intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở trẻ

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

123
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở trẻ Hiện nay tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn khá nhiều trẻ đã 3-4 tuổi cha mẹ mới đưa đến khám vì thấy trẻ chậm nói, không biết bắt chước, không làm theo yêu cầu của người khác. Hoặc trẻ 5-6 tuổi cha mẹ mới lo lắng vì trẻ nói ngọng, không hiểu câu hỏi, vốn từ nghèo nàn, diễn đạt khó khăn hay quá lăng xăng, hiếu động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở trẻ

  1. Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở trẻ Hiện nay tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn khá nhiều trẻ đã 3-4 tuổi cha mẹ mới đưa đến khám vì thấy trẻ chậm nói, không biết bắt chước, không làm theo yêu cầu của người khác. Hoặc trẻ 5-6 tuổi cha mẹ mới lo lắng vì trẻ nói ngọng, không hiểu câu hỏi, vốn từ nghèo nàn, diễn đạt khó khăn hay quá lăng xăng, hiếu động... Một số cha mẹ chia sẻ rằng họ đã cảm thấy những dấu hiệu chậm hay bất thường trong sự phát triển tâm lý của trẻ từ 1-2 năm trước (khi so sánh với trẻ cùng tuổi) nhưng họ không đưa trẻ đi kiểm tra vì nhiều lý do. Họ nghĩ rằng trẻ chậm hơn các bạn một chút, rồi tự nhủ từ từ trẻ sẽ biết. Hoặc do không được sự đồng ý của ông bà, do không biết khám ở đâu, do bác sĩ nói trẻ bình thường, do điều kiện kinh tế khó khăn...
  2. Trong khi đó có những trường hợp cha mẹ chỉ cần điều chỉnh cách chăm sóc, giáo dục, môi trường tương tác... là có thể hạn chế được các vấn đề của trẻ. Lợi ích Việc phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ rất quan trọng và có ý nghĩa cho tương lai của trẻ cũng như gia đình. Việc đó sẽ giúp bạn có những quyết định phù hợp trong trường hợp thai bị đột biến gen. Hoặc là sẽ có sự theo dõi, can thiệp sớm như cho trẻ nghe máy trợ thính khi trẻ điếc bẩm sinh, tập vật lý trị liệu cho trẻ bại não để kích thích tế bào thần kinh. Thay đổi môi trường, mở rộng giao tiếp, phát triển vốn từ cho trẻ chậm nói, trẻ nhút nhát, trẻ có rối loạn trong sự phát triển, trẻ tăng động giảm chú ý hay chỉnh âm cho trẻ có vấn đề về phát âm sẽ giúp trẻ có điều kiện thích nghi xã hội tốt hơn. Tìm môi trường
  3. giáo dục phù hợp cho những trẻ chậm phát triển trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị... Phối hợp giữa điều trị y khoa, can thiệp tâm lý - giáo dục cho trẻ bị bệnh động kinh, lo âu, trầm cảm... Khi được can thiệp sớm, " Loại bỏ tư tưởng "từ từ vấn đề của trẻ sớm được trẻ sẽ biết đi, biết nói, cải thiện, một số trẻ bắt kịp biết làm..." khi chúng ta sự phát triển theo lứa tuổi nhận thấy trẻ chậm phát và có thể hòa nhập với bạn triển tâm lý hơn trẻ cùng bè, xã hội. Nhờ phát hiện lứa tuổi " sớm vấn đề mà cha mẹ giảm áp lực và kỳ vọng nơi trẻ, giúp trẻ tự tin hơn. Đồng thời giảm thời gian và chi phí điều trị cũng như cải thiện được mối quan hệ trong gia đình. Cách phát hiện sớm Có những trường hợp chúng ta có thể phát hiện một
  4. số bất thường của trẻ từ rất sớm. Dựa vào tuổi của người mẹ và phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, các bác sĩ có thể giúp phát hiện gần 80% hội chứng Down (xem http://www.benhviennhi.org.vn/v2/?vnTRUST=act:n ews|newsid:829). Việc siêu âm định kỳ trong quá trình mang thai cũng giúp phát hiện các bào thai phát triển bất thường, một số trường hợp các thai phụ được tư vấn nên giữ hay bỏ thai. Quan sát ngoại hình của trẻ từ ngay khi bé chào đời sẽ phát hiện trẻ sơ sinh có nguy cơ chậm phát triển tâm lý như trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down, hội chứng cretinism, hội chứng microcephalia, trẻ bại não, trẻ bị não úng thủy, trẻ sinh non nhẹ cân... Theo dõi các giai đoạn phát triển lứa tuổi về từng mặt. Đó là vận động thô (lật, bò, ngồi, đi, nhảy bật
  5. hai chân...), vận động tinh (cầm nắm, chơi xếp hình, sử dụng công cụ, vẽ...). Đó là tri giác (khả năng nghe, nhìn, thao tác tay - mắt...), giao tiếp (hóng chuyện, bắt chước, phản ứng khi được gọi tên, chú ý đến người khác...), ngôn ngữ (bập bẹ, chỉ ngón trỏ, nói từ đơn, từ đôi, câu...) và nhận thức (hiểu yêu cầu, trả lời và biết đặt câu hỏi...). Đó là khả năng tập trung chú ý (tham gia và duy trì trong trò chơi, hoạt động hằng ngày...), khả năng tưởng tượng (chơi với vật thay thế, đóng vai, phân vai...). Từ đó, cha mẹ sẽ phát hiện sự phát triển bình thường, chậm hay rối loạn của trẻ trên từng phương diện. Một vài lưu ý Trước tiên cha mẹ có những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý của trẻ từ trước khi mang thai, những ảnh hưởng của sức khỏe, tâm trạng của cha mẹ, vấn đề dinh dưỡng và môi trường sống đến sự
  6. hình thành và phát triển của thai nhi cũng như của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Dành thời gian để chơi và chăm sóc trẻ sẽ giúp cha mẹ nhận thấy những bất thường của con. Cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm với các phụ huynh khác. Trao đổi với cô giáo của trẻ để biết sinh hoạt và việc học của trẻ ở trường. Loại bỏ tư tưởng "từ từ trẻ sẽ biết đi, biết nói, biết làm..." khi chúng ta nhận thấy trẻ chậm phát triển tâm lý hơn trẻ cùng lứa tuổi. Không chờ đợi, hãy đưa trẻ đến các cơ sở tâm lý, trung tâm nghiên cứu giáo dục, bệnh viện tâm thần để được thăm khám, tư vấn hay trị liệu thích hợp. Chúng ta nhớ rằng: "...Một nửa tiềm năng trí tuệ của
  7. con người được phát triển từ trước 4 tuổi..." (UNICEF).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2