PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC<br />
SÔNG HƯƠNG TRÊN QUAN ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ<br />
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ<br />
NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ<br />
NGUYỄN HOÀNG SƠN - LÊ PHÚC CHI LĂNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Rừng phòng hộ đầu nguồn đóng vai trò hết sức quan trọng trong<br />
việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạn chế xói<br />
mòn, điều tiết dòng chảy ở trên các lưu vực. Tuy nhiên, trong những năm<br />
gần đây, rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương đang bị tàn phá<br />
nghiêm trọng, gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến sản xuất và đời sống của người dân. Trên quan điểm Địa lý tự nhiên, bài<br />
báo tiến hành phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông<br />
Hương và đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý và bảo vệ rừng phòng<br />
hộ đầu nguồn theo hướng bền vững.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lưu vực sông Hương có diện tích 3.232 km2, nằm trong phần núi cao Trường Sơn và<br />
kéo dài ra tới biển nên địa hình trên lưu vực sông Hương chủ yếu là đồi núi (chiếm<br />
khoảng 70%). Độ cao bình quân của lưu vực là 330 m nhưng độ dốc bình quân đạt tới<br />
28,5% - so với các sông suối đổ trực tiếp ra biển thì đây là sông có độ dốc bình quân lưu<br />
vực lớn nhất [2]. Mặt khác, đây là khu vực có lượng mưa trung bình năm vào loại lớn<br />
nhất Việt Nam, kèm theo đó là hiện tượng lũ lụt, hạn hán, bão… đã làm thiệt hại rất lớn<br />
về tài sản và tính mạng của con người.<br />
Trong những năm gần đây, diện tích lớp phủ trên lưu vực sông Hương có sự biến động<br />
khá mạnh mẽ. Diện tích rừng giàu giảm từ 17.156,9 ha năm 2000 xuống còn 11.385,5<br />
ha năm 2005, chủ yếu là nằm trong vùng phòng hộ đầu nguồn [6]. Tính đến tháng<br />
7/2008, đã có 231,61 ha rừng đầu nguồn sông Hương thuộc các xã Bình Thành, Bình<br />
Điền và Hồng Tiến bị người dân chặt phá và lấn chiếm [6]. Sự suy giảm diện tích rừng<br />
làm gia tăng dòng chảy mặt, gây xói mòn đất đai, lũ lụt nghiêm trọng cho vùng hạ lưu,<br />
mặt khác còn gây tổn thương đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất<br />
và đời sống của người dân. Việc phục hồi lớp phủ thực vật rừng đầu nguồn là biện pháp<br />
thiết thực nhất để hạn chế những tai biến thiên nhiên và môi trường hiện nay trên lưu<br />
vực sông Hương. Xuất phát từ thực tế trên, việc phân vùng theo yêu cầu phòng hộ và<br />
bảo vệ rừng đầu nguồn đang là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.<br />
Dưới góc độ Địa lý tự nhiên, vấn đề phòng hộ đầu nguồn ở mức độ đánh giá các yếu tố<br />
tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình xói mòn và dòng chảy, đề xuất bản đồ phân vùng theo<br />
yêu cầu phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở cho việc quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn<br />
lưu vực sông Hương.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 38-48<br />
<br />
PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG…<br />
<br />
39<br />
<br />
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG<br />
HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG<br />
2.1. Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu<br />
Việc xây dựng chỉ tiêu phân vùng cần tuân theo các nguyên tắc:<br />
- Các chỉ tiêu phải có sự phân hóa rõ rệt theo đơn vị lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.<br />
- Chỉ tiêu phải có ảnh hưởng lớn đến chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn.<br />
- Việc xây dựng và phân cấp các chỉ tiêu phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung<br />
nhưng phải điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu.<br />
- Bài báo vận dụng hệ thống chỉ tiêu phân cấp rừng phòng hộ theo Quyết định<br />
61/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các<br />
chỉ tiêu này được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, tỷ lệ bản đồ nghiên cứu<br />
1:300.000 và tính đặc thù của lãnh thổ.<br />
2.2. Một số chỉ tiêu được lựa chọn sử dụng<br />
Qua tham khảo các nguồn tài liệu [3], [4], [5] cũng như phân tích đặc điểm tự nhiên của<br />
lưu vực, chúng tôi lựa chọn 4 chỉ tiêu để phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn:<br />
lượng mưa, độ dốc, độ cao và đất. Mỗi chỉ tiêu trên được phân chia theo 3 mức độ tác<br />
hại: rất nguy hại, nguy hại và ít nguy hại đến phòng hộ.<br />
2.2.1. Lượng mưa: Mưa được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới xói mòn đất, hạn<br />
hán và dòng chảy. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhân tố mưa tương đối phức tạp và phụ<br />
thuộc vào đặc điểm của mưa, trong đó lượng mưa và độ tập trung là ảnh hưởng nhất.<br />
Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm, chia mức độ ảnh hưởng của mưa đến xói<br />
mòn đất và dòng chảy thành 3 cấp như sau:<br />
Cấp<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
<br />
Bảng 2.1. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của lượng mưa<br />
Mức độ ảnh hưởng<br />
Chỉ tiêu<br />
Rất nguy hại<br />
Lượng mưa > 3.200mm/năm<br />
Nguy hại<br />
Lượng mưa 2.800- 3.200mm/năm<br />
Ít nguy hại<br />
Lượng mưa < 2.800mm/năm<br />
<br />
Điểm<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
2.2.2. Độ dốc: Độ dốc là nhân tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn<br />
đất và dòng chảy. Độ dốc càng lớn thì xói mòn đất và dòng chảy càng lớn và ngược lại.<br />
Căn cứ vào bản đồ độ dốc lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:300.000, độ dốc có thể xếp theo<br />
3 cấp như sau.<br />
Cấp<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
Cấp 3<br />
<br />
Bảng 2.2. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ dốc<br />
Mức độ ảnh hưởng<br />
Chỉ tiêu<br />
Rất nguy hại<br />
Nguy hại<br />
Ít nguy hại<br />
<br />
0<br />
<br />
Độ dốc > 35<br />
Độ dốc 25-350<br />
Độ dốc < 250<br />
<br />
Điểm<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
40<br />
<br />
NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs.<br />
<br />
Theo quy định của ngành Lâm nghiệp, địa hình có độ dốc trên 250 phải bảo vệ rừng với<br />
chức năng phòng hộ đầu nguồn.<br />
2.2.3. Độ cao: Trên cơ sở bản đồ địa hình lưu vực sông Hương tỷ lệ 1:300.000 và tham<br />
khảo một số công trình [3], [5], chỉ tiêu độ cao được đề tài lựa chọn và xếp theo 3 cấp<br />
như sau:<br />
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của độ cao<br />
Cấp<br />
Cấp 1<br />
Cấp 2<br />
<br />
Mức độ ảnh hưởng<br />
Rất nguy hại<br />
Nguy hại<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Độ cao > 1.200m<br />
Độ cao 600-1.200m<br />
<br />
Điểm<br />
3<br />
2<br />
<br />
Cấp 3<br />
<br />
Ít nguy hại<br />
<br />
Độ dốc < 600m<br />
<br />
1<br />
<br />
2.2.4. Đất: Mức độ bền vững của đất đối với quá trình xói mòn và khả năng thấm nước<br />
cũng như điều tiết nước phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cơ giới và độ dày tầng đất.<br />
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn 2 yếu tố này làm chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của<br />
đất đối với xói mòn và dòng chảy.<br />
Bảng 2.4. Chỉ tiêu phân cấp mức độ ảnh hưởng của đất<br />
Cấp<br />
<br />
Mức độ ảnh hưởng<br />
<br />
Cấp 1<br />
<br />
Rất nguy hại<br />
<br />
Cấp 2<br />
<br />
Cấp 3<br />
<br />
Nguy hại<br />
<br />
Ít nguy hại<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
- Đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay<br />
mỏng (độ dày tầng đất ≤ 80cm), hoặc<br />
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày<br />
tầng đất < 30cm.<br />
- Đất cát hoặc cát pha, tàng đất dày<br />
>80cm, hoặc<br />
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày<br />
tầng đất 30-80cm.<br />
- Đất thịt nặng hoặc sét, độ dày tầng đất<br />
> 30cm, hoặc<br />
- Đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày<br />
tầng đất > 80cm<br />
<br />
Điểm<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
3. PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG<br />
HƯƠNG<br />
3.1. Mục đích phân vùng<br />
Phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn<br />
nước cho các dòng chảy, các hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất,<br />
hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ cũng như thuận lợi trong công tác quản lý rừng<br />
phòng hộ.<br />
3.2. Nguyên tắc phân vùng<br />
Để thực hiện mục đích trên, việc phân vùng theo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn cần đảm<br />
bảo các nguyên tắc sau:<br />
<br />
PHÂN VÙNG THEO YÊU CẦU PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG…<br />
<br />
41<br />
<br />
- Chỉ tiến hành phân vùng trên diện tích đất đã quy hoạch cho lâm nghiệp.<br />
- Phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
- Phải xem xét tới các quy luật phân hóa tự nhiên của lưu vực ảnh hưởng đến dòng<br />
chảy và xói mòn đất ở vùng đầu nguồn.<br />
- Phản ánh khách quan ảnh hưởng của đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng…<br />
đến chức năng phòng hộ của vùng rừng đầu nguồn.<br />
- Dựa vào kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính theo chỉ tiêu phân vùng đã được<br />
lựa chọn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ lưu vực sông cấp 2 để phân<br />
vùng phòng hộ đầu nguồn.<br />
3.3. Xác định các cấp và vùng phòng hộ<br />
Theo Quyết định 61 của Bộ lâm nghiệp, các cấp phòng hộ đầu nguồn được phân thành 3<br />
cấp: Rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu [5].<br />
- Cấp I: Cấp rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, gần bờ sông hồ,<br />
có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước: Có nhu cầu cấp<br />
bách nhất về phòng hộ được dành để xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ<br />
lệ che phủ rừng trên 70%.<br />
- Cấp II: Cấp xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn và điều tiết<br />
nguồn nước trung bình, có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có<br />
yêu cầu về sử dụng bảo vệ đất cao, cần xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất,<br />
đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 50%.<br />
- Cấp III: Cấp ít xung yếu: Bao gồm những nơi có mức độ xói mòn thấp, có khả<br />
năng và nhu cầu phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; có yêu cầu về sử dụng và<br />
bảo vệ đất hợp lý. Cần xây dựng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ nông lâm kết<br />
hợp; đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng tối thiểu 30%. Các cấp xung yếu này tương ứng<br />
với các vùng rất xung yếu, xung yếu và ít xung yếu của khu phòng hộ đầu nguồn.<br />
Ngoài việc xác định diện tích rừng phòng hộ căn cứ vào các tiêu chí và các cấp phòng<br />
hộ trên, trong quá trình xây dựng cần:<br />
+ Ưu tiên phòng hộ các công trình thuỷ điện, hồ đập thuỷ lợi.<br />
+ Đối với các diện tích ở ven hai bên bờ sông, nhánh sông, suối chính hoặc ven hồ,<br />
ven đập; mức độ xung yếu của các khu này sẽ được tăng lên một cấp (có nghĩa là<br />
diện tích ít xung yếu sẽ trở thành xung yếu và xung yếu sẽ thành rất xung yếu).<br />
+ Đối với các diện tích liền kề với các công trình trọng điểm, các thành phố, thị xã,<br />
thị trấn, đường giao thông miền núi v.v..., mức độ xung yếu của các diện tích đó<br />
cũng sẽ được tăng lên một cấp [5].<br />
Trên cơ sở kết quả phân cấp ở trên, kết hợp với hiện trạng sử dụng đất để tiến hành phân<br />
vùng phòng hộ đầu nguồn theo nguyên tắc: Gộp nhóm những khoanh vi đất lâm nghiệp<br />
<br />
42<br />
<br />
NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ và cs.<br />
<br />
có cùng cấp phòng hộ rất xung yếu thành một vùng. Ngoài ra, những khoanh vi có cấp<br />
phòng hộ xung yếu nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng như ven hồ, đập thủy lợi, thủy<br />
điện, ven sông, suối lớn… cũng được lựa chọn để xếp vào rừng phòng hộ đầu nguồn.<br />
Đề tài chỉ tiến hành phân vùng cho loại rừng phòng hộ đầu nguồn của lưu vực sông<br />
Hương. Những loại rừng khác như: rừng sản xuất và rừng đặc dụng không phải là mục<br />
tiêu nghiên cứu của đề tài nên được xếp thành một loại rừng có tên chung là loại rừng<br />
khác trên bản đồ phân vùng.<br />
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành phân vùng phòng hộ đầu nguồn<br />
theo lưu vực cấp 2, bao gồm vùng phòng hộ đầu lưu vực sông Bồ, vùng phòng hộ đầu<br />
nguồn lưu vực sông Hữu Trạch và vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Tả Trạch.<br />
3.4. Phương pháp thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn<br />
Để thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương, phương pháp<br />
chồng xếp các bản đồ đơn tính gắn với từng chỉ tiêu về phòng hộ đầu nguồn đã được lựa<br />
chọn sử dụng như: Bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao, bản đồ lượng mưa, tầng dày và bản đồ<br />
thành phần cơ giới đất. Phương pháp này được thực hiện với sự trợ giúp của các phần<br />
mềm chuyên dụng như Mapinfo và Arc Gis9.2 và được cụ thể hóa theo sơ đồ hình 3.1.<br />
Lượng mưa<br />
Độ cao<br />
Độ dốc<br />
TP cơ giới<br />
<br />
Bản đồ phân cấp<br />
phòng hộ<br />
Bản đồ hiện trạng<br />
SDĐ<br />
Bản đồ lưu vực<br />
cấp 2<br />
<br />
Tầng dày<br />
<br />
Bản đồ phân vùng<br />
phòng hộ<br />
<br />
Hình 3.1. Sơ đồ thành lập bản đồ phân vùng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Hương<br />
<br />
Bên cạnh sử dụng phương pháp bản đồ, chúng tôi kết hợp phương pháp cho điểm theo<br />
các cấp: Rất nguy hại (3 điểm), nguy hại (2 điểm) và ít nguy hại (1 điểm) đối với các chỉ<br />
tiêu được lựa chọn. Kết quả chồng xếp bản đồ sẽ cho chúng ta một cơ sở dữ liệu tổng hợp<br />
liên kết được các chỉ tiêu phân cấp phòng hộ. Để xác định được điểm trung bình của các<br />
khoanh vi, chúng tôi sử dụng bài toán trung bình nhân của Armand, bài toán có dạng:<br />
<br />
M 0 = n a1 .a2 .a3 ...an<br />
Trong đó:<br />
<br />
Mo: Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.<br />
a1, a2, a3… an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.<br />
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.<br />
<br />
Do khoảng điểm giữa các cấp trong đề tài được lấy đều nhau (1 điểm) nên đề tài áp<br />
dụng công thức tính khoảng điểm !D để phân cấp phòng hộ, công thức có dạng:<br />
D − Dmin<br />
3 −1<br />
Thay số vào ta có<br />
ΔD = max<br />
ΔD =<br />
= 0,66<br />
M<br />
3<br />
<br />