intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài báo này là sử dụng hệ thống thông tin ddịa lý (GIS) dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đánh giá và phân vùng nguy cơ sụt đất trên vùng karst ở khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế theo quy trình phân tích cấp bậc của Saaty (AHP).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) PHÂN VÙNG NGUY CƠ TRƯỢT SỤT ĐẤT KHU VỰC PHONG XUÂN, PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤP BẬC SAATY Trần Hữu Tuyên*, Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Ngô Tự Do, Hoàng Hoa Thám Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế *Email: thtuyen@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 25/6/2021; ngày hoàn thành phản biện: 25/6/2021; ngày duyệt đăng: 02/11/2021 TÓM TẮT Mục đích của bài báo này là sử dụng hệ thống thông tin ddịa lý (GIS) dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đánh giá và phân vùng nguy cơ sụt đất trên vùng karst ở khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế theo quy trình phân tích cấp bậc của Saaty (AHP). Các dữ liệu về địa chất, thành phần thạch học được trích xuất từ dữ liệu bản đồ địa chất; về đới nứt nẻ-karst từ dữ liệu đo đạc địa vật lý, về thủy văn và địa chất thủy văn từ kết quả mô phỏng nước dưới đất từ mô hình MIKE SHE, rung chấn từ dữ liệu giám sát nổ mìn được xây dựng thành các lớp dữ liệu GIS. Chỉ số cấp độ nguy cơ (LSI), được tính toán trên nền GIS bằng tổng hợp các thành phần của từng yếu tố và trọng số của chúng. Từ bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất cho thấy: Diện tích vùng nguy cơ rất cao là 108,3 ha, chiếm tỷ lệ 2%, vùng nguy cơ cao là 201,2 ha, có tỷ lệ 3,7% và trung bình 179,8 ha có tỷ lệ 3,3% so với diện tích vùng nghiên cứu. Từ khóa: AHP, Phong Xuân, Karst, Sụt đất. 1. MỞ ĐẦU Khu vực xã Phong Xuân (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) có dạng thung lũng của địa hào được cấu tạo từ các thành tạo carbonat (đá vôi) được phủ một lớp mỏng lên bởi các thành tạo Đệ tứ. Trong quá khứ, hiện tượng sụt đất ở khu vực này gần như chưa được ghi nhận, nhưng từ tháng 06/2014, hiện tượng sụt lún mặt đất với sự hình thành hàng loạt các hố sụt karst đã xảy ra trên diện tích đất nông nghiệp của người dân và không ngừng được mở rộng. Cuối năm 2018 cho đến nay, các hố sụt đã bắt đầu xuất hiện trong các khu dân cư, chủ yếu ở thôn Xuân Lộc. Mặc dù kích thước hố sụt chỉ nhỏ hơn 0,6 m với số lượng 06 hố sụt, nhưng với sự xuất hiện của các hố sụt cạnh sát nhà dân đã gây nên tâm lý bất an của người dân địa phương. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu, phân vùng nguy cư sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền là một yêu cầu cấp thiết. 179
  2. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … Cho đến nay đã có rất nhiều công trình ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu phân vùng nguy cơ tai biến địa chất trong đó có sụt đất [2,3,7,8]. Nhiều công trình đã sử dụng các tư liệu viễn thám vào việc xác định các đới phá hủy kiến tạo, hiện trạng lớp phủ thực vật, các hoạt động kinh tế công trình của con người... là những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình trượt lở đất, đồng thời áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng hiện đại như: hồi quy logistic (logistic regression); tỷ số tần suất (frequency ratio) hay mạng thần kinh nhân tạo (Artificial Neural Network)... với sự trợ giúp của công nghệ GIS để phân vùng nguy cơ sụt đất. Ở Việt Nam, các nghiên cứu hiện trạng và nguy cơ của các dạng tai biến địa chất cũng đã được đặc biệt quan tâm [4-6, 8]. Gần đây, nhiều tác giả [2, 3, 7] đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc tính toán, xây dựng các thông tin thành phần và sử dụng các mô hình bản đồ - toán (Mathematic - Catorgaphical Modelling) trong việc đánh giá nhạy cảm và phân vùng trượt lở đất. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phân vùng về hiện tượng sụt đất trên vùng karst ít được chú ý. Tiếp cận theo hướng sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá, phân vùng nguy cơ sụt đất khu vực Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xác định vị trí sụt đất và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá 2.1.1. Xác định vị trí sụt trượt khu vực nghiên cứu Hình 1. Sơ đồ hiện trạng các điểm sụt đất 180
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) Vị trí các điểm sụt đất là rất quan trọng đối với nghiên cứu, đánh giá. Với kích thước các điểm sụt đất thì công tác điều tra thực địa kết hợp với thu thập tài liệu từ người dân, chính quyền địa phương và Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm và kế thừa dự án [1] cho kết quả một cách chính xác nhất. Kết quả thống kê cho thấy có 107 điểm sụt đất trong khu vực nghiên cứu, xảy ra trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Nhìn chung kết quả này đã phản ánh một cách chi tiết về hiện trạng sụt đất khu vực nghiên cứu. Sơ đồ phân bố vị trí các điểm sụt đất khu vực (hình 1) cho thấy sụt đất xuất hiện tại nhiều khu vực khác nhau, trong đó thường tập trung nhiều ở thôn Điền Lộc, Cổ Xuân Lộc và Xuân Lộc xung quanh moong khai thác của mỏ đá vôi Đồng Lâm. Phần lớn các điểm sụt đất thuộc loại hình xói sụt, lún sụt có kích thước nhỏ hơn 1,0 m. Tuy nhiên, số lượng các điểm sụt trượt (loại hình sụt karst thực thụ), kích thước lớn (từ 2,0 m đến 6,0 m) cũng chiếm một số lượng đáng kể. 2.1.2. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá Qua nghiên cứu sụt đất ở khu vực Phong Xuân cho thấy nguyên nhân chính và lâu dài chủ yếu là do quá trình xói ngầm, do dòng chảy nước dưới đất tăng cao, lôi cuốn các vật chất lấp nhét trong các hang hốc karst gây sụt vỡ trần hang, dẫn đến sụt đất. Nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố chính, có độ phân hóa và định lượng được, tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của quá trình sụt đất gồm: - Sự có mặt các trầm tích carbonat, các thấu kính xen kẹp đolomit được phủ bởi các trầm tích Đệ tứ mỏng, nhiều nơi lộ ra ngay trên mặt; - Sự hội tụ của các đới dập vỡ kiến tạo, khu vực có tiềm năng nước ngầm lớn và địa hình thấp trũng nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng chảy ngầm, dòng mặt là các yếu tố tự nhiên quyết định việc hình thành tai biến sụt đất ở khu vực nghiên cứu; - Đất đá bị karst hóa, hình thành nên các hang hốc karst. Mặc dù mật độ hang không lớn, nhưng thường tập trung ở đới dập vỡ kiến tạo, thấu kính vôi sét nên nguy cơ xảy ra sụt đất với qui mô lớn có thể xảy ra; - Hoạt động khai thác đá vôi (tháo khô moong khai thác, nổ mìn…) đóng vai trò xúc tác, kích hoạt và thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển sụt đất. Từ sự phân tích trên, tác giả chọn các yếu tố sau đây có tác động trực tiếp đến sự phát triển của hiện tượng sụt đất ở khu vực nghiên cứu (Bảng 1). Bảng 1. Các chỉ tiêu lựa chọn trong đánh giá nguy cơ sụt đất TT Chỉ tiêu lựa chọn Nguồn dữ liệu sử dụng 1 Cấu trúc địa chất và thành phần thạch Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu, tỷ lệ học các lớp đất đá 1:10.000 2 Chỉ số mật độ dị thường karst. Bản đồ chỉ số mật độ dị thường karst khu vực nghiên cứu, tỷ lệ 1:10.000 181
  4. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … 3 Các khu vực nứt nẻ, các đới dập vỡ kiến Bản đồ các khu vực nứt nẻ, các đới dập vỡ tạo kiến tạo, tỷ lệ 1:10.000 4 Thay đổi cao độ mực nước ngầm Kết quả mô phỏng nước dưới đất từ mô hình 5 Thay đổi dòng chảy nước dưới đất MIKE SHE khu vực nghiên cứu. 6 Rung chấn Kết quả quan trắc rung chấn. Việc lựa chọn các thông số, việc xây dựng các kịch bản tính toán phục vụ cho việc xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất nên được chọn thiên về mức độ an toàn trong chuỗi số liệu cho phép. Việc phân cấp yếu tố địa chất thủy văn được dựa trên kết quả mô phỏng trong kịck bản nguy cơ. Trong kịch bản này, các giá trị được chọn thiên lớn trong chuỗi giá trị quan trắc. Địa hình được chọn khi cao độ địa hình moong khai thác là -30 m, tương ứng khi mỏ đã hoàn thành. Giá trị thấm của lớp trầm tích carbonat là 9,07x10-5 m/s [1], thấu kính dolomit là 4,32x10-4 m/s [1], các lớp khác giữ nguyên như kịch bản tính toán trước. 2.2. Nghiên cứu, đánh giá nguy cơ sụt đất 2.2.1. Mô hình đánh giá nguy cơ sụt đất Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình chồng ghép thông tin trên GIS [7]. Các thông tin được chuẩn hóa và gắn trọng số theo các mức độ quan trọng khác nhau. Mô hình toán tổng quát có dạng như sau: Trong đó: S: chỉ số đánh giá tổng hợp; Xi: chỉ số đánh giá của chỉ tiêu i; Wi: trọng số gắn cho chỉ tiêu i. 2.2.2. Chuẩn hóa các chỉ tiêu đánh giá Các chỉ tiêu đánh giá phải được chuẩn hóa theo một thang điểm chung để chúng có thể so sánh được với nhau. Quá trình này sẽ chia các lớp trong mỗi chỉ tiêu thành 05 cấp nhạy cảm đối với quá trình sụt đất là: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Về nguyên tắc, phân chia các cấp nhạy cảm đối với từng chỉ tiêu được thực hiện bằng cách tính mật độ điểm sụt trượt đã điều tra được trên từng hợp phần của từng chỉ tiêu, sau đó dựa trên kết quả tính toán mật độ này sẽ đánh giá định tính theo 05 cấp nhạy cảm đã định. Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu được lựa chọn khá định lượng và phân hóa rất rõ ràng nên việc chuẩn hóa các chỉ tiêu đánh giá rất thuận lợi. Yếu tố hiện trạng sụt được sử dụng trong đánh giá mức độ chuẩn hóa và độ chính xác của bản đồ nguy cơ sụt đất khu vực nghiên cứu. Thang điểm đánh giá chuẩn theo bảng 2. 182
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) Bảng 2. Thang điểm chuẩn hóa Nhóm đối tượng Mức độ nhạy cảm Điểm đánh giá Nhóm 1 Rất cao 5 Nhóm 2 Cao 4 Nhóm 3 Trung bình 3 Nhóm 4 Thấp 2 Nhóm 5 Rất thấp 1 Dựa vào nguyên tắc trên đây, chúng tôi đã đánh giá và chuẩn hóa 6 chỉ tiêu được lựa chọn theo các bảng 3 đến bảng 8 dưới đây: Bảng 3. Về cấu trúc địa chất và thành phần Bảng 4. Về chỉ số mật độ dị thường karst thạch học Kiểu thạch học Mức độ nhạy Điểm Chỉ số Mức độ nhạy Điểm cảm cảm Thấu kính Rất cao 5 < 0,0 Rất thấp 1 dolomit 0,1 – 0,2 Thấp 2 Trầm tích Trung bình 3 0,2-0,35 Trung bình 3 carbonat 0,35 – 0,5 Cao 4 Trầm tích lục Rất thấp 1 > 0,5 Rất cao 5 nguyên Bảng 5. Về các khu vực nứt nẻ, các đới dập Bảng 6. Về sự thay đổi nước ngầm so với tự vỡ kiến tạo nhiên, trước khai thác Mực nước ngầm Mức độ nhạy Điểm Mức độ dập vỡ Mức độ nhạy Điểm (m) cảm cảm < 0,0 Rất thấp 1 Rất mạnh, bị Rất cao 5 0,0 – 1,0 Thấp 2 karst hóa 1,0 – 3,0 Trung bình 3 Nứt nẻ mạnh Trung bình 3 3,0 -10,0 Cao 4 Nguyên khối, ít Rất thấp 1 nứt nẻ > 10,0 Rất cao 5 Bảng 7. Về sự thay đổi lưu lượng dòng ngầm Bảng 8. Về rung chấn do nổ mìn khai thác đá so với tự nhiên, trước khai thác Lưu lượng dòng Mức độ Điểm Vận tốc rung Mức độ Điểm ngầm (m) nhạy cảm chấn (m/s) nhạy cảm 0.0 Rất thấp 1 > 25 Rất cao 5 0.0E+00 – 8.54E-05 Thấp 2 15 - 25 Cao 4 8.54E-05 – 1.71E-04 Trung bình 3 10 - 15 Trung bình 3 1.71E-04 – 5.98E-04 Cao 4 4 - 10 Thấp 2 > 5.98E-04 Rất cao 5
  6. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … 2.2.3. Tính trọng số các chỉ tiêu đánh giá Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích cấp bậc của Saaty - Saaty’s Analytical Hiearchy Process (AHP), qua quá trình đánh giá, ma trận so sánh được thiết lập trong bảng 9. Bảng 9. Ma trận so sánh các chỉ tiêu đánh giá Yếu tố A B C D E F Địa chất (A) 1 3 3 5 7 9 Mật độ dị thường karst (B) 1/3 1 3 3 5 7 Khu vực nứt nẻ (C) 1/3 1/3 1 3 3 5 Thay đổi lưu lượng dòng ngầm (D) 1/5 1/3 1/3 1 3 3 Thay đổi mực nước dưới đất (E) 1/7 1/5 1/3 1/3 1 3 Rung chấn (F) 1/9 1/7 1/5 1/3 1 1 Việc tính toán trọng số được thực hiện khi chia từng giá trị trong mỗi cột của ma trận cho tổng số giá trị trong cột đó, điều này sẽ cho một ma trận mới (bảng 10) với các giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Giá trị trung bình trên mỗi dòng của ma trận tương ứng với trọng số của chỉ tiêu nằm trên dòng đó. Bảng 10. Ma trận tính tổng số các chỉ tiêu đánh giá Yếu tố A B C D E F Wi Địa chất (A) 0,47 0,6 0,39 0,39 0,36 0,32 0,42 Mật độ dị thường karst (B) 0,16 0,2 0,24 0,24 0,26 0,25 0,22 Khu vực nứt nẻ (C) 0,16 0,07 0,24 0,24 0,16 0,18 0,17 Thay đổi lưu lượng dòng ngầm (D) 0,09 0,07 0,08 0,08 0,16 0,11 0,10 Thay đổi mực nước dưới đất (E) 0,07 0,04 0,03 0,03 0,05 0,11 0,05 Rung chấn (F) 0,05 0,03 0,03 0,03 0,02 0,04 0,03 2.2.4. Đánh giá tổng hợp và phân loại Sau khi chuẩn hóa, tính trọng số cho tất cả các chỉ tiêu và xác định các mức chế ngự, các lớp thông tin được raster hóa với kích thước pixel 5x5m và tính toán theo mô hình toán tổng quát đã trình bày ở trên. Kết quả quá trình này cho các file dữ liệu dạng raster với kích thước toàn bộ khu vực nghiên cứu là 1579 hàng và 1381 cột. Chuỗi chỉ số nhạy cảm sụt đất LSI trong toàn bộ vùng nghiên cứu biến thiên từ 0 đến 4,429. Bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất thể hiện trên hình 2 và thống kê trên bảng 11. Bảng 11. Thống kê diện tích các vùng có cấp độ nguy cơ khác nhau Cấp độ nguy cơ Chỉ số LSI Diện tích (ha) Tỷ lệ % Vùng rất ổn định, không xảy ra sụt 0,0 2688,2 50,0 Vùng ổn định, khó xảy ra sụt đất 0,0 đến 1,2 1444,7 26,9 Vùng nguy cơ rất thấp 1,2 đến 1,5 776,5 14,4 184
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) Vùng nguy cơ thấp 1,5 đến 1,7 287,2 5,3 Vùng nguy cơ trượt lở trung bình 1,7 đến 1,8 179,8 3,3 Vùng nguy cơ trượt lở mạnh 1,8 đến 2,0 201,2 3,7 Vùng nguy cơ trượt lở rất mạnh 2,0 đến 4,4 108,3 2,0 Hình 2. Bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất khu vực nghiên cứu Sau khi phân loại, bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất khu vực nghiên cứu được kiểm chứng bằng các vị trí sụt lở đã được xác định từ những nghiên cứu thực địa và các kết quả thu thập được qua các dự án. Kết quả kiểm chứng cho thấy trong số 107 điểm sụt đất đã điều tra có 6 điểm trong vùng nguy cơ thấp, rất thấp; 19 điểm xuất hiện trong vùng nguy cơ trung bình; 55 điểm xuất hiện trong vùng có nguy cơ cao và 27 điểm trong vùng có nguy cơ rất cao. Sử dụng phương pháp tỷ số khả dĩ (Likelihood Ratio) để kiểm chứng cho thấy các khu vực nguy cơ cao và rất cao có tỷ số khả dĩ lớn hơn 10, các khu vực nguy cơ trung bình có tỷ số khả dĩ xấp xĩ bằng 5; các khu vực có nguy cơ thấp, rất thấp đều có tỷ số khả dĩ nhỏ hơn 1, vùng ổn định, rất ổn định đều có tỷ số khả dĩ bằng 185
  8. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … 0. Điều này cho thấy mức độ tương quan tương đối chính xác giữa các điểm sụt được điều tra được và các mức độ nguy cơ khác nhau được thành lập được từ mô hình nghiên cứu đã nêu trên (Bảng 12). Bảng 12. Tương quan giữa hiện trạng sụt đất và các mức nhạy cảm khác nhau theo phương pháp tỷ số khả dĩ Chỉ số LSI Số điểm trượt Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ % Tỷ lệ khả dĩ 0,0 0 0 2688,2 50,0 0.0 0,0 đến 1,2 0 0 1444,7 26,9 0.0 1,2 đến 1,5 1 0,93 776,5 14,4 0.1 1,5 đến 1,7 5 4,7 287,2 5,3 0.9 1,7 đến 1,8 19 17,8 179,8 3,3 5.4 1,8 đến 2,0 55 51,4 201,2 3,7 13.9 2,0 đến 4,4 27 25,2 108,3 2,0 12.6 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân vùng nguy cơ tai biến thiên nhiên nói chung và tai biến sụt đất nói riêng là một công việc phức tạp và vẫn còn khá mới mẻ. Trong nghiên cứu này, các tác giả áp dụng những nguyên tắc mà đã được đông đảo các nhà địa lý tự nhiên công nhận bao gồm: nguyên tắc khách quan; nguyên tắc phát sinh; nguyên tắc tổng hợp; nguyên tắc đồng nhất tương đối và nguyên tắc cùng chung lãnh thổ. Bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất (Hình 2) là kết quả của quá trình đánh giá tổng hợp dựa trên nhiều thuộc tính của nhiều chỉ tiêu khác nhau. Bản đồ thể hiện các vùng có nguy cơ sụt đất khác nhau sau đây: Diện tích vùng nguy cơ rất cao là 108,3 ha, chiếm tỷ lệ 2% so với diện tích phân bố chủ yếu vùng Điền Lộc ngoài đê bao số 01, thôn Xuân Lộc, ngoài đê bao số 02 cạnh suối Cây Mưng và thôn Cổ Xuân Lộc; vùng nguy cơ cao là 201,2 ha, có tỷ lệ 3,7% nằm ở rìa các vùng có nguy cơ rất cao và xung quanh vùng qui hoạch khai thác đá vôi, chiếm tỷ lệ 3,3%. Tổng diện tích các vùng có nguy cơ cao và rất cao là 309,5 ha, chiếm tỷ lệ 5,7%. Các khu vực có mức độ nguy cơ rất thấp, ổn định chiếm diện tích lớn nhất ở khu vực nghiên cứu. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình đánh giá và phân vùng nguy cơ sụt đất đá trên vùng karst dựa trên một hệ thống đánh giá logic và khoa học theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty. Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận sau: Hiện trạng sụt đất và một số chỉ tiêu đánh giá được xây dựng từ các tư liệu thực địa. đo đạc địa vật lý, phương pháp mô phỏng nước dưới đất trên mô hình MIKE SHE 186
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) đã cho những kết quả chính xác và đặc biệt hiệu quả đối với những vực karst bị tác động mạnh bởi những hoạt động kinh tế công trình con người. Việc tính điểm và trọng số cho các yếu tố thành phần mang những giá trị định lượng đã loại bỏ được phần nào tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu. Bản đồ phân vùng nguy cơ sụt đất khu vực nghiên cứu đã được kiểm chứng bằng quan hệ giữa các điểm sụt đất đã điều tra được với các mức độ nguy cơ được tính theo mô hình bằng phương pháp tỷ số khả dĩ. Kết quả cho thấy với các mức nguy cơ cao, rất cao có tỷ số khả dĩ >10, mức trung bình > 5, mức thấp, rất thấp đều
  10. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … [6]. Đỗ Đình Toát (2010). Điều tra, đánh giá hiện tượng trượt lở, sụt lún các khu vực trọng điểm thuộc huyện Pác Nặm và Chợ Đồn, Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. [7]. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Tứ Dần (2012). Nghiên cứu nhạy cảm và phân vùng nguy cơ trượt - lở đất khu vực hồ thủy điện Sơn La theo phương pháp phân tích cấp bậc Saaty. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Số 34(3): 223 – 232. [8]. [8]. Saro Lee, Nguyen Tu Dan (2005). Probabilistic landslide susceptibility mapping in the Lai Chau province of Vietnam: Focus on the relationship Between tectonic fractures and landslides. Environ Geol . 48. 778-787. Springer Verlag. ZONING SINKHOLE SUSCEPTIBILITY FOR PHONG XUAN AREA (PHONG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE) BY USING SAATY’S ANALYTICAL HIERARCHY PROCESS (AHP) Tran Huu Tuyen*, Nguyen Thi Thuy, Hoang Ngo Tu Do, Hoang Hoa Tham University of Sciences, Hue University *Email: thtuyen@hueuni.edu.vn ABSTRACT The aim of this paper is to utilize a Geographic Information System (GIS) and remote sensing data to evaluate and to zone sinkhole susceptibility for Phong Xuan area (Phong Dien district, Thua Thien Hue province) where is widely composed of carbonate rocks beneath (karst) according to the Saaty's Analytical Hierarchy Process (AHP). GIS data layers for the evaluation and zonation include geological and petrographic data from geological maps, fracture system and karst distribution from geophysical measurements, hydrographic and hydrogeological data from MIKE SHE models for groundwater and vibration input from exploding observation. The LSI index was calculated based on GIS by synthesizing components of each factor together with its value. As a result, the sinkhole risk map shows that very high-risk zone, high-risk zone, and moderate-risk zone occupy 108.3 ha, 201.2 ha, and 179.8 ha, respectively, corresponding to 2%, 3.7%, and 3.3% of the total area, respectively. Keywords: AHP, Karst, Phong Xuan, sinkhole. 188
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 19, Số 2 (2021) Trần Hữu Tuyên sinh ngày 06/01/1968 tại Quảng Trị. Năm 1989, ông tốt nghiệp cử nhân Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2002, ông nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Địa chất công trình tại trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội. Hiện nay, ông công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa động lực và tai biến địa chất. Nguyễn Thị Thủy sinh ngày 20/10/1982 tại Thanh Hóa. Năm 2004, bà tốt nghiệp cử nhân Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2008, bà nhận bằng thạc sĩ Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2013, bà nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Địa hóa tại trường Đại học Shizuoka (Nhật Bản). Hiện nay, bà công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa hóa, thạch luận, khoáng sản. Hoàng Ngô Tự Do sinh ngày 21/07/1976 tại Thừa Thiên Huế. Năm 1999, ông tốt nghiệp ngành Kỹ thuật địa chất tại trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh. Năm 2004, ông nhận bằng thạc sĩ Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2016, ông nhận bằng tiến sĩ Địa chất tại trường ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội. Hiện nay, ông công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa mạo, Địa chất thủy văn Hoàng Hoa Thám sinh ngày 06/10/1977 tại Quảng Trị. Năm 2001, ông tốt nghiệp cử nhân Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 2004, ông nhận bằng thạc sĩ Địa chất tại trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Hiện nay, ông công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất, khoáng sản. 189
  12. Phân vùng nguy cơ trượt sụt đất khu vực Phong Xuân, Phong Điền, Thừa Thiên Huế … 190
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
44=>2