YOMEDIA
ADSENSE
Phát ngôn hỏi trong Truyện Kiều với việc biểu thị các hành động ngôn ngữ gián tiếp
93
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khi tìm hiểu các phát ngôn hỏi (có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu) trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy rằng: tác giả (người dẫn truyện) và các nhân vật đã tạo ra nhiều phát ngôn hỏi nhưng chỉ có một số ít phát ngôn là nhằm mục đích hỏi, còn lại phần lớn đều nhằm những mục đích khác. Cụ thể như hỏi để khẳng định, phủ định; để khuyên nhủ, thuyết phục, thỉnh cầu, thề nguyền,...; để thể hiện sự băn khoăn, phỏng đoán, ngờ vực; để hứa hẹn, cam kết; để bộc lộ cảm xúc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát ngôn hỏi trong Truyện Kiều với việc biểu thị các hành động ngôn ngữ gián tiếp
Dương Thị Thuý Vinh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 185 - 191<br />
<br />
PHÁT NGÔN HỎI TRONG TRUYỆN KIỀU VỚI VIỆC BIỂU THỊ<br />
CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP<br />
Dương Thị Thúy Vinh<br />
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Khi tìm hiểu các phát ngôn hỏi (có sử dụng dấu hỏi ở cuối câu) trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy<br />
rằng: tác giả (người dẫn truyện) và các nhân vật đã tạo ra nhiều phát ngôn hỏi nhưng chỉ có một số<br />
ít phát ngôn là nhằm mục đích hỏi, còn lại phần lớn đều nhằm những mục đích khác. Cụ thể như<br />
hỏi để khẳng định, phủ định; để khuyên nhủ, thuyết phục, thỉnh cầu, thề nguyền,...; để thể hiện sự<br />
băn khoăn, phỏng đoán, ngờ vực; để hứa hẹn, cam kết; để bộc lộ cảm xúc. Những hành động ngôn<br />
ngữ gián tiếp được biểu thị qua phát ngôn hỏi đã góp phần bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả và<br />
tính cách, phẩm chất của các nhân vật, qua đó khẳng định tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du.<br />
Từ khóa: ngôn ngữ, phát ngôn hỏi, hành động ngôn ngữ gián tiếp, Truyện Kiều, Nguyễn Du.<br />
<br />
1.a. Như chúng ta đã biết, hành động ngôn<br />
ngữ (hay hành vi ngôn ngữ, hành động nói,<br />
hành động ngôn từ) là một loại hành động của<br />
con người và được người nói hay người viết<br />
thực hiện bằng ngôn ngữ khi phát ra một lời<br />
nói, một câu văn. Các hành động ngôn ngữ<br />
thường được phân biệt theo một số loại khác<br />
nhau. Nhà ngôn ngữ học J.R. Searle đã phân<br />
biệt thành năm nhóm lớn: trình bày, điều khiển,<br />
cam kết, biểu cảm và tuyên bố (x. 2, tr.238-259).*<br />
Mặt khác, theo cách thức thực hiện, các hành<br />
động ngôn ngữ (HĐNN) còn được các nhà<br />
ngôn ngữ học phân biệt thành HĐNN trực<br />
tiếp và HĐNN gián tiếp. Trong HĐNN trực<br />
tiếp có sự thống nhất giữa hình thức và chức<br />
năng còn ở HĐNN gián tiếp thì không có sự<br />
thống nhất như vậy mà đó là cách dùng hình<br />
thức của HĐNN này để thực hiện chức năng<br />
của HĐNN khác.<br />
1.b. Về đơn vị câu, người ta có thể nghiên cứu<br />
trên nhiều phương diện. Và ở phương diện sử<br />
dụng, mỗi câu cụ thể gắn với hoàn cảnh giao<br />
tiếp, mục đích giao tiếp,... được gọi là phát<br />
ngôn (PN). Nói cách khác, phát ngôn chính là<br />
câu trong hoạt động giao tiếp (x. 5, tr.111). Vì<br />
thế, muốn tìm hiểu câu ở phương diện sử<br />
dụng thì phải nắm được phương diện cấu tạo<br />
ngữ pháp của câu. Ở đây, nếu xét về phương<br />
diện cấu tạo ngữ pháp thì một PN hỏi là một<br />
câu hỏi (câu nghi vấn). Câu nghi vấn “nêu điều<br />
người nói chưa biết hoặc còn hoài nghi và mong<br />
*<br />
<br />
Tel: 0942383818; Email: duongvinhsptn@gmail.com<br />
<br />
muốn được người nghe trả lời, cung cấp thông<br />
tin vào điểm còn chưa biết, chưa rõ“ và nó<br />
được nhận diện bằng “những từ ngữ chuyên<br />
dụng và/ hoặc ngữ điệu nghi vấn. Ngữ điệu<br />
nghi vấn được đánh dấu bằng dấu hỏi (?) ở<br />
cuối câu” (x.5, tr.215) (chúng tôi nhấn mạnh<br />
từ “hoặc”). Như vậy, theo quan điểm của tác<br />
giả Bùi Minh Toán, về mặt hình thức, một<br />
câu nghi vấn có thể có hoặc không có dấu hỏi<br />
ở cuối câu. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng,<br />
một PN hỏi không phải lúc nào cũng đạt được<br />
mục đích vốn có của nó.<br />
1.c. Truyện Kiều từ lâu đã được biết đến với tư<br />
cách là một kiệt tác của văn học Việt Nam.<br />
Các giá trị về nội dung và nghệ thuật của<br />
Truyện Kiều đã được rất nhiều nhà nghiên cứu<br />
quan tâm khai thác. Trong bài viết này, chúng<br />
tôi muốn nhìn lại tác phẩm dưới ánh sáng của<br />
lý thuyết HĐNN, tức là coi Truyện Kiều như<br />
một sản phẩm của hoạt động giao tiếp và mỗi<br />
câu nghi vấn trong tác phẩm là một PN được<br />
tác giả hoặc các nhân vật nói ra nhằm thực<br />
hiện một/ một vài HĐNN cụ thể. Dưới đây,<br />
chúng tôi chỉ tìm hiểu những PN hỏi có dấu<br />
hỏi (?) ở cuối câu. Còn những PN hỏi có từ để<br />
hỏi nhưng không có dấu hỏi, chúng tôi sẽ đề<br />
cập đến ở một bài viết khác. Tất cả những<br />
nhận định, đánh giá, nhận xét của chúng tôi<br />
đều dựa trên những tư liệu thu được từ tác<br />
phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, theo bản<br />
khảo đính của Đào Duy Anh (1974) trong Từ<br />
điển Truyện Kiều, Nxb KH, Hà Nội.<br />
185<br />
<br />
190Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Thuý Vinh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vậy, ngoài đích để hỏi, một PN hỏi còn có thể<br />
đạt được những mục đích nào khác? Và việc<br />
sử dụng các HĐNN gián tiếp qua PN hỏi có<br />
vai gì? Đó là những câu hỏi mà người viết<br />
muốn tìm ra câu trả lời qua việc nghiên cứu<br />
các PN hỏi trong Truyện Kiều.<br />
2. Căn cứ vào dấu hiệu hình thức của câu, có<br />
thể chia 3254 câu thơ Truyện Kiều thành 1713<br />
PN, trong đó có 159 PN hỏi sử dụng dấu hỏi<br />
ở cuối câu. Theo kết quả khảo sát, trong 159<br />
PN chỉ có 28 PN dùng để hỏi. Hay nói cách<br />
khác, chỉ có 28 PN hỏi thực hiện hành động<br />
hỏi trực tiếp còn 131 PN hỏi thực hiện các<br />
HĐNN gián tiếp.<br />
2.a. Trước hết, có thể chia PN hỏi theo chức<br />
năng hay mục đích của hành động. Cụ thể, các<br />
PN hỏi có thể dùng để biểu thị các hành động<br />
khẳng định, phủ định, cầu khiến, cảm thán và<br />
phỏng đoán - ngờ vực (x.4, Tr.391-412). Dấu<br />
hiệu để nhận diện và phân biệt các HĐNN<br />
gián tiếp qua PN hỏi chủ yếu dựa vào hoàn<br />
cảnh nảy sinh phát ngôn và một số từ/ cụm từ/<br />
cấu trúc đặc trưng.<br />
Đối với các PN hỏi để khẳng định, có thể nhận<br />
diện bằng các từ ngữ như: chớ sao/ còn sao/<br />
hay sao; ai + vị ngữ + cho; Đề ngữ + chủ ngữ<br />
+ gì là hơn; Động từ + đâu chẳng + động từ +<br />
danh từ; có + động từ + đâu; động từ + chi;<br />
nỗi nào; chứ ai; chẳng (là/ phải/nhe/sao); nào<br />
+ động từ + vay; há dám; thiếu gì; vì/ tại ai;<br />
phải chăng;<br />
PN hỏi để phủ định thường có dấu hiệu là các<br />
từ ngữ như: biết đâu; ai + động từ + ai/hay;<br />
nào; (mà) chi; đâu; ai bằng/hay; động từ + gì;<br />
<br />
105(05): 185 - 191<br />
<br />
còn; nào có + đâu; động từ + đâu; được sao;<br />
nào + động từ + không; (được/mãi) chăng;<br />
Các PN hỏi để cầu khiến thường thông qua<br />
đích phủ định hoặc cảm thán. Chúng có thể<br />
nhận diện bằng các từ ngữ: bởi ai, bỏ sao, so<br />
chi, sao, hay gì, ai + vị ngữ + cho qua/cho<br />
đây; nào + vị ngữ + đây;<br />
PN hỏi để cảm thán thường có dấu hiệu là các<br />
từ ngữ: ai; bao giờ; gì; nào biết; hay gì; mấy;<br />
làm chi; làm sao; chi; khéo;<br />
PN hỏi để phỏng đoán có thể nhận diện bằng<br />
một số từ ngữ như: biết là có + động từ; có;<br />
đâu + nào; chăng là; thế nào; biết/chớ sao;<br />
cho chăng; biết/ra/vào đâu; ai; chắc; hay<br />
không; làm sao; biết có + danh từ +<br />
thôi/đâu/không; đã + động từ + chưa;<br />
Như vậy, với những dấu hiệu nhận diện nêu<br />
trên, chúng tôi thống kê được các HĐNN gián<br />
tiếp qua PN hỏi như bảng 1.<br />
Trong đó các PN hỏi để khẳng định, phủ định<br />
chiếm tỉ lệ nhiều nhất và chiếm tỉ lệ ít nhất là<br />
PN hỏi để cầu khiến.<br />
Lý giải cho điều này, chúng ta thấy một trong<br />
những nét văn hóa của người Việt là lối giao<br />
tiếp trọng tình cảm, trọng sự hòa thuận, ưa sự<br />
tế nhị, ý tứ, hay “vòng vo” khi giao tiếp.<br />
Nguyễn Du đã đưa nét văn hóa này vào trong<br />
lời nói của người dẫn truyện, của các nhân vật<br />
làm cho mỗi PN có chiều sâu, có nhiều lớp<br />
nghĩa hàm ẩn để người nghe tiếp nhận một<br />
cách nhẹ nhàng, không bị khiên cưỡng, gò ép,<br />
áp đặt. Vì thế, trong 159 PN hỏi, chỉ có 28 PN<br />
là dùng để hỏi (chiếm 17,6 %), còn lại là 131<br />
PN (chiếm 82,4 %) được dùng gián tiếp.<br />
<br />
Bảng 1: Các HĐNN gián tiếp qua PH hỏi<br />
HĐNN<br />
gián tiếp<br />
qua PN hỏi<br />
Số lượng<br />
(131)<br />
<br />
Khẳng định<br />
<br />
Phủ định<br />
<br />
Cầu khiến<br />
<br />
Băn khoăn Phỏng đoán<br />
<br />
Cảm thán<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
<br />
34<br />
<br />
26<br />
<br />
36<br />
<br />
27,5<br />
<br />
9<br />
<br />
6,9<br />
<br />
26<br />
<br />
19,8<br />
<br />
26<br />
<br />
19,8<br />
<br />
186<br />
<br />
191Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Thuý Vinh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Khi giao tiếp, thông thường đã là người Việt<br />
Nam thì không ai đưa ra câu trả lời cho những<br />
câu hỏi kiểu như “Đi đâu chẳng biết con<br />
người Sở Khanh?” (1158) hay câu “Mặt nào<br />
trông thấy nhau đây?” (2531) bởi lẽ đích<br />
khẳng định hay phủ định có thể nhận diện qua<br />
câu chữ mà không cần dựa nhiều vào hoàn<br />
cảnh giao tiếp. Nhưng khi muốn khuyên bảo,<br />
thuyết phục, yêu cầu,... thì chúng ta hay dùng<br />
những động từ ngôn hành (x.6, Tr.225) để<br />
tăng hiệu quả cầu khiến và nhanh đạt được<br />
đích cầu khiến. Nếu “vòng vo”, nói ẩn ý quá<br />
thì có thể người nghe sẽ không hiểu hoặc<br />
chậm hiểu và sẽ dẫn tới việc người nói không<br />
đạt hoặc khó đạt đích cầu khiến. Có lẽ vì thế<br />
mà trong Truyện Kiều, những PN hỏi có đích<br />
cầu khiến không nhiều. Chúng chủ yếu được<br />
dùng với đích cầu khiến rất nhẹ nhàng như<br />
khuyên nhủ, thuyết phục, nhắc nhở, từ chối,<br />
thỉnh cầu, thề nguyền. Việc sử dụng PN hỏi<br />
để nêu lên sự băn khoăn - phỏng đoán hay để<br />
bộc lộ cảm xúc cũng có hiệu quả nhất định<br />
trong quá trình giao tiếp như thể hiện sự đấu<br />
tranh, giằng xé trong nội tâm hay thể hiện một<br />
phần tâm trạng, cảm xúc. Vì thế, chúng cũng<br />
được đưa vào khá nhiều trong tác phẩm.<br />
Khi thực hiện chức năng biểu cảm, các PN<br />
hỏi có khả năng bộc lộ nhiều khía cạnh, sắc<br />
thái cảm xúc trong lòng nhân vật như sự ngạc<br />
nhiên, vui mừng, phấn khởi; sự khen ngợi; sự<br />
mỉa mai, châm biếm, đay nghiến; sự lo lắng,<br />
sợ hãi, chán ngán, tuyệt vọng; sự than trách,<br />
tiếc thương; sự cảm thông, sự tức giận,...<br />
Sau đây, chúng tôi sẽ xem xét một số ví dụ cụ<br />
thể để minh họa cho các HĐNN mà PN hỏi<br />
thể hiện.<br />
Ví dụ 1: Duyên hội ngộ, đức cù lao,<br />
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?<br />
(601- 602) [1, 472]<br />
Khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, tác<br />
giả đã đặt câu hỏi trên. PN này của tác giả<br />
không cần câu trả lời vì trong thực tế, ai cũng<br />
biết câu trả lời phù hợp với đạo lý là “bên hiếu<br />
nặng hơn”. Và chính tác giả đã thêm một lần<br />
nữa khẳng định ở phát ngôn sau: “Làm con<br />
trước phải đền ơn sinh thành” (604) [1, 472]<br />
Ví dụ 2: Một đoàn đổ đến trước sau,<br />
Vuốt đâu xuống đất, cánh đâu lên trời?<br />
(1131-1132) [1, 489]<br />
<br />
105(05): 185 - 191<br />
<br />
Đây là một PN hỏi gián tiếp để phủ định vì nó<br />
đã vi phạm 3 điều kiện sử dụng:<br />
- Điều kiện chuẩn bị: Tác giả biết chắc chắn<br />
Thúy Kiều một thân một mình, không thể<br />
thoát được nên không cần phải hỏi ai.<br />
- Điều kiện chân thành: Câu hỏi của tác giả<br />
không phải là câu hỏi chân thành vì đưa ra<br />
câu hỏi nhưng không cần ai đó phải cung cấp<br />
thông tin.<br />
- Hiệu quả ở lời: Bộc lộ rõ ý phủ định của tác<br />
giả: Khi bỏ trốn, bị Tú Bà đuổi theo, Thúy<br />
Kiều không còn lối nào để trốn thoát.<br />
Ví dụ 3: Sao bằng lộc trọng quyền cao,<br />
Công danh ai dứt lối nào cho qua?<br />
(2497-2498) [1, 533]<br />
Hồ Tôn Hiến dùng mưu kế “lễ nhiều nói<br />
ngọt” để Thúy Kiều khuyên chồng ra hàng,<br />
hưởng bổng lộc, sống vinh hoa phú quý. Với<br />
việc dùng đại từ phiếm chỉ “ai” khi nêu lên<br />
câu hỏi, Thúy Kiều không cần câu trả lời của<br />
Từ Hải bởi câu trả lời đã quá rõ. Đây chính là<br />
lời nói “mặn mà” để thuyết phục Từ Hải quy<br />
phục triều đình và Thúy Kiều đã thành công.<br />
Ví dụ 4 : Thoắt trông lờn lợt màu da,<br />
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao? (923-924)<br />
[1, 483]<br />
Đây là câu thơ Nguyễn Du miêu tả Tú Bà chủ lầu xanh. Trong hoàn cảnh phát ngôn<br />
trên, tác giả đã dùng từ “gì” kết hợp với “làm<br />
sao” để nêu lên sự “bất thường” ở thân hình<br />
“to lớn đẫy đà” của mụ Tú - sản phẩm của sự<br />
ăn uống chắc hẳn cũng rất “bất thường”. Đây<br />
không phải là một hành động hỏi chân thành<br />
mà ẩn sau đó là sự mỉa mai, châm biếm về<br />
ngoại hình, bản chất, về việc “buôn phấn bán<br />
hương” của Tú Bà.<br />
Ví dụ 5: Bây giờ đất thấp trời cao,<br />
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?<br />
(1817-1818) [1, 511]<br />
Trong tình cảnh gặp gỡ hết sức trớ trêu giữa<br />
Thúc Sinh và Thúy Kiều ở nhà Hoạn Thư,<br />
Thúy Kiều bộc lộ nỗi lo lắng, băn khoăn khi<br />
biết mình đang ở trong nhà của Thúc Sinh mà<br />
lại với thân phận “con hầu” qua 2 từ làm sao.<br />
Kiều không biết sẽ phải cư xử thế nào với<br />
người mà mình đã từng gọi là chồng.<br />
187<br />
<br />
192Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Thuý Vinh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
105(05): 185 - 191<br />
<br />
2.b. Nếu chia phát ngôn hỏi theo chủ thể phát ngôn, chúng ta có kết quả như sau:<br />
Bảng 2: Phân loại phát ngôn theo chủ thể phát ngôn<br />
<br />
7<br />
<br />
HĐNN gián tiếp Khẳng định<br />
Phủ định<br />
Cầu khiến<br />
Cảm thán<br />
Phỏng đoán<br />
qua PN hỏi<br />
Số lượng<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Số<br />
Tỉ lệ<br />
Tỉ lệ<br />
Tỉ lệ<br />
Tỉ lệ<br />
Tỉ lệ<br />
PN hỏi (131)<br />
lượng<br />
lượng<br />
lượng<br />
lượng<br />
lượng<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
(%)<br />
Tác giả/<br />
Tổng số (34)<br />
(36)<br />
(9)<br />
(26)<br />
(26)<br />
Nhân vật<br />
PN<br />
Tác giả<br />
6<br />
17.64<br />
5<br />
13.9<br />
0<br />
0<br />
11<br />
42.35<br />
2<br />
7.7<br />
24<br />
Thúy Kiều<br />
14<br />
41.2<br />
17<br />
47.2<br />
3<br />
33.33<br />
4<br />
15.3<br />
18<br />
69.2<br />
56<br />
Kim Trọng<br />
3<br />
8.82<br />
6<br />
16.68<br />
1<br />
11,11<br />
5<br />
19.25<br />
3<br />
11.55<br />
18<br />
Thúc Sinh<br />
3<br />
8.82<br />
1<br />
2.78<br />
0<br />
0<br />
2<br />
7.7<br />
1<br />
3.85<br />
7<br />
Từ Hải<br />
0<br />
0<br />
4<br />
11.12<br />
1<br />
11.11<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
5<br />
Vương Ông<br />
2<br />
5.88<br />
0<br />
0<br />
2<br />
22.22<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
4<br />
Sở Khanh<br />
1<br />
2.94<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
2<br />
7.7<br />
1<br />
3.85<br />
4<br />
<br />
8<br />
<br />
Hoạn Thư<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
5.88<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3.85<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
9<br />
<br />
Tú Bà<br />
<br />
2<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2.78<br />
<br />
1<br />
<br />
11.11<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
Thúy Vân<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2.94<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
11<br />
<br />
Đạm Tiên<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
11.11<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
12<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3.85<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
13<br />
<br />
Bố mẹ Thúy<br />
Kiều<br />
Mã Kiều<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2.94<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
14<br />
<br />
Giác Duyên<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2.78<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
<br />
Tam<br />
hợp<br />
đạo cô<br />
Mã<br />
Giám<br />
Sinh<br />
Hồ<br />
Tôn<br />
Hiến<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2.78<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2.94<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3.85<br />
<br />
STT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
16<br />
17<br />
<br />
Qua bảng thống kê trên, có thể thấy việc sử<br />
dụng phát ngôn hỏi để biểu thị các hành động<br />
ngôn ngữ gián tiếp chủ yếu tập trung vào lời<br />
của người dẫn truyện (24 PN), lời của một số<br />
nhân vật chính diện như Thúy Kiều (56 PN),<br />
Kim Trọng (18 PN), Từ Hải (5 PN), Thúc<br />
Sinh (7 PN). Trong khi đó, một số nhân vật<br />
phản diện chỉ có từ 1 đến 2 PN, cá biệt có Sở<br />
Khanh là 4 PN. Vậy, tại sao lại có sự khác<br />
biệt này? Ở đây, Thúy Kiều hay Kim Trọng<br />
đều là những “nam thanh, nữ tú”, được học<br />
hành, có giáo dục và đều là con cái của những<br />
gia đình nề nếp, có điều kiện (ít nhất là<br />
“thường thường bậc trung” như nhà Thúy<br />
Kiều). Cách ăn nói của họ luôn nhẹ nhàng, tế<br />
nhị, sâu sắc, vì thế rất phù hợp với cách dùng<br />
gián tiếp các PN hỏi. Ngược lại, những nhân<br />
vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà chỉ<br />
<br />
có thể phù hợp với cách nói rõ ràng, cụ thể,<br />
thậm chí là có phần thô thiển và sẽ hạn chế<br />
dùng các PN hỏi với mục đích khác.<br />
Riêng Sở Khanh, tuy là nhân vật phản diện<br />
nhưng Nguyễn Du lại đặt 4 PN “tình cảm<br />
ngọt ngào” vào lời của y. Điều này hẳn phải<br />
có dụng ý nhất định. Những PN đó rất phù<br />
hợp với diện mạo “Hình dung chải chuốt, áo<br />
khăn dịu dàng” của Sở Khanh và đều được<br />
dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Nhưng<br />
những cảm xúc đó không phải của Sở Khanh<br />
mà là của người mà y đóng vai. Đầu tiên, y tỏ<br />
nỗi tiếc thương, cảm thông cho thân phận<br />
hẩm hiu, bất hạnh của người đẹp:<br />
Than ôi sắc nước hương trời<br />
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?<br />
(1065-1066) [1, 487]<br />
<br />
188<br />
<br />
193Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Dương Thị Thuý Vinh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đồng thời, y cũng biểu lộ sự dằn vặt, đau<br />
khổ, tỏ rõ nỗi trách oán với sự khe khắt trong<br />
xếp đặt của ông trời và thậm chí tức giận khi<br />
chưa thổ lộ được cho người khác biết tâm<br />
trạng đau xót, cảm xúc tiếc thương của mình:<br />
Sốt gan riêng giận trời già<br />
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng?<br />
(1069-1070) [1, 487]<br />
Mới nghe qua thì ta có thể rất xúc động, cảm<br />
kích trước tấm lòng của người “tháo cũi sổ<br />
lồng” nhưng nếu nghe kỹ thì chúng ta có thể<br />
thấy sự giả tạo, huênh hoang bởi cách cứu vớt<br />
cuộc đời Kiều của y rất tầm thường, ám muội:<br />
<br />
điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của tác giả về<br />
cuộc sống, về xã hội đương thời.<br />
Với tư cách là người dẫn truyện, trong số 131<br />
PN hỏi được dùng gián tiếp thì có 24 PN là<br />
của tác giả. Trong đó có 11 PN (chiếm gần<br />
50% tổng số PN của tác giả) là để bộc lộ cảm<br />
xúc. Những PN này không chỉ góp phần xây<br />
dựng hình tượng nhân vật nữ chính mà còn<br />
bộc lộ thái độ đồng cảm, xót xa và những suy<br />
tư, trăn trở cho số phận bèo nổi của Kiều.<br />
Ngoài ra, với 11 PN hỏi để khẳng định, phủ<br />
định, người đọc có thể thấy được những<br />
chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc<br />
sống như:<br />
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ?<br />
<br />
Thừa cơ lẻn bước ra đi (1109) [1, 488]<br />
Nhưng y vẫn khẳng định, dù dưới dạng của<br />
một phát ngôn hỏi, rằng đó là mưu kế tối ưu,<br />
không gì hơn được:<br />
<br />
(1244) [1, 493]<br />
hay cách hành xử khi sống trong xã hội<br />
đương thời:<br />
Áo xiêm buộc trói lấy nhau,<br />
<br />
Ba mươi sáu chước chước gì là hơn? (1110)<br />
[1, 488]<br />
Lời y nói không sai nhưng chính câu nói đó<br />
đã khiến Kiều sinh nghi bởi nếu y đúng là<br />
người “Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi!”<br />
(1104) thì hành động hẳn phải quang minh,<br />
chính đại hơn thế. Và thực tế đã chứng minh<br />
cảm nhận của Kiều là đúng. Kiều đã bị chính<br />
lời lẽ ngọt ngào của Sở Khanh đánh lừa và<br />
mắc mưu Tú Bà. Đó cũng là cái đích mà Tú<br />
Bà và Sở Khanh muốn đạt được. Rõ ràng Sở<br />
Khanh không phải “tay vừa”. Hắn cũng “giỏi<br />
giang” lắm chứ. Nếu không giỏi sao “lừa”<br />
được người “thông minh vốn sẵn tư trời” như<br />
Thúy Kiều? Có nhìn nhận như vậy mới thấy<br />
được dụng ý của tác giả khi dùng những PN<br />
hỏi gián tiếp đặt vào lời Sở Khanh.<br />
3. Không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các PN<br />
hỏi trong Truyện Kiều lại được dùng để thực<br />
hiện các HĐNN khác. Sự góp mặt của những<br />
PN này đóng vai trò quan trọng trong việc thể<br />
hiện các giá trị nội dung của tác phẩm.<br />
3.a. Trước hết, chúng góp phần thể hiện thái<br />
độ của tác giả với các nhân vật và bộc lộ quan<br />
<br />
105(05): 185 - 191<br />
<br />
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?<br />
(2467 – 2468) [1, 532]<br />
3.b. Không chỉ vậy, những PN hỏi được dùng<br />
gián tiếp còn là một trong những phương tiện<br />
quan trọng giúp người đọc hiểu rõ được về<br />
tính cách, thái độ, tình cảm của các nhân vật.<br />
Cụ thể, để làm nổi bật thế giới nội tâm vô<br />
cùng phức tạp của Thúy Kiều, tác giả đã sử<br />
dụng nhiều PN hỏi trong ngôn ngữ độc thoại,<br />
đối thoại của nhân vật.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy: Thúy Kiều là nhân<br />
vật sử dụng gián tiếp PN hỏi nhiều nhất trong<br />
tác phẩm. Trong 131 PN hỏi được dùng gián<br />
tiếp, có 61 PN hỏi của Thúy Kiều nhằm<br />
hướng tới những mục đích khác nhau như:<br />
khẳng định, phủ định, kết tội, khuyên nhủ,<br />
thuyết phục, bộc lộ tình cảm, cảm xúc cũng<br />
như tâm trạng băn khoăn, lo lắng, buồn thảm,<br />
đau đớn, xót xa, uất hận…<br />
Bằng những PN hỏi thể hiện mục đích khác<br />
nhau từ chính nhân vật, Nguyễn Du đã thành<br />
công trong việc miêu tả tính cách của Thúy<br />
Kiều. Đó là một nhân vật rất sâu sắc, biết nghĩ<br />
189<br />
<br />
194Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn