intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thăm dò thông khí phổi và hội chứng rối loạn chức năng hô hấp (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

209
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số chỉ tiêu khác: * Sức cản đường thở ( airway resistance ): Sức cản đường thở là chỉ số chênh lệch áp lực giữa phế nang và miệng trên lưu lượng. * Thể tích đóng kín ( Closing volume - CV ): là phần thể tích của phổi khi đường thở bắt đầu đóng. Đo CV là một phương pháp phát hiện sớm bệnh đường thở nhỏ. * Đường cong lưu lượng thể tích: Đường cong lưu lượng thể tích ( flow-volume ) là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa lưu lượng và thể tích khí từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thăm dò thông khí phổi và hội chứng rối loạn chức năng hô hấp (Kỳ 2)

  1. Thăm dò thông khí phổi và hội chứng rối loạn chức năng hô hấp (Kỳ 2) 2.1.4.Một số chỉ tiêu khác: * Sức cản đường thở ( airway resistance ): Sức cản đường thở là chỉ số chênh lệch áp lực giữa phế nang và miệng trên lưu lượng. * Thể tích đóng kín ( Closing volume - CV ): là phần thể tích của phổi khi đường thở bắt đầu đóng. Đo CV là một phương pháp phát hiện sớm bệnh đường thở nhỏ. * Đường cong lưu lượng thể tích: Đường cong lưu lượng thể tích ( flow-volume ) là đồ thị biểu diễn mối liên quan giữa lưu lượng và thể tích khí từ dung tích toàn phổi tới thể tích cặn. Các máy hô hấp kế thế hệ mới, khi đo thông khí phổi cho bệnh nhân máy tự động vẽ đồ thị đường cong lưu lượng-thể tích.
  2. Đường cong lưu lượng-thể tích là một chỉ tiêu quan trọng để chẩn đoán tắc nghẽn dường thở trên và để phân biệt với những trường hợp bị tắc nghẽn đường thở ngoại vi. Đường cong lưu lượng-thể tích có giá trị chẩn đoán sớm tắc nghẽn đường thở nhỏ. Dựa vào đường cong lưu lượng thể tích để sơ bộ phân biệt bệnh nhân bị rối loạn thông khí tắc nghẽn hay tắc nghẽn thông khí hạn chế. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị các chỉ tiêu thông khí phổi: Phân tích kết quả đo thông khí phổi cần phải so sánh với giá trị của người bình thường, có một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cuả các chỉ tiêu thông khí phổi: 2.2.1. Sự khác nhau giữa người này và người khác: - Thể trạng: + Chiều cao ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị chỉ tiêu thể tích tĩnh và động + Cân nặng ít ảnh hưởng hơn so với chiều cao trừ khi có béo bệu. - Giới tính: giá trị của các chỉ tiêu thông khí của nam giới cao hơn nữ.
  3. - Chủng tộc: người gốc châu Âu có VC và TLC cao hơn nhóm người khác từ 10-15% ( người cùng chiều cao, giới...) người Trung quốc có các giá trị trung bình ở giữa người da trắng và da đen. - Yếu tố môi trường ảnh hưởng giá trị đo thông khí phổi. - Ảnh hưởng hút thuốc, kể cả những người hút thuốc không có triệu chứng các chỉ tiêu thông khí phổi giảm hơn người không hút thuốc ( FEV1, VC, FEV1/ VC đều giảm ). 2.2.2. Sự khác nhau trong một cá thể: - Tuổi và từng giai đoạn phát triển của cơ thể cũng có giá trị các chỉ tiêu thông khí khác nhau: Trẻ con đến thanh niên giá trị của các thể tích , lưu lượng tăng dần cao nhất từ 18-20 tuổi, sau 25 tuổi giảm dần, tuổi càng cao độ co đàn hồi của phổi càng giảm nhưng TLC ít thay đổi ( do RV tăng theo tuổi ) + VC và FEV1 và các lưu lượng giảm theo tuổi, tỷ lệ RV/TLC tăng theo tuổi. - Tư thế bệnh nhân cũng ảnh hưởng đặc biệt khi nằm ngửa FRC giảm, VC cũng giảm khoảng 15%.
  4. - Tâm lý của bệnh nhân và sự hợp tác của người bệnh cũng ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị của các chỉ tiêu thông khí. Năm 1996 hội nghị tổng kết 25 năm nghiên cứu về thông khí phổi ở Việt nam đã xây dựng bộ phương trình tính số lý thuyết của các chỉ tiêu thông khí phổi cho người Việt nam. Để đánh giá kết quả đo thông khí phổi người ta dùng số đo được so với số tham chiếu, nếu dưới 80% giá trị tham chiếu ( lý thuyết ) thì coi là giảm. Một số tác giả cho rằng PEF, FEF25,50,75% thì nên lấy giới hạn dưới 60%. 3.Các hội chứng rối loạn thông khí phổi: Khi đo thông khí phổi dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản sẽ có 4 loại kết quả như sau: 3.1. Thông khí phổi bình thường khi:VC ³80% FEV1 ³ 80% Tiffeneau ³ 75% 3.2. Rối loạn thông khí hạn chế: VC < 80% FEV1 bình thường hoặc giảm Tiffeneau ³ 75% 3.3. Rối loạn thông khí tắc nghẽn: VC bình thường
  5. FEV1 giảm Tiffeneau giảm 3.4. Rối loạn thông khí hỗn hợp: VC giảm FEV1 giảm Tiffeneau giảm - Rối loạn thông khí tắc nghẽn gặp trong một số bệnh: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ hoá kén, viêm tiểu phế quản tận. - Rối loạn thông khí hạn chế do tốn thương nhu mô phổi: xơ phổi vô căn, Sarcoidose, bệnh phổi kẽ do thuốc và tia xạ, bệnh bụi phổi. - Rối loạn thông khí hạn chế do bệnh màng phổi là tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi thành ngực: liệt hoành, nhựơc cơ, Guillain-Baree, chấn thương tuỷ cổ; tổn thương thành ngực: gù, béo bệu... -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2