intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài viết "Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng" tác giả mong muốn đóng góp một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện quy định hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD, tái cấu trúc hệ thống các TCTD ở Việt Nam hiện nay, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục hồi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD sau khi cơ cấu lại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng

  1. PHÁP LUẬT VỀ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, MUA LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Nguyễn Thị Mỹ Linh* Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: nguyenthimylinh1810@gmail.com. TÓM TẮT Bài viết đề cập đến các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các tổ chức tín dụng. Từ việc tra cứu các quy định của pháp luật và phân tích các trường hợp xảy ra trong thực tế, người viết mong muốn tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các tổ chức tín dụng (TCTD), từ đó làm cơ sở đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của Việt Nam về vấn đề này. Với bài viết của mình, tác giả mong muốn đóng góp một vài ý kiến của bản thân nhằm hoàn thiện quy định hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD, tái cấu trúc hệ thống các TCTD ở Việt Nam hiện nay, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục hồi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCTD sau khi cơ cấu lại. Từ khóa: cơ cấu lại; hợp nhất; mua lại; sáp nhập; tổ chức tín dụng. 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, các TCTD ở Việt Nam không chỉ tăng nhanh về số lượng mà ngày càng tăng về số vốn, chất lượng nguồn nhân lực, quy mô, lĩnh vực hoạt động. Đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số TCTD ở Việt Nam cũng đã bộc lộ một số yếu kém như kinh doanh không hiệu quả, tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu gia cao, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt trong thời đại số, trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới... Điều này dẫn đến một yêu cầu cấp bách là cần phải tái cấu trúc các TCTD yếu kém, mà một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong tái cấu trúc là hợp nhất, sáp nhập và mua lại các TCTD. Qua đó “mượn” các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân sự và cả thị phần, khắc phục những khó khăn, hạn chế về thanh khoản, nợ xấu, kinh doanh không hiệu quả, uy tín thương hiệu cũng như những vấn đề khác. Trong những năm qua, có thể thấy rằng hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại các TCTD tại Việt Nam diễn ra ngày càng sôi động, đó là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD”. Để thực hiện bài viết này, người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các nước khác đồng thời có sự so sánh, nhận xét, đánh giá, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất của bản thân. 2. Nội dung 2.1 Định nghĩa Tổ chức tín dụng Theo khoản 38, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (Luật số 32/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 18 tháng 01 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) định nghĩa “Tổ chức tín dụng (TCTD) là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. 2.2 Định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lại 608
  2. Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). “Hợp nhất” (Consolidation) chỉ việc hai (có thể là một số) doanh nghiệp cùng thoả thuận chia sẻ thị phần, tài sản, thương hiệu với nhau để hình thành nên một doanh nghiệp mới. Nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp cũ và doanh nghiệp sẽ có tên gọi mới. Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô; nhưng không cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập (hay bị mua lại) sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập. Acquisitions (Mua lại) chỉ hình thức một doanh nghiệp (thường là doanh nghiệp lớn) mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, đồng thời doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp đã mua. Về bản chất, hoạt động M&A thực chất là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua sáp nhập, mua lại 1 phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp khác. Thuật ngữ Mua bán và sáp nhập (M&A) đã được sử dụng trong nhiều các tài liệu cả trong nước và quốc tế, có rất nhiều tên gọi khi dịch ra tiếng Việt như “mua bán và sáp nhập”, “sáp nhập và mua lại”, “mua lại và sáp nhập”, hay “thâu tóm và hợp nhất”. Nhìn chung, các thuật ngữ “mua bán”, “hợp nhất” và “sáp nhập” thường không có sự phân biệt rõ ràng về nội hàm và thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sử dụng thuật ngữ M&A đồng nhất với hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc TCTD. 2.3 Định nghĩa, quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của một số nước về hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập 2.3.1 Định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và các TCTD trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại được quy định trong một số văn bản Luật và được định nghĩa như sau: - Theo khoản 1, Điều 200 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về hoạt động hợp nhất doanh nghiệp “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. - Theo khoản 1, Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. - Luật Cạnh tranh năm 2018 cũng đưa ra định nghĩa về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp như sau: + Sáp nhập doanh nghiệp “là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”. + Hợp nhất doanh nghiệp “là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”. + Mua lại doanh nghiệp “là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. (Theo khoản 2, 3, 4, Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018). Theo khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 04/2010/TT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư này hiện đã hết hiệu lực pháp luật một phần) cũng đưa ra định nghĩa cụ thể về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Mới đây nhất, ngày 31 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 36/2015/TT-NHNN quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng. Thông tư 36/2015/TT- NHNN đã định nghĩa sáp nhập, hợp nhất các TCTD trên cở sở kế thừa từ Thông tư 609
  3. 04/2010/TT-NHNN, tuy nhiên có một điều khác biệt là Thông tư 36/2015/TT-NHNN không đưa ra định nghĩa về mua lại TCTD. Theo đó, Thông tư 36/2015/TT-NHNN đã định nghĩa sáp nhập, hợp nhất các TCTD như sau: - Sáp nhập TCTD “là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập”. - Hợp nhất TCTD “là việc hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp để hình thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”. (khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 36/2015/TT-NHNN). Hiện nay, tuy Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được ban hành, nhưng vẫn chưa có hiệu lực thi hành (từ ngày 01/7/2024) và Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành. 2.3.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập Các TCTD cũng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy các TCTD cũng chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về hoạt động M&A đối với doanh nghiệp. Quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy, khung pháp lý đối với hoạt động M&A các TCTD hiện nay được quy định rải rác trong các văn bản luật như Luật Ðầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Chứng khoán 2019, Luật Cạnh tranh 2018 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Với Luật Doanh nghiệp năm 2020, các quy định về M&A được quy định tại Chương IX, từ Ðiều 198 đến Ðiều 214, đề cập đến các trường hợp về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Ðầu tư năm 2020 cũng quy định rõ hình thức đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam thông qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại các doanh nghiệp. Luật Cạnh tranh năm 2018 điều chỉnh các vấn đề mua bán doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường liên quan và ba hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp được xem là hình thức tập trung kinh tế theo quy định của Luật này. Theo nghiên cứu, tìm hiểu của tác giả, Luật Các Tổ chức tín dụng chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về mua lại, sáp nhập, chỉ gọi chung là tổ chức lại TCTD dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nhưng chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành đi kèm. Cụ thể, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 dành Mục 3, từ Điều 175 đến Điều 178 quy định về phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng, toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của TCTD được kiểm soát đặc biệt; và điểm a Điều 201 Luật này cũng ghi rõ “Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, chuyển đổi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”. Hiện nay, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD được điều chỉnh trực tiếp bởi Thông tư 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư này hiện đã hết hiệu lực pháp luật một phần) và Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước. 2.3.3 Quy định của một số quốc gia về hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập TCTD Tại Nhật Bản, nội dung hợp nhất, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng được chi phối những Bộ luật, Luật cơ bản như Bộ luật thương mại, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh,Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật về ngoại hối và ngoại thương…. Tại Thái Lan, Ngân hàng Thái Lan (BOT) là Ngân hàng trung ương của nước này, chịu trách nhiệm thúc đẩy ổn định tiền tệ và xây dựng chính sách tiền tệ, giám sát, kiểm tra các tổ 610
  4. chức tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ và làm đại lý đối với trái phiếu chính phủ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tài chính, quản lý dự trữ ngoại hối của Thái Lan, in, phát hành tiền giấy và các nghiệp vụ khác. Các loại hình ngân hàng/tổ chức tài chính ở Thái Lan bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng bán lẻ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài; công ty tài chính, công ty quản lý Quỹ tín dụng, công ty quản lý tài sản và công ty chứng khoán. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan cấm các hoạt động sáp nhập mà kết quả có thể dẫn đến mua lại thị phần, tổng doanh thu, vốn, cổ phiếu hoặc tài sản vượt quá mức cho phép. Nguyên nhân là các hoạt động kinh doanh này sau khi sáp nhập có thể dẫn tới độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật Mỹ có một cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc phân định chức năng của các cơ quan giám sát về sáp nhập ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các cơ quan như Cục Dự trữ liên bang, Bộ Tài chính đã trực tiếp cùng với Chính phủ Mỹ thực hiện xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và điều này dẫn đến một kết quả là nền kinh tế Mỹ nói chung và hệ thống ngân hàng Mỹ nói riêng đã dần ổn định và phục hồi đem lại niềm tin cho người dân nước này. Một điều không thể phủ nhận đó chính hành trình vượt qua khó khăn, khắc phục, hạn chế sự đổ vỡ của ngành ngân hàng Mỹ đã cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho các nước phải học hỏi, rút kinh nghiệm, trong đó có Việt Nam. Đối với Trung Quốc, nơi mà hệ thống ngân hàng có nhiều nét tương đồng với hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và các Hợp tác xã tín dụng. Tại Trung Quốc, hệ thống ngân hàng được tiến hành cải cách trên 2 phương diện: cải cách đối với từng ngân hàng và cải thiện cơ sở hạ tầng của toàn hệ thống. Trung Quốc cho phép thành lập ra 4 công ty quản lý tài sản (AMC): Great Wall, Orient, Cinda và Huarong. Các công ty này có nhiệm vụ quản lý và kinh doanh các khoản nợ xấu nhằm tối đa hóa giá trị tài sản mua lại. Các công ty quản lý tài sản này tham gia rất tích cực vào quá trình tái cấu trúc các nghiệp nhà nước bằng cách chuyển đổi nợ sang cổ phiếu. Các công ty quản lý tài sản được xem là giải pháp hàng đầu cho việc tái cơ cấu và nâng cao sức mạnh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. 2.4 Những đặc trưng cơ bản của hoạt động mua lại, sáp nhập các TCTD Hoạt động mua lại, sáp nhập TCTD có những đặc trưng cơ bản như sau: Một là, TCTD thực hiện mua lại, sáp nhập với tư cách là bên mua lại (hoặc nhận sáp nhập) với TCTD khác; các doanh nghiệp không phải là ngân hàng không được mua lại, nhận sáp nhập với chủ thể bên kia là ngân hàng. Xuất phát từ nguyên nhân điều kiện thành lập, hoạt động các TCTD rất khắt khe và cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước mới được phép thực hiện. Hai là, khi hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD phải đảm bảo yêu cầu đầu tiên là hoạt động của TCTD phải được liên tục, ổn định, thông suốt trước, trong và sau khi thực hiện, không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và quyền, nghĩa vụ của các bên có liên quan. Ba là, trình tự, thủ tục khi hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD phức tạp hơn so với các loại hình doanh nghiệp thông thường. Các bên tham gia phải đáp ứng các yêu cầu, trình tự nghiêm ngặt trong quá trình thực hiện và chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan. Điều này xuất phát từ việc TCTD là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện quá trình mua lại, sáp nhập. Bốn là, vấn đề tiên quyết là cần phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD; sau đó mới tính đến quyền lợi của bên thứ ba, quyền lợi của nhà nước, các đối tượng khác. Năm là, các TCTD hạn chế về vốn, năng lực tài chính yếu, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, năng lực quản lý kém, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả thường là các đối tượng bị hợp nhất, sáp nhập, mua lại nhằm vượt qua khó khăn, gia tăng nguồn lực, tăng khả năng cạnh tranh của bản thân tổ chức mình. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và không kém phần khốc liệt trên thị trường đã buộc các TCTD phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. 611
  5. 2.5 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về mua lại, hợp nhất, sáp nhập các TCTD qua phân tích một số thương vụ nổi bậc những năm gần đây Ở Việt Nam, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nói riêng và các TCTD nói chung trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây với sự phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô. Các giao dịch M&A năm sau tăng từ 5 đến 6 lần năm trước về tổng giá trị và gấp từ 2 đến 3 lần về số lượng. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ xin phép được thống kê các thương vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay, như sau: Ngân hàng Ngân hàng STT Năm Hình thức tham gia thương vụ sau M&A - Ngân hàng (NH) TMCP Phương Tây NH TMCP Đại 1. 1 2013 Hợp nhất - Công ty tài chính dầu khí Việt Chúng Nam PVFC - NH TMCP Đại Á - NH TMCP Phát triển thành phố NH TMCP Phát 2. 2 2013 Hồ Chí Minh triển thành phố Sáp nhập - Công ty tài chính Việt Societe Hồ Chí Minh Generale - SGVF - NH TMCP Đại Tín NH TMCP Xây 3. 3 2013 Mua lại - Tập đoàn Thiên Thanh dựng - NH TMCP Phát triển Nhà đồng NH TMCP Đầu bằng sông Cửu Long 4. 4 2015 tư và Phát triển Sáp nhập - NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việt Nam - NH TMCP Phương Nam NHTMCP Sài 5. 5 2015 Sáp nhập - NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Gòn Thương Tín - NH Phát triển Mê Kông NH TMCP Hàng 6. 6 2015 Sáp nhập - NH TMCP Hàng hải hải - NH Xăng dầu Petrolimex Ngân hàng TMCP 7. 7 2015 Sáp nhập - NH TMCP Công thương Công thương - NH Xây dựng Việt Nam 03 NH này bị 8. 8 2015 - NH Đại Dương mua lại với giá 0 - Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu đồng - NH TMCP Đầu tư và Phát triển KEB Hana của 9. 9 2019 Mua lại 15% vốn Việt Nam Hàn Quốc 10. 10 2020 - NH TMCP Phương Đông Aozora Bank Mua lại 15% vốn (Nguồn: tổng hợp từ Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; https://tapchinganhang.gov.vn; website các Ngân hàng thương mại) Bảng thống kê trên cho phép ta có cái nhìn tổng quan về hợp nhất, sáp nhập và mua lại các TCTD ở Việt Nam trong 10 năm qua. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu không đề cập đến việc mua lại cổ phần của các TCTD, ngân hàng, công ty tài chính. Mua lại là một “con đường” nhanh nhất và hiệu quả để tiếp cận thị trường Việt Nam, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam không chủ trương cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn nướcngoài, song vẫn khuyến khích nhà đầu tư ngoại mua lại các ngân hàng yếu kém. Đây là lý do vì sao mà nhiều thương vụ chuyển nhượng lớn, có giá trị hàng triệu đô la Mỹ đã được thực hiện trong những năm qua. Một số ngân hàng trong nước đã thực hiện việc thu hút vốn từ nước ngoài nhằm tăng năng lực tài chính, cụ thể: 612
  6. - Năm 2016, MBBank đã bán 49% vốn cổ phần của Mcredit cho Shinsei Bank của Nhật và trở thành mô hình liên doanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng trong năm 2017, với tên gọi Công ty TNHH Tài chính tiêu dùng MB Shinsei. - Đầu năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bán 49% vốn tại Công ty tài chính FE Credit cho Công ty tài chính tiêu dùng SMBC (SMBCCF), giá trị thương vụ được công bố lên tới 1,37 tỷ USD. Cần nhấn mạnh SMBC là công ty con của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (Tập đoàn SMBC, Nhật Bản). Đây là thương vụ M&A lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. - Tháng 3/2023, Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC, Nhật Bản) đã mua 15% cổ phần phát hành riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Hợp đồng trị giá 1,5 tỷ USD trở thành thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay. - Tháng 3/2023, UOB thông báo đã hoàn tất việc mua mảng ngân hàng tiêu dùng của Citigroup tại Việt Nam (gồm các danh mục: cho vay tín chấp và có bảo đảm, các mảng kinh doanh quản lý tài sản và ngân hàng bán lẻ tiền gửi). Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), các ngân hàng châu Âu sẽ không phải chờ quyết định nới room chung mà họ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49%. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank. Cần lưu ý rằng, theo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ cổ phần của một Nhà đầu tư nước ngoài đối với một tổ chức tín dụng Việt Nam không vượt quá 20% vốn điều lệ và tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%. Theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”, Chính phủ khuyến khích các tổ chựcc tín dụng tham gia hợp nhất, sáp nhập, mua lại các tổ chức tín dụng yếu kém trên cơ sở tự nguyện nhằm gia tăng quy mô, phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh. Đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2022/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có đề cập đến vai trò của phương án chuyển nhượng của các ngân hàng, phương án cơ cấu lại và đẩy nhanh hoạt động tái cơ cấu đối với các ngân hàng yếu kém. Đây được xem là một hình thức “bật đèn xanh” của Chính phủ nhằm góp phần thúc đẩy nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các thương vụ M&A các TCTD ở Việt Nam. Ngoài ra, hiện nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam có tiềm lực mạnh cũng đã và đang rất quan tâm đến việc tham gia nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém để thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của Nhà nước theo mô hình công ty mẹ - con. Và rõ ràng điều này mang lại lợi ích cho cả 2 bên tham gia. Theo đánh giá của tác giả, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD là xu hướng tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP…Hoạt động M&A các TCTD mang đến cho nền kinh tế Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Dự báo trong những năm tới, hoạt động này sẽ càng “bùng nổ” về số lượng và cả giá trị các thương vụ. Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD đã được ban hành và tiệm cận so với quy định của các nước và các Luật quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, trong ứng dụng vào thực tiễn cần phải tiếp tục có sự điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa cho phù hợp. Đây là một yêu cầu đặt ra đối với Chính phủ, các nhà làm luật nước ta thời gian tới. 3. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả việc hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD ở Việt Nam hiện nay Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các qu-y định của pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD và nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam, cụ thể như sau: 613
  7. Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về mua lại, hợp nhất và sáp nhập TCTD trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, đồng bộ, phù hợp với những cam kết của các điều ước quốc tế, hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia, ký kết cụ thể: - Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 và hoàn thiện Thông tư 04/2010/TT-NHNN và Thông tư số 36/2015/TT-NHNN theo hướng đề ra các nội dung cụ thể: + Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập và mua lại TCTD. + Các hệ quả pháp lý khi thực hiện mua lại và sáp nhập TCTD. + Các quy định nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình mua lại và sáp nhập TCTD. + Hoàn thiện các quy định của pháp luật để bảo vệ người gửi tiền khi ngân hàng thương mại bị mua lại và sáp nhập. Thứ hai, hoàn thiện các quy định giới hạn về mức độ tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh; các quy định về lộ trình thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn, nợ xấu, sở hữu chéo khi thực hiện mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại; các quy định về sự tham gia bắt buộc của cơ quan giám sát khi tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; quy định về công bố thông tin khi mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại. Thứ ba, bổ sung, sửa đổi Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp về các nội dung tổ chức lại doanh nghiệp, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại và sáp nhập. Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp cần đặt ra những tiêu chuẩn, điều kiện mua lại và sáp nhập chung để những pháp luật chuyên ngành sử dụng như là “khuôn mẫu” khi xây dựng những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện mua lại và sáp nhập. Thứ tư, cần cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia tái cơ cấu các TCTD trong nước. Vấn đề này theo tác giả, cần quy định tỷ lệ cụ thể trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024. Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD nhằm củng cố, tăng cường kỷ cương, kỷ luật và kịp thời phát hiện, nhận diện những vấn đề của toàn hệ thống và từng TCTD để kịp thời đề ra các giải pháp hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, giám sát còn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những rủi ro, phát hiện, cảnh báo, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đánh giá chất lượng tín dụng và hoạt động của các TCTD, trong đó có việc thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại. Thứ sáu, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực tín dụng và mua lại, hợp nhất, sáp nhập các TCTD. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ và kỹ năng đội ngũ các nhà quản lý thị trường tài chính tiền tệ thông qua việc phát triển các công ty tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập các TCTD. Thứ bảy, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đa dạng hóa các phương thức hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD, bên cạnh đó cần có giải pháp, đề án cụ thể tiếp tục xử lý nợ xấu của các TCTD. Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các TCTD yếu kém vào các TCTD manh. Đây là giải pháp kinh tế, hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường, đảm bảo sự hoạt động liên tục không gián đoạn của các TCTD khi tham gia hoạt động mua lại, hợp nhất, sáp nhập, vừa hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu, đồng thời góp phần củng cố và phát triển về quy mô các TCTD. 4. Kết luận Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD ở Việt Nam. Những thương vụ M&A được thực hiện một 614
  8. cách hiệu quả, đúng đắn sẽ mang lại lợi ích cho các bên tham gia, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Trong bài viết, tác giả với kiến thức chưa đầy đủ đã cố gắng tiếp cận, luận giải một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp nói chung và hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD nói riêng. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập TCTD tại Việt Nam, các phương thức mua bán, sáp nhập, và thực tế các thương vụ trong giai đoạn tái cấu trúc các TCTD từ 2013 đến nay. Trên cơ sở xem xét tổng quan nhiều khía cạnh, tác giả đã đánh giá những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD tại Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Như đã trình bày ở trên, trong điều kiện hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ, hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại các TCTD sẽ vẫn là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Điều này không còn chỉ nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, mà còn là biện pháp hữu hiệu để nâng cao vị thế của các TCTD trên thị trường. Theo tác giả, trong những năm tới, cùng với sự tham gia M&A của các ngân hàng lớn, việc tái cơ cấu các TCTD yếu kém sẽ được đẩy nhanh hơn, nhằm thực hiện thành công “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 2. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. 3. Luật Doanh nghiệp năm 2020. 4. Luật Cạnh tranh năm 2018. 5. Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng - Nhà nước Việt Nam. 6. Thông tư số 36/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã Việt Nam. 7. Nguyễn Thị Thu Hương – Luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh tế trường Đại học Ngoại thương, đề tài “Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. 8. Phạm Minh Sơn – Luận văn Tiến sĩ ngành Luật Kinh tế Học viện Khoa học xã hội năm 2016, đề tài “Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại Ở Việt Nam hiện nay”. 9. https://tapchinganhang.gov.vn/hoat-dong-mua-ban-va-sap-nhap-ngan-hang-tai-viet- nam-mot-so-kho-khan-va-giai-phap.htm. 10. https://tapchitaichinh.vn/co-so-ly-luan-va-thuc-tien-sap-nhap-va-mua-lai-trong-linh- vuc-ngan-hang.html 11. Một số số liệu trên các trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng khác. 615
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2