intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển hoa, cây kiểng - Giải pháp khả thi cho nông nghiệp đô thị

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

129
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoa, cây kiểng: Vấn đề giống : Hầu hết các giống hoa có chất lượng tốt chúng ta đều phải nhập từ nước ngoài như vạn thọ từ Pháp, các giống hoa lan từ Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc v..v… Hiện nay, các cơ sở nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô được thành lập ở Thành phố đều sản xuất với quy mô nhỏ: Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung Tâm Nghiên cứu giống (Đại Học KHTN), Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM nên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển hoa, cây kiểng - Giải pháp khả thi cho nông nghiệp đô thị

  1. Phát triển hoa, cây kiểng - Giải pháp khả thi cho nông nghiệp đô thị * Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoa, cây kiểng: Vấn đề giống : Hầu hết các giống hoa có chất lượng tốt chúng ta đều phải nhập từ nước ngoài như vạn thọ từ Pháp,
  2. các giống hoa lan từ Thái Lan, Đài Loan, Trung quốc v..v… Hiện nay, các cơ sở nhân giống lan bằng phương pháp cấy mô được thành lập ở Thành phố đều sản xuất với quy mô nhỏ: Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung Tâm Nghiên cứu giống (Đại Học KHTN), Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM nên lượng giống không đủ cung ứng cho người trồng. Số lượng các cơ sở nhân giống cấy mô của Thành phố trên 20 đơn vị, nhưng chỉ có một số đơn vị tập trung cho công tác nhân giống hoa lan. Công tác lai tạo giống chưa được đầu tư và ứng dụng các tiến bộ về khoa học ( công nghệ sinh
  3. học ) để đẩy nhanh tiến độ tạo ra giống mới. Ví dụ công tác lại tạo giống hoa lan mới được đưa vào Chương trình nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố. Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực hoa kiểng, chúng ta đã tụt hậu và đi sau Trung Quốc, Thái lan, Đài loan ít nhất là 20 năm trong vấn đề lai tạo giống hoa lan. Vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật: Trong thời gian 5 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu về hoa kiểng được tiến hành như công nghệ nhân giống cấy mô, nghiên
  4. cứu về bệnh trên hoa lan, quy trình kỹ thuật bón phân, sử dụng giá thể.. bước đầu đã có kết quả vá áp dụng vào trong sản xuất. Tuy nhiên những kết quả này còn rất hạn chế và còn mang tính chắp vá, lẻ tẻ chưa mang tính đồng bộ, bài bản. Các nhà vườn hiện nay vẫn dựa vào kinh nghiệm của mình là chủ yếu, sự hướng dẫn, áp dụng kỹ thuật mới còn chưa đồng bộ. Vấn đề bảo quản sau thu hoạch: Do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún nên việc áp dụng các công nghệ mới, từ lúc thu mua, sơ chế bảo quản để đưa ra thị trường
  5. hoặc xuất khẩu còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Sản phẩm hoa chưa được tiêu chuẩn hoá; chưa áp dụng hiệu quả công nghệ sinh học để tạo ra các sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hay đặc thù Việt Nam nên tính cạnh tranh còn thấp. Vấn đề thông tin thị trường: Thiếu sự quảng bá, tiếp thị sản phẩm hoa kiểng ở thị trường nước ngoài. Kênh thông tin nghèo nàn, các hộ nông dân còn tự mày mò sản xuất và tự tiêu thụ. Kênh phân phối cũng còn nhiều hạn chế và các điểm phân phối phân bố không đều. Các nhà kinh doanh cũng là nhà sản xuất và hầu hết các đơn vị bán
  6. hoa kiểng tại thành phố đều có vườn sản xuất riêng. Chưa có những doanh nghiệp mạnh về xuất khẩu hoa ra thị trường thế giới. Khi có những hợp đồng tiêu thụ lớn thì lại khó thu mua để đảm bảo số lượng hàng lớn theo đơn đặt hàng. Các nghiên cứu ứng dụng của Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM phục vụ cho chương trình phát triển hoa, cây kiểng. Là một đơn vị nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, ngay từ khi đi vào hoạt động, Trung Tâm Công nghệ Sinh học Thành phố đã xác định: nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học
  7. phục vụ cho chương trình hoa, cây kiểng, trong đó có hoa lan là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. 1- Từ cuối năm 2005, Trung tâm Công nghệ Sinh học đã triển khai dự án: Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan ” để phục vụ cho Chương trình phát triển hoa, cây kiểng của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010. Đến nay đã thực hiện đựơc như sau: + Công tác sưu tập: đến hết tháng 10/2008 đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau ( Mokara; Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium … ) để phục vụ cho công
  8. tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống. Đặc biệt có hơn 80 giống lan rừng quý được sưu tập là nguồn gen quý hiếm, phục vụ công tác lai tạo giống hoa lan sau này. + Công tác nhập nội: Tiến hành nhập nội 14 giống Mokara, 13 giống Dendroboum, 5 giống Catlleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ cho sản xuất. + Công tác lai tạo giống: Trung tâm đã tiến hành công tác lai tạo giống từ năm 2006 để có thể tạo ra được các giống lan mới đặc trưng của Việt Nam. Đến nay đã tiến hành lai được 50 cặp lai. Đang tiến hành gieo hạt trong ống nghiệm. + Công tác nhân giống bằng
  9. cấy mô ( invitro ): Trung tâm Công nghệ sinh học được trang bị phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật, đi vào họat động từ tháng 03/2006. Đến nay đã hòan thiện quy trình nhân giống invitro cho 7 nhóm giống hoa lan, có khả năng cung cấp 200.000 cây con hoa lan cấy mô thụôc các nhóm Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Catlleya. Năm 2007, đã cung cấp cho các nhà vườn khỏang 50.000 cây hoa lan cấy mô các lọai. Năm 2008, sản xuất 100.000 cây giống hoa lan cấy mô, tập trung cho nhóm hoa lan cắt cành Mokara, Dendrobium và một số giống lan rừng quý. 2- Trung tâm đang tiến hành
  10. nghiên cứu “ Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR và DAS-ELISA phát hiện 2 loại virus Cymbidium Mosaic Virus và Odontoglossum Ringspot Virus gây bệnh hại cho các loại lan ” nhằm phục vụ công tác kiểm tra sạch bệnh virus trên hoa lan, công tác nhân giống hoa lan sạch bệnh cho sản xuất. Sản phẩm của đề tài sẽ là bộ kit phát hiện nhanh bệnh virus trên hoa lan. Hiện nay đã tiến hành phân tích kiểm tra virus trên các mẫu hoa lan. 3- Trung tâm đã nghiên cứu thành công “ Ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cây lan Hồ Điệp lai ”. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao do
  11. phòng Công nghệ tế bào thực vật của Trung Tâm đã đầu tư hệ thống ngập chìm tạm thời ( TIS ) của Đài Loan và đang ứng dụng ngay cho việc nhân giống các loại hoa lan. Ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời ( TIS ) cho phép tăng số lượng cây con nhân ra ( tốc độ nhân nhanh 10 lần ở giai đọan nhân cụm chồi so với phương pháp nuôi trong môi trường thạch ) và rút ngắn thời gian nhân giống từ 3 – 4 tuần lễ. Trung tâm là đơn vị nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công hệ thống này. Các giống hoa lan khác như Mokara, Dendrobium, Cattleya, Renathera cũng đang được nhân giống bằng
  12. việc ứng dụng hệ thống này. 4- Trung Tâm đang nghiên cứu ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời để nhân giống một số cây kiểng lá quý phục vụ cho việc nhân giống cây kiểng lá trong chương trình hợp tác với tỉnh Đồng Tháp. TS. Dương Hoa Xô – Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2