intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và đánh giá ccas dòng thải của công ngệ chế biến thủy sản

Chia sẻ: Nguyen Trung Kien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

436
lượt xem
176
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủy hải sản (Tôm, mực, cá,…) sau khi được vận chuyển về nhà máy sẽ được rửa sơ bộ nhằm loại bỏ đất cát, chất nhờn, máu, vảy,… Lượng nước sử dụng cho công đọan này tương đối nhiều, chiếm 15% lượng nước chế biến thủy sản. Đặc điểm của loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao, SS nhiều, có màu, mùi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và đánh giá ccas dòng thải của công ngệ chế biến thủy sản

  1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG THẢI CỦA CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN SƠ ĐÒ PHÁT SINH CÁC DÒNG THẢI Trong quy trình chế biến: Thủy hải sản (Tôm, Cá, Mực, …) Nước Nước thải Rửa 1 Nước Nước thải Đá lạnh Chế biến Chất thải rắn Nước Nước thải Rửa 2 Nước Năng lượng Nước thải Cấp đông Hóa chất (clorin, Rò rỉ CFC/NH3 muối) Thành phẩm - Như vậy, lượng nước chủ yếu cung cấp cho việc vệ sinh, gia công, chế biến nguyên liệu và bảo quản thành phẩm. Chất thải rắn phát sinh tập trung chủ yếu ở khâu sơ chế nguyên liệu. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC DÒNG THẢI Thủy hải sản (Tôm, mực, cá,…) sau khi được vận chuyển về nhà máy - sẽ được rửa sơ bộ nhằm loại bỏ đất cát, chất nhờn, máu, vảy,… Lượng nước sử dụng cho công đọan này tương đối nhiều, chiếm 15% lượng nước chế biến thủy sản. Đặc điểm của loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao, SS nhiều, có màu, mùi. Nguyên liệu sau rửa 1 sẽ được chuyển sang khu vực chế biến, tại đây - tùy vào mỗi loại nguyên liệu và yêu cầu về chủng loại, hình dáng, chất lượng sản phẩm mà có từng phương pháp chế biến riêng. Nhìn chung, khâu này phát sinh chất thải rắn, là những phế phẩm tách ra từ nguyên liệu ban đầu, những bộ phận cần thiết của thủy sản sẽ được giữ lại, những phần còn lại sẽ bị loại bỏ. Nước thải từ khâu chế biến này nhìn chung có hàm lượng chất hữu cơ và SS cao. Lượng nước sử dụng cho khâu này chiếm khoảng 7% lượng nước sử dụng để chế biến thủy sản, hầu hết phát sinh từ nước rửa nguyên liệu khi chế biến, nước tan từ đá
  2. lạnh dùng để bảo quản nguyên liệu trong khi gia công và nước vệ sinh khu vực chế biến. Nguyên liệu sau khi được chế biến sẽ được rửa lại nhằm làm sạch sản - phẩm trước khi bảo quản. Lượng nước sử dụng cho khâu này chiếm khoảng 10% lượng nước sử dụng để chế biến thủy sản. Đặc điểm của nước thải khâu này là có nồng độ chất hữu cơ và SS thấp hơn nhiều so với khâu rửa 1 vì yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Lượng nước này có thể được sử dụng lại ở khâu 1. Sau khi rửa, nguyên liệu sẽ được cấp đông, tẩm ứơp muối, chất khử - trùng,… nhằm loại trừ vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, đồng thời giúp nguyên liệu được giữ lâu hơn. Khâu này cần năng lượng để chạy máy cấp đông, nước sạch và hóa chất (clorin, muối,…) do đó phát sinh nước thải có nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp, nồng độ clorin cao. Lượng nước sử dụng cho khâu này chiếm 70-80% lượng nước chế biến thủy sản. Ngoài ra đối với một số loại máy cấp đông cũ, còn có khả năng phát sinh, rò rỉ khí CFC, NH3. Như vậy, lượng nước phát sinh chủ yếu từ các khâu làm lạnh sản phẩm (từ kho lạnh, nước từ đá ướp nguyên liệu, ướp sản phẩm sơ chế,…) và nước dùng để vệ sinh. Mức độ ô nhiễm của các giai đọan này có thể chia làm 2 loại : a) có tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu ; b) không tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu (trao đổi nhiệt, làm lạnh, bảo quản,…). Đối với chất thải rắn, hầu hết phát sinh chủ yếu ở khâu sơ chế nguyên liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2