intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số

  1. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 DEVELOPING COHERENT SPEECH FOR 5-6 YEAR-OLD CHILDREN THROUGH ACTIVITIES OF FAMILIARIZATION WITH STORY WORKS IN PRESCHOOLS IN ETHNIC MINORITY AREAS Tran Thi Nhung*, Trieu Ngoc Anh TNU - University of Education ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 14/8/2024 This study aims to analyze the current situation and propose measures to develop coherent speech for 5-6 year-old children by activities to Revised: 26/9/2024 familiarization with story work in preschools in ethnic minority areas. We Published: 26/9/2024 surveyed 27 kindergarten teachers of 5-6 year-old; and 45 children 5-6 year-old in two preschools in ethnic minority areas in Bac Kan province. KEYWORDS Research results show that most teachers are correctly aware of the role and meaning of developing coherent speech with 5-6 year-old children in Coherent speech preschool. However, the current organizational situation and Preschool organizational methods still have certain limitations. Based on an analysis Children 5-6 year-old of the current situation, we propose 3 measures to develop coherent speech for 5-6 year-old children through activities to familiarize children Familiarization with story work with story works in preschools in ethnic minority areas. The results of Ethnic minority area this article help researchers and preschool teachers better understand the current state of coherent speech development for 5-6 year-old children through activities to familiarization with story work in preschools in ethnic minority areas. From there, preschool teachers can apply these measures in language development for children in preschool. PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM TRUYỆN Ở TRƯỜNG MẦM NON VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Trần Thị Nhung*, Triệu Ngọc Ánh Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 14/8/2024 Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm Ngày hoàn thiện: 26/9/2024 quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số. Ngày đăng: 26/9/2024 Chúng tôi khảo sát 27 giáo viên khối mẫu giáo 5-6 tuổi; 45 trẻ 5-6 tuổi ở hai trường mầm non vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Kết quả nghiên TỪ KHÓA cứu cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Tuy nhiên, Lời nói mạch lạc thực trạng tổ chức hoạt động và phương pháp tổ chức còn những hạn chế Mầm non nhất định. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi đề xuất 3 biện pháp Trẻ em 5-6 tuổi nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc Làm quen với tác phẩm truyện thiểu số. Kết quả bài báo này giúp nhà nghiên cứu và giáo viên mầm Vùng dân tộc thiểu số non hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số. Từ đó giáo viên mầm non có thể vận dụng những biện pháp này trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10939 * Corresponding author. Email: nhungtt@tnue.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 352 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 1. Giới thiệu Phát triển lời nói mạch lạc (LNML) cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non có vai trò giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, góp phần phát triển tình cảm, cảm xúc, phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Phát triển LNML cho trẻ mầm non đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ thế kỉ XX. Các nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề về vai trò, ý nghĩa của việc phát triển LNML đối với sự phát triển toàn diện của trẻ; nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển LNML cho trẻ; các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển LNML của trẻ. Về vai trò, ý nghĩa của LNML đối với trẻ 5-6 tuổi, có thể kể đến các nghiên cứu như “Phối hợp với phụ huynh nhằm phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở gia đình” [1]; “Phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết” [2]; “Phát triển LNML của trẻ mầm non rối loạn ngôn ngữ trong quá trình hoạt động phát triển nhận thức” [3]… Về các biện pháp phát triển LNML cho trẻ, U. G. Egorova (2020) nghiên cứu vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển LNML ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trong bối cảnh giáo dục gia đình và chỉ ra sự cần thiết của quy trình phát triển LNML cho trẻ trong môi trường gia đình [4]. Tác giả E. Kuznetsova đề xuất biện pháp phát triển LNML của trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động dự án [5]. Oshchepkova E.S. và cộng sự cho rằng trò chơi đóng vai cho hiệu quả tốt trong phát triển LNML độc thoại của trẻ 5-6 tuổi [6]. Tác giả Cao Thị Hồng Nhung đề xuất biện pháp phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động ngoài trời [7]. Tác giả Trương Thị Thuỳ Anh đề xuất nhiều biện pháp như sử dụng tình huống có vấn đề khuyến khích trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm củng cố và phát triển LNML [8], phối hợp với phụ huynh nhằm phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở gia đình [1], xây dựng môi trường vật chất tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tham gia vào hoạt động kể chuyện nhằm phát triển LNML [9]. Nhóm tác giả Đặng Thị Ngọc Phượng, Lê Thị Nhung, Trần Viết Nhi đề xuất biện pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo [10]. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến LNML của trẻ như bản thân trẻ, yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương, yếu tố gia đình, phương pháp giáo dục của GV…[11], [12]. Ngoài những nghiên cứu về phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi nói chung, đã có nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen (HĐLQ) với tác phẩm truyện. Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu biện pháp đàm thoại nhằm phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ 5-6 tuổi qua HĐLQ với truyện dân gian [13]. Như vậy, các nghiên cứu về phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non đã tương đối phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu quan tâm đến phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Bài báo này phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về thực trạng và biện pháp phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài báo này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp điều tra bằng Anket: Chúng tôi sử dụng phiếu hỏi để khảo sát ý kiến của giáo viên (GV) về thực trạng nhận thức, thực trạng tổ chức hoạt động phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS, thực trạng LNML của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non vùng DTTS thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện. Trong thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, chúng tôi khảo sát trên 27 GV dạy khối mẫu giáo 5-6 tuổi; 45 trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hiệp Lực - huyện Ngân Sơn và trường Mầm non An Thắng - huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn. * Phương pháp trưng cầu ý kiến: Chúng tôi trưng cầu ý kiến của GV để có thêm thông tin về thực trạng và biện pháp phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện http://jst.tnu.edu.vn 353 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 ở trường mầm non vùng DTTS. * Phương pháp xử lí số liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp toán thống kê để tổng hợp, phân tích số liệu làm cơ sở đánh giá định lượng và định tính cho các kết quả nghiên cứu thực trạng việc phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. * Phương pháp quan sát: Chúng tôi quan sát GV tổ chức HĐLQ với tác phẩm truyện cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non để nghiên cứu mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức mà GV sử dụng. Đồng thời quan sát trẻ để thấy được thực trạng LNML của trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQ với tác phẩm truyện do GV tổ chức để có cơ sở đánh giá LNML của trẻ. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Một số vấn đề lí luận 3.1.1. Các khái niệm * Lời nói mạch lạc Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Thị Thu Nga và Cao Thị Hồng Nhung cho rằng, LNML là sản phẩm của hoạt động nói năng, người nói diễn đạt rõ ràng, lưu loát một nội dung/chủ đề nhất định, trong đó có sự kết nối hợp lí về ý nghĩ, cảm xúc, phương thức liên kết câu và bố cục để đạt được sự thông hiểu của người nghe [14]. Cao Thị Hồng Nhung cho rằng, “Lời nói mạch lạc là kết quả của hoạt động nói năng, ở đó người nói diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lí về ý nghĩ, cảm xúc hay một nội dung/ chủ đề nhất định để đạt được sự thông hiểu của người nghe” [7]. * Truyện Theo Từ điển tiếng Việt, “truyện” là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn [15]. Theo 150 thuật ngữ văn học, truyện là “Tác phẩm tự sự. Một mặt nó vẫn được dùng để trỏ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung, mặt khác lại có lối dùng nó như thuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm tự sự” [16]. Tác phẩm truyện là các tác phẩm văn học dùng để kể câu chuyện, tạo ra những tình huống, nhân vật và cốt truyện phức tạp để giải trí hoặc truyền đạt thông điệp. Thông qua việc sắp xếp cốt truyện, xây dựng nhân vật, tác phẩm truyện thường mang lại trải nghiệm đọc thú vị và sâu sắc cho người đọc. * Phát triển lời nói mạch lạc Theo Cao Thị Hồng Nhung, phát triển LNML được hiểu là quá trình tác động sư phạm của nhà giáo dục bằng các biện pháp, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lý về ý nghĩ, cảm xúc hay một nội dung/chủ đề nhất định để đạt được sự thông hiểu của người nghe [7]. Tác giả Trương Thị Thuỳ Anh cho rằng, phát triển LNML là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm làm biến đổi lời nói của trẻ theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn; giúp trẻ có thể chủ động sử dụng các kĩ năng ngôn ngữ của bản thân để trình bày những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm một cách trôi chảy, độc lập, có chủ đề rõ ràng, có bố cục đầy đủ, có sự liên kết về hình thức nhằm giúp người nghe hiểu những gì mà trẻ muốn truyền đạt [1]. 3.1.2. Lí luận về phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là quá trình giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục mầm non được quy định trong Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-Bộ GD&ĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 [17]. Chương trình Giáo dục mầm non đã quy định rõ về mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mầm non, trong đó có những vấn đề liên quan đến phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi là: * Mục tiêu phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (1) Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…); (2) Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày; (3) Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện [17]. http://jst.tnu.edu.vn 354 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 * Nội dung phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (1) Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu. (2) Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. (3) Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?. (4) Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì?. (5) Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. (6) Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự. (7) Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh. (8) Kể lại sự việc theo trình tự [17]. * Kết quả mong đợi về LNML của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (1) Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được; (2) Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,… phù hợp với ngữ cảnh; (3) Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh,…; (4) Miêu tả sự việc với nhiều thông tin về hành động, tính cách, trạng thái,... của nhân vật; (5) Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện; (6) Đóng được vai của nhân vật trong truyện; (7) Sử dụng các từ: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, dạ, vâng… phù hợp với tình huống; (8) Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh [17]. * Phương pháp phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Trong giáo dục trẻ mầm non, GV có thể vận dụng linh hoạt một số phương pháp để phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi. Một số phương pháp quan trọng và phù hợp với mục tiêu phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non là: Phương pháp nêu tình huống có vấn đề (GV đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra); Phương pháp luyện tập (Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của GV nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận trong hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm truyện); Nhóm phương pháp trực quan - minh hoạ (GV cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ); Nhóm phương pháp dùng lời nói (GV sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói); Ngoài ra, GV cũng có thể sử dụng nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ và nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non. * Hình thức phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non GV có thể vận dụng linh hoạt một số hình thức cụ thể để phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi như: Tổ chức hoạt động có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ; Tổ chức lễ, hội; Tổ chức hoạt động trong phòng lớp; Tổ chức hoạt động ngoài trời; Tổ chức hoạt động cá nhân; Tổ chức hoạt động theo nhóm; Tổ chức hoạt động cả lớp. 3.1.3. Ưu thế của hoạt động làm quen với tác phẩm truyện trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non HĐLQ với tác phẩm truyện có nhiều ưu thế trong phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, cụ thể là: Các tác phẩm truyện thường chứa nhiều từ vựng, các cụm từ phong phú, các kiểu câu đa dạng http://jst.tnu.edu.vn 355 Email: jst@tnu.edu.vn
  5. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 từ đơn giản đến phức tạp, chứa đựng nhiều tình tiết, sự việc có quan hệ logic và sinh động. Qua việc nghe và thảo luận về các câu chuyện, trẻ được mở rộng vốn từ, mở rộng các kiểu câu, hiểu về trình tự logic của sự việc. Nhờ đó, trẻ có điều kiện tốt để phát triển khả năng sử dụng lời nói một cách mạch lạc và chính xác hơn. Trong quá trình làm quen với tác phẩm truyện, trẻ tham gia vào việc kể chuyện, thảo luận, và tham gia các trò chơi liên quan đến câu chuyện, nhờ vậy trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Trẻ học cách lắng nghe người khác, diễn đạt ý kiến, và tương tác một cách tự tin, tự nhiên, học biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau. Các câu truyện thú vị và phong phú giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ có cơ hội tạo ra các tình huống, nhân vật, và kết cấu câu truyện mới, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tư duy logic. Từ đó mà trẻ có cơ hội để diễn đạt những ý tưởng sáng tạo của mình bằng LNML. Ngoài ra, HĐLQ với tác phẩm truyện tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn. Việc học thông qua câu truyện là một trải nghiệm đáng nhớ và vui vẻ với trẻ, điều này giúp trẻ hứng thú và nâng cao khả năng học tập. 3.2. Thực trạng phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số 3.2.1. Thực trạng nhận thức của GV về phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket, chúng tôi đã khảo sát nhận thức của GV về vai trò, tầm quan trọng của phát triển LNML đối với trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non và nhận được kết quả 78,3% GV cho rằng rất cần thiết, 21,7% GV cho rằng cần thiết, không có GV nào cho rằng không cần thiết. Để khảo sát thực trạng nhận thức của GV về ý nghĩa của phát triển LNML đối với trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đối với các mục tiêu: Nâng cao khả năng giao tiếp; nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ; góp phần phát triển tình cảm, cảm xúc; góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ; chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Bảng 1 cho thấy thực trạng nhận thức của GV về ý nghĩa của phát triển LNML đối với trẻ 5-6 tuổi. Có thể thấy GV tại các trường mầm non được khảo sát đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển LNML cho trẻ. Tuy nhiên, một số ít GV còn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của phát triển LNML đối với mục tiêu phát triển tình cảm cảm xúc, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Đây là những mục tiêu quan trọng đối với giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, đặc biệt là trẻ em vùng DTTS bởi trẻ chịu ảnh hưởng của yếu tố ngôn ngữ giao thoa, điều kiện kinh tế địa phương, hoàn cảnh gia đình nên sẽ gặp khó khăn hơn khi bước vào lớp 1. ảng 1. Thực trạng nhận thức của GV về ý nghĩa của phát triển LNML đối với trẻ 5-6 tuổi Mục tiêu Nhận thức của GV (%) Rất quan Quan Bình Không quan Rất không trọng trọng thường trọng quan trọng Nâng cao khả năng giao tiếp 89 11 0 0 0 Nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ 73,2 26,8 0 0 0 Góp phần phát triển tình cảm, cảm xúc 65,2 29,8 5,0 0 0 Góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ 58,2 38,8 3,0 0 0 Chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 71,2 23,8 5,0 0 0 3.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS Để khảo sát hiệu quả sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động phát triển LNML cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy/cô cho biết hiệu quả sử dụng các phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non”, kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2 cho thấy, các phương pháp chưa được sử dụng hiệu quả là phương pháp dùng lời nói, http://jst.tnu.edu.vn 356 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 phương pháp trực quan - minh hoạ, phương pháp nêu tình huống có vấn đề. Có 5,8% GV sử dụng phương pháp trực quan - minh hoạ đạt mức bình thường và 2,2% GV sử dụng không hiệu quả. Có 5,5% GV sử dụng đạt mức bình thường và 5,0% GV sử dụng không hiệu quả phương pháp nêu tình huống có vấn đề. Trên thực tế, đây là hai phương pháp có nhiều ưu thế trong phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS nhưng qua khảo sát chúng tôi được biết, GV còn chưa rõ về mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện các phương pháp này. Bảng 2. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS Hiệu quả sử dụng Phương pháp tổ chức Rất hiệu Hiệu Bình Không Rất không quả quả thường hiệu quả hiệu quả Phương pháp dùng lời nói 34,7 57,3 8,0 0 0 Phương pháp luyện tập 35,5 56,5 8,0 0 0 Phương pháp trực quan - minh hoạ 37,6 54,4 5,8 2,2 0 Phương pháp nêu tình huống có vấn đề 31,7 57,8 5,5 5,0 0 Phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ 58,5 33,5 8,0 0 0 Phương pháp nêu gương đánh giá 53,5 43,5 3,0 0 0 Ngoài ra, thông qua trưng cầu ý kiến, chúng tôi được biết, GV đã sử dụng đồ dùng trực quan nhưng còn hạn chế, GV chưa khơi gợi được hứng thú và sự tham gia của trẻ do trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. GV chưa khai thác hết lợi thế của các đồ dùng trực quan - minh hoạ để tạo cơ hội cho trẻ được tương tác, được trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho GV. GV chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được diễn đạt, được kể chuyện với đồ dùng trực quan để phát huy tính chủ động của trẻ. Với phương pháp nêu tình huống có vấn đề, nhiều GV chưa hiểu hết bản chất của phương pháp, hầu như GV chỉ sử dụng phương pháp này trong hoạt động gây hứng thú mà chưa biết cách vận dụng linh hoạt trong hoạt động kể chuyện để đưa ra các câu hỏi có chứa tình huống có vấn đề liên quan đến nhân vật trong tác phẩm và liên quan đến đời sống thực tế. Do đó, trẻ chưa được phát huy hết quỹ tri thức vốn có của mình trong quá trình học. Thực trạng này là cơ sở để chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. 3.2.3. Thực trạng LNML của trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS Để đánh giá LNML của trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS, chúng tôi đã xây dựng 4 tiêu chí đánh giá gồm: Vốn từ và kỹ năng sử dụng từ biểu cảm của trẻ; Trẻ biết sử dụng các loại câu khác nhau; Kết hợp ngôn ngữ kể với yếu tố tình cảm phi ngôn ngữ; Khả năng kể chuyện của trẻ. Các tiêu chí này được đánh giá bằng 4 mức độ là yếu (1 điểm), trung bình (2 điểm), khá (3 điểm), tốt (4 điểm) với các mức độ biểu hiện cụ thể. Bảng 3 thể hiện kết quả mức độ LNML của trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện mà chúng tôi quan sát và đánh giá được. Kết quả cho thấy, có 8,9% trẻ gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện, thường trả lời nói không chính xác hoặc không đầy đủ, sử dụng từ vựng rất đơn giản và cấu trúc câu đơn điệu, lặp đi lặp lại. Trẻ diễn đạt thiếu mạch lạc, giọng nói nhỏ và ngữ điệu không tự nhiên, không có các cử chỉ điệu bộ kèm lời. Trẻ chưa có khả năng kể lại sự việc, kể lại truyện (mức yếu); có 40% trẻ trả lời các câu hỏi đơn giản về câu chuyện, nhưng còn thiếu chính xác và thiếu chi tiết. Trẻ thường sử dụng từ vựng và cấu trúc câu đơn giản, ít phong phú. Trẻ diễn đạt còn thiếu tự tin, giọng nói và ngữ điệu còn đơn điệu. Trẻ bước đầu hình thành khả năng kể lại sự việc, kể lại truyện nhưng thiếu logic và cần sự hỗ trợ của GV (mức trung bình); có 35,5% trẻ ở mức khá, trẻ có thể kể lại một cách mạch lạc, trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện, mặc dù có thể chưa đầy đủ và chính xác như mức độ tốt. Trẻ sử dụng một số từ vựng và cấu trúc câu phức tạp, nhưng đôi khi còn lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu. Trẻ biết cách http://jst.tnu.edu.vn 357 Email: jst@tnu.edu.vn
  7. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 sử dụng giọng điệu và ngữ điệu, nhưng còn thiếu sự tự nhiên và biểu cảm trong một số trường hợp. Trẻ có khả năng kể lại sự việc, kể lại truyện nhưng còn chưa sinh động, đôi chỗ còn cần sự giúp đỡ của GV; có 15,6% trẻ bắt đầu sử dụng các câu phức để diễn đạt suy nghĩ. Trẻ thể hiện vốn từ vựng phong phú, sử dụng các từ ngữ, kiểu câu đa dạng để mô tả câu truyện và nhân vật. Trẻ biết cách diễn đạt cảm xúc của nhân vật thông qua ngữ điệu và giọng điệu. Trẻ có khả năng kể lại sự việc, kể lại truyện một cách logic, sinh động (mức tốt). Như vậy, tỉ lệ trẻ đạt mức khá và tốt chiếm 51,1%, còn 48,9% trẻ mới ở mức trung bình và yếu. Thực trạng này cho thấy, cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả phát triển LNML của trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. Bảng 3. Mức độ LNML của trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS Mức độ Số lượng trẻ (n=45) Tỉ lệ (%) Yếu 4 8,9 Trung bình 18 40,0 Khá 16 35,5 Tốt 7 15,6 Thông qua quan sát và trưng cầu ý kiến, chúng tôi thấy, nhiều trẻ còn nhút nhát, tự ti, chưa mạnh dạn trả lời câu hỏi đàm thoại của GV; trẻ ít có cơ hội để diễn đạt nhiều loại câu, kết hợp yếu tố tình cảm phi ngôn ngữ; trẻ hạn chế về tư duy ngôn ngữ tiếng Việt, ngại giao tiếp và thể hiện kinh nghiệm của mình. Bên cạnh đó, trẻ mắc nhiều lỗi phát âm, ngọng từ, chưa nói được câu dài; Một số trẻ chưa kể được tuần tự các sự kiện trong truyện; trả lời câu hỏi chưa đủ thành phần. Thực trạng này đặt ra vấn đề GV cần phải cải tiến phương pháp dạy học để phù hợp với thực trạng LNML của trẻ. Ví dụ, để cải thiện việc trẻ chưa kể được trình tự các sự việc, GV có thể sử dụng các đồ dùng trực quan - minh hoạ mô phỏng các sự kiện trong tác phẩm truyện, từ đó tạo cơ hội cho trẻ dùng đồ dùng trực quan - minh hoạ để kể chuyện và trả lời câu hỏi của GV, đặt câu hỏi cho GV. Trẻ chưa nói được nhiều kiểu câu hoặc câu chưa đủ thành phần thì GV có thể sử dụng trò chơi ngôn ngữ để trẻ nói được câu đầy đủ thành phần và sử dụng các loại câu phong phú. Trẻ ngại giao tiếp và chưa tự tin trả lời câu hỏi, vậy GV có thể sử dụng các tình huống nêu vấn đề để gợi ý trẻ vận dụng kinh nghiệm của trẻ để trả lời. Từ thực trạng trên đây, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện ở trường mầm non. 3.3. Biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng dân tộc thiểu số 3.3.1. Sử dụng phương pháp trực quan - minh họa * Mục đích, ý nghĩa Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình tổ chức hoạt động (rối bóng, rối que, rối dây, sa bàn, sách đa tương tác, video...) nhằm tạo cơ hội và khích lệ trẻ diễn đạt câu nói đầy đủ, rõ ràng, sử dụng nhiều loại câu khác nhau, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, giọng nói phù hợp khi hỏi và trả lời câu hỏi của GV, khi kể lại câu truyện. Phương pháp này cũng giúp trẻ hào hứng tham gia hoạt động học và các trẻ trung bình, yếu có thể dễ dàng hơn trong trả lời câu hỏi của GV và kể lại trình tự sự việc một cách logic. * Nội dung Các hình ảnh, tranh vẽ, đồ vật trực quan giúp trẻ hình dung và liên tưởng đến nội dung của câu chuyện, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ và lời nói. GV có thể sử dụng rối que, rối dây, rối bóng, sa bàn, các sản phẩm tái chế gần gũi với thiên nhiên, mang đặc trưng vùng miền để kích thích trẻ trả lời câu hỏi, nói ra những suy nghĩ về nhân vật, tình tiết, sự kiện trong truyện, kể lại trình tự câu truyện. Qua đó trẻ phát triển LNML. Đối với trẻ em vùng DTTS, các nội dung trên còn giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào môi trường giáo dục đa văn hóa, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng sống cần thiết. * Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Lập kế hoạch sử dụng phương pháp trực quan - minh hoạ nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện. http://jst.tnu.edu.vn 358 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 Lập kế hoạch cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp phát triển LNML cho trẻ trong tiến trình bài học. Từ đó GV xác định được các đồ dùng trực quan có thể sử dụng để tăng hứng thú, tạo sự tự tin và cơ hội phát triển LNML cho trẻ. Bước 2: Tổ chức thực hiện GV có thể chuẩn bị video, hình ảnh để trình chiếu; GV cũng có thể sử dụng các đồ dùng khác như sa bàn, rối, các mô hình vật thật, các đồ dùng đồ chơi làm từ vật liệu tự nhiên hoặc vật liệu tái chế… Trong quá trình sử dụng, GV cần khai thác các đồ dùng trực quan - minh hoạ để gây hứng thú cho trẻ, tạo cơ hội và khích lệ trẻ diễn đạt câu nói đầy đủ, rõ ràng, sử dụng nhiều loại câu khác nhau, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, giọng nói phù hợp khi hỏi và trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng biện pháp, cải tiến phương pháp, tiếp tục thực hiện trong các hoạt động tiếp theo. * Điều kiện thực hiện Cần có sẵn các phương tiện trực quan như tranh ảnh, video, sa bàn, rối… để giúp trẻ dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Các hình ảnh minh họa cần phải phản ánh văn hóa dân tộc và phù hợp với nội dung tác phẩm truyện và phải có tính mô phạm. Môi trường giáo dục cần được sắp xếp để khuyến khích sự tương tác, với không gian đủ rộng để trẻ có thể quan sát và tham gia vào các hoạt động. Nếu có thể, sử dụng các thiết bị điện tử như máy chiếu, máy tính để hoạt động trở nên sinh động, kích thích trí tò mò của trẻ. GV cần có kế hoạch và định hướng rõ ràng trong việc sử dụng hình ảnh, sa bàn, rối và video để không làm phân tán sự chú ý của trẻ. GV cần nghiên cứu sở thích và khả năng tiếp nhận của trẻ để lựa chọn phương tiện tiếp cận phù hợp. 3.3.2. Sử dụng phương pháp nêu tình huống có vấn đề * Mục đích và ý nghĩa Đưa ra các tình huống cụ thể giúp trẻ tìm tòi, suy nghĩ và áp dụng vốn kinh nghiệm của mình để giải quyết vấn đề; Tình huống có vấn đề khuyến khích trẻ diễn đạt lời nói, kể chuyện theo kinh nghiệm, qua đó củng cố và phát triển LNML; Tạo điều kiện cho trẻ thực hành và cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua việc trình bày ý kiến và giải pháp của mình. * Nội dung của biện pháp GV chọn lựa những tình huống từ các tác phẩm truyện phản ánh đời sống, văn hóa của DTTS mà trẻ có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng các tác phẩm truyện để tạo ra các hoạt động kể chuyện, khuyến khích trẻ thể hiện quan điểm cá nhân và mạnh dạn, tích cực trong quá trình khám phá tác phẩm truyện cũng như thế giới xung quanh trẻ. Qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề mà GV đưa ra, trẻ được hướng dẫn cách diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối hợp lý về ý nghĩ, cảm xúc hay một nội dung/chủ đề nhất định để đạt được sự thông hiểu của người nghe. * Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu, lựa chọn tình huống phù hợp và giới thiệu tình huống có vấn đề với trẻ Chọn truyện có tình huống hấp dẫn, gần gũi, liên quan đến cuộc sống trẻ. Khi có tình huống có vấn đề phù hợp, GV dừng lại ở tình huống mở và hỏi trẻ các câu hỏi mở, ví dụ: “Nếu con là nhân vật, con sẽ làm gì?”. Bước 2: Khuyến khích thảo luận Tạo điều kiện cho trẻ thảo luận, bày tỏ ý kiến về tình huống. Ví dụ, “Con có nghĩ giải pháp của bạn A là hợp lý không? Có cách nào khác không?”. Bước 3: Thực hành và liên hệ thực tế Tổ chức hoạt động đóng vai, diễn kịch, vẽ tranh về tình huống. Giúp trẻ liên hệ tình huống truyện với cuộc sống hàng ngày: “Con đã gặp tình huống tương tự chưa? Con đã làm gì?”. * Điều kiện thực hiện Tình huống GV đưa ra cần phải chứa đựng mâu thuẫn khách quan và vấn đề đặt ra phải tạo ra http://jst.tnu.edu.vn 359 Email: jst@tnu.edu.vn
  9. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 nhu cầu nhận thức. Phù hợp với trình độ và khả năng nhận biết của trẻ: Các tình huống đưa ra cần phải gần gũi và dễ hiểu để trẻ có thể đưa ra giải pháp. GV cần hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ, đặc biệt là trong môi trường đa văn hóa. Ngoài ra, việc lựa chọn tác phẩm truyện phải đảm bảo tính thời sự, sát với thực tế và phải chứa đựng thông tin đầy đủ để trẻ sử dụng thông tin trong tình huống để giải quyết vấn đề. 3.3.3. Sử dụng trò chơi ngôn ngữ trong hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện * Mục đích, ý nghĩa Qua việc tham gia các hoạt động trò chơi ngôn ngữ liên quan đến các tác phẩm truyện, trẻ được khuyến khích sử dụng ngôn từ phong phú và cấu trúc câu rõ ràng. Các hoạt động trò chơi ngôn ngữ thường đi kèm với việc làm việc nhóm và trao đổi ý kiến. Qua đó, trẻ được khuyến khích học hỏi lẫn nhau, chia sẻ ý tưởng và phát triển LNML cũng như kỹ năng xã hội cần thiết trong quá trình học tập và phát triển. * Nội dung của biện pháp Trò chơi máy tính hoặc ứng dụng di động: Các trò chơi giáo dục trên máy tính hoặc ứng dụng di động dựa trên các tác phẩm truyện cụ thể tạo cơ hội cho trẻ được nói nhiều kiểu câu, sử dụng tư duy logic để sắp xếp các câu/vế câu theo thứ tự. GV có thể tạo các trò chơi sắp xếp các câu văn kể lại truyện, trò chơi từ vựng, trò chơi trả lời câu hỏi liên quan đến câu truyện trong các thiết kế bằng Powerpoint sinh động. Trò chơi tương tác trên lớp: Tạo ra các hoạt động tương tác nhóm dựa trên các tác phẩm truyện. GV có thể tổ chức trò chơi để trẻ nói đúng ngữ pháp như “Nếu… thì…”, “Bởi vì… cho nên”, “Không những… mà còn…” liên quan đến cấu trúc ngữ pháp hoặc nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện để trẻ rèn luyện năng lực sử dụng LNML. Ngoài ra GV cũng có thể tổ chức các trò chơi dân gian liên quan đến tác phẩm truyện để trẻ rèn luyện LNML của mình. * Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức trò chơi ngôn ngữ nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện - GV xác định mục đích yêu cầu tổ chức trò chơi ngôn ngữ nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện; - GV xác định trò chơi ngôn ngữ phù hợp với tác phẩm truyện; - GV thiết kế trò chơi ngôn ngữ trong tiến trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện nhằm đạt hiệu quả phát triển LNML cho trẻ. Bước 2: Tổ chức thực hiện trò chơi ngôn ngữ - GV phổ biến tên trò chơi, luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi thử trò chơi ngôn ngữ - GV tổ chức cho trẻ chơi: Trẻ học một cách tự nhiên và thú vị qua các hoạt động chơi mà học, giảm bớt căng thẳng và tăng cường tương tác. Trẻ tham gia vào các hoạt động động não, di chuyển, và giao tiếp, phát triển toàn diện kỹ năng sử dụng LNML. Bước 3: Đánh giá và cải thiện Sau khi tổ chức trò chơi ngôn ngữ nhằm phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐLQ với tác phẩm truyện, GV rút kinh nghiệm để thấy được những ưu điểm, hạn chế của trò chơi ngôn ngữ đã thực hiện, đánh giá hiệu quả trên trẻ. Từ đó GV cải thiện ở các lần tổ chức sau. * Điều kiện thực hiện Cơ sở vật chất và trang thiết bị phải đáp ứng các tiêu chí về an toàn và phù hợp với độ tuổi của trẻ. GV cần có sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ của cộng đồng địa phương để thiết kế và thực hiện các hoạt động một cách hiệu quả và thể hiện việc tôn trọng trẻ. 4. Kết luận Phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi đã tìm hiểu về thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển LNML cho trẻ http://jst.tnu.edu.vn 360 Email: jst@tnu.edu.vn
  10. TNU Journal of Science and Technology 229(12): 352 - 361 5-6 tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện ở trường mầm non vùng DTTS. Kết quả cho thấy, mặc dù GV có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi, tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm truyện, hiệu quả sử dụng một số phương pháp nhằm phát triển LNML cho trẻ chưa cao. Một số GV chưa xác định đúng quy trình tổ chức hoạt động và sử dụng biện pháp trực quan - minh hoạ, nêu tình huống có vấn đề còn chưa hiệu quả. Vì vậy, hiệu quả trên trẻ còn những hạn chế nhất định. Từ thực trạng trên, chúng tôi đề xuất ba biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non vùng DTTS là sử dụng phương pháp trực quan - minh họa; sử dụng phương pháp nêu tình huống có vấn đề; sử dụng trò chơi ngôn ngữ. Việc sử dụng linh hoạt các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển LNML cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên thông qua đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, mã số “TNUE-2024-04”. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] T. T. A. Truong, "Collaborating with parents to develop coherent speech for 5-6-year-old preschool children through storytelling activities in family," TNU Journal of Science and Technology, vol. 228, no. 04, pp. 216-224, 2023. [2] T. N. Vu and T. H. N. Cao, "Coherent speech development for 5-6-year-olds children in vietnam: approach from a theoretical perspective," Webology, vol. 19, no. 2, pp. 3710-3722, 2022. [3] E. V. Khmelkova, S. B. Bashmakova, T. G. Lukovenko, Y. Y. Dobromil, and A. Fedotova, "The development of coherent speech of preschool children with speech disorders in the process of cognitive development activities," Revista de Ciencias Sociales y Humanidades, vol. 4, no. 13, pp. 243-248, 2019. [4] U. Egorova, "Working with parents to develop coherent speech in older preschoolers," Izvestiya of the Samara Russian Academy of Sciences scientific center. Social, humanitarian, medicobiological sciences, vol. 22, no. 74, pp. 21-25, 2020. [5] E. Kuznetsova, "Development of coherent speech in children of senior preschool age by means of project activities," Bulletin of Kemerovo State University, vol. 4, no. 3, pp. 198-206, 2020. [6] E. S. Oshchepkova, V. L. Sukhikh, and A. N. Shatskaya, "The influence of various types of play on the development of coherent monologue speech in children aged 5-6 years," RUDN Journal of Psychology and Pedagogics, vol. 20, no. 3, pp. 464-481, 2023. [7] T. H. N. Cao, "The development of coherent speech for 5 - 6 year-old children through outdoor activities," Journal of Vietnam educational science, vol. 23, pp. 79-84, 2019. [8] T. T. A. Truong, "Using problematic situations to encourage 5-6-year-old preschoolers to tell stories based on experiences in order to strengthen and develop their coherent speech," TNU Journal of Science and Technology, vol. 228, no. 12, pp. 450-457, 2023. [9] T. T. A. Truong, "Building a physical environment that creates excitement for 5-6 year old preschoolers to participate in storytelling activities to develop coherent speech," Journal of Education, vol. 23, no. 07, pp. 36-41, 2023. [10] T. N. P. Dang, T. N. Le, and V. N. Tran, "Designing of experiential activities to promote preschoolers’ coherent language ability," Hue University Journal of Science, vol. 131, no. 6A, pp. 31-44, 2022. [11] J. Lindgren and J. Vogels, "Referential cohesion in Swedish preschool children's narratives," Journal of Pragmatics, vol. 133, pp. 45-62, 2018. [12] T. T. A. Truong, "Impact of family as a factor on the coherent speech development of 5-6 year-old preschool children," TNU Journal of Science and Technology, vol. 229, no. 08, pp. 255-262, 2024. [13] T. M. H. Nguyen, "Conversations for 5-6 years old children in the folktable familiarizing activities," Journal of Hong Duc University, no. 63, pp. 71-79, 2023. [14] T. T. N. Nguyen and T. H. N. Cao, "Defining criteria for assessing the development of coherent speech in preschool children aged five to six years," Journal of Vietnam Educational Science, vol. 48, p. 44, 2021. [15] P. Hoang, Vietnamese dictionary. Da Nang Publishing House & Encyclopedia Center, 2003, p. 1054. [16] N. A. Lai, 150 literary terms. Ha Noi: Literature Publishing House, 2004, pp. 422-423. [17] MOET, Circular No. 01/2021/VBHN-BGDDT dated April 13, 2021 on Promulgation of the Preschool Education Program, 2021. http://jst.tnu.edu.vn 361 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2