu mỡ, thích hợp để hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớnvà<br />
ứng dụng công nghệ số. Cao nguyên Sơn La nối tiếp cao nguyên Mộc Châu kéo dài 98 km từ Yên<br />
Châu đến Tuần Giáo, rộng 20 km, cao trung bình 550 m. Bề mặt cao nguyên tương đối bằng<br />
phẳng, đất đai tốt, là địa bàn có ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập<br />
trung theo hướng hàng hóa với cơ cấu đa dạng gồm phát triển các loại cây công nghiệp, cây màu,<br />
cây ăn quả, chăn nuôi gia súc.<br />
Một số khu vực ở Sơn La có địa hình bằng phẳng, hình thành các cánh đồng màu mỡ như:<br />
Cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên), Ngọc Chiến (Mường La), Thôm Mòn (Thuận Châu), Mường<br />
Và (Sốp Cộp), Chiềng Cang (Sông Mã)… Những cánh đồng này rất thuận lợi để phát triển nông<br />
nghiệp 4.0.<br />
Do đặc điểm địa chất và địa hình ở Sơn La nên phần lớn đất đai phát triển trong vùng đá<br />
vôi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhưỡng là tầng<br />
đất khá dầy, thấm nước tốt. Tuy nhiên, mỗi khu vực địa hình lại có những loại đất khác nhau.<br />
Hiện nay, Sơn La có 7 nhóm đất gồm 24 loại đất với khoảng 1,3 triệu ha, chiếm 92,34% diện<br />
tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó nhóm đất feralit là loại đất chính, có tổng diện tích 879.634<br />
ha chiếm tới 66,87% diện tích đất tự nhiên. Mỗi loại đều có đặc điểm và giá trị sử dụng riêng.<br />
Đây là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.<br />
Đất ở Sơn La được khai thác, sử dụng chủ yếu trong ngành nông, lâm nghiệp (69,77% 2017). Cơ cấu sử dụng đất đang có sự thay đổi, tỉ lệ đất được sử dụng trong ngành nông nghiệp<br />
tăng khá nhanh. Điều đó đã khẳng định việc khai thác và sử dụng đất đã triệt để hơn, tỉ lệ đất chưa<br />
được sử dụng giảm dần.<br />
Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất ở Sơn La giai đoạn 2010 – 2017<br />
Năm<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
2017<br />
<br />
Tổng diện tích (ha)<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
Đất nông nghiệp<br />
<br />
18,4<br />
<br />
18,44<br />
<br />
20,26<br />
<br />
20,21<br />
<br />
25,62<br />
<br />
Đất lâm nghiệp<br />
<br />
44,05<br />
<br />
44,06<br />
<br />
44,7<br />
<br />
45,01<br />
<br />
44,15<br />
<br />
Đất chuyên dùng<br />
<br />
1,30<br />
<br />
1,34<br />
<br />
1,37<br />
<br />
1,39<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Đất ở<br />
<br />
0,51<br />
<br />
0,518<br />
<br />
0,519<br />
<br />
0,52<br />
<br />
0,61<br />
<br />
Đất khác<br />
<br />
2,2<br />
<br />
2,99<br />
<br />
1,91<br />
<br />
3,22<br />
<br />
1,52<br />
<br />
33,54<br />
<br />
32,65<br />
<br />
31,24<br />
<br />
29,65<br />
<br />
25,1<br />
<br />
Đất chưa sử dụng<br />
<br />
(Đơn vị: %; Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê tỉnh Sơn La các năm từ 2010 đến 2017)<br />
Nhìn chung, đất đai khá màu mỡ, có nhiều loại đất khác nhau là cơ sở để đa dạng hóa cơ<br />
cấu cây trồng, hình thành các vùng cây trồng, vật nuôi đặc sản.<br />
Do có vị trí nằm trong khu vực thuộc đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu phía bắc, nên<br />
khí hậu Sơn La mang sắc thái nhiệt đới, ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh với những nét đặc trưng<br />
riêng. Đây là điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp<br />
hàng hóa.Lượng mưa ở Sơn La khá cao và có nhiều hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Mã. Độ<br />
141<br />
<br />
Đỗ Thị Thúy Mùi và Su Nhù Pớ<br />
<br />
ẩm không khí trung bình cao, khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tỉnh có huyện<br />
Yên Châu, Quỳnh Nhai, lượng mưa trung bình thấp hơn, nhưng lại thuận lợi để trồng một số loại<br />
cây đặc sản có hương vị đặc trưng riêng như xoài, nhãn, chuối.<br />
2.3.2. Thuận lợi về kinh tế - xã hội<br />
Dân cư của tỉnh không đông. Mật độ dân số 87 người/km2, thấp hơn so với trung bình chung<br />
của cả nước. Chất lượng lao động đang ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ lao động biết chữ được<br />
nâng lên từ 50% lên 75%. Tỉ lệ lao động có trình độ PTTH được nâng lên từ 6,5% lên 11%. Tỉ lệ<br />
lao động qua đào tạo (có trình độ nghề nghiệp không bằng cấp và có bằng cấp, chứng chỉ): được<br />
nâng lên từ 4-5% lên 36%. Trong đó, tỉ lệ có bằng cấp, chứng chỉ được nâng lên từ 2% (năm<br />
2010) lên 13%. (2017) trong đó sơ cấp 40%, trung cấp 30%, cao đẳng 10%, đại học và trên đại<br />
học 20%.<br />
Đội ngũ trí thức toàn tỉnh (tính từ trình độ cao đẳng chuyên nghiệp trở lên) tăng từ 2,5 ngàn<br />
lên 3 vạn, chiếm 2,4% dân số. Tốc độ tăng của đội ngũ trí thức gấp 4,1 lần tốc độ tăng dân số và<br />
1,3 lần tốc độ tăng lao động. Tính theo 1000 dân, số trí thức năm 1990 là 3,7 người, năm 2000<br />
tăng lên 8,1 người, năm 2010 tăng lên 23,3 người, 2015 là 25,6 người.<br />
Trình độ đào tạo được năng lên: Tỉ lệ đại học/cao đẳng đã có sự thay đổi lớn: Từ 54/46 lên<br />
66/34. Trí thức trình độ cao (trên đại học) tăng từ 20 người lên hơn 1.000, trong đó 800 thạc sỹ,<br />
gần 40 tiến sỹ, hơn 100 bác sỹ chuyên khoa I, 40 bác sỹ chuyên khoa II, 60 chuyên viên cao<br />
cấp. Trình độ lí luận cũng được nâng lên, toàn tỉnh có 837 trí thức có trình độ cao cấp và cử nhân<br />
lí luận. Trên 60% trí thức Sơn La là đảng viên. (Về số lượng trí thức nói chung và số trí thức trình<br />
độ cao, Sơn La đứng thứ nhất trong các tỉnh Tây Bắc, đứng thứ ba trong vùng du và miền núi<br />
phía Bắc, chỉ sau Thái Nguyên và Phú Thọ)<br />
Trí thức Sơn La phần lớn ở độ tuổi trẻ: dưới 45 tuổi chiếm 85%, trên 45 tuổi chiếm 15%. Cơ<br />
cấu theo giới tính của trí thức Sơn La được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nữ/nam từ 40/60 xuống 48/52.<br />
Trí thức là người dân tộc thiểu số tăng lên nhanh, từ 15% lên gần 50%.<br />
Cán bộ, chuyên viên các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện đã gần như được phổ cập đại học,<br />
tăng từ từ 30-40% lên 70-80%. Trong khu vực sự nghiệp cán bộ - viên chức Đại học và trên Đại<br />
học tăng từ 20-30% lên 60-70%. Cấp xã từ chỗ chỉ là cán bộ sơ cấp, nay đã có 90% đội ngũ cán<br />
bộ - công chức đạt trình độ từ Trung cấp trở lên.<br />
Lao động ở Sơn La, đặc biệt là lao động là đồng bào dân tộc có sức khỏe, dễ thích nghi với<br />
điều kiện sống, cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân có tư duy tốt<br />
gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến nông sản. Ở một số huyện, nông dân đã tiếp cận với nông<br />
nghiệp 4.0 thông qua việc bán hàng hóa online và ứng dụng công nghệ mới trong tưới tiêu, chăm<br />
bón cây trồng, vật nuôi. Năm 2017, tỉnh đã có 966.547 thuê bao điện thoại di động trong đó có<br />
50% sử dụng smatphone, tỉnh đã có 69.188 thuê bao internet, đây là điều kiện thuận lợi để ứng<br />
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.<br />
Cơ sở hạ tầng đang ngày càng được đầu tư tốt hơn. Hệ thống đường giao thông đã nối liền<br />
được các vùng sản xuất với các nơi tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống các công trình thủy lợi cũng<br />
được đầu tư tốt hơn. Đây là điều kiện để ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Tỉnh có nhiều<br />
chính sách khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn sản xuất, định hướng đầu ra<br />
cho sản phẩm.<br />
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp đang được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đặc<br />
biệt có các doanh nghiệp trong nước. Hiện đã có một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản<br />
xuất, một số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm<br />
nông sản của Sơn La đã có vị trí trên thị trường quốc tế và khẳng định được thương hiệu của mình.<br />
<br />
142<br />
<br />
Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br />
<br />
Thị trường các sản phẩm nông sản của Sơn La đã được mở rộng cả trong nước và nước ngoài.<br />
Nhiều sản phẩm nông sản của Sơn La có thương hiệu trên thị trường như: Sữa, chè, hoa quả, rau<br />
đậu, gạo, khoai sọ, khoai môn...<br />
<br />
2.4. Khó khăn trong phát triển nông nghiệp 4.0 ở tỉnh Sơn La<br />
2.4.1. Khó khăn về tự nhiên<br />
Địa hình Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên, độ dốc lớn, đất đai rất dễ bị rửa trôi, xói mòn.<br />
Nhiều nơi đất bị bạc màu, thoái hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, do việc phá rừng bừa bãi,<br />
ở một số huyện ven sông Đà, sông Mã thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại nghiêm<br />
trọng đến sản xuất và đời sống. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp bị mất trắng, đất bị rửa trông<br />
không thể sản xuất nông nghiệp.<br />
Bên cạnh những thuận lợi đó, địa hình Sơn La cũng có những khó khăn nhất định. Độ cao,<br />
cấu trúc địa hình tác động đến việc tổ chức sản xuất, mức độ canh tác, khả năng áp dụng cơ giới<br />
hóa. Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi cao, lại bị chia cắt mạnh khó khăn trong giao thông, xây<br />
dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân; khó khăn trong việc áp<br />
dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Địa hình dốc gây khó khăn cho việc tiến hành<br />
công tác thủy lợi, chống xói mòn rửa trôi… Địa hình núi cao, bị chia cắt lớn gây khó khăn cho<br />
việc vận chuyển nông sản hàng hóa.<br />
Đất trồng nhiều nơi manh mún, khó khăn để hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn và cơ<br />
giới hóa trong sản xuất. Do canh tác và lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nên nhiều khu vực<br />
đất đang bị thoái hóa, mặn hóa…<br />
Khí hậu Sơn La mang tính thất thường, có nhiều hiện tượng thiên tai như: Rét đậm, rét hại<br />
kéo dài, sương muối, gió tây nam khô nóng, mưa đá, diễn biến mùa thất thường của thời tiết,<br />
khí hậu, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.Sơn La có mùa gió tây khô nóng, kéo dài từ<br />
tháng 1 đến tháng 4, khó khăn cho phát triển nông nghiệp, nhất là các huyện Yên Châu, Mường<br />
La, Phù Yên.<br />
Nguồn nước tuy phong phú, nhưng phân bố không đều trên lãnh thổ. Khu vực thiếu nước sản<br />
xuất nhất là huyện Yên Châu nên rất khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ 4.0. Lượng nước<br />
mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa, lượng mưa tập trung 80%, gây hiện tượng thừa<br />
nước, sạt lở đất đai, mùa khô thiếu nước sản xuất.<br />
2.4.2. Khó khăn về kinh tế - xã hội<br />
Dân cư không đông, nguồn lao động ít, trình độ lao động không cao, đặc biệt nhiều lao động<br />
ở vùng sâu, vùng xa chưa nói tốt tiếng Việt nên khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ cao<br />
trong sản xuất.<br />
Nhân lực có trình độ đại học chiểm tỉ lệ cao, nhưng chủ yếu là tại chức. Tỉ lệ chính quy giảm<br />
từ 37% (2000) xuống 25% (2014), còn lại là tại chức, chuyên tu, chủ yếu là tại chức. Tỉ lệ lao<br />
động có bằng cấp chứng chỉ của Sơn La so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp. So với mức<br />
bình quân cả nước, lao động trình độ cao đẳng trở xuống đạt 50%-70%, đại học đạt 40%, trên đại<br />
học đạt 25%.<br />
Kinh tế Sơn La chưa phát triển, chưa có điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp 4.0. Đại đa<br />
số người dân Sơn La còn nghèo chưa có điều kiện đầu tư các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp 4.0.<br />
Tập quán sản xuất cùng với tư duy kinh tế tự cung, tự cấp đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều<br />
người dân. Để thay đổi tư duy kinh tế không phải một sớm, một chiều có thể thay đổi ngay được.<br />
Sự nhận thức trong sản xuất hàng hóa chưa thay đổi nhanh chóng. Nhiều người dân còn đặt<br />
lợi ích kinh tế, chưa chú trọng tới uy tín, quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, chưa quan tâm đến<br />
môi trường và sức khỏe của chính bản thân người nông dân. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,<br />
143<br />
<br />